Hạnh Phúc Thật Sự Là Gì?

HẠNH PHÚC THẬT SỰ LÀ GÌ?

Đức Phật là con vua, Ngài có cả thế gian, cung vàng điện ngọc, lầu son, gác tía, vợ đẹp con khôn, kẻ hầu người hạ, cao lương mĩ vị... Mọi thứ Ngài muốn đều là "có thể", vậy tại sao Ngài vẫn rời bỏ tất cả để truy cầu hạnh phúc? (ở đây nếu dùng từ an lạc thì sẽ sát nghĩa hơn vì nếu dùng từ hạnh phúc người ta hay nghĩ đến những tiện nghi vật chất, những thứ ngoài thân, những vật sở hữu...)

Nói cho đơn giản thì thứ hạnh phúc mà Ngài truy cầu là thứ hạnh phúc có tính chất vĩnh cửu, không phải thứ nay được, mai mất, hao mòn theo năm tháng. Theo một cách diễn giải khác thì hạnh phúc đó không nằm ở những vật ngoài thân, thứ mà hay bị biến thiên, thay đổi theo dòng chảy của thời gian. Thứ ấy hẳn là phải nằm đâu đó sâu thẳm bên trong nội tâm của Ngài.

Bỏ bên ngoài để tìm vào bên trong, cuộc cách mạng lớn nhất lịch sử loài người có lẽ là cuộc cách mạng hướng vào nội Tâm. Tuy nhiên chúng ta đã quá quen thuộc với việc hướng Tâm ra ngoài như một xu thế tất yếu của nhân loại qua hàng ngàn năm lịch sử, nhất là trong thời đại xã hội vật chất lên ngôi như hiện nay.

Ở thời của Đức Phật chắc cũng giống các làng quê xưa của Việt Nam, ngoài căn nhà, mảnh sân, góc vườn và một ít vật dụng hàng ngày như nồi, niêu, xoong chảo thì gần như chẳng tồn tại thứ tiện nghi vật chất nào để cho người ta phóng Tâm ra ngoài, mong muốn, tìm cầu.

Người thời ấy vẫn còn đơn giản, chân chất, thuần phác, ít bám chấp cho nên đứa trẻ 7 tuổi nghe Pháp cũng có thể khai ngộ. Thời nay lại khác, Pháp vẫn thế mà người ta nghe không hiểu vì Tâm họ tán chứ không tụ. Họ đặt Tâm vào đủ mọi thứ và mong cầu quá nhiều nên có nhiều sự để khổ, nhiều điều bất như ý, không có được sự đủ đầy, bình an.

Hành trình quay vào bên trong chính là hành trình thu Tâm về để tụ lại nơi bản thể, nói một cách tâm linh là thu thập các mảnh hồn về để chúng không bị phân tán, để mình trở lại là chính mình và đạt được hạnh phúc, bình an nội tại.

Dưới đây mình xin trình bày một số phương pháp để quay về an trú tại cái Tâm chân thật của mình. (Đây là quan điểm riêng của mình)

TRƯỜNG HỢP 1: TÂM ĐẶT Ở VẬT CHẾT

Ví dụ bạn vô cùng yêu thích một cái Cốc đẹp, khi cái cốc đó bị vỡ bạn sẽ đau khổ. Đơn giản vì bạn đặt TÂM của mình vào cái cốc đó (bám chấp - sở hữu). TÂM của chúng ta thường đặt vào những thứ ngoài thân dễ bị thay đổi nên chúng ta phải khổ thôi. Đây là Tâm sở hữu, khi chúng ta đã nhận ra được vấn đề thì hoàn toàn có thể chủ động thu Tâm về bằng tự do ý chí của chính mình mà không phụ thuộc vào đối tượng đang bị sở hữu.

TRƯỜNG HỢP 2: TÂM ĐẶT Ở VẬT SỐNG

Vật sống là những thứ có tự do ý chí, chủ quyền riêng của nó mà đôi khi chúng ta không thể kiểm soát hoặc khống chế một cách hoàn toàn được. Ví dụ bạn mong rằng con bạn sẽ là Kỹ sư, Bác sĩ mà nó lại không nghe lời bạn thành ra bạn bị khổ Tâm, bất như ý. Điều này là bởi bạn áp đặt ý chí của mình lên một chủ thể khác, chủ thể này đôi khi lại không nằm trong khả năng bạn có thể thao túng hoặc điều khiển (Chủ thể đã đạt được tự do ý chí và dám đứng lên đòi độc lập, tự do)

TRƯỜNG HỢP 3: BỊ ÁP ĐẶT Ý CHÍ

Có rất nhiều người ngày nay sống chẳng cho riêng họ mà họ đang sống bằng năng lượng của sự kỳ vọng từ xã hội, từ người khác áp đặt lên chính bản thân mình. Năng lượng này vốn chẳng phải của họ, họ đang đánh mất chính mình. Tâm của người khác đang thao túng và điều khiển họ, rằng họ phải thế này, phải thế kia nếu không muốn bị trừng phạt hoặc bị đánh giá, phán xét.

Và ai có thể hạnh phúc được khi đánh mất chính mình? Những điều mà họ thực sự muốn, thực sự thích, thực sự đam mê có thể đã bị chôn vùi dưới hàng trăm các loại áp đặt khác nhau của vợ/chồng, con cái, bố mẹ, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, đám đông, xã hội, phong tục, tập quán, văn hóa, vùng miền...

Những khát vọng bị kìm nén, phải nhìn người khác mà sống, không được thể hiện cá tính riêng nếu không muốn bị coi là lập dị, phải đối diện với những ánh mắt soi mói, sự đàm tiếu, xa lánh, hắt hủi của mọi người xung quanh. Liệu rằng điều ấy sẽ mang lại hạnh phúc?

-----------------

Hành trình trở lại là chính mình là hành trình thu Tâm của mình về và năng lượng kỳ vọng của ai thì hoàn trả lại cho người đó (Thanh lọc và dọn rác nội Tâm). Chỉ có vậy mình mới thực biết mình là ai, mình muốn gì và thế nào là hạnh phúc.

Lúc ấy mình được sống chân thật và trọn vẹn với chính mình. Đánh thức đam mê, khát vọng sống, ngọn lửa của tình yêu và trí tuệ bên trong sẽ dẫn lối đưa đường.

Đức Phật có dạy rằng thời nay phải tự thắp đuốc lên mà đi:

"Đức Phật nhấn mạnh hai điểm, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy nương tựa chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa bất cứ một cái gì khác."

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh