Sai Đúng Chỉ Là Hai Mặt Của Một Đồng Xu

SAI ĐÚNG CHỈ LÀ HAI MẶT CỦA MỘT ĐỒNG XU

Ta luôn tự hỏi:" làm cách nào để yêu thương chính mình".

Thay vì trả lời câu hỏi trên, sẽ dễ dàng hơn nếu ta giải đáp được câu hỏi:"làm thế nào để hạnh phúc?"

Hoặc:"thế nào là hạnh phúc?"

Mỗi người có mỗi tiêu chuẩn hạnh phúc khác nhau.

Phần lớn, mọi người đều sẽ nghĩ về hạnh phúc với những điều sau:

- Có nhiều tiền

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

- Có nhà đẹp, xe sang

- Có một người yêu thương mình

- Có một công việc ổn định lương cao

- Có những chuyến du lịch nghỉ dưỡng

Mua đá năng lượng:

- Có sức khoẻ

- Gia đình thuận hoà, êm ấm..

Đây là chuẩn mực hạnh phúc của những linh hồn còn mải mê phục vụ thân xác. Vẫn mặc niệm bản thân chính là thể xác vật lý với những cảm xúc, suy nghĩ này.

Thực ra, đó hoàn toàn là điều đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với nhận thức thực tại của chính họ.

Nhiều người đang trên lộ trình cao hơn của sự phát triển linh hồn sẽ nghĩ rằng tiêu chuẩn hạnh phúc trên thật tầm thường.

Nhưng thật ra, tất cả đều đang diễn ra rất hoàn hảo. Mơ ước về hạnh phúc tưởng như là tầm thường ấy hoàn toàn phù hợp với nhận thức riêng của mỗi linh hồn.

Vô minh cũng là một chất liệu đẹp để linh hồn trải nghiệm trọn vẹn và đầy đủ kiếp nhân sinh mà không làm mất đi những bất ngờ tiềm ẩn.

Đối với những linh hồn đã có sự phát triển cao về mặt tâm thức thì tiêu chuẩn hạnh phúc chính là khi được làm con người thực của mình.

Để tiến đến kết quả này là cả một hành trình bóc tách đầy gian nan.

Bóc đi những định kiến, niềm tin cũ.

Bóc đi những nỗi sợ, những khối tổn thương sâu thẳm.

Bóc đi những bức tường phòng vệ, những lớp mặt nạ mà ta dán lên.

Từ khi còn rất nhỏ, ta đã được uốn nắn trong một nền giáo dục: phải thế này, phải thế kia.

Phải làm sao để người khác hài lòng.

Phải làm sao để không bị tách biệt với cuộc sống.

Ta bị kìm hãm trong bao hủ tục lề thói mà xã hội gọi là tiêu chuẩn đúng mực.

Hoạt động trong quỹ đạo chung và quên mất đi bản chất thật của mình là gì.

Khi cả thế giới nhận định một quan điểm là đúng. Trực giác ta lại cảm thấy sai sai.

Nhưng ta vẫn hùa theo họ, hùa theo đám đông. Chấp nhận nghĩ và sống theo tư tưởng của đám đông.

Vậy, có khác nào một con người đang sống trong lập trình tư duy của bộ não robot.

Nhưng đây lại là hành trình tất yếu mà linh hồn mong muốn trải nghiệm. Để từ đó ta học tập bứt phá chính mình, tự mở cái gông xiềng đã đeo bám dai dẳng.

Chìa khoá chính là sự thay đổi sâu về mặt tâm thức và tư duy.

Nỗi sợ là nguyên nhân cốt tuỷ khiến ta không dám vượt thoát. Nỗi sợ đến từ những bài giáo dục răn đe của gia đình, nhà trường, xã hội, tôn giáo, tổ chức.

Bao nhiêu quy tắc, nội quy được lập ra bằng nỗi sợ nhằm thao túng sự phát triển của một con người:

- Nếu con không ngoan thì không sẽ bị ăn đòn.

- Nếu con không đến trường thì cuộc đời con chỉ có be bét.

- Nếu con sống không đúng quy chuẩn thì sẽ xuống địa ngục

- Nếu con không rửa tội thì con không vào được nước thiên đàng.

Chính mệnh đề:" nếu không...thì" đã hình thành nên hệ thống (là tập hợp vô số) niềm tin lệch lạc.

Có một nghịch lý là con người luôn cố gắng nỗ lực xây dựng một hình tượng hoàn hảo để được công nhận(bắt nguồn từ nỗi sợ bị phán xét, sợ không được thừa nhận).

Nhưng đó lại không phải là mục đích để linh hồn ở đây trải nghiệm. Linh hồn luôn khao khát vùi đầu vào những bất toàn để tìm kiếm cơ hội học tập từ kinh nghiệm khổ đau.

Chỉ trong sự bất toàn hảo, linh hồn mới trưởng thành và tăng trưởng.

Chỉ trong sự bất toàn hảo, linh hồn mới học được cách hoàn thiện chính mình.

Vậy mà, ai cũng sợ chữ "sai", không dám dấn thân trải nghiệm "sai lầm".

Chính vì lẽ đó, chúng ta thường né tránh hoặc chui vào cái vỏ bọc do nỗi sợ tạo ra. Không dám bứt phá bản thân để đi tìm kiếm các trải nghiệm.

Đó cũng là lý do tại sao hành trình ở cõi 3d luôn kéo dài vô tận, trầm luân mãi mà không tìm được lối thoát.

Xung năng lực của sự sáng tạo bị kìm hãm bởi nỗi sợ, nỗi sợ bắt nguồn từ niềm tin hạn chế mà xã hội tiêm vào tâm trí trên suốt hành trình sống.

Ta luôn bị dính mắc quá nhiều vào nỗi sợ bị sai nếu không thực hành nghiêm chỉnh theo những giáo lý giáo điều của những bậc đi trước.

Chính bởi tư tưởng như vậy, ta sẽ không thể nào tiến xa hơn được.

Kinh nghiệm của mỗi người chỉ đúng với thực tại của họ, chưa hẳn đã đúng với bản thân ta.

Có thể ta sẽ sai trong phương pháp của mình, nhưng dám sai thì dám nhận và chỉnh sửa để phù hợp hơn.

Có như vậy, con đường tăng trưởng mới không bị hạn chế.

Tự ta sẽ rút được nhiều kinh nghiệm qua mỗi lần vấp ngã. Và kinh nghiệm sai luôn giá trị hơn kinh nghiệm đúng.

Trên hành trình tu tập, mỗi người chính là vị thầy tuyệt vời nhất của bản thân.

Mỗi người phải tự tìm cho chính mình một phương pháp phù hợp nhất.

"Hãy tự thắp đuốc mà đi"

FB: Hương Bella Lương

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh