Đường Vào Triết Học Và Đạo Học: Lời Mở Đầu

ĐƯỜNG VÀO TRIẾT HỌC VÀ ĐẠO HỌC: LỜI MỞ ĐẦU

Trong quyển sách này, tôi sẽ lần lượt cống hiến Quí Vị độc giả một loạt bài về Triết học và Đạo học liên quan đến những nhận định riêng tư của tôi về vũ trụ, nhân quần, về ý nghĩa và mục đích cuộc sống con người.

Thể theo lời yêu cầu của một số thân hữu, tôi sẽ cống hiến quí vị những nhận định phát xuất từ tâm tư tôi; tung tỏa từ lòng sâu, đáy thẳm tâm linh tôi. Tôi sẽ dựa vào những định luật vĩnh cửu của đất trời, và mong muốn sẽ nói lên được những gì hết sức giản dị, hết sức trong sáng, hết sức tự nhiên, thoát vòng cương tỏa của các ý thức hệ đương thời. Quí vị sẽ cùng tôi:

Ngoài vòng cương tỏa, chân cao thấp,

Trong thú yên hà cuộc tỉnh say.

Nếu sau này tôi có nhắc tới một lời kinh điển nào, Quí vị cũng đừng nên cho đó là một điều cần thiết cho công cuộc xây dựng những tư tưởng triết học của tôi.

Có mợ, thì chợ cũng đông,

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mợ đi lấy chồng, thì chợ vẫn vui.

Tôi không muốn Quí Vị cũng như tôi mắc vào những dò của từ ngữ, những lưới của ý hệ, mà chỉ muốn cùng Quí Vị dùng lời, dùng ý như là những phi thuyền không gian để ngao du vào trong cõi vô cùng.

Nếu sau này tôi đề cập đến kinh này, sách nọ, thì chẳng qua cốt là để nhắc nhớ Quí Vị rằng Chân lý chỉ có một. Nó không có cổ kim, không có biên cương, bờ cõi, không thể bị nhốt trong cái lồng, cái chậu của một môn phái nào, một quốc gia nào, một chủ nghĩa nào, một tôn giáo nào.

Nó cũng y thức như là ánh sáng của vừng dương, bao giờ cũng tràn ngập năm hồ, bốn biển.

Trung Dung, chương 29, đã đưa ra những tiêu chuẩn khá xác đáng về Chân lý, Chân đạo:

Đạo quân tử phát xuất tự thâm tâm,

Đem trưng bày phổ cập tới thứ dân

Khảo chứng tiên vương, không có chi lầm lỗi,

Sánh với luật đất trời không phản bội,

So quỉ thần, đường lối đúng không sai,

Thánh nhân ngàn đời sau chẳng có chê bai.

So quỉ thần, đường lối đúng không sai,

Thế là đã biết lòng Trời đó.

Thánh nhân ngàn đời sau chẳng có chê bai,

Thế là hiểu lòng người tỏ rõ.

Ý muốn nói: Chân lý phải phát xuất tự tâm linh; phải phù hợp với ý thức nhân quần; phù hợp với ý Trời, ý người; dẫu Thánh hiền sau trước có ra đời cũng không thể chủ trương ngược lại.

Đối với tôi, Triết học chân chính có mục đích giúp chúng ta đạt tới đại trí, đại huệ; có một cái nhìn toàn bích về vũ trụ, về nhân sinh; có một cái nhìn sâu sắc về bản thể con người; giúp chúng ta sống một đời sống khinh phiêu, hào sảng, siêu việt; tìm lại thế quân bình, thế thái hòa cho mình và cho người.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào Triết học, để suy tư, tìm hiểu; tìm cho ra cái bộ mặt chân thực của mình, cái Bản Lai Diện Mục của mình, khuất lấp sau những bộ mặt hóa trang, mà chúng ta đã tô vẽ nên, trong khi đóng những tấn kịch đời phù du, hư ảo; tìm cho ra Bản Tâm, Bản Tính sang cả của chúng ta, vừa là của ta, vừa là của vũ trụ, mà rêu mốc thời gian, mà trần ai, tục lụy đã tầng tầng, lớp lớp, che phủ lên trên, tạo thành những lớp màn che trùng điệp, pha phôi, hoen ố theo đà thời gian cùng tuế nguyệt. Tìm ra được cái Bản Thể siêu việt ấy, tức là tìm ra được chân lý rốt ráo, tìm ra được nguồn sống uyên nguyên, tìm ra được nguồn mạch thiêng liêng, huyền diệu, tiềm tàng sẵn nơi ta. Chân lý ấy, nguồn sống uyên nguyên ấy, nguồn mạch thiêng liêng ấy sẽ chuyển hóa tâm linh chúng ta, sẽ cho chúng ta sống một đời sống mới, phong phú hơn, rào rạt hơn, mãnh liệt hơn, khinh phiêu hơn, siêu thoát hơn, hồn nhiên hơn. Chúng ta sẽ như những Thiện Tài đồng tử, học hỏi với mọi người, học hỏi ở mọi nơi, nhưng chúng ta quyết sẽ không luẩn quẩn trong các triết thuyết như cá mắc trong lưới.

Nói cách khác, chúng ta bàn bạc về Triết học, không phải để nhồi nhét vào khối óc tội nghiệp của chúng ta một mớ lý thuyết suông, một mớ từ ngữ, xa xôi, kiểu điệu, khó tiêu hóa. Chúng ta bàn về Triết học để đi từ chỗ tiểu trí đến chỗ đại trí; đi từ những kiến thức vụn vặt, tới một cái biết viên dung, toàn bích. Chúng ta sẽ dùng Triết để chuyển hóa tâm linh, để thoát ra khỏi mê đồ của phù sinh, ảo ảnh; tìm về được với cái Trường tồn, huyền diệu, ẩn khuất sau những tấm màn thế sự, tang thương.

Chúng ta suy tư về vũ trụ, về con người, chẳng qua là để rũ bỏ nếp sống hời hợt, xốc nổi, ích kỷ, riêng tư; những lề lối suy tư nông cạn, gò bó, hạn hẹp, chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung..., để sống một cuộc đời thâm trầm hơn, phong phú hơn, sống động hơn.

Với một tinh thần hết sức phóng khoáng, hết sức vô tư và thành khẩn, tôi sẽ trình bày cùng Quí Vị những tư tưởng của tôi một cách trung thực, bình dị và trong sáng.

Tôi nghĩ rằng: đã sinh ra ở gian trần này, chúng ta cần phải có một cái nhìn cho trong sáng, một lối sống cho khinh phiêu, đẹp đẽ. Tuy nhiên, muốn thực hiện một lối sống cao đẹp như vậy không phải là một công chuyện dễ làm. Tới đây, tôi liên tưởng đến bài Hành lộ nan của nhà thơ Lý Thái Bạch, mà tôi đã phỏng dịch như sau:

Đường đi khó, tìm đường đi khó quá,

Rút kiếm bén, ngỡ ngàng trông đây đó,

Lòng băn khoăn, ta biết sẽ đi đâu?

Muốn qua Hoàng Hà: băng giá lấp sông sâu,

Muốn lên non Thái: tuyết một màu ảm đạm!

Muốn khuây khỏa, vừa ra khe buông câu tạm,

Đã mơ màng, thuyền mộng lướt trời mây!

Đường muôn, đường muôn ngả, đâu còn đây?

Khó đi quá, tìm đường đi khó quá!...

Nhưng gió lộng, phá muôn tầm sóng cả,

Thổi buồm mây, một lá tếch ngàn khơi.

Đại đạo lớn, lớn trùm cả khung trời,

Mà bịn rịn mãi, ta chưa ra đi nổi!...

Đã bước chân vào con đường Triết học, chúng ta sẽ có rất nhiều bổn phận.

1) Bổn phận trước tiên là học hỏi, làm quen với các danh nhân, các bậc Thánh hiền muôn thủa, để tìm xem các Ngài đã nghĩ gì về vũ trụ, về con người, để xem họ đã sống một cuộc sống như thế nào.

2) Bổn phận thứ hai là phải chịu khó suy tư; suy tư cho lâu lai; suy tư cho triền miên, cho thấu đáo. Có như vậy, khối óc chúng ta mới dần dần được mở mang, dần dần được trưởng thành, và mới có triển vọng đạt tới mức Đại trí, Đại giác, Đại huệ.

3) Bổn phận thứ ba là phải tha thiết ước mong tìm cầu chân lý. Không tha thiết ước mong, kho tàng trời đất sẽ không bao giờ mở ra cho quí vị. Ngược lại, có tha thiết mong cầu, vàng đá sẽ mở ra. Người xưa có câu: «Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai» chính là để nói lên ý nghĩa đó.

4) Bổn phận thứ tư là phải thành khẩn với chính mình, thành khẩn với mọi người. Cái gì mình biết, thì bảo là biết; cái gì mình không biết, thì bảo là không biết. Cái gì hay, thì bảo là hay; cái gì dở, thì bảo là dở. Cái gì mình thấy đúng, thì cho là đúng; sai thì bảo là sai, theo đúng như tâm tư thầm kín của mình, chứ đừng phụ họa với quần chúng; chứ đừng quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật; chứ đừng bao giờ dối mình, dối người. Mỗi khi thấy điều gì phi lý, điều gì nghi nan, cần tra vấn lại. Chân lý không thể nào vô lý; chân lý không thể nào mơ hồ, rối rắm. Triết học không thể là một mớ lý thuyết mù mờ, mung lung, phiểu diểu, mà phải là những kiến thức, những quan niệm sáng láng. Bao lâu còn sống trong tình trạng mù mờ, hỗn độn, thì bấy lâu chúng ta chưa đạt tới Minh Triết.

5) Bổn phận thứ năm là phải đặt cho mình những mục phiêu rõ rệt, khi nhất định học Triết.

- Học Triết cốt là để tìm cho ra bộ mặt thực siêu việt của vũ trụ, vạn hữu và của con người; đồng thời cũng là Bản Thể vĩnh cửu, phổ quát, khuất lấp sau các bức màn hiện tượng biến thiên, dị biệt.

- Học Triết cốt là để tìm cho ra những định luật vĩnh cửu chi phối sự sinh thành, sự vận chuyển, biến thiên của vũ trụ; những định luật vĩnh cửu chi phối đời sống con người.

Những định luật vĩnh cửu ấy được gọi là:

- Rita (Bà La môn)

- Dharma (Phật giáo, Bà La Môn)

- Tự nhiên (Lão)

- Lý, Lễ (Khổng giáo), Thiên ý.

- Học Triết cốt là để sống đúng theo những định luật tự nhiên. Thế là sống thuận theo Thiên lý, hay Thiên ý. Được vậy, đời sống chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ, khinh phiêu, hồn nhiên, lý tưởng...

Học Triết mà tâm hồn còn ti tiện, tính nết còn cục cằn, thì chưa phải là học Triết.

Như vậy, một người yêu Triết, có tâm hồn Triết, tức là một người biết dùng những điều mình học hỏi được, để mà trau dồi cho tâm hồn mình ngày thêm đẹp tươi.

Chỗ cực điểm của Triết học sẽ gặp chỗ cực điểm của Đạo giáo, nghĩa là sẽ cho chúng ta một đời sống phối kết với Đại Ngã, với Thượng đế, với Bản Thể, với Căn Nguyên vạn hữu.

Nói thế tức là Triết học có mục đích giúp chúng ta đạt tới đại trí, đại đức; thấu triệt huyền cơ vũ trụ; bắt chước Trời mà hành sự; đạt được định mệnh sang cả của con người. Đó là: «Phối Thiên» 配 天, «Dữ Thiên đồng đức» 與 天同 德.

Triết học có mục đích giúp chúng ta sống một đời sống nội tâm phong phú, tự do, khinh khoát, thoát vòng kiềm tỏa của ngoại cảnh, «thung dung Trung đạo» 從 容 中 道.

Triết học sẽ giúp chúng ta vượt quá tình trạng thường nhân, lên tới địa vị hiền thánh; đưa con người từ cảm giác tới tri giác, tới suy tư, tới trực giác; giúp con người sống một cuộc sống tự do, hào sảng, hạnh phúc; đem lại tình thương cho nhân quần; tạo cho xã hội một đời sống cộng đồng, thân ái, công bằng, ung dung, sung sướng; đi dần dần đến cảnh thái hòa: bốn bể đều là anh em, thế giới là một đại gia đình, một đại gia tộc; đem thiên đường xuống giữa gian trần, bằng sự đoàn kết, bằng sự cần cù lao tác, bằng sự sáng tạo triền miên của cá nhân và tập thể, và nhất là bằng một tình thương yêu chan hòa, vô biên tận.

Tóm lại, chúng ta cùng nhau đi vào Triết học, với hoài bão: Suy cho thấu triệt, Sống cho tuyệt vời.

Thế là: TRI HÀNH HỢP NHẤT vậy.

Có thể nói được rằng trong toàn quyển sách này, Triết Học và Đạo Học luôn luôn đi song song với nhau. Chúng ta luôn luôn đi từ Triết sang Đạo, từ Đạo sang Triết, vì Đạo hay Triết nơi đây chỉ có một mục đích là giúp con người sống một đời sống tâm linh đích thực, một đời sống toàn diện, một đời sống thanh cao, lý tưởng đích thực. Vì thế, tôi đặt tên sách này là: ĐƯỜNG VÀO TRIẾT HỌC VÀ ĐẠO HỌC, vì mục đích thâm viễn của cuốn sách chính là cốt giúp con người «THÀNH CHÂN CHỨNG THÁNH» 成 眞 證 聖.

Chắc quí vị cũng đã nhận thấy có nhiều bài trong quyển sách này đã được đăng tải tải rác trong nhiều tạp chí, hay nguyệt san ở Mỹ, Gia Nã Đại, Tây Đức, như Đất Nước Tôi, Hoa Sen, Việt Nam Hải Ngoại, Thời Nay, Trung Hòa, Cao Đài Giáo Lý Cộng Hòa Liên Bang Đức, Tập San Y Sĩ Gia Nã Đại, Đặc San Hội Nghị Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do Kỳ II.

Tuy nhiên, có nhiều vị thôi thúc tôi cho in cuốn sách này ra càng sớm càng tốt. Còn đối với tôi, nó có một tầm nhìn lối nghĩ rất là cách mạng, nó chứa ẩn rất nhiều tư tưởng do chính tôi sáng tạo ra. Chính vì vậy mà tuy được soạn thảo sau nhiều cuốn sách khác của tôi, nó lại được ưu tiên ra đời.

Các chương sách viết ra đều có tính cách độc lập, đọc rời từng chương cũng được, đọc tiếp theo nhau cũng hay. Có nhiều đoạn ở chương này lại na ná giống chương kia, đó là dụng ý của tôi, vì thấy cần thiết nên nhắc lại. Tôi không câu nệ ở những tiểu tiết đó.

Mục đích sách này là làm sáng tỏ chân lý, là tìm cho ra con đường lý tưởng, một lối sống lý tưởng cho mình, cho người, chứ không hề có ý xưng tụng tôn giáo nào, hay đả kích tôn giáo nào. Đối với tôi, tôn giáo nào cũng chỉ là những phương tiện, có thể hay cho người này, có thể dở đối với người khác. Vả lại, công trình của tôi, là vươn vượt lên trên các tôn giáo hiện tại, để tìm cho ra Chân Lý tương đồng, Đại Đạo nhất quán, Lý Tưởng rốt ráo của nhân quần.

Ước mong cuốn sách này có thể giúp độc giả nhìn nhận ra được giá trị siêu tuyệt của chính mình, thoát khỏi những gông cùm, xiềng xích của các học thuyết nhân vi, nhân tạo, sống thuận theo các định tắc thiên nhiên vĩnh cửu, sống một cuộc đời khinh phiêu, tiêu sái, thanh cao, hào sảng, hạnh phúc đích thực.

Costa Mesa, 16 tháng 8 năm 1989 (Rằm tháng 7, năm Kỷ Tỵ)

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ chuyết đề

Nguồn: https://nhantu.net/TrietHoc/DuongvaoTHDH/DuongvaoTHDH.htm

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh