Khoa Học Phương Đông Và Phương Tây

KHOA HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Phương Đông và phương Tây trong chiều dài lịch sử dường như có những truyền thống văn hóa và những xu hướng phát triển khác nhau khiến chúng ta khó lòng lý giải và phân tích. Sự cách biệt về địa lý, sự khác biệt về hề thống di truyền, sự gian nan của “con đường tơ lụa” (The Way of Silk) đã cản trở sự giao lưu, trao đổi văn hóa Đông - Tây. Kết quả đã tạo ra những nét khác biệt đặc thù.

Nhưng trước khi tìm hiểu sự khác biệt, chúng ta hãy điểm qua một số nét tương đồng của thời kỳ xa xôi từ khoảng thế kỷ thứ V TCN. Khi ở phương Tây có những thành phố như Athena, Alexandria cùng với sự xuất hiện những nhà tư tưởng lớn như Democritus, Socrates, Aristotle, Euclid, Archimedes, Ptolemy… thì ở phương Đông cũng xuất hiện các nhà đại hiền triết như Lão Tử, Khổng Tử và đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Từ thời đó Democritus đã đưa ra học thuyết cấu tạo nguyên tử (atom) và Hình học Euclid đã có vai trò thống trị. Trong khi ở phương Đông ra đời Bát Quái và Kinh Dịch. Lão Tử đã đưa ra học thuyết Đại Đạo (The Tao), một khái niệm sơ khai của lý thuyết trường v.v… Điều này cho thấy khả năng tư duy của con người có những điểm rất tương đồng.

Sự khác biệt đáng kể giữa khoa học phương Đông và phương Tây chỉ bắt đầu thể hiện rõ nét từ thế kỷ XVI, thời kỳ phục hưng, khi ở phương Tây xuất hiện những nhà khoa học lớn như Leonardo Da Vinci, René Descartes, Giordano Filippo Bruno, Copernicus, Kleper, Galileo Galilei,…

Thời kỳ này toán học đóng vai trò hết sức quan trọng, là cột xương sống cho các ngành khoa học khác, đặc biệt là lý thuyết số, đại số và giải tích toán và thống kê xác suất. Tập hợp số thực R cùng với các phép tính vi tích phân trong thế kỷ tiếp theo đã đẩy khái niệm “Khoa học chính xác” lên rất cao. Đó chính là niềm kiêu hãnh để nhà toán học David Hilbert trong thế kỷ XX nêu lên khẩu hiệu:

“Wir müssen wissen — wir werden wissen!”

(Chúng ta phải biết, chúng ta sẽ biết)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Tuy vậy, sự vươn mình mạnh mẽ của khoa học phương Tây chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX và càng nở rộ trong thế kỷ XX, thời đại năng lượng nguyên tử và công nghệ thông tin cùng với sinh học phân tử mở đầu cho thời kỳ cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai. Sự đi sâu vào cấu trúc nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử (Subatomic particles) đã đưa nhận thức của con người tới những câu hỏi lớn về ý nghĩa của “xác định” (certainty) và “bất định” (uncertainty). Hệ thức bất định của Werner Heisenberg cho thấy tính xác định không phải là chân lý duy nhất phải tôn thờ cho mọi khoa học.

Cùng với các thành tựu của cơ học lượng tử và lý thuyết trường lượng tử, sự ra đời của lý thuyết tương đối đã khiến nhận thức về không gian và thời gian cũng phải thay đổi. Thời gian không còn là sự trôi chảy tuyệt đối như Newton khẳng định, hơn nữa bốn trục của không - thời gian là bình đẳng. Về bản chất chúng chỉ là các tập hợp sắp thứ tự. Điều này rất quan trọng vì vật lý học hiện đại một cách tự nhiên đã đến gần với triết học phương Đông, Lý thuyết Đại Đạo của Lão Tử và quan niệm không - thời gian của Phật giáo.

Nhìn lại những thành tựu của khoa học phương Tây có thể rút ra một nhận xét: đó là nền khoa học được xây dựng trên nền tảng khai thác triệt để tập hợp số thực R để biểu diễn các hiện tượng của tự nhiên. Đây là một “tập hợp sắp thứ tự, tuyến tính và trù mật”, nó cho phép con người xây dựng nên “khoa học chính xác”. Đó là khoa học cố gắng đi tới mô tả mọi hiện tượng tự nhiên với mức độ “xác định” càng cao càng tốt. Các nhà vật lý đầy lòng tin nói về sự tồn tại của các hạt cơ bản có thời gian sống “mười mũ âm hai mươi giây” (các hạt cộng hưởng, 10-20s).

Tuy khác biệt nhưng khoa học Phương Đông và Phương Tây đương nhiên luôn có sự giao lưu, trao đổi và xâm nhập lẫn nhau. Sau đây chúng ta đề cập chủ yếu đến nền văn minh phương Đông thuộc các nước Trung Á, Tây Á như Ba Tư, Ả Rập và sau đó là nói đến Ấn Độ và Trung Hoa.

Trước hết phải nói đến nền văn minh Lưỡng Hà (Trung Á - Mesopotamia) được xem là cái nôi văn minh cổ nhất của loài người. Vùng châu thổ rộng lớn, màu mỡ nằm bên hai con sông Tigris và Euphrates (gắn liền với các quốc gia Iraq, Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi được mô tả là linh địa xưa của vườn địa đàng, đã ra đời xã hội tri thức đầu tiên của loài người vào thiên niên kỷ thứ IV TCN. Nó có nền móng từ nền văn minh Ubaid (5900 - 4000 TCN). Đó là nơi kết thúc thời kỳ đồ đá mới và khai mở thời kỳ đồ đồng, nơi đã ra đời hệ đếm 60 ngày, 24 giờ, 60 phút và chia vòng tròn ra 360 độ. Ở đó những nghiên cứu thiên văn đã gắn với việc quan sát các ngôi sao (Hoả tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Mộc tinh, …) trên bầu trời. Các nhà chiêm tinh đã tạo ra lịch 12 tháng, tháng 30 ngày (theo vòng quay mặt trăng), dự báo nhật - nguyệt thực.

Người Lưỡng Hà cổ đại biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số, luỹ thừa và khai căn, giải phương trình 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích các hình, quan hệ 3 cạnh của tam giác (trước Pythagoras một thế kỷ). Họ biết chế tạo bánh xe và xe kéo, chiến xa, thuyền đi biển (3000 năm TCN). Đặc biệt trong giai đoạn 4300 - 3100 TCN đã diễn ra sự đô thị hoá mạnh mẽ. Sự ra đời của các thành phố lớn đã kéo theo sự tập trung các nhà thông thái lập nên các trường phái khoa học đầu tiên trong lịch sử.

Sau nền văn minh Lưỡng Hà, phải nói đến nền văn minh Ả-rập. Đây là cái nôi phát sinh ra đạo Hồi (Islam), người sáng lập là Mô-ha-mét (Muhammad), xuất thân từ một cậu bé chăn cừu. Châm ngôn của ông là: Tìm hiểu và mở mang tri thức là đang đi trên con đường của thánh Allah. Ông còn nói: Mực của nhà thông thái còn quý hơn máu của kẻ tử vì đạo. Sự nghiệp của Mô-ha-mét bắt đầu từ những năm 622 dương lịch. Ông đã xây dựng được một đế quốc hùng mạnh bao gồm vùng Tây Á, Sông Indus, Bắc Phi cho tới bờ Đại Tây Dương (Tây Ban Nha). Đây là thời kỳ hoàng kim của văn hoá Ả-rập, với tác phẩm “Nghìn lẻ một đêm” nổi tiếng. Trong toán học của thời kỳ này, người Ả-rập đã xây dựng được môn Lượng giác, trong Vật lý xây dựng được môn quang học. Mô-ha-mét đã cho xây dựng 3 trường đại học ở Cairo (Ai Cập), Baghdad (Iraq) và Córdoba (Tây Ban Nha). Nhà Toán học Muḥammad Ibn Mūsā al-Khwārizmī năm 830 đã công bố một tác phẩm nền tảng để từ đó hình thành nên môn Đại Số (Algebra) ở phương Tây. Thuật ngữ Algebra có từ gốc Ả Rập là Al-Jabr và thuật ngữ Algorithm, khởi thuỷ của Logic Toán là sự La-tinh hoá tên của nhà toán học đó: al-Khwārizmī. Tập hợp các số tự nhiên N theo hệ thập phân có nguồn gốc từ Ấn Độ cũng được các nhà toán học Ả-rập sử dụng rộng rãi trước khi truyền bá sang châu Âu.

Cũng là từ lưu vực các dòng sông lớn, nền văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ ở đồng bằng phía nam sông Dương Tử (một chi lưu của sông Hoàng Hà)

Khoảng 4400 năm TCN, xuất phát từ bức Hà Đồ trên lưng con Long mã nổi lên trên sông Hoàng Hà, vua Phục Hy đã đưa ra một cấu trúc toán học “Lưỡng Nghi - Bát Quái”. Đó là cách phát biểu “Tiên Đề Thứ Tự” sớm nhất của loài người. Phải đợi 6000 năm sau nhà toán học người Đức Gottfried W. Leibniz mới phát kiến ra phép tính nhị phân mà ngày nay chúng ta dùng trong ngôn ngữ Computer. Trên nền tảng của “Lưỡng nghi” (Một Âm, một Dương) người ta đã xây dựng nên “Tứ Tượng” và “Bát Quái”. Cấu trúc toán học này đã ngấm sâu vào đầu óc của các nhà triết học Trung Hoa suốt mấy ngàn năm tiếp sau và kết quả đã ra đời tác phẩm “Kinh Dịch”, một “Kỳ thư” đứng vững trong xã hội loài người cho đến tận ngày nay. Song hành với sự ra đời của Kinh Dịch, Lý thuyết “Âm - Dương và Ngũ Hành” cũng ra đời và trở thành nền tảng của Triết học phương Đông. Đây là sự khác biệt rất quan trọng giữa khoa học phương Đông và phương Tây sau tập hợp các số tự nhiên (N ), hệ thập phân của người Ấn Độ (kể cả việc phát minh ra số “0” và số pi = 3,1416).

Thông qua người Ả-rập truyền sang Tây Ban Nha, người châu Âu bắt đầu rời bỏ hệ đếm La Mã và chuyển sang sử dụng hệ thập phân vì tính thuận lợi của nó. Do nhu cầu phát triển của khoa học và kỹ thuật, các phép tính luỹ thừa, khai căn, lấy lô-ga-rit ra đời và kết quả là đã khai sinh ra tập hợp số thực R.

Điều chúng ta muốn nhắm tới trong bài viết này là bàn về sự khác biệt giữa văn hoá, khoa học vùng sông Hoàng Hà - Dương Tử, Trường Giang với văn hoá, khoa học Tây phương. Nền văn hoá Hoàng Hà - Dương tử có ảnh hưởng sâu rộng tới một vùng rộng lớn của châu Á, ăn sâu trong cuộc sống của khoảng 3 tỷ người trên hành tinh xanh. Cũng như khoa học Tây Âu, khoa học Á Đông rất chú ý nghiên cứu thiên văn, địa lý và kỹ thuật. Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, người Trung Quốc đã biết chế tạo tên lửa dùng trong quân sự, đã phát minh kim la bàn, thuốc súng đen, … nhưng điều khác biệt lớn nhất là họ đi rất sâu vào khoa học nhân sinh (The Science of Human Life). Người Trung Quốc và người Ấn Độ đều rất say mê khoa học này và từ thế kỷ XIV nó đã lan truyền sang Tây Âu.

Không thể nghiên cứu khoa học nhân sinh bằng số học, điểm khác biệt của khoa học phương Đông là sớm đi vào “khoa học của các tập hợp”. Kinh Dịch và thuyết Âm Dương - Ngũ Hành chính là nền tảng của hướng phát triển khoa học này.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH và THÔNG TIN VẬN MỆNH

Học thuyết Âm dương - ngũ hành bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hy (4477 TCN) rồi đến Hạ Vũ (2200 TCN). Đến thời kỳ Tây Chu (1100 TCN). Kinh Dịch đã ra đời như một tác phẩm được biên soạn có hệ thống. Học thuyết Âm dương - Ngũ hành chỉ trở thành một học thuyết chính thống từ thời Tần - Hán (211 TCN - 220 Tây Lịch). Nền tảng của học thuyết này là Triết lý “Ngũ hành sinh ra từ sự vận động của âm dương”. Quan niệm đó thực chất đã xây dựng một cấu trúc toán học của năm tập hợp mở “Thuỷ”, “Hoả”, “Kim”, “Thổ” và “Mộc” lấy tên của năm ngôi sao trong thái dương hệ để biểu diễn năm tập hợp cơ sở của cấu trúc này. Các tập hợp cơ sở này chạy trên vùng biến đổi của 60 giáp tý. Vùng biến thiên này là các tổ hợp của “Mười Thiên Can” và “Mười Hai Địa Chi”. Trong mục trên ta đã nhấn mạnh vai trò của Genotype đối với vận mệnh của con người vì Genotype quyết định sức mạnh của trí tuệ, thể chất và tâm hồn. Nhưng Genotype là một hệ tiếp thu và xử lý thông tin. Thuyết “Thiên - Địa - Nhân” chính là đề cao sự tương tác này. Vấn đề “gene mở” và “mở gene” sẽ phải tìm lời giải trong sự tương tác giữa genotype với các thông tin từ bên ngoài vũ trụ. Các tác động này liên tục biến đổi theo thời gian. Phần ảnh hưởng rõ rệt nhất là sự tuần hoàn của các thiên thể trong thái dương hệ được biểu diễn qua sự tuần hoàn của 10 Thiên Can và 12 địa chi.

Khoa học mệnh lý cũng phân biệt hai khái niệm “Mệnh” và “Vận”. Mệnh do genotype quyết định, trong khi Vận là sự tương tác của quá trình biệt hoá trong tế bào với các tác động ngoại cảnh.

Chúng ta đang bàn về học thuyết âm dương - ngũ hành và cách lý giải của học thuyết này tới mệnh vận của con người từ góc nhìn của lý thuyết tập hợp. Theo tư tưởng của Định lý Gödel thì không có lý thuyết, không có hệ tiên đề nào là đẩy đủ. Học thuyết âm dương - ngũ hành cũng đã được xây dựng trên một hệ tiên đề (ngũ hành) và một cấu trúc đại số (với các phép toán tương sinh, tương khắc) để từ đó soi rọi vào vận mệnh và cuộc đời của một con người (Dự đoán theo Tứ Trụ). Vì ngũ hành là các “tập hợp mở”, nó chứa đựng sự trừu tượng và cả sự lạ lẫm của Lý thuyết các Tập hợp (Set Theory) nên phần nào đó nó mang tính “bất định” (uncertainty) khiến nó luôn chịu sự ngờ vực. Nhưng dù thế nào, học thuyết này đã đứng vững suốt mấy ngàn năm ở phương Đông cho đến tận ngày nay và “khả năng dự báo thông tin vận mệnh” của nó thì rất đáng khâm phục.

Sự sống là những “hệ thứ tự”, những hệ thống này chỉ tồn tại trong những điều kiện “xác định”, cũng nghĩa là xác suất tồn tại của các hệ thứ tự là rất thấp. Lý thuyết âm dương - ngũ hành cho ta thấy rằng mọi trạng thái cực đoan, thái quá đều dẫn đến sự phá huỷ thứ tự.

Không gian Topo di truyền học là một không gian của các tập hợp được sắp thứ tự. Các không gian mệnh lý học, không gian âm nhạc v.v… đều là những không gian của các tập hợp được sắp thứ tự. Việc nghiên cứu không gian Topo di truyền học cho phép chúng ta tìm được sự tương đồng của không gian di truyền học với các không gian sắp thứ tự khác trên cơ thể con người, tức là nghiên cứu sâu hơn quan hệ giữa genotype và phenotype. Điều đó cũng có nghĩa là giữa không gian di truyền học và không gian mệnh lý học có những mối tương quan chặt chẽ, từ đó giúp ta có được những thông tin dự báo về vận mệnh của con người, với mục đích “Tránh Hung, Hướng Cát”.

PhamVietHung's Home

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh