Cốt Tủy Của Thiền

CỐT TỦY CỦA THIỀN

Hôm nay tôi sẽ cho các bạn một cái nhìn khoa học về cách thức hoạt động của thiền trong: chữa bệnh, giải nghiệp, cảnh giới là như thế nào nhé!

HIỂU VỀ THÂN

---------------

Theo phật giáo thì thân tứ đại này được hình thành từ: đất, nước, lửa, gió. Theo khoa học thân này được hình thành từ các phân tử li ti. Nên về cơ bản thì thân này được tạo nên từ các loại vật chất. Tùy vào cấu trúc hóa học của các phân tử mà hình thành nên các bộ phận khác nhau trên thân thể người như: tóc, răng, lưỡi, móng tay, thịt, máu, nội tạng, xương...

Các bộ phận trên thân này được hình thành từ các loại vật chất với mức độ đậm đặc khác nhau nên tần số rung động là không giống nhau, phàm cái gì càng nặng thì rung động càng thấp (mật độ trên thể tích). Ví dụ như các bạn gần như không thể có cảm giác về xương của mình (trừ phi nó có vấn đề), các bạn cũng không thể cảm nhận được nội tạng của mình do nội tạng thường xuyên phải hấp thu và thải loại các chất độc thông qua việc ăn uống thường ngày khiến tần số rung động của nó cực thấp.

HIỂU VỀ TÂM

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

---------------

Tâm rộng lớn vô hạn và thiêng liêng vi diệu vô cùng, đề cập về phạm trù này, Nho gia, Đạo gia cũng như Phật giáo từ ngàn năm trước các tổ thầy đã nói tới nhiều trong các kinh điển. Tâm là một danh từ, ai cũng có thể nói được. Nhưng tâm là gì, thì không phải ai cũng hiểu rõ ràng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm khái niệm về cái tâm rộng lớn vô hạn này.

Phật gia, Nho gia, Đạo gia cực kỳ chú trọng vấn đề “tâm”. Mục đích chính vẫn là nhằm xây dựng nên một nhân cách cao thượng. Nhà Phật có câu “Nhất thiết do tâm tạo” và “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Tâm nghĩ tới nhân, nhân sẽ đến; tâm nghĩ tới nghĩa, nghĩa sẽ đến; tâm nghĩ đến thiện, thiện sẽ đến; chỉ cần tâm nghĩ tới thì mọi sự sẽ vì cảm động mà đến, đó là sự báo đáp của trời đất, quỷ thần cũng vì thế mà động tâm. Vì vậy, dù là thánh nhân, quân tử, hay ma quỷ cũng là do tâm tạo nên, tức là thiên can, thế giới, thiên đường, địa ngục đều do tâm tạo thành.

Chúng ta thử đi tìm Tâm thì quả thật chúng ta cũng không thể nắm bắt được một hạt vật chất nào để gọi là Tâm. Nhưng bảo rằng không có Tâm thì cái gì biết được hiện tại đang biểu hiện. Không có tâm thì khác nào như gỗ đá. Nếu như gỗ mục và đá ngây ngô thì làm gì có vấn đề gì để gọi là Tâm hay Vật đâu? Tâm thì biết Vật, nhưng Vật thì không biết được Tâm, nếu Vật mà biết Tâm thì Vật không phải là Vật, mà Vật đã có Tâm. Như vậy Tâm và Vật là nhất như vì có mặt trong nhau. Nhưng nếu bảo rằng đưa một vật ra để gọi là Tâm thì không thể nào được.

Cổ nhân có câu: Tâm bình khí hòa, tâm an trí sáng. Cái tâm sẽ quyết định cái thân nhưng cái thân chưa chắc đã quyết định cái tâm, tu tâm cũng chính là tu thân vậy. Tâm và thân này tuy hai mà một, tuy một mà hai, chúng ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau, tâm lên thì thân lên, tâm xuống thân cũng xuống.

HIỂU VỀ THIỀN

---------------

Thiền ngày nay đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Bước ra ngoài khuôn khổ của sự tu hành, thiền giờ đây được đông đảo mọi người đón nhận và thực tập như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn. Tuy nhiên, khái niệm thiền và cách thiền ra sao chắc hẳn sẽ vẫn còn là thắc mắc với những ai chỉ mới “nghe danh” về bộ môn này. Vậy hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một chút kiến thức về Thiền là gì và chúng ta thiền như thế nào?

Từ trước đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra để định nghĩa về thiền. Trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, thiền, tiếng Pali là bhavana, dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Có hai pháp thực hành thiền là Thiền định (samatha bhavana) và Thiền quán (vipassana bhavana).

Dưới góc độ Yoga thì thiền được gọi là “Dhyana” nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ.

Lại có người định nghĩa về thiền như sau. Theo J. Krishnamurti (tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng của Ấn Độ): “Thiền không phải là phương tiện. Nó là cả hai: phương tiện và cứu cánh. Thiền là một điều phi thường. Nếu có bất cứ một sự bắt buộc, cố gắng bắt tư tưởng phải tuân thủ, bắt chước, thì thiền sẽ là một gánh nặng”.

Thiền được chia thành cặp cơ bản như sau: thiền động và thiền tĩnh, thiền nằm và thiền ngồi, thiền định và thiền quán... Nhưng tựu chung là thân có thể động nhưng tâm phải tĩnh.

Bạn cũng biết rằng thân này có đủ các loại tần số từ nặng trược đến thanh nhẹ, từ tần số thấp đến tần số cao, bởi vì chúng rung động hỗn tạp như vậy (nhiều nghiệp) nên chúng ta hấp dẫn đủ mọi thứ phù hợp với tần số rung động của thân đến với mình. Thiền chính là tịnh hóa thân-tâm này, là nâng cao rung động, là chữa bệnh, giải nghiệp, là kết nối vũ trụ bản nguyên, là nâng cao tâm thức, kết nối linh hồn...

HẤP THU NĂNG LƯỢNG

---------------

Tại sao khi thiền bạn có thể hấp thu năng lượng vũ trụ còn bình thường thì không? Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, thân-tâm này luôn động, bởi vì động nên chúng ta tạo ra đủ mọi loại tần số khi tâm suy tưởng. Còn khi thiền, chúng ta định thân, định tâm, không suy nghĩ, không vọng động, không chấp trước. Tâm giống như mặt hồ vậy, khi suy nghĩ chính là mặt hồ nổi sóng, bùn đất dấy lên đục ngầu, khi tâm an sóng tan, mặt nước bình lặng, trong trẻo, đứng trên mặt hồ mà nhìn rõ đáy hồ vậy.

Thân thể của chúng ta giống như một trạm thu phát sóng vậy, chúng ta phát ra làn sóng ở tần số nào thì sẽ hấp dẫn và thu hút các tần số tương ứng. Khi tâm đã an tức là không còn các suy nghĩ thấp thỏi của bản ngã, đây chính là lúc bạn kìm nén lại các rung động thấp, đưa tâm về một trạng thái gọi là định.

Bạn cũng đã biết về luật hấp dẫn, luật hấp dẫn ưu tiên những rung động mạnh mẽ nhất đến trước, rung động yếu hơn thì đến sau. Ở đây phải hiểu mạnh mẽ không phải là tần số cao, mạnh mẽ chính là biên độ cao (giống như âm thanh to và nhỏ vậy dù tần số là như nhau). Khi không còn các rung động thấp nữa thì các rung động cao được ưu tiên, bạn sẽ hấp dẫn các luồng tư tưởng, năng lượng phù hợp với tần số tâm thức hiện tại khi thiền.

Khi các tần số cao của bạn được cộng hưởng với các tần số cao tương ứng sẽ nảy sinh cộng hưởng và bạn được tăng tần số. Tuy nhiên với những người mới thiền việc định tâm này khá khó do nghiệp lực còn sâu dày, bình thường bạn có thể không ngứa ngáy khó chịu gì đâu nhưng khi vào thiền là ngứa ngáy khó chịu nó cứ nổi lên khiến bạn không thể định tâm được.

Tại sao vậy? Tại vì khi thiền chúng ta hấp thu năng lượng rung động cao và thải ra các rung động nặng trược (độc tố). Mà độc tố chính là những nguyên nhân gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến bạn bị phân tâm, cản trở việc tu hành.

"PHÂN TÂM" vâng rất là hay, phân chính là chia, tâm có thể coi là sự chú ý, vậy phân tâm là phân chia sự chú ý. Khi bạn bị ngứa ở bắp chân, lập tức các tế bào truyền thông tin cảnh báo gấp rút về não, tuy nhiên vì bạn đang thiền nên bạn bảo: mặc kệ mày. Tuy nhiên nó lại không hề mặc kệ bạn, cơn ngứa sẽ được đẩy tăng cường độ để nhắc nhở thân chủ rõ nét hơn cho đến khi bạn chịu gãi hoặc phải chờ rất lâu nó mới chịu buông tha cho bạn.

Khi bạn ở trạng thái "chiến đấu" gần như cơ thể sẽ căng phồng lên, rung động tăng cao chóng mặt và sức mạnh của bạn so với trạng thái "bình thường" là rất khác biệt. Ngày xưa các cụ nhà ta có thể vác thùng đạn 110kg nặng gấp đôi thân thể họ mà vẫn chạy băng. Nhưng khi không còn nguy hiểm nữa mà bảo làm lại thì lắc đầu lè lưỡi. Khi ở trạng thái này, sự chú tâm (linh hồn chui vào thân nhiều hơn) của bạn cao hơn, khả năng cảm nhận tăng, "bản năng" được tăng cường trong khi bình thường lại không thấy. Thậm chí bạn có thể phán đoán được nguy hiểm hay vật chuyển động ở tầm gần do hiện tượng thấu cảm mạnh mẽ khi tần số rung động tăng cao.

Ngủ chính là trạng thái đối nghịch với chiến đấu. Ngủ là trạng thái giảm sự chú ý vào thân (rút bớt hồn ra khỏi xác), nhịp thở chậm lại, thân nhiệt giảm, tiêu tốn ít năng lượng. Trong khi trạng thái chiến đấu nhịp thở tăng, thân nhiệt tăng, tiêu tốn calo dù chỉ đứng im không đánh đấm gì. Thiền chính là một trạng thái giống với giấc ngủ nhưng cao cấp hơn (nếu có kinh nghiệm thiền).

Bạn vẫn tưởng rằng thân này ở trạng thái bình thường tức là không có cảm nhận gì. Nhưng khi vào thiền mới biết là sai. Thân này vẫn luôn có vô số cái cảm nhận mà do quen quá với nó rồi (chưa từng có cảm nhận khác đi) đến nỗi chúng ta vẫn tưởng là không có cảm nhận. Ví dụ như xung quanh ta là không khí và vẫn là như thế cho đến khi nhúng chân vào nước (vào nước cảm nhận về thân rõ hơn). Và chúng ta chưa từng tiếp xúc với "chân không" nên chúng ta cũng ko biết rằng cơ thể đang cảm nhận "không khí".

Rồi hãy hỏi những người hít ô xi nguyên chất trong ít nhất vài tiếng đồng hồ xem mùi của khí quyển này ra làm sao? Hãy thử nhắm mắt lại rồi khua chân múa tay xem bạn có đoán được tư thế hiện tại của cơ thể hay không, tay trái thử giơ cao hơn tay phải 1 chút xem có cảm nhận được hay không? Vâng cảm nhận được hết, có những cái cảm nhận nó quá quen thuộc rồi đến nỗi bạn cũng chẳng quan tâm xem tại sao chúng tồn tại nữa.

Hãy tưởng tượng 95% linh hồn của bạn nằm ngoài thân thể chỉ có 5% là rung động trong thân này duy trì sự sống mà thôi. Khi bạn tu lên cao, số phần trăm tồn tại của linh hồn trên thân bạn ngày một tăng. Cho đến khi 100% linh hồn ở trong thân này chính là trạng thái thân-tâm hợp nhất. Bạn thấy đó bạn là bạn chứ bạn không phải linh hồn bạn, linh hồn bạn nó có nhận thức riêng và suy tưởng riêng. Nó biết bạn nhưng bạn không biết nó. Bạn thấy rằng ai đang làm chủ rồi chứ?

Khi thiền chính là giảm cảm nhận về môi trường xung quanh, về xúc chạm, về âm thanh, về mùi, về thân này. Nói cho đúng hơn thì giảm sự cảm nhận về hơn 10 ngàn tỉ tế bào trong thân này. Phải biết rằng bạn chính là tổng hồn của hơn 10 ngàn tỉ tiểu hồn trong thân thể bạn. Khi bạn có thể "nhấn nút" tắt toàn bộ cảm nhận về thân này thì lập tức mọi cảm nhận biến mất. Người thiền nhập định sâu đều không còn cảm nhận về thân như khi bạn nhắm mắt khua chân, khua tay nữa rồi.

Khi bạn giảm sự cảm nhận về thân lập tức sẽ tăng cảm nhận về tâm (nhị nguyên), bạn kết nối với linh hồn của mình nhiều hơn và bạn là chính bạn hơn (so với bình thường). Linh hồn là rung động cao nên lập tức bạn sẽ hấp dẫn các rung động cao đến với mình (đây chính là tu linh hồn). Tuy nhiên đa số người thời nay không biết rằng thân thể phải đi trước (tức là tu thân).

Tu thân khác với tu linh hồn ở chỗ các bạn phải tập trung cảm nhận về thân nhiều hơn. Khi các bạn tập trung vào thân tức là tập trung vào mọi cảm nhận (giác quan) giúp tăng tần số của thân này và hấp dẫn những rung động có thể cộng hưởng với thân. Bạn thấy đó thân này là một tổ hợp các loại rung động nặng trược nên nó hấp dẫn đủ mọi thứ rung động thấp đến với bạn. Chúng ta cùng tìm hiểu về tu thân - giải nghiệp - chữa bệnh nhé.

GIẢI NGHIỆP - CHỮA BỆNH

---------------

Nghiệp là một khái niệm phổ biến và vô cùng quan trọng trong đạo Phật. Chúng ta ai là người không biết đến những câu thơ cuối trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài."

Đầu tiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng khái niệm nghiệp đã bám rễ sâu vào tâm hồn Ấn Độ từ lâu trước khi đạo Phật xuất hiện, như đã được ghi trong các Kinh Vệ Đà (Veda) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad), vào khoảng 1600-500 trước CN.

Các khái niệm quen thuộc như luân hồi - tái sinh (samsara), giải thoát (moksa), ảo giới (maya), pháp (dhamma) và vô minh (avijja) đều đã có mặt trong những từ ngữ triết học và tôn giáo thời bấy giờ.

Những nhà nghiên cứu Phật học và Ấn Độ học đều công nhận rằng luân hồi - tái sinh và nghiệp (là những khái niệm gắn liền với nhau) không phải là đặc thù của đạo Phật, mà là những khái niệm chung của hầu hết các tôn giáo tại Ấn Độ (Bà La Môn giáo [ngày xưa], Ấn Độ giáo [ngày nay], Thị Na giáo, đạo Phật, đạo Sikh) và làm nền tảng lý thuyết cho chúng.

Nghiệp nhân là tạo tác của những suy nghĩ, lời nói, hành vi của con người. Con người là chủ nhân của nghiệp, tạo ra nghiệp, cho nên nghiệp như thế nào là do con người quyết định, tự mình tạo cho mình mầm phước hay họa, hạnh phúc hay khổ đau.

Hoạt động của thân, khẩu, ý là tạo tác thường xuyên của con người. Chúng ta thường xuyên tạo nghiệp tốt hoặc xấu, lành hoặc dữ, thiện hoặc ác. Tạo nghiệp như thế nào sẽ đưa đến kết quả tương ứng mà mình phải nhận lãnh. Vì thế nghiệp không phải là tất cả những gì đã tạo trong quá khứ đời trước (nghiệp nhân đời trước), mà còn là những gì đã tạo trong quá khứ đời này và những gì đang tạo trong hiện tại (nghiệp nhân đời này). Có nhiều điều con người đang nhận lãnh trong hiện tại (vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau) là kết quả của những nghiệp nhân vừa mới tạo.

Nghiệp cơ bản được chia làm 2 loại:

1. Nghiệp gia tiên, dòng họ:

Cái này thì chắc chắn nhà nào cũng có chẳng qua chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Và vấn đề xác định nặng hay nhẹ rất khó để nói, vì khi sống các cụ kiểu gì cũng tạo nghiệp nhưng nghiệp nhiều bao nhiêu thì còn phải xét.

Thí dụ gia tiên dòng họ nhà 1 bạn chuyên làm đồ tể giết mổ thì nghiệp cực cực kì nặng, nếu không hóa giải sớm thì tất nhiên các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do Nghiệp báo. Cũng có những dòng họ, từng người đã khuất cũng tạo nghiệp nhưng tạo không nhiều thì khi tích dần lại phần Nghiệp ấy lại thành nhiều, vì nhiều đời nhiều kiếp có con cháu nào quan tâm tới mà giải oan giải nghiệp cho các cụ đâu? Nên cuối cùng cũng thành nhiều nghiệp.

Chỉ rất ít dòng họ ít nghiệp, vì không tạo nghiệp trong cõi người này rất khó. Để không tạo Nghiệp thì ai cũng phải tu hành, mà chẳng có dòng họ nào đi tu hết cả. Vậy nên, các thầy bây giờ cũng hay vin vào đây để kiếm lời từ các bạn. Cứ hễ đi xem thì 10 người cũng 7 8 người bảo dòng họ nhà này nhiều nghiệp. Nhưng nghiệp dòng họ thì có thể hóa giải được nhé các bạn.

Còn nghiệp của chúng ta khi đang sống thì KHÔNG THỂ giải được. Bất cứ thầy bà nào nói giải được nghiệp này nghiệp nọ cho các bạn thì đừng bao giờ tin. Còn tất nhiên, sẽ có cách giúp cho các bạn tiêu nghiệp của bản thân mình nhưng cách này thì không phải ai cũng có thể làm được vì còn tùy thuộc vào căn cơ và ngộ tính từng người.

2. Nghiệp của bản thân:

Khi con người sinh ra và chết đi chỉ có thể đem theo duy nhất 2 thứ chính là Nghiệp và Đức. Không phải vật chất tiền tài cũng chả phải tình duyên thân quyến như các bạn đang suốt ngày thắc mắc cũng như vướng bận. Sinh các bạn đến không có gì, chết đi các bạn cũng đi tay không.

Con người khi sinh ra sẽ có 2 trường năng lượng, trường năng lượng trắng đấy chính là đức, trường năng lượng đen là nghiệp. Tùy thuộc theo đức và nghiệp thì sẽ quyết định trường năng lượng nào sẽ lớn hơn. Xác thịt con người thì tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn con người sẽ tồn tại bất diệt, từ đó nảy sinh ra rất nhiều vấn đề.

Nhiều khi tuổi dương của các bạn kém anh chị em, kém cha mẹ và rất nhiều người nhưng linh hồn của các bạn lại có tuổi lớn hơn những người đó rất rất nhiều. Vậy, từ thủa các bạn sinh ra lần đầu tiên là các bạn đã có nghiệp rồi chứ đừng nói là chỉ nội trong kiếp này. Nghiệp được tích tụ qua rất nhiều kiếp của chúng ta nên kiếp này chúng ta trả thì cũng đâu có gì là lạ đâu?

Có rất nhiều bạn thắc mắc là tại sao kiếp này mình sống tốt như thế mà mình khổ quá, làm gì cũng không xong, làm gì cũng đổ vỡ… mà người kia sống ác thế nhưng sao họ lại sướng vậy!!! Đơn giản thôi, kiếp này các bạn sống tốt nhưng nhiều kiếp trước các bạn sống đâu có tốt, vậy nên kiếp này dù bạn có sống tốt mấy thì bạn vẫn phải trả nợ nghiệp từ các kiếp trước của chính mình. Cái gì làm trước tính trước, cái gì làm sau sẽ tính sau.

Vậy người mà các bạn cho là họ sống rất ác kia cũng như vậy thôi, những kiếp trước người ta sống rất tốt, có khi người ta lại còn là người tu đạo tu tập được rất nhiều phúc đức nên ở kiếp này người ta làm việc ác mãi mà chả thấy gì. Bởi người ta phúc còn lớn quá, nghiệp người ta tạo ra vẫn được cái phúc đức mà nhiều đời trước gánh.

Có những người các bạn thấy phúc người ta đã chẳng nhiều, nhưng lại chuyên đi làm điều ác thì hiển nhiên là tới hậu vận người đó rất khổ. Tiền tài bỗng chốc hóa hư vô, con cái tù tội ăn chơi đổ đốn, bệnh tật quấn thân, gia đình tan nát... Nhưng các bạn yên tâm, khi họ sử dụng hết phúc phần đó thì không ai đỡ nổi cho họ cả, ác đến mấy thì một tấm vé xuống ngục sau khi chết là điều chắc chắn, chưa kể con cháu còn phải gánh dài dài.

-------------

Hiện tại chúng ta đang có thiên thời, địa lợi, duy chỉ còn thiếu mỗi yếu tố nhân hòa để tiến lên ĐẠI KỶ NGUYÊN. Nhân hòa chính là những con người có nhân, có đức, thiện lành, tịnh hóa nghiệp bản thân để tiến hóa thân thể này lên 4D, 5D đặng theo cơ tiến hóa của ĐẠI VŨ TRỤ sống trên NIẾT BÀN TẠI THẾ chính là trái đất của chúng ta trong thời gian sắp tới. Bởi vậy tu thân thể ở thời điểm này rất quan trọng, mẹ trái đất đang tiến hóa lên 4D, nếu thân này không thể lên được 4D thì cũng đành "Say Goodbye mẹ Trái Đất" thôi.

Vậy tu thân, giải nghiệp sao cho đúng? Vâng có rất nhiều phương pháp để tu thân - giải nghiệp nhưng tôi sẽ đề cập đến một vài phương pháp tốt nhất để các bạn có thể tham khảo, chiêm nghiệm, ứng dụng cho chính bản thân mình:

1. Dừng tạo thêm nghiệp mới bằng cách tu thân, khẩu, ý: nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện

2. Hóa giải các nghiệp cũ (tiền kiếp) bằng cách buông bỏ, đón nhận và hoan hỉ khi chúng kéo đến

3. Cân bằng nghiệp trong kiếp này. Tất cả những điều bạn làm gây tổn hại đến người khác hoặc bạn đang chịu ơn người ta mà chưa thể báo đáp. Hãy nghĩ về điều này và liên tục cân bằng nghiệp của mình. Đây là một quá trình lâu dài cho đến hết cuộc đời nên nó rất quan trọng, các bạn phải luôn để tâm đến điều này. Tốt nhất là hãy luôn cân bằng nếu có thể chứ đừng để dành.

Vậy về cơ bản vấn đề chính của chúng ta lại nằm ở việc hóa giải các nghiệp lực cũ (vấn đề 2), vấn đề 1 và 3 hoàn toàn có thể giải quyết được bằng khả năng hiểu đạo của bạn. Bạn biết rằng tần số rung động của trái đất đang tăng lên mỗi ngày, điều này đồng nghĩa với tất cả nghiệp lực của bạn sẽ kéo đến cho bạn trả (không tượt phát nào). Ai càng nhiều nghiệp thì sẽ càng đau khổ ở giai đoạn này. Muốn đỡ đau khổ các bạn hãy tu thiền đi.

Tại sao vậy? Nếu tôi cầm 10 Kg sỏi nhỏ đáp vào bạn liên tục cho đến khi hết thì bạn cũng đau đớn đấy nhưng không nguy hại tính mạng, nhưng nếu tôi cầm 10 Kg gạch để đáp bạn thì mọi chuyện lại khác rồi, bạn sẽ không chống cự nổi và tính mạng này sẽ kết thúc. Nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, có người chỉ có 1 Kg nghiệp (ẩn dụ), có người 10 Kg, người nặng thì 100 Kg. Vậy nên có người tu nhanh, người tu chậm là chuyện hết sức bình thường, cái này do nghiệp và sự tinh tấn trong tu hành của bạn quyết định.

Vậy làm thế nào để quá trình giải nghiệp diễn ra nhẹ nhàng, êm ái, thậm chí bạn có thể còn không cảm nhận được? Vâng bí quyết chính là nâng cao tần số rung động của thân này. Thân này chỉ có thể nâng cao rung động thông qua quá trình cộng hưởng tần số. Tại sao tôi giới thiệu đến các bạn phương pháp thiền nằm thay vì thiền ngồi?

Khi các bạn thiền nằm thì toàn bộ cơ thể được thả lỏng, khi thả lỏng và không bị chèn ép chúng có thể thoải mái rung động. Hãy thử cho nước vào một cái chuông xoay và xoay nó bạn sẽ thấy các hạt nước bắn tung tóe. Thân này được cấu thành từ 70% là nước nên khi tiếp nhận với các tần số gây cộng hưởng chúng cũng được tăng rung động y như nước trong chuông xoay vậy.

Tại sao khi thiền nằm lại kết hợp cùng âm nhạc? Vì âm nhạc chính là tổng hợp của các loại rung động từ cao đến thấp, tùy từng thể loại nhạc mà dải âm tần này khác nhau dẫn đến chúng cộng hưởng với các rung động khác nhau trong thân bạn. Bạn nào mà tu rung động lên cao rồi sẽ rất dễ dàng nhận thấy ngày xưa bạn có thể rất thích loại nhạc này nhưng sau một thời gian không còn thấy hấp dẫn nữa, càng ngày bạn sẽ càng hấp dẫn với những loại nhạc tần số cao hơn. Hãy luôn lắng nghe bản thân để nhận ra những cảm xúc vi tế này.

Bạn cũng biết rằng các luân xa thấp thì tần số rung động của chúng thường không cao bằng các luân xa ở trên. Ví dụ Luân xa 1: Muladhara (vùng sinh dục) nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục liên quan đến sự sống còn, tiềm năng của con người. Muldhara hay còn gọi là luân xa gốc. Màu sắc tượng trưng: Đỏ. Bản chất của Luân xa này liên quan đến sự sống còn nên nó bao gồm các rung động, tư tưởng thấp thỏi: năng lượng dục, của ham muốn...

Luân xa 4: Anahata (vùng ngực) liên quan đến tình yêu của chính mình với vạn vật xung quanh, lòng từ bi, hạnh phúc. Nó liên quan đến tim, hệ miễn dịch, thường bị ảnh hưởng bởi tâm trạng căng thẳng. Màu sắc tượng trưng: Xanh lá. Rung động của luân xa 4 là rung động của tình yêu thương với tần số ~500

Luân xa 7: Sahasrara (nơi đáy trước của não) nơi đây được coi là luân xa điều khiển tất cả các luân xa khác. Là nơi trí tuệ khởi sinh. Trong tất cả các loại rung động thì rung động của sự minh triết là cao nhất (~700-1000)

Hành trình đi tu chính là đi từ khổ đến sướng, bạn nào đi ngược lại là khổ tận cam lai đó. Nên phương pháp của mình là khai mở từ các luân xa thấp lên các luân xa cao. Các rung động thấp thỏi này dễ dàng cộng hưởng với các loại tần số âm thanh phổ biến trên thị trường hiện nay. Cơ bản thì các bạn chỉ cần nằm xuống, bật nhạc lên (hợp với tần số của mình - nghe thấy có cảm xúc) và nằm thư giãn thôi là đã đang giải nghiệp rồi đó. Nhiều bạn tu tôi thấy khổ lắm, trăm đường, trăm lối, bị quay như tò vò mà cuối cùng tôi thấy các bạn cũng ko tiến bộ được bao nhiêu.

Sau một thời gian giải nghiệp thô thì các tần số thấp không còn hấp dẫn được bạn nữa, các bạn phải chuyển sang nghe nhạc tần số Solfeggio, thậm chí nghe những loại tần số tiệm cận với sóng siêu âm. Những bạn nào nghe các loại nhạc tần số rất cao mà không gợn lên chút gì khó chịu là tương đối ok rồi đó. Các bạn nghe thử ít nhạc tần số cao kiểm tra thử thân mình xem như thế nào nhé:

https://drive.google.com/drive/u/5/folders/1Bb8tXeorJDx002sYXSLscCxlptWR9Aks

Khi các tế bào của bạn run rẩy như cảnh mẹ con lâu ngày không gặp (khi thiền + nghe nhạc) thì bạn đang khớp với tần số của bài hát đó. Giữ nguyên rung động của mình và tận hưởng nhé.

Bạn nào tu cao rồi, có thể điều chỉnh tần số lên xuống theo ý thích thì thử chọn một bài tần số cao, sau đó nằm xuống, điều chỉnh tần số cơ thể tăng lên cho đến khi các bạn thấy ở một điểm mà khớp (cộng hưởng) cái "RỤP": Âm thanh nghe to hơn, hay hơn, chi tiết hơn, cơ thể bạn rung hơn, bạn cảm thấy vui vẻ hơn, trong đầu bạn sáng hơn (mắt vẫn nhắm), các loại giác quan ít cảm nhận hơn (bạn không rõ tư thế thân thể của mình luôn), các loại âm thanh tần số thấp bị triệt tiêu nhiều hơn. Đây chính là điểm mà bạn cần dừng lại và giữ tần số.

Thiền với tần số rung động nó rất khác với thiền theo phương pháp thông thường các bạn nhé. Các bạn phải có khả năng tăng giảm và giữ rung động ở mức bạn muốn. Vì chỉ có như vậy bạn mới có thể cộng hưởng với bài nhạc bạn đang bật. Nếu bạn đẩy tần số lên cao hơn thì hiện tượng cộng hưởng không xảy ra, bạn chẳng nhận được gì mà còn mất năng lượng.

Sau này khi tu cao hơn nữa rồi, bạn đã có thể cộng hưởng với các tần số ở mức trên tần số siêu âm (>20.000 Hz) thì hoặc là bạn phải mua loại loa phát được ra âm thanh ở trên ngưỡng tần số này (Loa Hi-Res Audio Sony - Phải kiếm được nhạc siêu âm nữa) hoặc bạn phải bắt được sóng năng lượng trong vũ trụ để cộng hưởng. Cách nào cũng được nhưng giai đoạn này là bạn bắt đầu hồn-thể song tu rồi. Giai đoạn này là giai đoạn giác ngộ sâu sắc, các bạn đã có thể với tay đến những điều thần bí, nằm ngoài sự hiểu biết của con người. Đây là giai đoạn kết nối với cái tôi cao hơn, tìm về với thiên tính bản tâm, an lạc, hạnh phúc.

-----------

Viết đến đây thì cũng chưa lột tả được hết CỐT TỦY của THIỀN. Tuy nhiên bài viết đã khá dài nên mình tạm dừng tại đây, hi vọng các bạn có thể nắm bắt được phần nào nguyên lý của THIỀN để vận dụng vào việc "TU THÂN" có hiệu quả. Chúc các bạn sớm bắt kịp sự tiến hóa của mẹ trái đất để giữ được thân này đặng còn trải nghiệm chu kỳ tiến hóa mới.

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh