Phương Pháp Trở Nên Nhất Thể Với Chúa, Phật
Phương Pháp Trở Nên Nhất Thể Với Chúa, Phật Phương Pháp Trở Nên Nhất Thể Với Chúa, Phật

PHƯƠNG PHÁP TRỞ NÊN NHẤT THỂ VỚI CHÚA, PHẬT

Thân thể của chúng ta chính là ngôi đền của Thượng Đế. Tùy vào sự tu dưỡng, nội hàm của bạn mà các Đấng sẽ thị hiện ngay trong thân thể của bạn. Không bao giờ có chuyện Phật hay Chúa giáng ngự vào một người xấu, ác bởi vì tính chất đối nghịch, không tương đồng. Nhưng trước khi có thể trở nên một thể với Chúa, Phật bạn cần phải biết Chúa hay Phật bản chất của họ như thế nào đã.

Định nghĩa: Bản chất của Phật chính là từ bi và trí tuệ. Bản tính của Phật là lánh dữ, làm lành, từ bi, hỉ xả, luôn cho đi sự hiểu biết, giác ngộ của mình.

Muốn trở thành Phật cần thấu lẽ Đại bi và tường Đại ác. Tức là cần hiểu về tính hai mặt nhị nguyên đến tột cùng. Phương pháp để đạt được điều đó là thông qua Thiền định và quán tưởng. Thiền định là để định tâm, tức là giữ cho tâm luôn tĩnh trước mọi tình huống và hoàn cảnh. Quán tưởng là trong vô thức hoặc có ý thức tưởng tượng ra các tình huống, hoàn cảnh có thể là đẹp-xấu, thiện-ác, đúng-sai, để xem tâm chúng ta có thể tĩnh tại trước các tình huống và hoàn cảnh đó không.

Đức Phật ngày xưa cũng thông qua thiền định miên mật dưới gốc cây Bồ đề, quán tưởng lẽ Thành-Trụ-Hoại-Diệt, vượt qua thử thách của ma vương trong cõi tưởng (vô vi) mà thành Đạo. Vậy thực ra để thành Phật chính là học cách điều Tâm, giữ tâm thanh tịnh trước cảnh: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".

Tu tâm đến viên mãn thì coi sống chết tựa như lông hồng, cảnh đời thế gian thì như mây bay, gió thoảng. Không còn gì khiến cho tâm lay động nữa coi như đã đạt được siêu xuất phàm trần, đạt được niết bàn tịnh tịnh, đứng ngoài nhân quả, luân hồi.

------

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Định nghĩa: Bản chất của Chúa là đấng công bình và ngay thẳng. Con đường của Chúa là con đường tình yêu. Mà tình yêu thì vốn không có phân biệt, phân biệt thì không phải là tình yêu.

Để có thể công bình thì cần phải có trí tuệ, phải vượt qua mọi cám dỗ, không nhìn vào sang hèn, giàu nghèo, quyền lợi, địa vị. Để đạt được tình yêu chân chính thì cần có sự thấu hiểu. Bởi vì không có thấu hiểu, không thể yêu thương. Muốn được như vậy cần phải lăn lộn vào cảnh khổ, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm hoàn cảnh thực tế mới thấu được lòng người. Hiểu rồi mới có thể "đồng cảm", và khi đồng cảm họ sẽ bộc bạch "nỗi lòng" với bạn, từ đó khổ đau được "san sẻ" mà "vơi bớt" đi.

Phật thông qua quán tưởng mà thành đạo (vô vi), Chúa lại thông qua trải nghiệm thực tế với đầy đủ ngũ quan (hữu vi). Vậy nên quy trình tiến hóa thuận là thành Phật trước, thành Chúa sau. Bởi vì vô vi luôn đi trước hữu vi. Học phân biệt trước khi buông bỏ sự phân biệt, không nắm thì lấy gì mà buông?

Thông qua thiền định mà chúng ta được trải nghiệm lúc lên thiên đường, khi xuống địa ngục, đủ các loại cảm xúc đau khổ, hạnh phúc, thậm chí là vui sướng tột cùng. Nhưng đó mới chỉ là vô vi thôi, hữu vi thì luôn đi sau vô vi một đoạn thời gian, các hoàn cảnh thực tế sẽ kéo đến để thử thách tâm của bạn.

Hoàn cảnh thực tế thì luôn khó hơn khi thiền một bậc, đơn giản vì khi thiền bạn có không gian riêng, sự tĩnh tại, thậm chí là âm nhạc du dương. Trong cảnh, bạn sẽ có đầy đủ ngũ quan để cảm nhận, nó sẽ "thật hơn" rất nhiều, đau khổ hơn, nghiệt ngã hơn. Vậy nên chữ "nhẫn" rất quan trọng. Vì khi bạn để cơn giận chiếm hữu thì bạn đã hoàn toàn mất đi "lý trí", bạn sẽ không thể kiểm soát được hành vi của mình và bạn "thất bại".

Ừ thì thất bại cũng được và bài học sẽ quay trở lại theo một cách nào đó với "độ khó" cao hơn đâu đó quãng 1.6 lần. Có những bài học dễ dàng lặp lại nhưng cũng có những bài học ở cấp độ cao đòi hỏi những "hoàn cảnh" hết sức "đặc thù". Vậy nên có một số bài học sẽ không thể trở lại trong kiếp này. Hãy trân trọng mọi bài học vì đó đều là những "cơ hội" đáng quý của bạn.

------

Chúng ta sẽ tiến hóa thông qua việc học tập tri thức để thấu hiểu về tính hai mặt nhị nguyên đến cùng cực, đồng thời dần dần buông bỏ sự phân biệt để về với Trung Đạo. Lúc đó chúng ta vừa có trí tuệ lại vừa có có tình yêu không phân biệt. Tất nhiên cũng có những bạn đi song song hai con đường này một lúc, tức là đi từ trung đạo học về phân biệt dần dần để đạt được trung đạo cùng cực.

Trung đạo chính là con đường đi giữa thiện và ác, đúng và sai, đẹp và xấu, tức là không phân biệt. Trong quá trình tiến hóa bạn càng thấu hiểu tính hai mặt nhị nguyên thì bạn càng "trung đạo" hơn. Thấu hiểu tính hai mặt đến cùng cực thì bạn ở trạng thái "siêu cân bằng", "siêu hiện tại", "siêu trí tuệ", "siêu yêu thương".

Bài học của tâm trí và bài học của thể xác thì không giống nhau, hay nói cách khác thì vô vi luôn đi trước hữu vi, từ vô hình mới tới hữu hình. Lý thuyết đi trước, thực hành theo sau, đó là thuận. Khổ trước, sướng sau đó cũng là thuận.

Chu kỳ tiến hóa lần này là như vậy, thực ra cũng chẳng cần phải quan tâm nó diễn biến như thế nào, bởi vì hành trình của mỗi người mỗi khác, chẳng ai giống ai cả. Không thể nhìn vào sự tiến hóa của người khác mà bắt chước học tập theo để hi vọng cũng đạt được như họ. Đó cũng là tâm chấp. Hãy cứ để tâm bạn dẫn đường chỉ lối, vì đó mới đúng là con đường của bạn, là hành trình mà bạn phải đi.

Hãy lắng nghe tâm mình xem thực sự nó đang mong muốn điều gì?

Hoàng Nhật Minh

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=BBysOrsQ9zM

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh