Cuộc Đại Khủng Hoảng

CUỘC ĐẠI KHỦNG HOẢNG

Có vẻ như thế giới chúng ta sống đang phải đối diện với rất nhiều "vấn đề" mà trong đó vấn đề nào cũng là đòn "chí mạng" cả. Tất nhiên bất kỳ điều gì cũng đều có nguyên nhân và kết quả của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu xem sao nhé:

SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

Trong nhân khẩu học, dân số thế giới là tổng số người hiện đang sống trên Trái Đất, và được ước tính là 7,9 tỷ người tính đến năm tháng 3 năm 2018. Loài người thời tiền sử và lịch sử loài người mất hơn 5 triệu năm để đạt đến dân số 1 tỷ người và chỉ cần thêm 200 năm để phát triển thành 7 tỷ người:

1 tỷ người vào năm 1804

2 tỷ người vào năm 1927

3 tỉ người vào năm 1959

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

4 tỷ người vào năm 1974

5 tỷ người vào năm 1987

6 tỷ người vào năm 1999

7 tỷ người vào năm 2011 (Nguồn: https://danso.org/dan-so-the-gioi/)

Các số liệu từ quá khứ cho thấy, chỉ trong chưa đầy 40 năm (từ 1960 đến 2000), dân số thế giới đã tăng gấp đôi, từ 3 tỷ lên 6 tỷ người. Theo dự báo, con số này sẽ tăng từ 7,9 tỷ người năm 2021, lên 9,2 tỷ người năm 2041 và gần 10 tỷ người vào năm 2050.

Loài người là động vật ăn tạp, lại đứng trên đỉnh kim tự tháp của chuỗi thức ăn, khi dân số gia tăng quá mức sẽ khiến các loài khác giảm số lượng, thậm chí là tuyệt chủng. Dẫn đến sự kiện chuỗi thức ăn bị khủng hoảng, nền văn minh có thể bị thoái trào.

6293-cuoc-dai-khung-hoang-1.jpg

SỰ SUY GIẢM CÁC LOÀI

Sự suy giảm động vật (Defaunation) là sự mất mát của các loài động vật trong một cộng đồng sinh thái. Trong vòng 40 năm, số động vật hoang dã giảm đến 58% do các hoạt động của con người, dự báo mức giảm này sẽ tăng lên 67% vào năm 2020. Tỉ lệ suy giảm các loài trên toàn hành tinh đang ở mức vượt ngưỡng an toàn. Động vật ở đồng cỏ, thảo nguyên và cây bụi là những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, tiếp theo là ở rừng rậm. Nguyên nhân từ các hoạt động của con người, bao gồm hoạt động khai hoang để lấy đất trồng trọt, hoạt động buôn bán.

Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các động vật có xương sống, số lượng của chúng có thể sẽ giảm đến 2/3 vào năm 2020, đặc biệt là những loài sống trong ao hồ, sông ngòi và vùng đất ngập nước. So với năm 1970, số lượng các loài động vật có vú, chim, cá và bò sát biển đã bị giảm 49%, trong số các loài bị suy giảm dân số, cá ngừ và cá thu là hai loài cá được con người ăn nhiều đã giảm đến 74%. Hải sâm cũng suy giảm đáng kể về số lượng trong vài năm qua, đặc biệt tại Galapagos (giảm đến 98%) và Biển Đỏ (giảm 94%).

Côn trùng là lớp động vật có số lượng đông nhất, có mặt hầu khắp trái đất ước tính có thể có đến 30 triệu loài côn trùng nhưng chính sự đông đảo này lại là một trong những nguy nhân gây suy giảm số lượng côn trùng đáng báo động, nếu có khoảng 50.000 loài cây nhiệt đới, và mỗi cây có 163 loài côn trùng đặc thù sinh sống, nhân lên có thể đến 8 triệu loài, hầu hết thuộc họ cánh cứng sống trong những vòm cây.

Sự biến mất của chúng là nguyên nhân gây suy giảm số lượng ở nhiều loài khác, như chim chóc (số lượng chim trên các cánh đồng nước Anh đã giảm đi phân nửa từ năm 1970), gà so xám (sống nhờ ăn côn trùng) hay cây bắt ruồi (giảm đến 95%), có loài như chim bách thanh lưng đỏ đã tuyệt chủng ở Anh vào những năm 1990 do thiếu thức ăn là những con bọ cánh cứng lớn.

Tại Đức, số lượng côn trùng bay được ở đây đã giảm ¾ kể từ năm 1989. Ngày nay, không cần đến con số thống kê chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự suy giảm của côn trùng, lúc trước khi lái xe đường dài qua vùng ngoại ô, côn trùng thường liên tục va vào người lái hoặc kính xe nhưng giờ đây, hiện tượng này không còn nhiều nữa.

Các nhà khoa học cho biết quần thể cá ở các đại dương trên thế giới đã giảm thấp tới mức báo động. Theo National Geographic, trong một nghiên cứu về đánh bắt hải sản đăng trên tạp chí Science của Mỹ năm 2006, một số nhà khoa học đã tính toán rằng nếu tốc độ khai thác tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2048 chúng ta sẽ không còn cá để đánh bắt trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều loài sinh vật biển cũng vô tình bị tiêu diệt trong quá trình đánh bắt này

Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_suy_gi%E1%BA%A3m_%C4%91%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt

https://vibienxanh.vn/2.3-bien-bi-het-ca.html

6293-cuoc-dai-khung-hoang-2.jpg

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Ai cũng biết, một khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỷ năm cạn kiệt thì không cách nào tái tạo được, đặc biệt nguồn năng lượng hóa thạch. Thế giới đang đứng trước nỗi lo một khi các mỏ dầu, mỏ khí đốt tự nhiên, than đá cạn kiệt, nhân loại sẽ xoay xở ra sao để duy trì cuộc sống.

Thống kê ước tính đến năm 2010, trung bình mỗi công dân trên hành tinh đã tiêu thụ một lượng tài nguyên gấp 1,25 lần so với mức cần thiết.

Các tổ chức này cảnh báo để đáp ứng nhu cầu của nhân loại, mỗi năm loài người tiêu thụ 170% lượng tài nguyên có thể tái tạo của Trái Đất. Tức là cần gần 2 trái đất mới đủ đáp ứng nhu cầu của con người, chưa kể tài nguyên không thể tái tạo. Và đi kèm với thực tế này là rất nhiều hậu quả như tình trạng thiếu nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, suy giảm năng suất nông nghiệp, suy giảm nguồn dự trữ hải sản, rừng cạn kiệt, nhiều loài động vật biến mất.

https://moitruong.net.vn/nguon-tai-nguyen-trai-dat-dan-can-kiet-ai-se-ganh-chiu-he-qua/

6293-cuoc-dai-khung-hoang-3.jpg

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nghiên cứu mới, được các nhà khoa học tại Khoa Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Porto, Bồ Đào Nha, đăng tải ngày 21/4 đã vẽ nên một bức tranh tổng quát về những tác động tiềm tàng của con người đối với khí hậu. Và kết quả của nó không tốt đẹp chút nào.

"Tác động của biến đổi khí hậu đã có thể thấy rõ, song nếu Hệ thống Trái Đất rơi vào vùng có hành vi hỗn loạn, chúng ta sẽ mất hết hy vọng để có thể khắc phục được sự cố", nhà nghiên cứu Orfeu Bertolami, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Cụ thể, sự ra đời của kỷ Anthropocene được nhắc tới như một sự chuyển pha của sự sống. Theo đó, hầu hết chúng đều quen thuộc với sự chuyển pha trong vật liệu, chẳng hạn như khi một cục nước đá chuyển pha từ thể rắn sang thể lỏng bằng cách tan thành nước hoặc khi nước bay hơi thành khí.

Nhưng sự chuyển pha cũng xảy ra trong các hệ thống khác. Trong trường hợp này, hệ thống được nói đến chính là khí hậu trên Trái Đất. Một khí hậu nhất định cung cấp các mùa và thời tiết thường xuyên và có thể dự đoán được, và sự chuyển pha trong khí hậu dẫn đến một kiểu thời tiết và mùa mới.

Dễ thấy ngày nay, nhiều khu vực trên Trái Đất đang trải qua những kiểu khí hậu khác lạ, như nóng tới bất ngờ vào mùa đông, hay những đợt lạnh trái mùa vào tháng 5, tháng 6. Nhà nghiên cứu Bertolami cho biết: "Khi khí hậu trải qua các giai đoạn chuyển đổi, điều này có nghĩa là Trái Đất đang trải qua một sự thay đổi đột ngột và quá trình chuyển pha đang diễn ra".

https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-xuat-hien-cua-cac-mua-moi-va-loi-du-doan-trai-dat-het-hy-vong-hoi-phuc-20220526062317463.htm

6293-cuoc-dai-khung-hoang-4.jpg

CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG

Xã hội tiêu dùng là một hình thái xã hội được nhìn nhận trên cơ sở hệ quy chiếu tất cả các mối quan hệ xã hội về hai phạm trù sản xuất và tiêu dùng trong đó hình thái xã hội này đề cao yếu tố tiêu dùng, các hoạt động tiêu thụ, mua sắm, vui chơi, giải trí. Theo lý thuyết về xã hội tiêu dùng (chủ nghĩa tiêu thụ) của Thorstein Veblen thì đây là một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở phát triển nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn để thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ, thụ hưởng ngày càng cao của đời sống nhân dân và ngày càng phổ biến với quá trình toàn cầu hóa.

Chủ nghĩa tiêu dùng khiến người ta ngày càng mua sắm nhiều hơn, mua sắm nhiều quá mức cần thiết ngoài nhu cầu cơ bản của họ dẫn đến việc sử dụng nhiều tài nguyên hơn và "rác thải" nhiều hơn. Về mặt xã hội, nó tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội, nó còn dẫn đến tình trạng hoen gỉ tâm hồn của những cư dân đang biến mình thành tín đồ của chủ nghĩa đồ vật và cam phận làm nô lệ cho những lạc thú bản năng. Nhiều cư dân trong xã hội này đề cao sự tiêu xài mà ít chú trọng đến tiết kiệm và các kế hoạch chi tiêu tài chính dài hạn. Nhiều hiện thực đáng ngại là đường dẫn đến một hiện thực đó là nhiều người đang bị thống trị bởi chủ nghĩa hưởng thụ, mà ẩm thực chỉ là những chấm phá của một bức tranh toàn cảnh về một xã hội tiêu dùng.

Liên Hợp quốc xếp "chủ nghĩa tiêu thụ" cùng với hiện tượng khí hậu Trái Đất ấm lên là hai hiểm họa lớn nhất đe dọa cuộc sống con người.

https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i_ti%C3%AAu_d%C3%B9ng

6293-cuoc-dai-khung-hoang-5.jpg

RÁC THẢI

Minh chứng rõ ràng nhất về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang được thể hiện qua những con số thống kê:

- Lượng tiêu thụ đồ nhựa của cả thế giới: Thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng… Chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn, ghế, tã, đồ chơi…

- Lượng rác thải đổ ra môi trường: Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy còn dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.

- Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt: Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần, dự báo có thể gấp đôi trong 20 năm nữa.

Những con số khổng lồ này chắc hẳn sẽ khiến bạn giật mình?

Đặc biệt là khi mà rác thải nhựa là loại rác thải khó phân hủy, vì thế chúng đang là sức ép không hề nhỏ đối với việc xử lý rác của các quốc gia trên thế giới.

Thống kê từ các tổ chức như WHO, EPA cho thấy trong số 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa đang tồn tại trong môi trường thì chỉ có:

- 9% rác thải nhựa được tái chế

- 12% rác thải nhựa được đốt

- 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển.

- Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương.

Con số này đang cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa chưa mang lại hiệu quả cao. Chính thực trạng này đã khiến việc ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo động trên toàn cầu. Giữa bang California và Hawaii đã xuất hiện một vùng biển bị che phủ bởi rác nhựa nổi, với diện tích lên tới 1.6 triệu km2, được các nhà khoa học đặt tên là “Bãi rác Khổng lồ của Thái Bình Dương”. Tác hại của nhựa ngày càng nghiêm trọng khi có tới hơn 800 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác nhựa, đó là chưa kể đến hậu quả đối với sức khỏe con người.

https://anphatholdings.com/hoat-dong-moi-truong/thuc-trang-o-nhiem-rac-thai-nhua-dang-o-muc-bao-dong.html

6293-cuoc-dai-khung-hoang-6.jpg

ĐẤT ĐANG CHẾT

Khi chúng ta làm mọi việc trong sự thiếu hiểu biết thường chỉ là hành động phá hoại. Cũng bởi không hiểu về Đất nên chúng ta đang hủy hoại môi trường Đất, ngăn chặn cách "tự nhiên" vẫn đang vận hành hàng triệu, tỉ năm nay. Việc cày bừa, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ khiến đất bị nhiễm độc và trở thành đất chết. Cần rất nhiều thời gian cho quy trình "phục hồi tự nhiên" trừ phi chúng ta bắt đầu chịu hiểu và có ý thức trong việc "thay đổi" cách đối xử với đất. Xem video dưới đây để hiểu rõ hơn:

https://www.youtube.com/watch?v=ZX3JiJIX8GU&t=3s

6293-cuoc-dai-khung-hoang-7.jpg

NÓNG LÊN TOÀN CẦU

Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.

Sản xuất năng lượng

Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit - những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.

Sản xuất hàng hoá

Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch. Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.

Chặt phá rừng

Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

https://vietnam.un.org/vi/175280-nguyen-nhan-va-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau

6293-cuoc-dai-khung-hoang-13.jpg

BĂNG TAN - NƯỚC BIỂN DÂNG

Đảo Greenland chứa khối lượng băng tầng khổng lồ, đủ làm nước biển dâng lên 6 mét nếu tan chảy hoàn toàn. Trong ít nhất 40 năm qua, các sự kiện băng tan tại đây đã xảy ra với tần suất ngày càng nhanh hơn, và báo cáo được công bố ngày 1.11 đánh dấu lần đầu tiên các chuyên gia Anh dựa vào dữ liệu vệ tinh để phát hiện chính xác khối lượng băng tan ở Greenland, và ước tính được mức độ dâng của mực nước biển.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications, các nhà nghiên cứu phát hiện tốc độ tan băng ở Greenland đã tăng 21% trong 4 thập niên, tỷ lệ thuận với nhiệt độ tăng trên toàn cầu.

Phóng viên TTXVN tại Brussels ngày 22/9 dẫn báo cáo mới được công bố cùng ngày của Cơ quan hàng hải Copernicus Liên minh châu Âu (EU) cho biết, sự ấm lên của đại dương và các sông băng tan chảy đang làm mực nước biển dâng cao thêm 2,5mm mỗi năm ở Địa Trung Hải và dâng thêm 3,1mm mỗi năm trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện từ năm 1979 đến năm 2020, Bắc Cực đã mất đi một vùng biển băng có diện tích lớn gấp 6 lần nước Đức. Họ cảnh báo biến đổi khí hậu và ô nhiễm tiếp tục gây áp lực đối với các hệ sinh thái biển.

https://thanhnien.vn/tham-hoa-nuoc-bien-dang-neu-bang-greenland-tan-chay-hoan-toan-post1397001.html

6293-cuoc-dai-khung-hoang-9.jpg

CHÁY RỪNG

Theo báo cáo công bố ngày 23/2 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp thế giới sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới do hệ quả của việc Trái Đất ấm lên.

Theo UNEF, thậm chí ngay cả những nỗ lực đầy tham vọng nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cũng không thể ngăn chặn tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng

UNEF cũng cảnh báo rằng các chính phủ đang thiếu sự chuẩn bị cho những kịch bản xấu.

Nguy cơ gia tăng những "mùa Hè đen"

Báo cáo của UNEF nhận định trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng trong một năm nào đó có thể tương tự như "mùa Hè đen" của Australia năm 2019-2020 hay các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%.

Trái Đất nóng lên đang biến nhiều khu vực trở thành mồi lửa và thời tiết cực đoan hơn đồng nghĩa với gió mạnh hơn, nóng hơn và khô hạn hơn tạo điều kiện cho lửa bùng phát mạnh hơn.

https://www.vietnamplus.vn/the-gioi-doi-mat-nguy-co-xay-ra-nhieu-vu-chay-rung-nghiem-trong-hon/774532.vnp

6293-cuoc-dai-khung-hoang-10.jpg

CHIẾN TRANH HẠT NHÂN

Nguy cơ này càng tăng lên khi nhiều nước nghiên cứu để chế tạo vũ khí hạt nhân. Cũng như nhiều nguy cơ khác, rất khó ước tính rằng chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt bao nhiêu phần dân số trên Trái Đất. Mặc dù số người bị ảnh hưởng sẽ rất nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ này ít có khả năng dẫn đến sự tuyệt chủng.

6293-cuoc-dai-khung-hoang-11.jpg

ĐẠI DỊCH

Cách sử dụng công nghệ sinh học sai lầm là một nguy cơ khác khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Đây là kiểu công nghệ tận dụng sinh học để tạo ra những sản phẩm mới, nhưng điều đáng lo là con người có thể lạm dụng công nghệ sinh học để chế tạo những mầm bệnh chết người và lây lan rất nhanh. Từ đó, rất nhiều đại dịch có thể xuất hiện.

Thực tế, có nhiều đại dịch đến từ thế giới tự nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, những đại dịch do con người tạo ra là mối đe dọa lớn nhất, ít nhất là trong thế kỷ này. Lý do là vì những mầm bệnh do con người “thiết kế” thường sẽ có tác động tiêu cực hết mức có thể, bởi đi kèm với nó có thể là một mục đích xấu.

6293-cuoc-dai-khung-hoang-12.jpg

-----------

Dựa vào những số liệu ở trên chúng ta thấy rằng mọi thứ có vẻ đều đang diễn biến theo chiều hướng "tệ hơn". Tuy nhiên bao giờ trong cái may cũng có cái rủi, trong cái rủi lại có cái may. Nhìn vào thực tại của "ngôi nhà chung" Trái Đất chúng ta phát hiện thấy rất nhiều "vấn đề" đang tồn tại. Nếu không có cái gọi là "vấn đề" thì sẽ chẳng ai có ý thức về việc "thay đổi", sửa chữa chính mình để không còn làm tổn thương bà mẹ Trái Đất.

Và có lẽ ĐẠI KHỦNG HOẢNG, ĐẠI SUY THOÁI là tiền đề cho cái gọi là ĐẠI THỨC TỈNH. Đó là cái may trong cái rủi. Tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn vào thực trạng hiện tại để đưa ra giải pháp tổng quan phù hợp.

Trái đất đã trải qua nhiều triệu tỉ năm và nó chỉ thực sự bất ổn khi "loài người" xuất hiện. Bản chất loài người không phải là vấn đề bởi chúng ta được sinh ra như một "lẽ tự nhiên". Có lẽ cái có vấn đề chính là "lòng người".

Nếu chúng ta phát triển mọi thứ hướng tới "xây dựng và bảo tồn" thì mọi thứ đã khác. Nhưng lòng tham đã thúc đẩy mọi thứ đi nhanh hơn và chúng ta đang ở trên "bờ vực của sự sụp đổ", không cách này thì cách khác.

Mở mắt ra và nhìn quanh thế giới, có lẽ trong mỗi chúng ta đều đã tự có lời giải cho riêng mình.

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh