Hành Trang Tiến Vào Kỷ Nguyên Mới

HÀNH TRANG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Chúng ta chuẩn bị bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tình yêu, cân bằng và hòa hợp. Vậy đâu là hành trang chúng ta mang theo để an toàn bước sang kỷ nguyên mới? Hôm nay mình xin tổng hợp một số phương pháp để hoàn thiện bản thân một cách đơn giản nhất. Các bạn hãy đọc với tâm thức mở, cái gì thấy hay thấy tốt thì thu nạp, không hợp thì bỏ qua:

1. Học phân biệt trước khi buông bỏ sự phân biệt vì nếu trong tay không nắm thì lấy gì mà buông?

2. Học về tình yêu có điều kiện và vô điều kiện rồi sẽ có tình yêu minh triết.

3. Hiểu rằng quá khứ là vô nghĩa và tương lai là vô định để quay trở về với phút giây hiện tại.

4. Cân bằng nhân quả, hóa giải nhân cũ, không tạo thêm nhân xấu.

5. Thực tập lòng biết ơn, biết ơn vạn sự đến với mình vì tất cả đều chỉ là bài học.

6. Qua đêm đen trời sẽ sáng, vật cực tất phản. Đến tận cùng của khổ đau sẽ là bình minh hé rạng. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai.

7. Con đường đạo luôn đi từ sai đến đúng, từ không đến có, từ khổ đến sướng, từ vô tình đến hữu tình. Đằng nào chúng ta cũng phải trải nghiệm tính 2 mặt của cuộc sống trước khi trở về với Trung Đạo. Nếu bạn đi từ sướng đến khổ thì sẽ rất khó có thể chịu đựng thay vì đi từ khổ đến sướng. Hiểu rồi sẽ dễ chấp nhận thực tại hơn.

8. Chỉ cần sửa mình không cần sửa người vì trong sao ngoài vậy. Còn mong, còn cầu, còn đau khổ.

9. Học cách cho đi những thứ mình thừa và nhận về những thứ mình thiếu trong niềm hân hoan.

10. Hạ mình, khiêm cung, coi vạn vật là thầy sẽ dẹp được cái tôi để mở lòng ra đón nhận những điều mới mẻ.

11. Không đánh giá, phán xét, chỉ trích, lên án chính mình và người khác.

12. Tôn giáo nào cũng tốt, hãy học lấy cái hay cái đẹp của mọi tôn giáo nhưng đừng chấp vào tôn giáo hoặc pháp, nếu không sẽ không thể học hỏi thêm được.

13. Mọi đau khổ đều do tâm trí của bạn quy định, hãy đảo chiều suy nghĩ sang tích cực chứ đừng than trời, trách người.

14. Tất cả khổ đau mà bạn gặp trên hành trình đều là bóng tối bên trong bạn. Hãy tập yêu bóng tối của chính mình. Yêu bóng tối thì bóng tối sẽ trở thành ánh sáng.

15. Biết lắng nghe mới có thể thấu hiểu. Hãy học cách lắng nghe, hạ cái tôi xuống và học hỏi những cái hay, cái đẹp từ người khác

16. Ai đánh giá, phán xét bạn thì đó là vấn đề của họ. Người tu chân chánh không thấy lỗi thế gian. Muốn sửa người là can thiệp vào tự do ý chí của họ, bất như ý thì sẽ đau khổ.

17. Muốn về đích thì cần thực hành vô niệm, vô ngã. Đạt được hai điều này sẽ có được vô cực (vô tận). Muốn vậy hãy thỏa mãn các ham muốn của tâm mà không gây tổn hại đến người khác.

18. Niềm tin quyết định tất cả, hãy tiến hóa niềm tin theo chiều tích cực và tích cực hơn nữa. Tin gì nấy tới

19. Mỗi chúng ta đều có mầm chủng tử Phật/Thượng đế nên chúng ta đều là Phật/Thượng đế đã thành, chỉ cần gột rửa tâm là sẽ quay lại với bản nguyên thiện lành Phật/Thượng đế tánh.

20. Có câu thuận tự nhiên - tự nhiên thành. Vậy nên hãy học cách sống thuận tự nhiên.

21. Hãy nhìn đời với đôi mắt độ lượng, bao dung, vị tha, yêu thương để có thể tha thứ cho chính mình và mọi người xung quanh.

22. Hiểu ra rằng tất cả những người tạo ra nghịch cảnh cho bạn cũng chỉ bởi họ quá yêu thương bạn mà đến. Lúc đó sẽ khởi được tâm yêu thương vạn vật.

23. Trong vạn sự hãy lấy Tâm làm gốc. Tâm an vạn sự an.

24. Muốn có trí tuệ cần trải nghiệm tính hai mặt của cuộc đời, vậy nên tâm bạn đang muốn trải nghiệm điều gì thì hãy cứ trải nghiệm điều đó, đừng tạo tác ra nhân xấu là được. Học trên sách vở, internet chỉ là lý thuyết. Muốn có trí tuệ thực sự cần thông qua thực chứng.

Hoàng Nhật Minh

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-1.jpg

Con đường đạo là con đường ngắn nhất, đẹp nhất đưa bạn về đích. Nếu không thì đó chưa phải con đường đạo tột cùng. Đằng nào chúng ta cũng phải trải nghiệm tính 2 mặt của cuộc sống trước khi trở về với Trung Đạo. Nếu bạn đi từ sướng đến khổ thì sẽ rất khó có thể chịu đựng thay vì đi từ khổ đến sướng. Hiểu rồi sẽ dễ chấp nhận thực tại hơn.

Ngoài ra chỉ có con đường đạo tột cùng mới đưa bạn đến được với sự sống đời đời, thiên đường đời đời. Thử nghĩ xem trải nghiệm mặt tối đến vô tận rồi phản đảo lại trải nghiệm mặt sáng vô tận. Chẳng còn lý do gì để bạn cần phải quay về phía bóng tối để học hỏi nữa vì bạn đã trải nghiệm nó đến cùng tận rồi.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-2.jpg

Vạn vật đều có tần số riêng của nó. Tần số của bạn ở ngưỡng nào thì sẽ hấp dẫn tri thức, bài học ở ngưỡng đó. Mong cầu điều gì thì các bài học phù hợp sẽ kéo đến để bạn học bài và có thể trở thành cái mà bạn mong cầu. Khi tâm khởi thì trùng trùng duyên khởi!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-3.jpg

Biết ơn nghịch cảnh thì giác ngộ kéo đến. Luôn sống trong lòng biết ơn thì cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập phép màu.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-4.jpg

Vật cùng tất phản, cực thịnh ắt suy. Nói chung cứ đi đến tận cùng thì sẽ phản đảo ngược lại, đến tận cùng của đau thương sẽ là bình minh hé rạng. Tự tin tiến bước đón chào mọi thử thách, chông gai. Thông qua các khảo nghiệm mà trở nên mạnh mẽ, can trường, trí tuệ và yêu thương.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-5.jpg

Vài dẫn chứng cho câu: Vật cùng tất phản, cực thịnh ắt suy. Nói chung cứ đi đến tận cùng thì sẽ đảo ngược lại, đến tận cùng của đau thương sẽ là bình minh hé rạng. Tự tin tiến bước đón chào mọi thử thách, chông gai...

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-6.jpg

Tìm điểm cân bằng hài hòa giữa mình và người thì sóng êm bể lặng. Học cách tôn trọng mình thì sẽ biết tôn trọng người khác. Yêu được mình thì sẽ biết cách yêu người

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-7.jpg

Nhân gieo đi trong hân hoan thì quả gặt về cũng hân hoan

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-8.jpg

Đại ý là không mong, cũng chẳng cầu. Sống thuận tự nhiên hay còn gọi là thuận duyên. Hội đủ duyên thích thì làm, không thích thì bỏ. Ung dung, tự tại...

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-9.jpg

Cách hạ cái tôi xuống tột cùng. Khi hạ mình và khiêm cung thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-10.jpg

Bản chất của sáng tạo là vô hạn. Tôn giáo là hữu hạn. Không thể lấy cái hữu hạn để mô tả cái vô hạn. Chúa và Phật ngày xưa cũng không lập tôn giáo mà khi các ngài thăng thiên các đồ đệ mới lập nên tôn giáo. Vì vậy tôn giáo giống như mũi tên chỉ đường chứ không phải là đích đến.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-11.jpg

Sinh ra như tờ giấy trắng, vậy mà bây giờ tờ giấy ấy chằng chịt định nghĩa thế nào là tình huống khổ đau? Do xã hội đã dạy bạn đó.

Nếu nhìn đời với đôi mắt của một đứa trẻ tinh khôi, chưa nhiễm bụi trần thì dù bạn có diễn trò gì trước mặt chúng, chúng cũng chỉ cười thích thú mà thôi!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-12.jpg

Tựu chung thì chúng ta đến đây để học về tình yêu vô điều kiện. Yêu chỉ là yêu thôi. Nếu cần điều kiện mới có thể yêu thì nó hoàn toàn có thể sụp đổ khi bất như ý.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-13.jpg

Vả và sung là quả nhưng nó cũng là hoa, chẳng qua hoa nở vào phía trong. Muốn hoa tâm thức nở chúng ta cũng nên hướng tâm mình vào bên trong vậy.

Ngày nay hầu hết mọi người đều hướng tâm ra ngoài, tạo muôn vàn nghịch cảnh, trùng trùng khổ đau!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-14.jpg

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thành công lớn đều bắt đầu từ làm tốt những việc nhỏ. Vũ trụ khổng lồ này được cấu thành từ những hạt photon ánh sáng tí hon. Cái tôi càng nhỏ bé thì trí tuệ càng khổng lồ. Điểm không nó chẳng có gì mà lại có tất cả.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-15.jpg

Mỗi chúng ta đều có mầm chủng tử Phật nên chúng ta đều là Phật đã thành, chỉ cần gột rửa tâm là sẽ quay lại với bản nguyên thiện lành Phật tánh. Tập trung ở đâu nơi ấy phát triển. Quay vào bên trong đánh thức vị Phật của mình dậy. Tâm sinh vạn Pháp, vạn Pháp quy Tâm. Trong Tâm mình có đủ, chẳng thiếu cái gì cả, đừng tìm kiếm bên ngoài nữa.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-16.jpg

Trong mỗi chúng ta đều có Ma tính, Phật tính, Thiên Chúa tính. Tu hành là tu tâm, sửa tính. Thay đổi bản thân trở nên ngày một tốt đẹp hơn. Những gì bạn cho là xấu, ác thì chính là phần bóng tối bên trong bạn. Nó sẽ trồi lên khi hội đủ cơ duyên.

Yêu được Satan là điều rất khó với hầu hết mọi người. Nhưng ít ai ngờ rằng Satan giác ngộ sẽ trở thành Thiên Chúa. Còn gì đẹp hơn thế? Yêu thương vô điều kiện!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-17.jpg

Vũ trụ này được hình thành dựa trên nền tảng nhị nguyên. Vì vậy bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại tính hai mặt của nó. Trong âm đã có dương, trong thiện đã có ác, đúng với người này sai với người khác. Không có gì là hoàn toàn thiện, không có chi là hoàn toàn ác. Thiện nhỏ thì ác lớn và ngược lại.

Vậy nên khi chúng ta còn đánh giá, phán xét thế này là đúng, thế kia là sai thì chúng ta vẫn trong vòng luẩn quẩn của nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, sinh tử, vẫn còn trong nhị nguyên vô minh. Nhìn đời với đôi mắt độ lượng, bao dung, vị tha, yêu thương sẽ thấy được sự thật ẩn tàng phía sau nó và mỉm cười.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-18.jpg

Tâm đặt ở đâu đó phát triển. Tâm đặt ở phút giây hiện tại thì ngũ quan phát triển, cảm nhận tăng cường. Càng xa rời phút giây hiện tại, càng khó hài lòng về cuộc sống nên hay mơ ước xa vời và suy nghĩ viển vông.

Khi bạn luôn ở đây, ngay lúc này là bạn đang sống tỉnh thức với con người thật của mình. Bạn ăn ngon hơn, làm việc tốt hơn, tinh tế hơn, trí tuệ hơn, gần nguồn hơn, vô tư, yêu đời như một đứa trẻ đang khám phá thế giới vậy. Đứa trẻ coi nó với thế giới là một cho đến khi chúng được chỉ dạy cách phân biệt...

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-19.jpg

Cân bằng - công bằng - quân bình là một trong những luật cơ bản của vũ trụ để đảm bảo mỗi sinh mệnh đều có quyền bình đẳng như nhau. Con người được ban cho tự do ý chí để được sống và trải nghiệm những gì chúng ta mong muốn. Cuộc đời đã cho phép thì hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ... Phép màu có ở muôn nơi!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-20.jpg

Người sống thuận tự nhiên tuyệt đối là người sống trọn vẹn với phút giây hiện tại. Nghĩa là không còn phóng tâm đến tương lai hoặc quá khứ, hiểu mệnh của mình và tin sâu vào luật nhân quả. Lúc này bạn không cần lập bất kỳ kế hoạch nào cho cuộc đời mình, không mong, không cầu, vô ưu, vô lo mà hoàn toàn tin tưởng vào tự nhiên và để tự nhiên dẫn dắt. Đạo sinh ra từ tự nhiên, đó là con đường ngắn nhất, đẹp nhất đưa bạn về đích với ít nỗ lực nhất.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-21.jpg

Tình yêu vô điều kiện thì đối nghịch với tình yêu có điều kiện. Còn tình yêu minh triết nó nằm ở giữa (điểm cân bằng) nên nó bao trùm tất thảy. Tuy nhiên muốn đạt được tình yêu minh triết thì cần đạt được tình yêu vô điều kiện tới tột cùng. Tình yêu minh triết là tình yêu lúc thì vô điều kiện, lúc thì có điều kiện tùy trường hợp và hoàn cảnh, vô cùng linh động.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-22.jpg

Khi bạn nhận ra rằng mình đang được bao bọc trong tình yêu thương khổng lồ từ các sinh mệnh anh chị em trong vũ trụ. Họ đến đây chấp nhận đóng vai ác, gây khổ đau cho bạn để bạn học được bài học của chính mình. Lúc đó đối với bạn đâu đâu cũng là tình yêu, bạn biết ơn vũ trụ, biết ơn vạn vật vì tình yêu thương lớn lao vô bờ bến ấy...

“Hãy luôn luôn nhớ rằng,” Chúa mỉm cười, “Ta đã gửi tới cho con không gì khác ngoài những thiên thần.”

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-23.jpg

Đạo sinh ra từ tự nhiên nên tự nhiên chính là đạo, là đường. Nguyên tắc của đạo thì trước sau như một. Khi chúng ta sống nghịch đạo hay còn gọi là bất thuận tự nhiên thì bài học kéo đến để chúng ta biết sai mà sửa. Thuận dòng thì như nước chảy mây trôi, còn nghịch dòng thì muôn vàn gian khó, trùng trùng khổ đau. Trái đất đang chữa lành thì chúng ta cũng chữa lành.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-24.jpg

Khi nghịch cảnh kéo đến việc đầu tiên bạn phải Nhẫn, không than trời, trách người. Nhẫn để không đánh mất chính mình, bình tâm, tĩnh trí quan sát nghịch cảnh. Nếu có khoảng lặng thì tự đặt câu hỏi: bài học ở đây là gì?

Nếu không thì đừng nghĩ gì cả mà chỉ quan sát không đi kèm với đánh giá, phán xét. Khi nghịch cảnh trôi qua hãy xin lỗi, yêu thương bản thân. Tự quán chiếu lại tìm câu trả lời, thay góc nhìn tiêu cực bằng tích cực để chuyển hóa năng lượng và giải thoát cho chính mình.

Đọc thêm: https://khoahoctamlinh.vn/cau-chuyen-linh-hon-nho-va-mat-troi-456.html

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-25.jpg

Tâm sinh vạn pháp, vạn pháp quy Tâm.

Tâm an trí sáng, Tâm bình khí hòa.

Trong vạn sự hãy lấy Tâm làm gốc. Tâm an vạn sự an.

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Khi Tâm khởi thì trùng trùng duyên khởi.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-26.jpg

Có câu: Tiểu Thiện như Đại Ác, Đại Thiện lại có vẻ Vô Tình. Ý rằng việc thiện nhỏ chính là ác lớn (không cứu được người), còn việc thiện lớn là giúp người khác nhận ra vướng mắc của họ, để nó trồi lên và chuyển hóa.

Khi gặp nghịch cảnh lần đầu thì khó chịu lắm, nhưng nếu nó diễn ra nhiều lần lại cảm thấy bình thường vì chúng ta đã không còn chấp vào việc ấy nữa. Khi không còn chấp chúng ta thoát khổ. Cuộc sống chỉ còn lại an vui. Cứ thuận tự nhiên, để tự nhiên dẫn dắt. Không cần cố gắng mà lại thành.

Đọc thêm: https://khoahoctamlinh.vn/thien-nho-giong-nhu-ac-lon-thien-lon-lai-co-ve-vo-tinh-2163.html

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-27.jpg

Khi bạn tu sửa bản thân là bạn đang giúp chính mình tốt lên dẫn đến những người có giao tiếp với bạn cũng được hưởng lây sự tốt đẹp của bạn. Còn gì yêu thương hơn việc giúp người khác nhận biết sự thật rằng họ là ai, ý nghĩa của sự sống là gì?

Khi bạn là chính mình bạn được sống theo ý thích của bạn mà bỏ qua các rào cản xã hội rằng bạn phải thế này, phải thế kia nếu không muốn bị đánh giá và phán xét. Là chính mình thì lúc nào cũng phơi phới, tràn ngập năng lượng!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-28.jpg

Muốn đến được thiên đường chúng ta cần có phẩm tính của công dân thiên đường. Thiên đường là nơi không có khổ đau nhưng nếu con em chúng ta sống ở nơi mà hoàn toàn là hạnh phúc, chúng sẽ không cảm nhận được hạnh phúc do chưa được trải nghiệm tính phân cực sáng tối.

Vậy nên cần phải có một phương pháp giáo dục giúp chúng cảm nhận tính hai mặt của cuộc đời. Lúc đó không ai còn chấp vào thiện ác, đúng sai, tất cả chỉ là bài học để con em chúng ta được trải nghiệm và hiểu rằng chúng đang hạnh phúc đến nhường nào.

Đọc thêm: https://khoahoctamlinh.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-1026.html

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-29.jpg

Người sinh ra đã mù lòa nếu bạn không nói cho họ biết rằng họ mù thì họ cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì với chuyện đó. Người sinh ra ở nơi nghèo nàn, lạc hậu họ cũng không thấy khổ sở gì cho đến khi họ lên thành phố.

Sống trong khổ thì không biết mình khổ và sống trong sướng cũng chẳng biết mình sướng. Người từng trải là người đã lăn lộn, thấu hiểu tính hai mặt của cuộc đời mà trở nên điềm tĩnh, trí tuệ, sống biết đủ và đáng tin trong mắt mọi người.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-31.jpg

Hãy làm vạn sự trong niềm yêu thích nhưng không để ý đến thành bại, đúng sai. Tức là không chấp vào kết quả, được thì vui, mất là bài học. Hãy cứ thuận tự nhiên, trôi theo dòng chảy, không suy nghĩ nhiều quá mà tập trung vào trải nghiệm, cảm nhận từng phút giây cuộc đời.

Chúng ta đang tiến về thiên đường nên mọi bám chấp (những thứ có thể khiến bạn khổ đau) sẽ đều được tháo gỡ sạch sẽ. Tất cả là bài học nên cứ bình tâm, tĩnh trí đón nhận vạn sự trong niềm hân hoan.

Ai sống vì mình, vì mọi người thì sẽ khổ vì mắc cười (nhiều quá)

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-32.jpg

Nếu xung quanh bạn đều là ánh sáng thì bạn chẳng có gì khác biệt so với họ, cũng giống việc xung quanh bạn đều là người tốt như bạn thì bạn cũng không thể tự định nghĩa bản thân. Chỉ khi bạn chui vào bóng tối và tạo nên sự đối lập, chiếu ánh sáng của bạn vào bóng tối bạn mới có thể tự định nghĩa chính mình (ánh sáng của bạn có màu gì, nó lấp lánh ra sao).

Bạn có thể tự định nghĩa chính mình là: từ bi, tha thứ, yêu thương, tốt bụng, dịu dàng, sáng tạo, kiên nhẫn, giúp đỡ, chia sẻ, thân thiện, quan tâm... Mỗi phẩm chất ấy là một sắc màu của ánh sáng. Đâu là cái bạn muốn trở thành?

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-33.jpg

Người khổ là người vẫn còn có thể nổi giận, tham đắm, luôn suy nghĩ, trăn trở, dày vò hoặc tự dằn vặt bản thân; không được sống theo ý muốn của chính mình mà sống để đẹp lòng, vừa lòng người khác. Người đã thoát khổ là người làm vạn sự trong niềm yêu thích và biết cách từ chối những điều mà trong tâm họ cảm thấy không thích. Nếu việc gì cũng là điều yêu thích thì vạn sự đều là niềm vui phải không bạn?

Tuy nhiên cũng đừng cưỡng ép bản thân không được khóc, không được buồn, không được khổ. Đó là kìm nén, hãy cứ để tâm bạn được bung tỏa như những gì nó đang muốn. Khi không còn bất cứ kìm nén nào và trải nghiệm thỏa thích tính hai mặt của cuộc đời rồi bạn mới có thể thực sự thoát khổ.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-34.jpg

Suy nghĩ là căn nguyên của mọi vấn đề nên chỉ cần luôn luôn có thể "suy nghĩ tích cực" thì kéo theo đó là mọi lời nói, việc làm của bạn đều trở nên tích cực. Thế giới của chúng ta được tạo thành dựa trên nền tảng nhị nguyên nên dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào luôn có thể nhìn theo hai hướng "tiêu cực" hoặc "tích cực". Nếu bất kỳ vấn đề nào bạn đều có thể tìm được góc nhìn tích cực thì chắc hẳn cuộc sống của bạn đang tràn ngập phép màu!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-35.jpg

Các cụ có câu: "mất bò mới lo làm chuồng". Chúng ta thường cho rằng những thứ đang có là điều hiển nhiên mà quên mất cần phải trân trọng và vun đắp cho nó, nhất là trong quan hệ người với người. Có những thứ mất đi rồi không bao giờ có thể lấy lại được. Vậy đâu là điều có ý nghĩa với bạn trong cuộc đời này?

Người với người sống để yêu nhau, bạn sẽ chẳng thể tồn tại nếu thiếu đi tình yêu. Và chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành vạn vật. Những thứ bên ngoài chỉ là niềm vui trong giây lát, tình yêu thực sự luôn đến từ bên trong, yêu được mình rồi mới biết cách yêu người. Quay vào tập trung học yêu bản thân trước, rồi thế giới của bạn sẽ tràn ngập tình yêu.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-36.jpg

Trẻ em luôn tươi cười vui vẻ, dễ dàng tha thứ và quên đi, sống vô tư, yêu đời, luôn thể hiện đúng cảm xúc của mình. Buồn thì khóc, vui thì cười, đói thì ăn, mệt ngủ liền. Chúng không lo lắng về quá khứ, cũng chẳng bận tâm đến tương lai. Cuộc sống của chúng là ngay ở đây, ngay lúc này, chúng đang ăn, đang uống, đang trải nghiệm và khám phá mọi thứ.

Trẻ con không lo sợ bản thân mình như thế nào trong mắt người khác, bởi vì chúng không suy nghĩ nhiều. Người lớn lại luôn luôn lo lắng người khác nhận xét, đánh giá như thế nào về mình.

Mỗi người được sinh ra trên đời đều là một món quà riêng biệt mà Thượng Đế ban tặng. Chúng ta là những cá thể độc lập không ai giống ai cả, vậy nên bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Việc chúng ta cứ cố gắng thay đổi theo lời người khác chỉ khiến ta đánh mất chính mình và trở thành những bản sao lỗi thời mà thôi.

Hãy học theo những đứa trẻ, sẵn sàng bày tỏ quan điểm ý kiến của bản thân. Sẵn sàng làm những điều mình muốn hay có những suy nghĩ tưởng chừng rất “vớ vẩn”. Bởi vì chúng ta là duy nhất, bởi vì chúng ta muốn hạnh phúc nên hãy sống là chính mình.

Mỗi người hãy đặt cho mình một tấm vé quay trở về tuổi thơ. Hãy luôn sống như một đứa trẻ nhưng với trí tuệ của bậc giác ngộ!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-37.jpg

Người nghèo trúng Vietlot thì cảm xúc khác hoàn toàn với tỉ phú trúng Vietlot. Bóng đèn mang ra ngoài trời thì chẳng thấy ánh sáng ở đâu, bóng đèn chỉ có giá trị khi ở trong phòng tối. Vậy nên muốn thấu hiểu thế nào là hạnh phúc tột cùng thì chúng ta cần trải nghiệm đầy đủ tính hai mặt của cuộc sống này.

Các thiên sứ ở trên trời sinh ra ở trong ánh sáng, phúc lạc và đủ đầy nên cũng chẳng hiểu thế nào là hạnh phúc do chưa trải nghiệm tính hai mặt sáng tối. Tình yêu của Thiên Chúa vĩ đại ở chỗ ném chúng ta vào bóng tối để chúng ta hiểu thế nào là ánh sáng. Càng chịu được khổ thì bạn sẽ càng hiểu về sướng. Vậy nên khổ kéo đến thì cứ hân hoan mà đón chào. Đón chào nhé, chứ nổi xung lên thì chỉ khổ hơn mà thôi.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-38.jpg

Tình yêu minh triết hay còn gọi là tình yêu của tự nhiên, của tạo hóa. Tình yêu ấy rộng lớn, bao la, ôm trọn hết cả thiên địa, càn khôn. Và tự nhiên sẽ dẫn dắt tất cả các sinh mệnh về đến đích trong niềm hân hoan và vui sướng tột độ bởi vì bất cứ con đường nào cũng hướng về đỉnh núi. Đích đến thì chỉ có một nhưng hành trình là khác nhau.

Càng gần tới đích thì mức độ nhận thức càng tương đồng. Đứng ở trên cao bạn sẽ nhìn thấy cái tổng thể, bao quát và hiểu rõ hơn về trò chơi cuộc sống. Càng lên cao bạn càng ít cái tôi, ít so sánh, đánh giá, phán xét, an lạc và hạnh phúc hơn.

Cuộc sống là một hành trình, nếu bạn ít vướng bận, phân tâm, hành trang nhẹ nhàng (buông bỏ những thứ ít quan trọng) bạn lại đi càng nhanh. Ai rồi cũng sẽ về đích, chỉ là người về trước, kẻ về sau. Người đi trước thì hỗ trợ những người đi sau để mau mau về nhà.

Chúng ta đều là những anh chị em đã ước nguyện cùng nhau xuống đây giúp đỡ các anh chị em khác đang hoang mang, lạc lối tìm đường trở về để hành trình thuận lợi và ít gian khổ nhất. Vậy thì không nên bới móc, chỉ trích, đánh giá phán xét lẫn nhau nữa. Hãy giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đi lên để đường về ngày một gần hơn. Yêu thương chính là chìa khóa!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-39.jpg

Khen người khác khiến cho họ vui vẻ là tiểu thiện nhưng nâng cái tôi của họ lên là đại ác. Hạ cái tôi của họ xuống giúp họ nhận ra bài học của mình, khiến họ khó chịu là tiểu ác nhưng lại là đại thiện.

Tháo gỡ cái tôi của mọi người ra sẽ khiến họ ghét bạn, đó là hại mình. Bóng tối mà gặp ánh sáng sẽ rất khó chịu vì tính chất ngược nhau. Satan rất ghét sự thật nên nếu ai thấy khó chịu với bất kỳ điều gì là vẫn tồn tại phần bóng tối bên trong cần tháo gỡ.

Sự thật thì luôn mất lòng, mất lòng trước được lòng sau. Đừng ngại ngần khi nói lên sự thật, vì một thế giới không còn khổ đau. Ánh sáng chiếu đến đâu, bóng tối hoặc phải lùi xa, hoặc phải bị đồng hóa.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-40.jpg

Muốn cân bằng cảm xúc và lý trí cần đưa chúng về cùng một hệ quy chiếu. Về mặt cảm xúc thì chúng ta đã được cung cấp sẵn với tính cách, tài năng, sở thích được trui rèn qua nhiều kiếp sống. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính; nhân chi sơ tính bản thiện.

Bản tánh của chúng ta nguyên thủy là tốt đẹp, thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ môi trường và giáo dục mà hình thành nhận thức khác nhau, khác đi bản nguyên gốc của chúng ta. Điều cần phải làm là tìm lại bản năng gốc của mình và định hướng tâm trí củng cố những bản tính tốt đẹp đó.

Mỗi cá thể được Thượng Đế sinh ra không giống nhau, chỉ cần tìm lại những phẩm chất tốt đẹp của mình chứ không cần dùng lý trí bẻ lái sở thích của mình theo đám đông. Bạn cần là chính bạn chứ không cần là bản sao của bất kỳ ai khác. Như vậy bạn mới có được hạnh phúc trọn vẹn.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-41.jpg

Cuộc đời này rất thú vị, nếu bên trong bạn có sẵn năng lượng của tình yêu thì gần như bạn muốn gì vũ trụ đều đáp ứng cho bạn, không cần lý do, không cần điều kiện, chỉ cần bạn muốn là được. Bởi vì tình yêu có thể chữa lành vạn vật, nó là năng lượng hỗn độn, nó có thể quy đổi thành mọi thứ. (bạn nào sống trong tình yêu thương từ nhỏ sẽ thấy)

Nhưng nếu trong bạn không có sẵn nguồn năng lượng ấy hoặc đã xài hết thì sẽ hơi khoai một tí. Lúc này bạn muốn cái gì vũ trụ sẽ đem cái ngược lại đến cho bạn trải nghiệm. Bạn muốn giàu thì nghèo kéo đến, bạn muốn sướng thì khổ kéo đến, bạn muốn tâm an thì nghịch cảnh kéo đến... Học về cái này để hiểu về cái kia.

Bản chất của vũ trụ là công bằng, cũng chính là tình yêu vĩ đại của vũ trụ cho bạn được trải nghiệm tính hai mặt của cuộc sống. Và vũ trụ luôn cho bạn đi từ không đến có, từ sai đến đúng, từ khổ đến sướng; vì như thế là thuận. Bạn mong cái gì càng to, càng vật chất hóa thì nó càng chậm. Ngược lại bạn mong cầu tri thức hoặc những thứ thuộc về tinh thần thường đến rất nhanh.

Vũ trụ yêu thương bạn không gì có thể đong đếm được!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-42.jpg

Đối cảnh vô tâm tưởng chừng như vô mà thực ra là hữu. Đại thiện nghe thì có vẻ tốt nhưng với thế gian là đại ác. Ánh sáng là tình yêu nhưng là nỗi khiếp sợ của bóng tối. Buông bỏ tất cả không phải là mất mà là được tất cả.

Vô vi tưởng như không làm gì cả mà không gì là không làm. Người giàu có không phải người nhiều tài sản mà là người biết cách cho đi. Trưởng thành không phải là có địa vị, tiền tài mà là có thể sống giống như một đứa trẻ.

Yêu thương chính mình tưởng rằng vị kỷ nhưng thật ra là đang yêu thương tất thảy chúng sinh, vạn vật, vì vạn vật đều ở trong bạn. Yêu thương chính mình cấp độ cao nhất là tích cực tu hành, sửa mình.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-43.jpg

Khi tâm bạn tĩnh còn thế gian chuyển động bạn có thể nhìn thấu rõ vạn sự. Còn nếu tâm động bạn sẽ chỉ nhìn thấy một mớ hổ lốn, không có trật tự. Ngồi trên một trong hai chiếc ô tô cùng chuyển động thì bạn sẽ không cảm nhận được vận tốc thực sự của nó so với người đứng yên quan sát.

Vậy nên có tĩnh thì mới rõ động, còn động thì chỉ thấy loạn. Tâm tĩnh nhìn thấy bài học, tâm động chỉ thấy khổ đau!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-44.jpg

Ngã cao thì té đau, vô ngã thì vô hại. Không còn ngã thì chẳng ai có thể hạ thấp được bạn nữa, bạn an toàn trước sóng gió cuộc đời. Bởi vì bạn không tranh nên cũng chẳng có kẻ thù; vì bạn chẳng muốn hơn ai cả thì chẳng ai muốn hại bạn. Bạn vô hình trước thế gian.

Bởi vì bạn chẳng có kẻ thù nên bạn có thể vô ưu vô lo, ung dung tự tại, nhờ đó mà đạt được vô niệm. Có vô niệm thì tâm tĩnh tại như mặt hồ, tâm an thì trí sáng.

Bạn đạt được vô ngã và vô niệm thì bạn chứng được vô cực, bởi vậy mà trí tuệ có thể mở rộng ra vô tận. Chẳng có giới hạn nào cho bạn cả thì bạn trường tồn cùng trời đất, cùng thời gian. Tự nhiên chính là bạn, bạn chính là tự nhiên.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-45.jpg

Yêu thương vô điều kiện là khi bạn đã có đủ tình yêu trong mình, nó đã là bản chất của bạn, bạn không cần phải cố gắng để yêu người khác. Tình thương tỏa ra từ bạn, nó tự nhiên như thở vào hít ra, nó thể hiện bằng cảm xúc tích cực, ý nghĩ tích cực, lời nói tích cực và hành động tích cực của bạn. Hãy nghe tiếng cười của đứa trẻ, đó chính là tình thương vô điều kiện. Nó cười vì chính niềm hạnh phúc tỏa ra từ nó, vì bản chất của nó như vậy và ai cảm nhận được điều đó, sẽ thấy niềm vui của nó truyền sang cho mình. Còn nếu họ không cảm nhận được nó, thì đứa trẻ vẫn cười như vậy, vì đó là bản chất của nó. Giống như từ trường trái đất tỏa ra từ cực Bắc rồi lại trở về từ cực nam, không hề phải cố gắng và không hề mất đi. Còn các sinh vật sống trên đó, nhận được từ trường đó sẽ trở nên tươi tốt.

Vì nó là bản chất của bạn, nên bạn có thể yêu thương vạn vật dù cho "nó xấu xa, tệ hại đến mức nào đi chăng nữa. Yêu không mong cầu đáp trả, yêu đơn giản chỉ là yêu thôi, không cần lý do, không cần điều kiện, không phân biệt tốt xấu, đúng sai". Bởi vì bạn chính là tình yêu. Dù người đó có nhận hay không, nó cũng không hề mất đi. Tình yêu vô điều kiện là bạn không mong muốn cho đi, cũng không mong nhận lại bất kỳ sự báo đáp nào. Bạn không nghĩ đến cả hai điều đó, bạn cũng không cố gắng để làm điều đó. Nhưng ai muốn nhận cũng được và ai không muốn nhận thì đó là quyền của họ. Cả người cho và người nhận đều hoàn toàn tự do.

Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt độc nhất vô nhị, vậy nên cách thể hiện tình yêu thương cũng hoàn toàn không giống nhau. Mỗi người giống như một sắc màu của ánh sáng. Hãy cứ tỏa sáng theo cách của bạn, bạn chỉ cần là chính bạn mà thôi!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-46.jpg

Cuộc sống này cốt hơn nhau chỉ ở chữ HÒA. Hòa ở đây tức là tìm điểm giao thoa, giao hòa của mọi đối tượng để cộng hưởng nó lên. Nếu con người sống hòa thuận với thiên nhiên thì thảm họa đã không xảy ra; mưa thuận, gió hòa thì vạn vật sinh sôi nảy nở. Một ván cờ hòa thì không ai phải buồn, nhà cửa thuận hòa thì trước sau êm ấm. Lãnh đạo và nhân viên tìm được tiếng nói chung thì công việc phát triển. Điều gì được lòng dân thì rất dễ thành, thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Các tôn giáo nếu có thể tìm được tiếng nói chung, tìm điểm giao thoa để có thể hòa hợp, không còn phân biệt, chia rẽ khổ đau thì thiên hạ thái bình. Điểm giao thoa ấy tựu chung cũng chỉ có một, đó là tình yêu thương vạn loài chúng sinh, yêu thương không phân biệt, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Đó là tình yêu Đại Đồng.

Và nếu tất cả cùng hướng đến Đại Đồng thì Thánh Đức không còn xa. Tình yêu có thể chữa lành vạn vật!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-47.jpg

Ngày nay bóng tối bao trùm, thế gian mù lòa trước sự thật. Thông tin hỗn loạn, đa chiều, thật giả bất phân. Nếu không cẩn thận mà suy xét rất có thể sẽ lầm đường, lạc lối.

Để có thể nhận biết và phân định được đâu là đúng, đâu là sai cần dẹp bỏ thành kiến, phân biệt, so sánh, mở lòng ra mà đón nhận thông tin đa chiều. Từ đó bắt đầu tổng hợp, nhận định, phân loại và nhận biết.

Những thứ tốt, đẹp, tích cực ta giữ lại, những thứ có tính phân biệt, xung khắc, đối đầu, nghịch lẽ đạo ta bỏ qua. Bạn càng tích cực bạn càng hấp dẫn thiện tri thức, dần dần bức tranh cuộc sống sẽ trở nên sáng tỏ.

Bạn chấp vào cái gì bạn sẽ ở lại với cái đó. Sáng tạo thì không có giới hạn, vậy nên buông bỏ những cái cũ, tiếp nhận những cái mới tốt hơn để tiến hóa đi lên. Hành trình sống là hành trình bất tận, bạn chỉ dừng lại khi bạn cho rằng mình đã đến đích!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-48.jpg

Khi tâm hồn bạn rung động bởi nỗi sợ hãi thì bạn sẽ hấp dẫn đến cuộc đời bạn những nghịch cảnh tương đồng để bạn được trải nghiệm. Chúng ta chính là người kiến tạo nên cuộc đời của mình thông qua rung động của tâm thức, và luật hấp dẫn luôn hoạt động hiệu quả để đáp ứng mọi mong cầu trải nghiệm của chúng ta.

Chúng ta bị kìm kẹp ở thế giới này cũng chỉ bởi có quá nhiều nỗi sợ, thậm chí sợ trong vô thức không nhận ra là mình đang sợ. Tất cả đều chỉ là bài học, yêu thương bài học thì giác ngộ kéo đến. Ngộ rồi, hiểu rồi hóa ra tất cả đều là tình yêu.

Sợ gì nấy tới, yêu gì nấy cũng tới. Đều là tới cả đấy nhưng một cái đến trong rung động của yêu thương, một cái đến trong rung động của sợ hãi. Nhân gieo đi trong hân hoan thì quả gặt về cũng hân hoan. Tình yêu có thể chữa lành vạn vật!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-49.jpg

CÂY SỰ SỐNG

Cái lá sẽ có nhận thức của cái lá cho đến khi nó hiểu rằng nó đang bám vào nhánh cây. Nhánh cây thì có nhận thức của chính nó và các lá cây cho đến khi nó nhận ra nó được cung cấp dinh dưỡng bởi cành cây.

Cành cây thì có nhận thức của toàn bộ nhánh và lá đang phụ thuộc vào nó cho đến khi nó biết rằng nó đang bám vào thân cây. Khi nó có nhận thức của thân cây nó chợt hiểu ra rằng có rất nhiều cành cây giống nó trải dài từ gốc cho tới ngọn. Mỗi cành cây tuy cao thấp, dài ngắn, mập còi không giống nhau nhưng đều chung một mẹ.

Rồi đến một ngày nó lại chợt hiểu ra có một bộ rễ khổng lồ tương ứng với cả thân cây đang cắm sâu vào lòng đất. Tất cả đều ở trong một thân thể là cái cây hoàn chỉnh, mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, thiếu đi cái gì cây đều có thể ốm yếu hoặc mất đi sự sống.

Bộ rễ ở dưới lòng đất có thể coi như phần bóng tối, phần thân cây trên mặt đất giống như phần ánh sáng. Cây không có rễ thì cây đổ, không có cành, nhánh lá thì không thể quang hợp. Bóng tối và ánh sáng là phần tất yếu của sự sống để cân bằng và bổ trợ cho nhau.

Không có cái này thì cái kia không thể tồn tại. Không có bóng tối thì ánh sáng không thể định nghĩa chính nó. Hiểu rằng vạn vật đồng nhất thể, tất cả cùng chung một cội, một nguồn gốc, xuất xứ.

Một cái cây mọc tự nhiên sẽ không thấy có cành nhánh lá nào đan xen, xâm lấn, xung đột lẫn nhau. Đó là lẽ tự nhiên, là đạo của tự nhiên. Vậy nên hãy bắt tay nhau, tìm tiếng nói chung, lối đi chung, nhận thức chung để cùng nhau tiến lên chứ không phải đấu đá, ganh đua, hạ người xuống, nâng mình lên để tất cả cùng thụt lùi.

TỰ NHIÊN LÀ ĐẠO CỦA TRỜI. KHÔNG SUY, KHÔNG TÍNH THÌ ĐỜI MỚI AN. THUẬN TỰ NHIÊN - TỰ NHIÊN THÀNH

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-50.jpg

TÔN GIÁO VÀ CHÂN LÝ

Mỗi một tôn giáo đều có hệ thống lý thuyết, nhận thức, tầng mức khác nhau. Các tín đồ thông qua học tập, khảo nghiệm, thực chứng mà hình thành đức tin đối với tín ngưỡng của mình. Giáo lý khác nhau sẽ hình thành nhận thức khác nhau về chân lý.

Việc lấy giáo lý đạo này phản bác giáo lý của đạo khác, để minh chứng đấng của mình là cao cả, duy nhất là việc làm vô ích. Mỗi một hệ thống niềm tin đều đứng từ góc nhìn khác nhau để diễn tả một phần sự thật, giống như việc các thầy bói mô tả từng bộ phận của một con voi vậy.

Tựu chung thì tôn giáo nào cũng tốt vì đều giúp con người hướng thiện. Mà thiện nhất trong các điều thiện chính là tình yêu, tình thương. Bởi vì nếu không có tình yêu to lớn thì người mẹ không thể hi sinh sự sống để cứu lấy con, lính cứu hỏa không bất chấp sự an nguy của bản thân để lao vào đám cháy.

Đạo là tỏa ra, là hướng thượng, đi theo các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ. Chân tức là chân lý, những điều đúng đắn, phải đạo. Thiện là những phẩm tính thiện lành, đáng quý của con người. Mỹ là nét đẹp trong văn hóa, giao tiếp, ứng xử.

Theo tôn giáo nào cũng được những hãy mở lòng ra để đón nhận những nét đẹp, lòng từ bi, tình yêu thương của các tôn giáo khác. Trái tim bạn càng mở rộng thì bạn càng chứa đựng được nhiều chân lý. Chân lý chính là tình yêu thương!

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-51.jpg

ĐẠO CỦA TỰ NHIÊN

Từ ngàn xưa, tự nhiên vẫn là tự nhiên, không có mảy may thay đổi. Các quy luật vận hành vần vũ theo định luật của càn khôn, và muôn loài từ đó nương theo mà sinh sôi nảy nở. Trong hệ mặt trời này những hành tinh quá nóng hoặc quá lạnh thì đều là hành tinh chết, chỉ có trái đất của chúng ta với nhiệt độ bề mặt ổn định duy trì nước ở trạng thái lỏng và khí là phù hợp cho sự sống nảy sinh.

Bản chất của tự nhiên chính là cân bằng và tự cân bằng:

- Gió luôn thổi từ nơi áp suất cao về nơi áp suất thấp.

- Các dòng hải lưu nóng và lạnh giúp cân bằng nhiệt độ nước biển.

- Nước chảy chỗ trũng, trăm sông lại đổ về biển.

- Các dòng mắc ma chảy trong lòng đất (dung nham) giúp cân bằng địa nhiệt.

- Cái gì thanh nhẹ thì hướng lên, nặng trược hướng xuống.

- Hình cầu tròn là hình phổ biến nhất trong vũ trụ do đặc tính cân bằng của nó (các hành tinh, ngôi sao, bong bóng xà phòng…).

- Cây càng cao thì rễ càng cắm sâu xuống lòng đất.

Các bậc cổ nhân, thánh đức, tiền hiền xưa nay cũng đều nhờ quan sát sự vận động của trời đất, tinh tú, vạn vật mà NGỘ ra Đạo. Vậy nên có thể nói Đạo được sinh ra từ tự nhiên:

1. Khổng Tử có Đạo "Trung dung". Trung là giữa, dung là hòa. Vậy Trung Dung là không thiên lệch về một bên nào, luôn luôn giữ ở mức quân bình, không thái quá mà cũng không bất cập, thích đáng trong tất cả quan hệ đối với người hay xử lý các việc.

2. Phật giáo thì có lý "Trung đạo". Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.

3. Theo giáo lý bên Thiên Chúa Giáo thì Chúa là đấng công bình và ngay thẳng, con đường của Chúa là con đường tình yêu.

Thi thiên 145:17: "Đức Giêhôva là công bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài". Chúa rất công bình, ngay thẳng trong mọi công việc, không có sự bất công nào trong Đức Chúa Trời.

Rôma 2:11: "Vì trước mặt Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai đâu". Ngài chí công, ai gieo chi thì gặt nấy: "Ai gieo bất nghĩa thì gặp bất nghĩa; ai gieo công bình thì gặt công bình, không có thiên vị ai hết.

Tự nhiên chính là Cân Bằng - Công Bình - Quân Bình. Luật nhân quả cũng minh chứng cho sự công bằng của tự nhiên: ai gieo nấy gặt, ai vay nấy trả, gieo nhân lành thì gặt quả lành, nhân xấu thì gặt quả xấu. Các bậc Đại Giác cũng đều thấu triệt lẽ của tự nhiên mà sống thuận theo đạo lý ấy. Tựu chung lại thì bất luận là đạo hay là đời muốn không ngừng phát triển, tiến hóa đi lên thì phải biết sống thuận đạo của tự nhiên.

Đó chính là cội đạo, là đích đến của mọi tôn giáo, cũng là đích đến của mọi nền tảng, chế độ xã hội loài người. Xã hội muốn phát triển cần hướng tới Đại Đồng. Đại là lớn, đồng là cùng. Tức là tất cả cùng chung một chí hướng, một đức tin, một mục tiêu, đồng lòng, đồng sức xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tươi đẹp. Xã hội ấy không có phân biệt giai cấp, tôn giáo, không phân biệt giới tính, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ... Ai ai cũng có quyền được sống, đủ cơm ăn, áo mặc, được lao động, cống hiến và được mưu cầu hạnh phúc.

Tất cả lấy bình đẳng mà đối đãi với nhau dựa trên nền tảng tình yêu thương đại đồng. Yêu thương nhau như chân với tay, yêu mọi người như yêu chính bản thân mình vậy. Một xã hội nếu giữ được nguyên tắc đó thì sẽ không thể sụp đổ do không còn mâu thuẫn, chiến tranh, bất đồng. Mọi người sống và làm việc dựa trên nền tảng lấy tình yêu làm gốc, như vậy sự sống mới có thể đơm hoa, kết trái, lâu bền và trường cửu với thời gian.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-52.jpg

TỘT CÙNG CỦA TỘT CÙNG

Tột cùng của giáo dục là phương pháp dạy dỗ mọi đứa trẻ trở thành Thiên Chúa của chính cuộc đời nó.

Đạo cao nhất là đạo không phân biệt.

Chế độ xã hội cao nhất là Đại Đồng.

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất là khoảnh khắc nhận ra sự thật.

Suy nghĩ tích cực hết cỡ là cả vũ trụ này đã được lập trình, chúng ta chỉ nên ngắm nhìn và trải nghiệm nó.

Và ngược lại là những điều tệ nhất. Tính hai mặt nhị nguyên.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-53.jpg

NHỊ NGUYÊN VÀ NHẤT NGUYÊN

Khi chưa trải nghiệm sự chia rẽ bạn sẽ không thể hiểu bạn yêu họ nhiều đến nhường nào. Để thấu được niềm hạnh phúc khi nhận biết sự thật, bạn cần phải sống trong ma trận ảo ảnh. Chưa biết điểm đầu và điểm cuối thì không thể xác định được trung điểm.

Vậy nên có bước qua nhị nguyên thì mới hiểu được Trung Đạo. Mà trung đạo thì chính là tình yêu. Chưa về trung đạo thì chưa thể thấm được tình yêu thương vĩ đại của tạo hoá. Như là cá sống trong nước nó chẳng hiểu thế nào là nước. Động vật luôn hít thở mà chẳng nhận biết không khí là gì.

Chúng ta đang được bao bọc trong tình yêu thương khổng lồ mà cũng chưa tự nhận thức được điều đó. Cá không có nước sẽ chết, ngừng hít thở cũng chết. Thiếu đi tình yêu của tạo hoá chúng ta cũng không thể sống nổi (đêm đen linh hồn - mất kết nối với nguồn). Chỉ là chúng ta chưa "cảm thấy", chưa nhận ra sự quan trọng và tầm mức lớn lao của tình yêu đó mà thôi.

Khi bạn đã thấm đẫm trong tình yêu thương thì tự nhiên bạn cũng sẽ trở thành tình yêu, lúc đó bạn sẽ có mong muốn cho đi và cho đi thật nhiều.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-54.jpg

TÂM

Siêng năng quét rác vườn tâm

Cho cây tuệ giác nảy mầm tốt tươi.

Mở rộng tâm ra lòng thanh thản

An vui tự tại đời thong dong.

Chân tâm tài tất đáo. Hữu đức phúc tự lai.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Tâm không hay hờn giận

Chẳng oán trách thù ai

Lòng khoan dung rộng rãi

Ấy là cảnh bồng lai.

Chữ Tâm độc tự thế mà hay

Thành bại nên hư bởi chữ này

Tuổi trẻ gắng rèn, già cố giữ

Cuộc đời gói gọn cả vào đây.

Tất cả Pháp thế gian sinh ra từ TÂM KHÔNG và mọi Pháp cũng chỉ để hướng TÂM con người về ĐIỂM KHÔNG.

Tâm sinh Đức, Đức sinh Phúc. Có Phúc thì sẽ có phần. Trong vạn sự hãy lấy tâm làm gốc.

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-55.jpg

VÔ SỞ HỮU

Đại đa số chúng ta đều có tâm sở hữu, rằng đây là nhà của tôi, xe của tôi, điện thoại của tôi... vợ/chồng của tôi. Bình thường thì cũng chẳng sao đâu cho đến khi thứ bạn sở hữu sứt mẻ, mất đi hoặc vuột khỏi tầm với chúng ta mới nhận thức được rằng mình có tâm sở hữu.

Đó là những hạt mầm của khổ đau, khi hội đủ điều kiện hoặc hoàn cảnh chúng ta mới bắt đầu lo ngay ngáy, xót xa hoặc đau khổ dằn vặt khôn nguôi. Sinh ra tay trắng, khi về trắng tay. Bạn đâu có đem được gì theo mà cần sở hữu?

Cái gì hỏng thì đã hỏng rồi, mất thì đã mất rồi. Đau khổ cũng chẳng lấy lại được. Vậy thì bạn cứ sở hữu nhưng đừng chấp vào được mất, hơn thua. Cứ thẳng thắn đối diện nhưng không khiến tâm khổ đau, ưu sầu.

Sự an yên, phúc lạc và đủ đầy luôn đến từ nội tâm. Những thứ ngoài thân chỉ mang lại niềm vui giả tạo, hời hợt, chốc lát. Niềm hạnh phúc đến từ nội tâm nó thường hằng, bất biến, 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Không hề sứt mẻ, không hề suy xuyển.

Bạn hoàn toàn tự do trước ngoại cảnh, dù cho nhà có cháy, dù cho vợ hoặc chồng có làm điều gì đi nữa tâm bạn cũng không hề máy động. Hay còn gọi là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Đó là cảnh giới cần đạt được.

Thời nay chúng ta tu giữa đời nhưng vẫn có thể đắc Pháp Như Lai. Chỉ ngặt nỗi cần phải học bài học buông bỏ, vô sở hữu. Phật có thành Phật cũng bởi chẳng sở hữu gì nơi thế gian này. Đặt tâm ở đâu cái đó có linh hồn (của bạn). Linh hồn càng phân mảnh bạn càng đánh mất chính mình.

Vậy nên trong mọi sự có thể hết sức làm việc nhưng không không chấp vào thành bại, được mất. Tất cả tựa như phù hoa, mây khói, ung dung mà đón nhận tất cả.

Hữu duyên ắt tụ, hết thì phải tan.

Hoàng Nhật Minh

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-56.jpg

VÔ NHIỄM

Có những người rất ghét, khó chịu khi nghe tiếng trẻ em khóc, tiếng ồn ào nơi chợ búa đông người, bực tức khi thấy một số xe cộ hơi vô tổ chức khi tham gia giao thông. Hoặc đôi khi chỉ bởi tiếng côn trùng mùa hè, sự vô ý nhỏ nhặt của những người xung quanh, nhà bên cạnh đang khoan đục, sửa chữa mà có thể cằn nhằn, ức chế cả ngày. Thực sự không đáng, đó là tự làm khổ bản thân trong khi những đối tượng đó không hề chủ tâm nhắm vào mình. Chỉ là chính mình làm mình khổ, là do tầng sợ hãi trong vô thức can thiệp vào cuộc sống mà đôi khi tự bản thân không hề nhận ra.

Có rất nhiều thứ trong cuộc sống này khiến bạn "thù ghét" và "khó chịu", bởi vì bên trong bạn quy định đây là cái tôi thích, kia là cái tôi không thích. Vậy nên khi gặp tình huống nào mà bạn cảm thấy "không thích" thì cơ thể bạn bắt đầu phản ứng. Có thể là chun mũi, nhăn mày, bứt rứt, bực bội, lằm bằm, chửi rủa, thậm chí là tìm đối tượng để xả cho "bõ tức". Cái "tâm phân biệt" đã khiến bạn khổ như vậy đấy.

Có một số người chưa lên xe "đã say". Vấn đề không phải là họ say xe mà là do tâm trí họ quy định "say" gán với "cái xe" và "lập tức phản ứng". Cũng giống như việc đến giờ ăn thì cơ thể tiết dịch vị vậy, nó không đơn thuần là thói quen nữa mà nó được quy định ở tầng "bản năng". Bạn quy định rằng khi "hoàn cảnh" này đến thì cơ thể sẽ phản ứng như mọi lần nó vẫn thế. Đôi khi chúng ta không dám đối diện với "nỗi sợ" của chính mình dẫn đến "cơ thể" mãi mãi phản ứng tiêu cực như vậy.

Đối diện với nỗi sợ là một phần của bài học tiến hóa. Bởi vì bạn còn "sợ hãi" nên bạn hoàn toàn vẫn có thể bị "quật ngã" hoặc "sụp đổ" từ bên trong. Khi bên trong bạn có quá nhiều "nỗi sợ" thì bạn sao có thể đạt được "hạnh phúc". Thực ra thì chẳng có gì để mà sợ cả, khi bạn bật chế độ "tận hưởng nỗi sợ" có khi lại đạt được một kỳ tích phi thường.

Một số trường hợp khi bạn vào WC có mùi hoặc nhìn thấy một bãi chất thải, lập tức bạn cũng có phản ứng nôn ọe, bên trong cơ thể cứ trào lên như kiểu mình vừa bị "nhiễm độc" ghê gớm lắm. Thực tế thì mức độ ảnh hưởng chưa hề "nghiêm trọng". Cái thực sự nghiêm trọng là phản ứng của thân thể bạn thôi.

Có nhiều người sợ mùi sầu riêng, mặc dù ngửi nó 24h/ngày cũng chẳng chết được đâu nhưng vẫn sợ. Khi bạn khó chịu cơ thể bắt đầu co vào (kiểu phòng thủ), thậm chí còn "rùng mình" sợ hãi. Tất cả những phản ứng đó lặp đi lặp lại khiến lần sau gặp hoàn cảnh đó cơ thể lại phản ứng y như vậy (bản năng hình thành). Thử đảo chiều suy nghĩ rồi thả lỏng cơ thể ra, thư giãn và tận hưởng xem bạn có còn "cảm thấy" khó chịu nữa không? Hay thực ra cái khó chịu đến từ việc cơ thể "phản ứng"?

Khi bạn tiến hóa đến tầm nhận thức "tất cả đều là tình yêu". Bạn có tâm thái hưởng thụ trong bất kỳ tình huống hoặc hoàn cảnh nào (chấp nhận thực tại - khi không còn lựa chọn tốt hơn). Dù có thể là nóng toát mồ hôi, là mưa rơi tầm tã, tiếng ồn ào khủng khiếp từ một quầy bar, nhưng nếu tâm bạn là "thiên đường" thì vạn cảnh cũng là thiên đường. Bạn tận hưởng thực tại, tìm được niềm vui thích từ những nghịch cảnh khủng khiếp nhất. Không phải bởi bạn điên đâu, bởi vì bạn đã hiểu rõ ràng hành trình tiến hóa, tình yêu thương của tạo hóa.

Khi không còn phân biệt thì tất cả đều là tình yêu. Tất nhiên không phân biệt ở tầng "ý thức" và tầng "thân thể" là hoàn toàn khác nhau. Nói ví dụ khi có một con gì đó bò trên da bạn lập tức bạn sẽ có phản xạ "giãy nảy lên". Không hoàn toàn là do tâm bạn sợ mà đây là bản năng "phòng vệ" từ các kiếp thú để lại. Một phản ứng tự nhiên của thân thể. Muốn triệt tiêu được mọi nỗi sợ của thân thể cần cho nó "tập dượt" với những tình huống dạng đó như nuôi một con "tắc kè" làm thú cưng chẳng hạn.

Việc liên tục "nhận diện" nỗi sợ và tìm cách thay đổi nó thì dần dần phần bóng tối bên trong bạn được chuyển hóa thành ánh sáng. Từ sợ hãi sẽ chuyển thành phúc lạc, đủ đầy; từ luôn thấp thỏm, bất an, phòng thủ thành chế độ "tận hưởng". Mỗi ngày một chút, dần dần cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Đôi khi bạn còn tự cười vì sự ngốc nghếch của mình trong quá khứ, sao mình có thể sợ những thứ đáng yêu như vậy nhỉ?

Cuộc sống thực sự sẽ tràn ngập phép màu!

Hoàng Nhật Minh

2167-hanh-trang-tien-vao-ky-nguyen-moi-30.jpg

Bản chất của thời gian là khi vận tốc tăng lên thì thời gian ngắn lại. Khi vui vẻ thời gian trôi nhanh hơn lúc buồn rầu. tần số rung động của chúng ta càng cao thì trải nghiệm thời gian ngắn lại, tuổi thọ dài ra. Vì vậy khi không ngừng tăng tần số rung động cho thân thể này sẽ giúp chúng ta chiến đấu vượt thời gian, trở nên trường tồn cùng trời đất.

Cơ thể bạn rung động đến một ngưỡng nào đó (gọi là điểm tới hạn) khi đủ về lượng sẽ có sự biến đổi về chất, các tế bào của bạn dần tiến đến những cấu trúc với độ bền vững cực kỳ cao, ổn định, chịu được rung động cao, chịu được nóng, lạnh (trơ với môi trường), giữ được ánh sáng. Cơ chế tiến hóa đầu tiên là sẽ chuyển đổi thân thể từ dạng Carbon (không bền) sang thân thể Silic (5D) siêu bền.

Carbon và Silic đứng sát nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Carbon đứng trên, Silic đứng dưới. Chúng có cấu tạo nguyên tử khá giống nhau. Chuyển đổi không phải là thay thế các nguyên tử Carbon trong cơ thể bằng Si. Mà là chuyển đổi quantum từ C-->Si (tức bước nhảy lượng tử). Các nhà sư Phật giáo tu luyện cao đẳng thì trong thân xác họ có các hạt xá lợi, đó là các hạt đốt không cháy (thành phần tương tự cát). Tu càng cao, xá lợi trong thân càng nhiều.

Trong thế giới lượng tử: chuyển đổi qua lại giữa các chất hóa học như C chuyển qua Si là có thể và dễ dàng. Quantum muốn xảy ra thì phải chiếu xạ. Chiếu xạ thì đang xảy ra, trái đất đang hứng chịu rất nhiều chùm hạt Vũ trụ chiếu vào với cường độ ngày càng cao.

Cơ thể vật chất của con người hiện nay bị ràng buộc vào thời gian tuyến tính và bắt buộc phải kinh nghiệm sự lão hóa khi thời gian trôi qua. Khi được nâng cấp vào Ánh sáng, cơ thể có rung động cao hơn và kinh nghiệm không có thời gian. Thời gian luôn là bây giờ và ngay tại đây (phút giây hiện tại). Cơ thể mới sẽ không trải qua thời gian tuyến tính và không còn bị lão hóa.

Chúng ta đến đây là để tiến hóa vật chất đi lên. Vật chất thì nặng trược nên cần cung cấp rất nhiều ánh sáng. Linh hồn chính là ánh sáng vì vậy quá trình nâng cấp vật chất thực ra là quá trình hợp nhất linh hồn với thể xác, tất cả nên một không còn phân biệt nữa. Năng lượng từ nguồn thì bất tận, ánh sáng của thời đại này khác ánh sáng của năm 3000 và xa hơn nữa nên thân thể này sẽ tiến hóa cũng chẳng có điểm dừng nào cả.

Thế giới vô cùng vô tận là nơi không có điểm cuối cùng. Muốn đến được thế giới ấy đơn giản chỉ cần thuận tự nhiên. Tự nhiên đã sắm sẵn cho chúng ta hết thảy rồi. Cũng chẳng có gì để mà lo với nghĩ, cứ yên tâm ung dung tiến bước.

Cái gì chuyển động thì sống, nằm im thì chết. Chuyển động càng nhanh sức sống càng mãnh liệt. Tần số rung động càng cao sức sống càng lớn, ánh sáng bên trong càng nhiều, càng tích cực, vui vẻ, an nhiên, yêu đời. Tăng tần số là tăng sức sống cho cơ thể, tần số không ngừng tăng lên thì không có sự chết. Tin gì nấy tới!

TỰ NHIÊN LÀ ĐẠO CỦA TRỜI. KHÔNG SUY, KHÔNG TÍNH THÌ ĐỜI MỚI AN

THUẬN TỰ NHIÊN - TỰ NHIÊN THÀNH

Đọc thêm: https://khoahoctamlinh.vn/tam-nguyen-thuc-tinh-te-bao-2079.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh