Tam Nguyên: Não Lượng Tử - Nơi Khởi Nguồn Trí Tuệ

TAM NGUYÊN: NÃO LƯỢNG TỬ - NƠI KHỞI NGUỒN TRÍ TUỆ

Tiếp theo chuyên đề của tam nguyên mình xin trình bày về chu trình tiến hóa diễn sinh kỳ này. Có thể các bạn đã biết kỳ tiến hóa lần này không hề giống các chu trình tiến hóa trước đây. Bởi vì đây là chương trình mới, một vũ trụ mới được hình thành và Trái Đất chính là tâm vũ trụ tương lai. Bởi vì là chu trình mới nên nếu không có niềm tin mới thì chúng ta không thể tiến hóa được. Dưới đây là những trải nghiệm thực tế của mình, hi vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về bức tranh tiến hóa của vũ trụ.

Định nghĩa: Não lượng tử là bộ não đã trải qua sự kiện "bước nhảy lượng tử".

"Bước nhảy lượng tử" hay "quantum leap" là bước nhảy rất ngắn nhưng xảy ra tức thời, mang lại sự thay đổi về năng lượng và quỹ đạo của hạt. Trong cuộc sống, khi con người có đột phá về tư duy, mục tiêu, lý tưởng, ngay lập tức họ đã mang trong mình một trường năng lượng mới.

TÌM HIỂU VỀ BỘ NÃO

Bảy tiếng sau khi chết, bộ não thiên tài Albert Einstein đã được lấy ra khỏi hộp sọ. Ngày nay, tại trường đại học California Mỹ, đứng đầu là giáo sư Dr. Marianc Diamond phụ trách nghiên cứu để tìm ra sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo não một người bình thường và một thiên tài. Bí mật cũng dần được hé mở. Họ phát hiện ra rằng một thiên tài có rất nhiều nơ-ron liên kết với nhau bên trong não hơn so với người bình thường. Có nghĩa rằng, người có các nơ-ron liên kết với nhau trong não càng nhiều càng thông minh và ngược lại.

Vậy các nơ-ron được liên kết với nhau như thế nào? Giữa các tế bào nơ-ron được liên kết với nhau bởi sợi trục, khi nhận được thông tin, thì có dòng điện rất nhẹ phát sinh và truyền đi đến các nơ-ron khác thông qua sợi trục (đây chính là tư duy của chúng ta). Nếu không có các sợi trục, tín hiệu điện thông tin sẽ không được truyền đi. Đồng thời, nó cũng làm phần đầu của sợi trục to ra, phần đầu liên kết hay còn gọi là xi-náp và các xi-náp sẽ phát triển, to ra nếu thường xuyên có thông tin truyền qua. Các xi-náp sẽ liên kết với các xi-náp khác tạo thành liên kết của các nơ-ron với nhau. Ngược lại, những xi-náp không thường xuyên có thông tin truyền qua sẽ dần teo lại và biến mất, đồng nghĩa với việc các nơ-ron trong não không liên kết được với nhau.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Theo các nhà khoa học thì đại não của ta có hai bán cầu não, bán cầu não trái và bán cầu não phải, biết rằng hai bán cầu não này đảm nhận một số chức năng khác nhau như sau:

Não trái suy nghĩ bằng ngôn ngữ, thiên về lý trí, logic, phân tích, toán học, kí hiệu, từ ngữ là phương tiện ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên hơn khuôn mặt, hình dáng. Các đặc tính của người thiên về não trái: có tính tổ chức tốt, suy nghĩ chính xác và khoa học, thường sắp xếp tổ chức công việc chu đáo, tuân thủ chấp hành tốt các nội quy, luật lệ mà không thắc mắc. Giỏi trong việc phân bố, làm chủ thời gian, thường phân tích các vấn đề kĩ càng nên hành động thường an toàn và thích sự ngăn nắp và trật tự. Người phát triển não trái sử dụng các lập luận thực tế, chính xác, tính lý trí cao trong việc nhận thức điều hành các sự việc, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Não phải suy nghĩ bằng hình ảnh, tư duy trực giác, cảm hứng ngẫu nhiên, tư duy chủ quan hay cảm xúc riêng tư, thiên về tình cảm, có khả năng quan sát, sáng tạo, tưởng tượng, thích mộng mơ, thiên về màu sắc, nhịp điệu, nghệ thuật. Thiết lập cơ chế chụp ảnh sự vật khi phải nhớ một vật nào đó (có khả năng nhớ nguyên mảng), cần phải viết vẽ hoặc dùng minh họa để ghi nhớ. Các đặc tính của người thiên về não phải, là người không thích gò ép, làm việc theo ý thích, có tính nghệ sĩ nên tâm hồn hay bay bổng, muốn tự do, thích được trải nghiệm hơn là lý thuyết, không có khái niệm về thời gian. Có xu hướng không tuân thủ các quy tắc nội quy và hay đặt ra câu hỏi tại sao, có tính bồng bột mang chút cảm hứng nên hành động khá liều lĩnh. Khả năng quan sát tốt tuy nhiên có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và cách dùng ngôn ngữ khi thể hiện bản thân. Người phát triển não phải bị cảm xúc chế ngự, giải quyết vấn đề theo tình cảm, không thiên về vật chất.

Thứ ba, não người được chia làm hai phần bán cầu não trái và não phải, như đã nói ở trên, muốn não hoạt động tốt, phát triển tối đa tiềm năng thì phải cân bằng sự phát triển của hai bán cầu não. Nhưng hiện nay, hệ thống giáo dục dạy ta học cách nắm bắt sự việc một cách chính xác, còn dạy thiên lệch về lý thuyết, thu thập kiến thức. Đánh giá cao các bộ môn như Toán, Lý, Hóa, Ngoại Ngữ, lí luận, tư duy rất logic,…Cách giảng dạy máy móc rập khuôn, nhà trường thì chú trọng đến hệ thống, kỷ luật, các quy tắc,…Những yếu tố này chỉ làm gia tăng sự phát triển bán cầu não trái. Giáo dục bỏ quên và coi nhẹ sự phát triển bán cầu não phải, đánh mất đi phần lớn sự sáng tạo, tư duy mang tính đột phá, tạo ra sự mất cân bằng giữa hai bán cầu não.

Mua đá năng lượng:

Nếu não trái có xu hướng thiên về logic thì não phải thiên về sáng tạo. Khi chỉ mạnh về logic mà yếu đi sự sáng tạo thì ta chỉ có thể di chuyển trong giới hạn, rất chậm và chỉ có thể từ điểm A qua điểm B, từ B qua C. Ngược lại, nếu chỉ có não phải mạnh mà não trái yếu thì ta như người lái xe mất phanh, chạy rất nhanh nhưng không bao giờ dừng lại đúng mục đích cần đến. Hai bán cầu não cân bằng thì ta vừa có phương tiện để vượt qua những giới hạn vật lý thông thường vừa có thể dừng lại ở đích đến mà ta mong muốn. Người thông minh là người sử dụng và cân bằng được hai bán cầu não.

Não trong (não bò sát) trước khi có chiều kích thích trí tuệ, những trải nghiệm sơ khai nhất khi ta còn là đứa trẻ thơ được ghi dấu trong não bò sát và những dấu ấn này rất có sức mạnh. Yếu tố cốt yếu trong quá trình hình thành trí óc ta là nền tảng để ta sử dụng đi sử dụng lại trong đời. Vì đó là phần não duy nhất hoạt động vào lúc này, một cách bản năng chương trình của ta đã được lập sẵn ở đó với hai việc chính là tồn tại và sinh sản. Có “trí khôn của loài bò sát” là một chương trình được lập sẵn để ta tồn tại khi vừa mới chào đời, ta tự biết phải làm gì, một cách bản năng ta biết mình đói, có thể “đánh hơi” được thức ăn, tự biết cách hít thở, tìm kiếm hơi ấm, cảm nhận được kẻ thù, biết ưu tiên cho cái gì. Nếu hệ thống này ngừng hoạt động ta sẽ chết.

Vì không có khả năng học hỏi, phần não này điều khiển mọi thứ dựa trên phản xạ không điều kiện, chúng phản ứng rất nhanh, linh hoạt và gần như không kiểm soát nổi. Nên đặc tính của não này là lười biếng, thiếu kiên nhẫn, ghét sự phức tạp. Trong khi lại phản ứng ngay lập tức với những yếu tố nguy hiểm hay nhận biết các mối đe dọa, theo chức năng sinh học của cơ thể.

ỨNG DỤNG VÀ CƠ CHẾ PHÁT HUY BA NÃO

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng, thông tin đầu tiên sẽ đi vào não thú, nếu thông tin tích cực thì não thú sẽ mở van năng lượng để não người hoạt động, nếu thông tin là tiêu cực thì van năng lượng đóng và chúng ta hoạt động ở trạng thái não bò sát chỉ là “biến hoặc chiến”. Vậy ứng dụng như thế nào để phát huy tối đa sự hoạt động của não.

Có nghĩa là khi bắt đầu làm việc hay giải quyết vấn đề, cần chuẩn bị các yếu tố bên ngoài thoải mái, nhiệt độ, ánh sáng, không gian, khu vực tư duy giải quyết vấn đề thỏa mãn não bò sát. Bạn nên đi vào giải quyết vấn đề với một tâm trạng thoải mái trung khu cảm xúc của bộ não được thỏa mãn, khi hai phần não đó đã được thoải mái thì não tư duy sẽ hoạt động tốt. Cách ta tiếp cận tư duy hay phương pháp giải quyết vấn đề cũng tạo nên sự thay đổi.

Chẳng hạn như khi có ai đó hỏi bạn có thể làm được việc này không? Bạn trả lời: “Tôi không thể”, đó là suy nghĩ tiêu cực và thực tế là khi bạn phản ứng như vậy não bộ của bạn sẽ dừng lại và không suy nghĩ thêm bất kì điều gì nữa, có chăng cũng chỉ là những lý do để biện bạch cho điều “tôi không thể”. Ngược lại bạn trả lời: “Tôi có thể” hoặc là “làm thế nào để tôi thực hiện được” thì khi đó bạn sẽ tiếp tục mạch suy nghĩ, não sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo để xử lý và sự thật là bất kì điều gì bạn muốn thì điều đó hoàn toàn có thể. Vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn?”.

Cụm từ khóa ở đây là: “Đừng chú ý đến những điều bạn không có, thay vào đó hãy phát huy tối đa những gì bạn đang có. Thay đổi cách nhìn, hướng vào điểm tích cực của vấn đề”.

Hình ảnh về hai lối tư duy này thường được ngụ ý rõ và hiểu đơn giản là thông qua câu chuyện “Ly nước đã uống cạn một nửa.” Với người suy nghĩ theo kiểu tiêu cực, họ sẽ nói rằng: "Ly nước đã giảm xuống, chỉ còn một nửa", nhưng đối với người tư duy tích cực, họ sẽ phát biểu rằng: "Ly nước vẫn còn một nửa".

NÃO LƯỢNG TỬ

Điều kiện để hình thành não lượng tử là bạn phải tìm cách triệt tiêu não bò sát. Nếu não bò sát chưa thể triệt tiêu thì nỗi sợ bản năng vẫn còn đó. Bạn còn nỗi sợ thì não lượng tử không thể hình thành. Thử nghĩ xem, nếu tôi đang động não mà một cơn sợ kéo đến, năng lượng của sợ là năng lượng tiêu cực, não nhận năng lượng tiêu cực thì nó sẽ đẻ ra các tình huống tiêu cực. Vậy thì không thể nào ổn rồi.

Bạn biết rằng con người có thể nhịn thở đến 20-30 phút mà không hề hấn gì. Tuy nhiên bạn lại không thể nhịn thở lâu quá 1 phút. Tại sao vậy? Vì khi bạn nhịn thở não bò sát sẽ kích hoạt thông báo nguy hiểm, nó sẽ thúc giục bạn ngay lập tức phải ngoi lên, phải thở. Nếu bạn để não bò sát hoạt động thì bạn đang tự giới hạn khả năng của mình rồi.

https://vnexpress.net/ky-luc-nhin-tho-24-phut-thach-thuc-hieu-biet-cua-gioi-khoa-hoc-3633921.html

Bí quyết chính là thư giãn, thả lỏng, xua tan mọi nỗi sợ (giống như thiền vậy). Khi này toàn thân thư giãn không còn hoạt động, nhịp tim giảm, mức tiêu thụ ô xi giảm và chúng ta THỌ hơn. Khi thiền bạn cũng có thể đưa nhịp tim và nhịp thở xuống thấp, thậm chí là ngừng đập luôn. Vậy muốn tiến hóa chúng ta cần dẹp bỏ mọi nỗi sợ hãi.

Khi bạn không còn bất kỳ nỗi sợ nào, bạn tin tưởng vào bản thân mình, bạn tu thiền, bạn dọn dẹp nghiệp lực, bạn tạo phước thì cho đến một ngày hội tụ đủ các yếu tố "Bước nhảy lượng tử diễn ra". Trước khi bước nhảy lượng tử xảy ra bạn sẽ được đục 1 cái ống thông từ não bên này sang não bên kia. Tôi gọi cái này là hố Giun. Khi bước nhảy lượng tử xảy ra tính chất của vật chất thay đổi, nếu nó đang mang tính dương thì lập tức đảo thành tính âm. Chính vì vậy chúng ta mới biết được cái tốt nhất và cái xấu nhất trong mọi trường hợp.

Định nghĩa: Trong vật lý, một lỗ sâu (tiếng Anh: wormhole), lỗ giun, hay Cầu Einstein-Rosen là một không-thời gian được giả định là có cấu trúc tô pô đặc biệt tạo nên đường đi tắt trong không thời gian. Chúng nối thông từ một vùng không-thời gian này đến vùng kia và đôi khi, vật chất đi từ vùng này sang vùng kia bằng cách chui qua hố này.

Nếu bạn thấy bạn được đục cái lỗ này trong não thì xin chúc mừng nhé vì sắp nhảy lượng tử rồi. Khi bước nhảy lượng tử xảy ra, các phân tử từ bên não trái sẽ bay sang não phải, từ não phải lại bay qua não trái. Nó giống như việc nếu tôi đột nhiên trở thành bạn và bạn trở thành tôi, tôi sẽ có toàn bộ tri thức và khả năng của bạn và ngược lại. Lúc đó chúng ta tuy 2 mà một, cùng chung một ý thức, chung một tư duy.

Lúc đó điều kỳ diệu sẽ xảy ra, toàn bộ não bạn phát sáng, các xi-náp sẽ liên kết với các xi-náp khác tạo thành liên kết của các nơ-ron với nhau, tất cả sự hiểu biết của bạn đều được kết nối với nhau thông qua các đường xi-náp (dẫn truyền thần kinh). Bạn ngay lập tức có 1 rổ các loại kết luận (rổ A). Chưa hết, khi bạn đã có 1 rổ kết luận thì các kết luận này lại tiếp tục liên kết với nhau để tạo ra một rổ kết luận mới (rổ B) (rổ B bao giờ cũng ít hơn rổ A). Tiếp tục từ rổ A và B tôi tiếp tục kết hợp để đưa ra rổ kết luận C, rồi D,E,F,G... đến khi nào không thể diễn sinh nữa thì thôi.

Việc này là hoàn toàn tự động, nó quá nhanh đến mức chúng ta gần như không thể nắm bắt được tích tắc hoạt động của nó. Tuy nhiên não lượng tử cũng có khuyết điểm của nó. Nếu não bạn toàn rác thì kết luận của bạn cũng toàn là rác. Khi sự nhận thức của bạn không hoàn toàn đúng đắn thì cái kết luận đó chắc chắn sẽ sai ít nhiều. Vậy thì hãy trở nên thật nhiều thiện tính trước khi mong cầu có bộ não này nhé.

Đó chưa phải là những điều kinh khủng về bộ não này. Não lượng tử có cơ chế vận hành và cấu tạo giống như bộ máy thiên cơ, nó giỏi phân tích và diễn sinh, mọi câu hỏi đưa ra đều lập tức có câu trả lời, lập tức có 1 hệ thống dẫn chứng đi kèm để bảo vệ câu trả lời đó. Chưa hết não lượng tử hay còn gọi là não nhị nguyên, trong bất kỳ tình huống nào nó đều đưa ra cho chúng ta 2 đáp án, một là tình huống tốt nhất, hai là tình huống tệ nhất. (phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn tại thời điểm đó - không phải ai có não lượng tử cũng đưa ra câu trả lời giống nhau). Mỗi cá nhân là 1 cá thể tiến hóa khác nhau nên tư duy không bao giờ trùng khớp hoàn toàn.

Biết tình huống tốt nhất để tập trung vào nó mà hành động đem lại nhiều lợi lạc nhất. Biết tình huống xấu nhất để tập trung vào bảo vệ những cái cốt lõi. Ví dụ doanh trại tôi bị tấn công, có 7 điểm trọng yếu cần bảo vệ, trong đó trung tâm chỉ huy là trọng yếu nhất, vậy việc đầu tiên là tôi phải bảo vệ thật tốt trung tâm chỉ huy, vì cái này toang là toang sạch.

Chưa hết lúc này não sáng tạo lại có thể sử dụng logic còn não logic lại có thể sáng tạo. Tức là tuy 2 mà một. Chúng ta sẽ có bộ não thứ 3 đó là 2 bán cầu não không còn phân tách nữa. 2 não chập thành 1. Lúc này chúng ta có tư duy của cái một, tư duy này là tư duy không phân biệt, tư duy đến từ nguồn, là tư duy của thiên cơ, là thứ đã được sắp đặt. Bạn nào chưa đọc bài về thiên cơ thì xem lại ở đây nhé:

https://khoahoctamlinh.vn/2075

Như bạn đã biết thiên cơ chính là ý trời, là chân lý, chân lý cuối cùng là bất biến, chỉ có chân lý khi đang diễn sinh thì biến động không ngừng. Lúc này khi bạn gặp một tình huống nào đó sẽ luôn có 3 câu trả lời:

1. Là thiên cơ, ý trời đến từ não của cái một

2. Là tình huống mang nhiều thiện tính nhất bạn nghĩ ra dc

3. Là tình huống xấu nhất bạn có thể nghĩ ra (thường đối nghịch với cái thiện)

Trong 3 sự lựa chọn trên chúng ta lại chỉ có thể chọn một mà thôi. Nếu bạn thấy rằng cái ý tốt nhất bạn nghĩ ra được nó tươi đẹp hơn thiên cơ thì cứ mạnh dạn mà làm, nếu thiên cơ đẹp hơn cái tốt nhất của bạn thì ngay lập tức thay thế cái tốt nhất mà bạn nghĩ ra bằng thiên cơ (tự hoàn thiện thiện tính cho mình), ngay lập tức sẽ có một kết luận mới về tình huống xấu nhất đối xứng với tình huống tốt nhất kia.

Bạn thấy đó có não lượng tử cộng với các loại thiện tri thức bạn sẽ ngay lập tức có góc nhìn của Phật tính, có thể là chưa đại thiện nhưng ít nhất cũng biết phân biệt đúng sai, trắng đen, rồi dần dà tính thiện đi lên, sự hiểu biết đi lên, nhận thức cao lên bạn sẽ dần dần trở thành một ông Phật ở mức tâm thức thôi nhé. Muốn thành Phật thật sự cần phải đúc được kim thân để trở nên bất tử, cái này phải xem Công Phu-Công Trình-Công Quả của bạn ra sao đã.

Ngoài ra khi có não lượng tử các bạn không cần phải cố nhớ một điều gì hết vì mọi thứ luôn sẵn sàng trong đầu bạn, bạn cũng không cần thỉnh thoảng ôn lại kiến thức vì kiến thức vẫn đang nằm ở đó. Não lượng tử chỉ lưu những thứ có chữ "ĐẠO" còn lại đều là sự diễn sinh hết. Khi ta nắm được cái gốc của đạo thì thích triển khai cành, lá, hoa thế nào chẳng được.

Hiện nay mình thấy nhiều bạn tu học huyền môn, tử vi, bí pháp các kiểu, học mấy thứ đó không giúp các bạn đến với giải thoát được, muốn giải thoát thì phải học cái gốc, tức là học ĐẠO, các bạn không chăm cái gốc mà đi chăm cành, nhánh, lá thì bao giờ mới về đến nhà? Đạo là gốc của vạn vật, hiểu đạo rồi tự nhiên sẽ hiểu vạn vật, học ít nhưng lại hưởng nhiều, đầu không cần nhớ tất cả những cái diễn sinh đó, nhàn đầu, bổ não. Não càng nhàn thì nó càng mạnh, đưa não về điểm Không mọi lúc mọi nơi. Không có việc gì thì không nên suy nghĩ, cần là có kết quả ngay rồi. Hành trình của chúng ta là hành trình nhớ lại, không phải hành trình nhồi nhét một đống kiến thức vào đầu, duyên đến tự sẽ được, hãy cứ theo sự thôi thúc từ bên trong.

Bước tiến hóa tiếp theo của não lượng tử sẽ là não hư vô. Cái tên nói lên tất cả, não hư vô là não chẳng có cái quái gì bên trong cả, có thể gọi là không có não đi, bởi vì không còn vật chất cản trở nên lúc này ánh sáng sẽ chạy như điện xẹt trong đầu bạn. Tuy nhiên kỳ này chỉ cần não lượng tử là đủ rồi.

Bài tiếp theo là bài: TIM LƯỢNG TỬ

Muốn có não lượng tử cần phải có tim lượng tử trước, chúng ta đều xuất phát từ nguồn, nên gốc của chúng ta chính là trái tim (LX4 nằm giữa LX1 và LX7). Mọi thứ cần khởi nguồn từ tình yêu, não lượng tử chỉ có thể nghĩ ra những điều tốt đẹp nếu nó được nuôi dưỡng bởi năng lượng của tình yêu thuần khiết. Đó là chu trình tiến hóa thuận, đừng đi nghịch lại điều này sẽ là thảm họa đó ạ!

Các bạn có thể tham khảo thêm những nghiên cứu mới nhất về não người tại đây nhé:

"Các nhà nghiên cứu thần kinh đã vận dụng một nhánh toán học cổ điển theo cách hoàn toàn mới để tìm hiểu cấu trúc của bộ não. Điều họ khám phá ra là, bộ não chứa đầy những cấu trúc hình học đa chiều, hoạt động có thể lên tới 11 chiều."

https://trithucvn.org/khoa-hoc/nghien-cuu-kinh-hoc-bo-nao-chung-ta-co-xu-ly-o-11-chieu.html

23/10/2020

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh