Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau

TINH HOA GIÁO DỤC - DI SẢN CHO MUÔN ĐỜI SAU

Cây muốn vươn lên trời cao rễ phải bám sâu xuống lòng đất. Con người muốn chạm tới thiên đường cần đi xuyên qua địa ngục. Khi bước vào địa ngục và nếm trải hết những trạng thái trong đó mới tìm cách thoát ra, đạt đến sự cân bằng và cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Đó là quy luật, chúng ta cần hiểu được các quy luật có trong tự nhiên và thuận theo đó mà sống.

Muốn đạt đến đỉnh cao của trí tuệ, con người cần trải qua các bài học. Đất nước muốn phát triển vững mạnh và trường tồn phải lấy giáo dục làm gốc. Gốc của giáo dục xuất phát từ gia đình. Gia đình cần lấy việc tu thân làm nền tảng. Cốt lõi của việc tu thân là tìm về nguồn cội, thể hiện bằng sự biết ơn, hiếu kính với bố mẹ, ông bà, tổ tiên những người đã cho ta thân thể này. Rộng hơn nữa đó là sự kết nối với Trái Đất, với chính linh hồn của chúng ta. Cội nguồn của linh hồn chính là tình yêu vô điều kiện của Mẹ Trái Đất, người đã bao bọc, dung dưỡng, cho ta năng lượng, hơi thở và sự sống này. Gốc mục thì thân đổ. Con người muốn phát triển được cần tu thân và hướng về gốc. Vì vậy, nên biết trân trọng, giữ gìn, yêu thương, sống chan hòa với thiên nhiên, như cách mà ta đã được đối xử.

Chúng ta thấu hiểu, sống thuận tự nhiên, thuận theo trời đất, đó là thời khắc Thiên Địa Nhân hợp nhất, chúng ta sẽ bước sang một kỷ nguyên khác, hoàn thiện hơn. Để tiếp nối thời kỳ sắp đến, những đứa trẻ sinh ra từ sau năm 2012 sẽ rất thông minh, lanh lợi, sáng tạo. Vì vậy người làm bố mẹ, làm giáo dục cần thay đổi để có hướng tác động phù hợp với đứa trẻ. Những hiểu biết về trẻ em, về con người trước đây của chúng ta còn hạn chế thì giờ đây càng không đủ để tương tác đến những đứa trẻ này. Cộng thêm những biến chuyển khôn lường của thời đại, phương pháp cũ đã áp dụng đến nay lại không còn phù hợp. Do đó, giáo dục con người cần thực hiện hai nhiệm vụ lớn sau đây, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

Một là, cần có những thay đổi trong hệ thống giáo dục, bắt đầu từ việc thay đổi con người nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, trang bị cho họ một tư duy mới, chất lượng hơn để phù hợp với quy luật phát triển, thay vì tiếp tục tư duy giáo dục cũ.

Hai là, chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò của giáo dục tại nhà. Giáo dục tại nhà sẽ luôn đóng yếu tố quyết định trong việc phát triển con người, đó không phải xu hướng mà là kim chỉ nam của hoạt động giáo dục con người. Giai đoạn hiện nay xã hội loài người đang và sẽ có những biến động liên tục làm gián đoạn việc học tập tại trường của đứa trẻ, khiến giáo dục tại nhà chiếm phần lớn quỹ thời gian trong cuộc đời của chúng, do vậy nó càng giữ vai trò quyết định. Điều quan trọng là những đổi mới có thể diễn ra ngay lập tức, kịp thời, gia đình nào cũng có thể bắt tay vào thực hiện ngay. Trong khi việc thay đổi cả một hệ thống giáo dục, cần khoảng thời gian nhất định cũng như nguồn lực lớn. Giá trị mà đứa trẻ được nhận từ những năm đầu đời sẽ để lại dấu ấn vô cùng lớn khi trẻ trưởng thành, định hình nhân cách, đạo đức và con người trẻ mãi về sau. Gia đình sẽ là nhân tố ảnh hưởng, tác động đầu tiên cũng là sâu sắc nhất đến tâm hồn trẻ lúc các em còn nhỏ. Do đó, việc tìm hiểu lại định nghĩa mới về giáo dục cũng như việc tu thân, học các phương pháp giáo dục con tại nhà là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Cuốn sách “TINH HOA GIÁO DỤC di sản cho muôn đời sau” ra đời mong muốn giải quyết những nhiệm vụ kể trên, với nguyện ước cải cách giáo dục tận gốc. Đưa đất nước vào kỷ nguyên của sự cân bằng, phát triển toàn diện cả thân tâm trí, đời sống vật chất tinh thần và tâm linh, có đủ bi trí dũng để xây dựng một thế giới mà người phương Tây gọi đây là kỷ nguyên Bảo Bình, còn người phương Đông gọi là kỷ nguyên Thánh đức. Là kỷ nguyên mà con người đều xem nhau như người một nhà, sống yêu thương, hòa thuận, không ganh ghét, đố kị, hơn thua, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Ai cũng biết sống vì mọi người, hài hòa với thiên nhiên đất trời vì một thế giới tươi đẹp, thì đó chính là thiên đường nơi hạ giới. Khắp nơi từ Đông sang Tây đã có những người thức tỉnh và bước được vào sự chuyển biến này để chào đón vận kỳ mới…!

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Chúng ta có thể sẽ không theo kịp được với trẻ em trong thời đại mới, bởi vì chúng rất giỏi. Nhưng bằng cách hiểu được bản chất của giáo dục, nắm vững trong tay những giá trị cốt lõi chúng ta có thể tự tin, bình an và hạnh phúc để hướng dẫn, chỉ đường cho các em, sẽ làm tròn được sứ mệnh, là nhà kiến tạo ra những bông hoa sen tâm thức cho tương lai.

Thời đại mới, cần có chương trình giáo dục mới.

Trần Huy Toàn Lời Giới Thiệu

Khi đặt câu hỏi: “Một đứa trẻ lớn lên trong xã hội đầy biến động như hiện nay cần có những điều kiện, phẩm chất gì?”. Tôi thực sự bối rối khi nghĩ con mình lớn lên sẽ dạy dỗ, bảo ban chúng như thế nào? Không hiểu mà thương thì đó chỉ là sự “thương hại” - tức là cho đi cái tình thương mà làm hại đối tượng được yêu thương. Vì vậy, tôi cho rằng mình muốn nuôi dạy con tốt thì bản thân mình cần học hỏi những phương pháp, tư duy giáo dục tiến bộ để đồng hành và định hướng cho con. Tôi đã học thêm từ sách, trên mạng internet. Nhưng mỗi cuốn sách chỉ viết về một số kinh nghiệm, chủ đề, phù hợp với văn hóa của nơi mà tác giả đang sinh sống. Vì thế tôi đã dành rất nhiều thời gian để đọc sách về các chủ đề liên quan. Và tất nhiên việc áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cũng gặp khó khăn, mâu thuẫn, nhiều lúc tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, bởi không biết đâu là điều nên theo, không biết điều gì là giá trị phổ quát.

Cho đến khi gặp Toàn, một chàng trai trẻ, hiền lành, khỏe mạnh và giàu lòng nhân ái, người đã có những tác động thay đổi cách dạy con của bạn tôi. Trong khi trước đó tôi đã tốn biết bao công sức mà vẫn không thể lay chuyển được, nên tôi rất tò mò muốn xem chàng trai này đã làm gì? Ở xứ tôi không có chuyên gia về vấn đề này, nên tôi đã nghĩ chắc cậu ấy cũng thường thôi.

Toàn cũng chỉ đáng tuổi em út mình và tôi khá ngạo nghễ trước những kiến thức đã đọc được trong sách từ trước, nên tôi nói: “Em chỉ cần nói sơ qua thôi, anh biết hết rồi”. Toàn cũng không phản ứng gì, chỉ hay lui tới nhà tôi chơi và cũng không góp ý hay phán xét, đánh giá gì cả. Cho đến hôm Toàn nhìn thấy sự bất lực của vợ chồng tôi, trước biểu hiện thực sự khó chịu của cậu con trai hơn hai tuổi. Cậu ấy mới chỉ cho tôi thấy rõ những vấn đề tại sao cậu nhóc nhà tôi dễ cáu gắt, kén ăn và khó hòa nhập với bạn bè.

Mặc dù cậu ấy đã dành ra cả chục năm theo học về nuôi dạy trẻ và phát triển con người, tương tác với hàng nghìn em nhỏ, nhưng khi hỏi cậu ấy làm gì, Toàn trả lời: “Làm nghề dạy trẻ và đang viết một cuốn sách về giáo dục tên là TINH HOA GIÁO DỤC”. Bề ngoài tôi không nói gì, nhưng cũng nghĩ thầm trong bụng sao mà được, ít ra cũng phải là một chuyên gia ở một trường đại học lớn hay một trung tâm giáo dục nào đó nổi tiếng, thậm chí phải ở nước ngoài như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Phần Lan thì mới viết được và như thế mọi người mới tin chứ. TINH HOA GIÁO DỤC ư! Cái tên thật kiêu ngạo… Toàn thì vẫn cứ lặng lẽ làm việc, tương tác với những đứa trẻ cậu ấy có duyên gặp. Và một điều tôi nhận thấy là chưa có em nhỏ nào không thích chơi đùa với cậu ấy cả.

Thời gian cứ thế trôi qua, lâu lâu Toàn lại xuống nhà chơi, chỉ ra một vài điều chưa hợp lý trong cách nuôi dạy con và gửi bài nhờ vợ chồng chúng tôi sửa giúp. Nhưng cũng là cách gián tiếp để học, hướng dẫn vợ chồng tôi cách phát triển bản thân, hướng vào bên trong và tìm hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình.

Toàn có nói: “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn không có”, cho nên muốn dạy con thì hãy thay đổi mình trước đã. Dần dần tôi cũng đã nhận ra, ồ đúng thật là TINH HOA GIÁO DỤC, nhưng ý nghĩa thực sự của cái tên sách lại không như cách tôi nghĩ lúc đầu. Tinh hoa ở đây là khi được giáo dục đúng cách sẽ làm nở ra, lộ ra cái phần tinh túy nhất, phần “người” nhất trong mỗi con người… và tôi ủng hộ cái tên đó.

Người Việt Nam ta hay có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, nhưng trong phương pháp giáo dục của người Do Thái, dân tộc nổi tiếng thông minh thế giới, họ lại không có suy nghĩ như vậy. Người ta vẫn có thể giàu có và phát triển bền vững qua nhiều đời. Vì họ có phương pháp giáo dục gia đình vô cùng chất lượng, được truyền lại từ đời này sang đời khác như một nét văn hóa trong gia đình. Tôi hỏi Toàn: “Cuốn sách này có làm được như thế không?”, để mỗi gia đình lấy đó làm kim chỉ nam truyền lại cho con cháu đời sau, để muôn đời phát triển bền vững.

Toàn nói: “Không chỉ viết cho các gia đình ở Việt Nam, mà viết cho tất cả mọi người. Giá trị của cuốn sách là cốt lõi, những bài học chung cho các bậc bố mẹ, mà không phân biệt đó là vùng miền, quốc gia nào. Tuy nhiên, tùy vào tâm thức, nhận thức của mỗi người mà sẽ nhận được giá trị khác nhau”. Sách có đầy đủ các chương mục cần cho việc nuôi dạy một đứa trẻ để chúng phát triển toàn vẹn. Là sự kết tinh dựa trên sự thấu hiểu về bản chất con người, hiểu biết về não bộ, khoa học tâm lý hành vi, phát triển tài năng, nhưng lấy sự thánh thiện, đạo đức làm nền tảng. Coi trọng lao động trí thức nhưng không quên vai trò căn bản của lao động chân tay, cân bằng giữa vật chất, tinh thần và tâm linh, kết hợp tinh hoa giáo dục của phương Đông và phương Tây, cân bằng âm dương, đó là những nền tảng cho sự phát triển bền vững. Cuốn sách sẽ mang lại những giá trị vĩnh hằng bất biến trong việc nuôi dạy trẻ và phát triển con người qua thời gian, dù xã hội có biến chuyển theo hướng nào đi nữa.

Khi cuốn sách sắp được ra đời là lúc tôi bắt đầu cảm nhận được sự tự do đích thực, tôi đã thật sự thay đổi mình để nuôi dạy con. Tôi vẫn sống giữa sự ồn ào tấp nập đầy cám dỗ, biến động của xã hội vật chất nhưng thoát dần sự lệ thuộc và không còn chấp chặt vào những cảm xúc bên ngoài. Leibniz nói rằng: “Ai làm chủ giáo dục, có thể nắm giữ sức mạnh thay đổi thế giới”. Tôi đã cảm nhận, thấu hiểu được điều đó và bây giờ xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách mang đến được cho bạn giá trị như vậy. Từ đó có thể làm thay đổi cuộc đời bạn, và quyền chủ động trong quá trình phát triển nuôi dạy con, việc còn lại phụ thuộc vào ý chí tự do của bạn có muốn thay đổi không?

BS. Trần Quốc Bảo Làm sao chuyển đổi kiến thức từ sách thành của mình?

Để chuyển đổi kiến thức có trong sách thành của bản thân, thì trước khi đọc sách, bạn có thể tạm thời gác đi tất cả kiến thức thu thập từ trước đến nay được không, để trái tim tâm hồn mở toang đón nhận một luồng gió mới. Đầu óc bạn sáng trong, như trang giấy trắng, cứ như tâm hồn một đứa trẻ thơ vậy. Khi đọc sách, bạn buông lỏng trí não, thả trôi những dòng suy nghĩ. Bạn đọc chỉ là đọc thôi, bạn gạt đi phần ý thức, chưa cần phân tích tính đúng sai, chưa cần hiểu, ghi nhớ - đọc như không đọc. Trong trạng thái vô thức, sẽ cho phép phần trí tuệ tâm linh lên tiếng, lúc đó phía bên trong bạn sẽ kết nối được với linh hồn cuốn sách. Bạn rung động trong từng câu chữ, bạn cảm nhận cảm xúc, tinh thần, tâm tư tình cảm của mình ở trong sách. Như thế việc hấp thụ kiến thức mới thực sự đi vào chiều sâu, trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Triệu Quát là con của Đại tướng Triệu Xa nước Triệu, thông minh, lanh lợi, từ nhỏ đã đọc binh pháp, thông thuộc binh thư chiến lược, có hiểu biết rộng, thao thao bất tuyệt khi bàn luận việc quân và được xem như nhân tài. Triệu Quát cũng vì thế tự đắc, cho rằng mình có tài làm tướng xuất chúng trong thiên hạ, chỉ hận chưa có cơ hội cầm quân ra trận. Năm 260 trước công nguyên, Triệu Quát được vua phong chức đại tướng quân. Lần đầu tiên được mang binh ra đối đầu với Bạch Khởi ở trận Trường Bình, nhưng tiếc thay đó cũng là trận cuối cùng của ông. Bản thân tử trận ngoài chiến trường còn đội quân bốn mươi vạn người, sau khi đầu hàng toàn bộ cũng bị lạm sát.

Đọc sách cũng như vậy, lý thuyết cần đi đôi với thực hành. Lúc đầu khi bạn vận dụng lý thuyết học được vào thực hành có thể kết quả không như mong muốn, sẽ vướng mắc vào nhiều chỗ khó hiểu. Nhưng nỗ lực để hiểu được những kiến thức nằm ngoài hiểu biết thông thường giúp bạn mở rộng nhận thức hơn. Đừng như Triệu Quát chỉ giỏi lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế, vậy nên dù đọc cả 100 cuốn sách, hay học nhiều đến đâu cũng không bằng hiểu được một ý, một câu rồi mang áp dụng được vào đời sống thì lợi ích muôn phần. Cuốn sách này cũng vậy nếu không áp dụng được tất cả thì hãy chọn chương dễ nhất, bạn thích nhất áp dụng một cách nhuần nhuyễn thì mới thực sự hữu ích. Bởi vậy, người đọc nên ngẫm thật kỹ ý nghĩa của việc đọc sách, vì đọc sách nhiều mà không mang ra ứng dụng thì chỉ làm hại bản thân, cũng sẽ như Triệu Quát đọc nhiều binh thư tự cho mình có trình độ cao, hiểu biết hơn người, từ đó dễ sinh ra tính kiêu ngạo, nhìn nhận bản thân sai lệch.

Trong Tôn Tử Binh Pháp có viết: “Binh không có thể cố định, nước không có hình cố định, người biết dựa vào thay đổi tình hình địch mà dành chiến thắng thì gọi là thần vậy”. Nguyên văn là: “Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần”. Tôn Tử cho rằng, tình thế trên chiến trường thay đổi khôn lường, không nên câu nệ vào bất kỳ một hình thức tác chiến nào, cũng giống như nước vốn không có hình thái cố định, rót vào bình tròn thì nước hình tròn, vào bình vuông thì nước hình vuông. Người cầm quân có thể căn cứ vào quân số địch nhiều hay ít, trang bị tốt hay kém, sĩ khí cao hay thấp, tố chất của viên chỉ huy, cung ứng quân nhu ra sao mà lựa chọn đối sách linh hoạt vậy mới có thể giành thắng lợi.

Bài học của người cầm quân: “Trong lúc giao tranh tình hình chiến sự lúc nào cũng thay đổi muôn hình vạn trạng, người nào biết linh hoạt ứng biến tùy vào kẻ địch người đó sẽ chiến thắng”. Bài học cho người giáo dục cũng vậy, mỗi đứa trẻ là duy nhất. Người nào đọc sách mà chú ý quan sát, tư duy linh hoạt, uyển chuyển như nước và biến đổi để thích nghi với từng đứa trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả tối đa. Các bậc cha mẹ đừng trông đợi, phụ thuộc vào bất kỳ chuyên gia hoặc một phương pháp giáo dục nào cả. Mỗi người, mỗi bố mẹ hãy “tự thắp đuốc lên mà đi”, nếu nghĩ ra được ý tưởng hay hoặc học được điều gì mới trong cuốn sách này nên mang ra ứng dụng ngay. Sau đó quan sát đứa trẻ thế nào, chỉnh sửa rồi làm tiếp, sao cho phù hợp nhất với con mình, đó là cách đi nhanh nhất, bí quyết là như vậy.

Tóm lại, đầu tiên cần mở rộng tâm thức, sau đó liên tục thực hành để hấp thụ và linh hoạt ứng biến trong quá trình vận dụng.

Chịu trách nhiệm xuất bản

GIÁM ĐỐC

BÙI MINH CƯỜNG

Chịu trách nhiệm nội dung NGUYỄN HUY TIẾN

Biên tập và sửa bản in

NGUYỄN MINH CHÂU

Thiết kế maket nội dung ĐẶNG NGUYÊN VŨ

Thiết kế bìa

ĐẶNG NGUYÊN VŨ

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

70 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024 3942 3172 Fax: 024 3822 0658

Email: nxbkhkt@hn.vnn.vn

Website: https://nxbkhkt.com.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

28 Đồng Khởi - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh ĐT: 028 3822 5062

In 1.000 bản, khổ 16 x 24 cm, tại Công ty TNHH In Tre Xanh.

Địa chỉ: Thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.

Số ĐKXB: 3144-2020/CXBIPH/4-79/KHKT.

Quyết định xuất bản số: 165/QĐ-NXBKHKT, ngày 25 tháng 08 năm 2020.

In xong và nộp lưu chiểu năm 2021.

ISBN: 978-604-67-1694-5

Trình bày Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

In lần thứ nhất: Tháng 7 năm 2021

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Bản quyền tiếng Việt, 2021 thuộc Tác giả Trần Huy Toàn. Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của Tác giả Trần Huy Toàn đều bất hợp pháp và vi phạm xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế, công ước Berne về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ.

Những tổ chức, cá nhân có mong muốn in ấn, phát hành, phân phối sách sách hoặc đóng góp ý kiến, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Trần Huy Toàn

Mobile: 0964326949

Email: tranhuytoan04@gmail.com

Nếu muốn mua sách giấy các bạn có thể đặt hàng tại đây:

https://tiki.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-p116565377.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh