11 Kiểu Mối Quan Hệ Trong Thể Hiện Tình Yêu

11 KIỂU MỐI QUAN HỆ TRONG THỂ HIỆN TÌNH YÊU

Một trong những nhu cầu cơ bản của con người, ngoài nhu cầu sinh lý cơ bản và cảm thấy được an toàn, là nhu cầu yêu và được yêu.

Tất cả chúng ta đều hy vọng những điều tốt đẹp nhất và mơ ước tìm được người phù hợp mà mình có thể gọi là bạn tri kỷ, hoặc hơn thế nữa, một người có tần số rung động giống như chúng ta trong ngọn lửa đôi, khiến cuộc sống cuối cùng trở nên thăng hoa và trọn vẹn.

Trên con đường tìm kiếm tình yêu, mỗi người lại định nghĩa tình yêu theo nhiều cách khác nhau, vì mỗi người là độc đáo và duy nhất, nên xử lý nhu cầu yêu và được yêu theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng tất cả chúng ta đều tìm kiếm một điều giống nhau - tình yêu như nó vốn có, vô điều kiện và chân chính.

Có rất nhiều kiểu mối quan hệ thể hiện tình yêu mà chúng ta hình thành trong suốt cuộc đời, và bất kể mỗi người có khác nhau như thế nào, theo phong cách sống ra sao, thì dưới đây có thể đã chỉ ra cho các bạn thấy một số dạng mối quan hệ nhất định, những kiểu liên kết mà các bạn và nhiều người dường như đã trải qua.

Bất kể những trải nghiệm tình yêu này là tích cực hay tiêu cực, việc nhận biết được chúng có thể giúp bạn hiểu không chỉ về mình mà còn về người khác, và cuối cùng, các bạn có thể coi nó như những trải nghiệm thoáng qua, giúp chúng ta trưởng thành và hiểu hơn về tình yêu, bản chất thực sự là như thế nào ?

1. Mối quan hệ thực dụng (Mối quan hệ này là một sự lựa chọn hợp lý)

Đây là một trong những kiểu quan hệ tình yêu phổ biến nhất hiện có, nó dựa trên niềm tin rằng mối quan hệ đó là một lựa chọn tốt . Đó là suy nghĩ dựa trên lý trí, mong muốn làm điều đúng đắn, và cảm thấy đây là một lựa chọn thông minh để làm.

Các biến thể của kiểu quan hệ như thế này thì rất nhiều, nhưng thông thường nó liên quan đến việc kết hôn. Cưới vì đã đến tuổi cần lập gia đình hoặc đang ở trong một mối quan hệ nghiêm túc. Ngoài ra, họ có thể thấy người kia phù hợp với địa vị của mình hoặc coi họ như một ''người chộp được'', mặc dù không có tình cảm hoặc một kết nối sâu sắc nào cả. Có thể có một vài cảm giác tương thích nhất định, chẳng hạn như cùng trình độ học vấn, cùng gia cảnh vật chất hoặc niềm tin tôn giáo, nhưng điều này không khơi dậy bất kỳ một cảm xúc hoặc đam mê nào giữa 2 người.

2. Mối quan hệ phụ thuộc (Mối quan hệ là liều thuốc mà bạn cần phải có để tồn tại)

Đây là kiểu quan hệ tình yêu mà hai người sáp lại với nhau tương tự như chứng bị nghiện. Tình yêu là một thứ mà họ cần có bất cứ lúc nào để hoạt động bình thường. Thông thường, một người sẽ là con nghiện và người kia bị phụ thuộc - người sẽ hy sinh mọi thứ để làm cho “con nghiện” cảm thấy hạnh phúc, mặc dù cả hai đều ''thiếu tình yêu'' ở bên trong.

Các đối tác đồng phụ thuộc tham gia vào một mối quan hệ mang lại cho nhau sự bình an và cảm giác thoải mái giả tạo. Những kết nối như thế này phá hủy ý thức về bản thân, vì không có cái tôi, mà chỉ có chúng ta.

Đặc điểm nhận dạng duy nhất của mối quan hệ kiểu này là mang tính hủy hoại tình cảm, độc hại, ngấm ngầm một chiều và đôi khi có thể là lạm dụng.

3. Mối quan hệ độc lập (''Cái tôi'' đi trước ''chúng ta'')

Trái ngược với kiểu quan hệ trên, sự kết nối này là trung tâm của mọi sự chú ý, một kiểu liên kết độc lập, có thể đại diện cho một mối quan hệ sáo rỗng. Cả hai đều đặt bản thân, mục tiêu, tham vọng và tính cách của họ lên hàng đầu.

Loại mối quan hệ kiểu này có thể duy trì nếu nó dựa trên sự bình đẳng thực sự và mục tiêu chung là sự độc lập, nhưng điều nổi bật trong mối quan hệ này là sự thiếu cam kết và sẵn sàng thích ứng với nhau nếu điều đó đòi hỏi quá nhiều sự nhẫn nhịn hoặc thỏa hiệp từ một hoặc cả hai người.

4. Mối quan hệ tình yêu lãng mạn ngọt ngào.

Đây là một mối quan hệ tình yêu lãng mạn thuần túy, được nhìn thấy trong các bộ phim truyền hình nhiều tập, đi kèm với mục tiêu lý tưởng nhất định, mà không nhất thiết phải dựa trên sự tương thích thực sự.

Hai người yêu nhau dựa trên tình yêu nhẹ nhàng và theo trường phái lãng mạn. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên tình cảm chân thành đối đãi với nhau và mong muốn làm cho mối quan hệ trở nên sâu đậm. Tuy nhiên, một khi cảm xúc yêu đương không còn nữa, các đối tác có thể chỉ ở lại với nhau vì nghĩa vụ hoặc họ có thể rời xa nhau.

5. Mối quan hệ tự do (Chúng ta và những người khác)

Mối quan hệ tự do là một câu nói sáo rỗng của kiểu quan hệ yêu đương thời hiện đại. Đặc trưng của mối quan hệ này là các đối tác cam kết xây dựng tình cảm với nhau một cách nghiêm túc, nhưng cả hai đi vào mối quan hệ với mong muốn được tự do và trao cho nhau quyền có thể thoải mái quan hệ tình dục với người khác.

Cũng giống như kiểu mối quan hệ độc lập, nó đòi hỏi sự bình đẳng và những động cơ tương tự, nhưng có điểm khác biệt là trong mối quan hệ này có nhiều sự cống hiến hơn.

6. Mối quan hệ dâm đãng (Tôi Thực sự Muốn Bạn)

Mối quan hệ kiểu này đặc trưng bởi sự khao khát điên cuồng, ham muốn đến mức ám ảnh. Nó có thể dựa trên niềm đam mê và ham muốn mạnh mẽ, thường đi kèm với những cảm xúc bùng nổ. Đó là một trong những kiểu quan hệ tình yêu phổ biến nhất hiện nay và có thể nhiều người đã từng trải qua nó trong một số thời điểm nhất định (tình một đêm chẳng hạn). Loại mối quan hệ này mang một năng lượng mạnh mẽ, nhưng khi thời gian trôi qua và sự sung sướng giảm đi, hai người cảm thấy không thỏa mãn hoặc thiếu thiếu một cái gì đó, cuối cùng dẫn đến việc chia tay.

7. Mối quan hệ làng chơi (Không có gì là nghiêm túc)

Đây là kiểu mối quan hệ yêu đương không ràng buộc và không có sự cam kết nghiêm túc. Đối tác trải qua sự không chắc chắn và cảm giác hồi hộp trong một mối quan hệ mới, khi không có sự gắn bó nghiêm túc. Nó có thể mang lại rất nhiều niềm vui, nhưng không đòi hỏi quá nhiều về sự thích nghi và sự phát triển. Sự lâu dài trong mối quan hệ này phụ thuộc vào cả hai bên, vì nó có thể chỉ là tạm thời, nhưng đôi khi nó có thể trở thành một thứ gì đó bùng nổ.

8. Mối quan hệ độc hại (Đi bộ trên vỏ trứng)

Mối quan hệ độc hại có lẽ là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất mà một cá nhân có thể trải qua. Chủ đề chính trong mối quan hệ này là sự hung hăng thụ động, ghen tị, kiểm soát, thao túng, chỉ trích sâu rộng, giao tiếp thiếu lành mạnh, cảm thấy không thoải mái hoặc bị mắc kẹt trong một mối quan hệ. Nó có thể tạo ra cảm giác rằng một người phải rón rén như đi trên vỏ trứng để tránh các cuộc đối đầu có thể xảy ra.

Mối quan hệ kiểu này thường cho cảm giác như đang ở trong tù và thường thì có một người giữ vai trò “ác nhân”.

Để giữ hòa khí và duy trì “khái niệm” được gọi là tình yêu của mình, người lép vế hơn trong mối quan hệ này phải hy sinh nhiều thứ, bao gồm cả lòng tự trọng, đặc tính cá nhân và cuối cùng là sức khỏe tinh thần.

9. Mối quan hệ trách nhiệm (Khi đam mê và tình yêu không còn nữa)

Đây là một mối quan hệ khá thụ động và nó có một số đặc điểm của mối quan hệ thực dụng. Mối quan hệ này thiếu tình yêu và niềm đam mê, nhưng có sự khác biệt duy nhất ở đây là hai người ở lại với nhau chỉ vì trách nhiệm, nó đã từng là một mối quan hệ nồng nàn, nhưng bây giờ đã mất đi cảm xúc ban đầu.

Các đối tác ở bên nhau vì mong muốn thuần túy là giữ cho mối quan hệ được tiếp tục, với cảm giác rõ ràng là họ có trách nhiệm với nhau, đặc biệt là nếu có sự tham gia của trẻ em (họ có con chung với nhau)

Kiểu quan hệ này thường là kết quả của một lần quan hệ đầy dục vọng, dựa trên lịch sử và thời gian xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có thể tồn tại dựa trên sự tương thích chung tương đối tốt.

10. Mối quan hệ lấp đầy (Mối quan hệ sau một mối quan hệ)

Khi kết thúc một mối quan hệ sâu đậm, nhiều người tìm kiếm một mối quan hệ mới ngay sau đó để lấp đầy khoảng trống và để dễ dàng đối mặt với những cảm xúc tiêu cực từ sự chia tay này. Đây được gọi là mối quan hệ phục hồi.

Không có sự hấp dẫn về cảm xúc như mối quan hệ đã có với đối tác trước, liên kết này dễ dàng xuất hiện vì tác động dữ dội đã để lại trong cảm xúc và suy nghĩ của một người khi đỗ vỡ trong mối quan hệ đầu tiên.

Trong hầu hết các trường hợp, đây là một mối quan hệ chuyển tiếp. Nhưng không phải lúc nào, các đối tác trong mối quan hệ này cũng đều cam chịu cảm giác thất bại. Bất kể khoảng thời gian ngắt quãng này kéo dài bao lâu, mục đích chính mà mối quan hệ này được hình thành, là nó như một công cụ để chữa lành những trải ghiệm tiêu cực đã xảy ra từ mối quan hệ trước đó, vì nó khiến người ta cảm thấy được yêu và được đánh giá cao trở lại .

11. Kết nối linh hồn (Karmic Relationship, Soul Mates, Twin Flames)

Có những loại mối quan hệ mà chúng ta cảm thấy có sự kết nối sâu sắc ở mức độ linh hồn, sâu đậm và mạnh liệt đến mức khó giải thích, gần như thể chúng ta biết sâu thẳm linh hồn người kia muốn gặp mình.

Những kết nối này là món quà thiêng liêng và là thứ mà chúng ta hy vọng sẽ tìm thấy mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Đó là điều chúng ta hy vọng khi tìm kiếm tình yêu.

Một số ở đó để dạy cho chúng ta một bài học cần phải học để phát triển và trưởng thành. Đôi khi, những tình huống đau đớn nhất lại là những cơ hội để chúng ta đối mặt với những gì đã và đang trốn tránh. Nó có thể buộc chúng ta phải làm việc với bản thân, xem lại cách chúng ta đối xử với người khác. Một khi bài học đã được học, mối quan hệ sẽ kết thúc vì nó đã phục vụ cho mục đích của nó. Cả hai cần buông bỏ để đi những con đường riêng và bắt đầu một hành trình mới.

Có nhiều dạng kết nối linh hồn: Karmic Relationship, Soul Mate, Twin Flame.

Tất cả đều nhằm giúp chúng ta phát triển, học hỏi và trở thành con người thật của mình, bằng cách kết nối với một linh hồn khác.

Điểm chung cho tất cả mối quan hệ này là niềm vui mà chúng có thể mang lại, cũng như động lực mà chúng cung cấp là để tạo ra sự thức tỉnh tâm linh cho chúng ta, đẩy chúng ta ra khỏi vùng an toàn để trở thành con người sâu sắc hơn, với tư cách là một cá nhân.

Các đối tác cảm thấy dường như họ “được gặp nhau” là: để lại dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của nhau.

Mối quan hệ này thường trở thành một phần quan trọng trong lịch sử phát triển cá nhân của một người, cho dù nó vẫn tồn tại hay kết thúc.

Và một kết nối linh hồn khi kết thúc có thể khiến bạn cảm thấy cần phải có một chiến lược chữa lành thích hợp để đối phó với sự chia tay này.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh