Lợi Ích Của Nụ Cười Nội Tâm

LỢI ÍCH CỦA NỤ CƯỜI NỘI TÂM

(Niêm Hoa Vi Tiếu) - Nụ cười Nội tâm

Có khi nào bạn đi giữa đường phố, đầu óc bị dằn vặt bởi những công việc bề bộn, miệng lẩm bẩm nguyền rủa về mối quan hệ bất ổn của bạn với một ai đó, về những khó khăn, hoặc về đời sống nói chung. Rồi bạn bất chợt ngước mắt lên và trông thấy một ai đó đang mỉm cười với bạn và bạn tự động mỉm cười đáp lại. Trong thoáng chốc ,những ưu phiền của bạn đã tan biến. Bạn thẳng người lên, tiếp tục bước và điều gì đó cho bạn biết rằng mọi việc rồi sẽ ổn thoả. Như vậy đó, một nụ cười đích thực luôn mang theo nó những quyền năng kỳ diệu.

Khi bạn mỉm cười với ai đó thì người này sẽ cảm thấy an ổn và khoẻ khoắn. Khi bạn mỉm cười với những cây cảnh mà bạn chăm sóc, chúng sẽ đón lấy nguồn năng lượng yêu thương đó và sẽ lớn mạnh. Khi về đến nhà, nếu bạn mỉm cười với con chó của bạn và ve vuốt nó, thì nó sẽ ve vẩy đuôi mừng rỡ. Ngược lại, nếu bạn đánh chửi nó, thì nó sẽ chạy trốn vào một góc để gầm gừ hoặc ngay cả cắn bạn. Với con người cũng thế, nếu bạn chửi rủa, thoá mạ những người thương yêu bạn, thì họ sẽ có một thái độ phản kháng hoặc phòng thủ.

Nụ cười đích thực là dấu hiệu của sự yêu thương; nó có khả năng trị bệnh và làm lan toả nguồn sinh lực, mang đến sự an ổn và khoẻ khoắn. Những ai không biết cười sẽ mất khả năng để cho đi và đón nhận. Thiếu vắng nụ cười, họ sẽ có sắc diện âm thịnh và thiếu sự khôi hài dí dỏm khi giáp mặt cuộc đời, sẽ mắc các chứng loét dạ dày hoặc những rối loạn thể chất khác. Ngược lại, những ai có nụ cười trên môi thì mang lại niềm vui cho những người chung quanh; họ là những người khoẻ mạnh và có một đời sống hạnh phúc. Tất cả những ai đã từng gặp họ đều có ấn tượng tốt và luôn giữ một kỷ niệm êm đềm về họ ...

Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều thừa nhận thấy sự khác biệt giữa một người vui tươi với một người cáu kỉnh và hiểu rằng hạnh phúc luôn đi cùng sức khoẻ, sự u buồn luôn song hành với bệnh hoạn. Nhưng có một điều mà chúng ta ít biết, đó là nụ cười tự nó có những quyền năng hoặc ít ra nó chứa đựng toàn bộ sức mạnh của các quyền năng.

Thủa xưa, các thầy của phái Đạo gia dạy rằng nụ cười trong tâm, mỉm cười với chính mình là điều đảm bảo cho sức khoẻ hạnh phúc và trường thọ. Nụ cười trong tâm mang lại cho những người thực hành nó một đời sống nội tâm hài hoà.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nếu nhìn vào xã hội ngày nay, chúng ta thấy rằng hầu như không mấy ai biết được bí quyết về nụ cười trong tâm. Điều này phản ánh một cách bi thảm về sự thiếu hài hoà trong đời sống nội tâm của chúng ta. Càng ngày chúng ta càng dễ mắc phải chứng bệnh về thể lý cũng như tinh thần, từ những chứng ung thư đến các chứng chán ăn mất ngủ. Cá nhân cũng như xã hội đang bị đe doạ bởi sự lạm dụng các thứ thuốc an thần và ma tuý, cùng sự tích tụ các cặn bã phóng xạ. Đồng thời, chúng ta cũng đánh mất khả năng tự hồi phục, tự trị bệnh của chúng ta .

Hãy mang lại yêu thương cho các cơ quan của cơ thể bạn.

Nói chung, những vấn đề mà chúng ta gặp phải trong đời thường rất phức tạp, đến nỗi nhiều khi chúng ta bị chúng nhấn chìm. Hầu hết chúng ta đã từng có lúc cảm thấy thất vọng chán nản, chúng ta buông xuôi và không còn muốn tìm hiểu về thực tại. Đầu óc chúng ta điên đảo khi phải đón nhận thông tin đến từ mọi phía (Truyền hình, internet, radio, báo chí, điện thoại ..) Khoảng cách tự do cá nhân bị thu hẹp dần, chúng ta phải hấp thụ chúng, tựa như cơ thể hấp thụ thức ăn. Và đó là một điều không dễ, cũng như không dễ khi phải sống với một thể xác và tinh thần bị tách biệt.

Bạn phải hiểu rằng một cơ thể lành mạnh thì miễn nhiễm với chứng Stress phát sinh từ đời sống hiện đại; chẳng những thế sự căng thẳng của cuộc sống còn là cơ hội để họ có những sáng tạo mới mẻ. Khổ nỗi là rất nhiều người đã không biết đến những cơ chế có thể giúp họ đảm bảo được sự quân bình tự nhiên giữa tinh thần và thể chất. Qua tâm trí, họ đã tìm cách đồng hoá đời sống, bằng cách tích luỹ những ý tưởng, những quan niệm, những khát vọng. Họ quên rằng thân xác họ phải vất vả để gánh vác suốt ngày đêm mớ hành trang quá tải của tâm trí và về lâu dài nó sẽ làm cho tâm trí bị suy kiệt. Dấu hiệu của sự suy kiệt này là tai biến tim mạch, thấp khớp hoặc những rối loạn chức năng gan. Khi chúng ta quị xuống, chúng ta sẽ đổ lỗi cho thân xác tội nghiệp của chúng ta. Đó là điều sai lầm; bởi thủ phạm đích thực chính là một tâm trí đã " quá tải ",một tâm trí đã bị stress của chúng ta

Các phủ tạng nằm ở đâu trong cơ thể? Đâu là những vị trí chính xác của những cơ quan trọng yếu của cơ thể? Đó là những câu hỏi phải khó khăn lắm người ta mới có thể trả lời chính xác.Phải nói rằng có nhiều người không hề biết vị trí chính xác của cơ quan nội tạng chứ đừng nói đến hình dáng, kích cỡ và chức năng của chúng. Đó cũng chính là bằng chứng cho thấy rằng chúng ta không am hiểu về những mối quan hệ của thể xác và tâm trí. Ngay cả khi chúng ta có một số kiến thức về các cơ quan của cơ thể, thì kiến thức đó không cho chúng ta một kinh nghiệm xác thực, bởi chúng ta không cảm nhận được những thông điệp tinh tế mà chúng đang liên tục gửi đến cho chúng ta. Vì thế, ta tin rằng bản thân ta thích thú khi tâm trí ta cảm thấy như thế. Ngay cả khi hệ tiêu hoá của ta phẫn nộ vì ta thường xuyên ăn uống vô độ, ngay cả khi phổi ta mệt mỏi vì thuốc lá, thân thể ta kiệt sức vì rượu và cà phê, thì tâm trí vẫn tiếp tục thích thú với thói quen sẵn có. Chúng ta hầu như không nghe thấy những thông điệp mà cơ quan của cơ thể gửi đến cho chúng ta và chính vì không thể thực hiện và nếm trải cái trạng thái có được từ một thân thể hoàn toàn khoẻ mạnh.

Chúng ta cũng tựa như một bác tài tối ngày chỉ biết lau chùi bóng loáng chiếc xe để sau đó lao vào những con đường đầy ổ gà và bụi bặm, mà không hề nghĩ đến việc tra dầu mỡ và kiểm tra máy móc. Khi xe nằm đường, bác tài chửi đổng than thở rằng mình không phải là một thợ máy và đổ lỗi cho người chủ ga ra, tuy ông này đã thông báo rằng chiếc xe cần được kiểm tra máy móc. Tất cả chúng ta đều có động thái tương tự, chúng ta tiêu hao nhiều sức lực và tiền của cho cái vẻ bề ngoài, nhưng chúng ta đã đối xử tệ với các cơ quan bên trong của chúng ta. Chúng ta có chế độ ăn uống và lối sống thiếu cân bằng, tệ hơn nữa chúng ta không yêu thương chính mình. Thế rồi, nếu có ngày ta cảm thấy khó thở, hoặc thận bị tắc nghẽn, hoặc một chứng ung bướu thì ta lại sững sờ bối rối.

Hầu hết những người bệnh đều nghĩ rằng họ chẳng có lỗi lầm gì đáng để phải chuốc lấy tật bệnh vào thân. Họ vội vã qui lỗi cho sự lão hoá ,rủi ro.... Họ hầu như không hiểu rằng có những bệnh tật là hậu quả của chứng Stress đã kéo dài trong nhiều năm, của sự hoang phí sức khoẻ kéo dài, tuy bề ngoài xem chừng không đáng kể, nhất là sự phí phạm sinh lực của các cơ quan nội tạng. Hãy nhớ rằng các cơ quan chủ yếu của cơ thể có liên hệ chặt chẽ với não bộ. Cơ thể là cái máy lọc của tri giác, của các giác quan, của tình cảm tư tưởng và nó giúp ta cảm nhận về chính mình.

Ít có người hiểu được, nếu dòng tư tưởng của họ bị ngưng lại trong chốc lát, hoặc họ bị mất cảm giác trong một lúc, thì phủ tạng của họ vẫn hoạt động .Ngược lại, nếu họ bị vỡ lá lách, nếu tim họ ngưng đập hoặc gan họ không làm việc nữa, thì đời sống của họ thực sự lâm nguy

Bộ não chỉ huy nhưng công việc là do các cơ quan cơ thể đảm nhận. Hãy mường tượng rằng các cơ quan của cơ thể là những công nhân làm việc trong một nhà máy và nếu ông chủ thường xuyên vắng mặt hoặc không quan tâm đến công nhân ( mặc cho điều kiện làm việc tồi tệ ,lương bổng ít ỏi ,giờ giấc quá tải ) thì các công nhân sẽ chán nản, sẽ đình công hoặc thôi việc. Công việc của nhà máy đình trệ, không còn sản xuất được nữa. Đến lúc này, ông chủ buộc lòng phải thương thuyết và như thế là có phần muộn màng, vì nếu các công nhân đã bỏ việc thì uy tín của ông chủ bị giảm sút. Cũng có thể là nhà máy sẽ đóng cửa vĩnh viễn và ông chủ sẽ bị sập tiệm (Bạn hãy nhớ rằng mầm mống của sự đổ vỡ không chỉ được gieo vào ngày hôm qua ,mà từ trước đó!). Hãy tập mỉm cười trong tâm .

THỰC HÀNH THIỀN VỚI NỤ CƯỜI NỘI TÂM

Chúng ta ngồi xếp bằng, thẳng lưng và thả lỏng toàn thân, thả lỏng hoàn toàn các cơ bắp, mắt nhắm, miệng tươi tỉnh, hàm răng khép, đầu lưỡi đặt nhẹ lên vòm miệng (Đặt lưỡi sau các răng cửa - vị thế Phong).

Nụ cười nội tâm bắt đầu từ Mắt, mắt ta hơi nhíu để các sợi cơ và mạch máu nhỏ xíu được thư giãn. Khi thư giãn đôi mắt bằng nụ cười trong tâm, bạn giải phóng tâm trí ra khỏi gánh nặng của những căng thẳng thể chất. Với đôi mắt thư giãn, bạn có thể mang lại cho toàn bộ hệ thần kinh sự an ổn và tĩnh tại. Khi bạn cảm thấy trong đôi mắt mình đã rạng rỡ nụ cười…

Đôi mắt có liên quan tới hệ thần kinh chủ động (hay thực vật), chia thành hai hệ: hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Hệ giao cảm điều hành những bản năng nguyên thuỷ; hệ đối giao cảm giúp con người được tĩnh tại, tạo ra những tình cảm yêu thương... Cả hai hệ này đều nối liền với mỗi tuyến của cơ thể. Qua trung gian của những hệ thần kinh, hệ giao cảm và đối giao cảm lệnh gia tăng hoặc kìm hãm hoạt động của chúng. Chính vì có sự liên quan giữa mắt và hệ thần kinh mà cơ thể có được toàn bộ những cảm xúc và cảm ứng tức thời.

Hãy để nụ cười lan toả trên khuôn mặt, rồi sau đó hướng nó vào bên trong hai Hàm. Sinh lực trong nụ cười nội tâm được lan toả, bạn có cảm giác toàn thân thư thái, buông lỏng và những căng thẳng đã rời khỏi bạn;

Hai Hàm là nơi chất chứa nhiều căng thẳng nhất của cơ thể

Khí đã lan toả trong Lưỡi & Vòm miệng, bạn sẽ thấy có cảm giác nóng rần rần và nếm trải những vị mà với bạn là hoàn toàn mới mẻ; Quậy lưỡi theo chiều hướng hầu, tích tụ nước bọt. Khi miệng đã đầy nước bọt, hãy đưa đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng.

Như chúng ta đã biết, Lưỡi là điểm mà Đốc Mạch (Dương) tiếp xúc với Nhâm mạch (Âm). Hãy đặt lưỡi ở hàm trên, ngay phía sau các răng cửa. Khi lưỡi đã ở đúng vị thế, nó chạm màng hầu đóng ở đáy miệng, nhưng với những ai mới bước vào con đường luyện công, thì họ nên đặt lưỡi ở vị thế thứ nhất. (Đặt lưỡi sau các răng cửa - vị thế Phong).

Thư giãn gáy, để bắt đầu, bạn hãy gồng cứng các cơ gáy, (khi các cơ cổ căng cứng, hãy nhanh chóng nuốt nước bọt) rồi để gáy mềm mại thư giãn. Hãy thả lỏng cằm và để cho sức nặng của đầu bạn trĩu xuống trên ngực. Hãy thư giãn các cơ gáy trong khi mường tượng rằng đầu bạn có thể thẳng đứng mà không cần sự chống đỡ của chúng. Hãy lan toả nụ cười vào Gáy và Họng. Trong khi thực hiện điều này, cảm nhận sự căng thẳng đang dần dần được giải toả .

Gáy và họng cũng là một nơi chất chứa những căng thẳng bởi vô số dây thần kinh và mạch máu có liên hệ chủ yếu đến tâm trạng, sự tươi vui, sảng khoái, đều đi ngang qua đây. Gáy giữ vai trò liên kết não bộ với thân thể. Một cái gáy kết chặt bởi lo âu và căng thẳng sẽ làm rối mù những thông điệp của não bộ và tạo ra những mắt mấu trong cơ thể.

Nụ cười trong tâm theo nước bọt xuống thực quản Nước bọt là một chất bôi trơn tuyệt vời chứa sinh năng, lan toả trong bộ máy tiêu hoá, rồi dừng lại ở rốn. Từ trung tâm đóng tại rốn, sẽ lan toả khắp cơ thể. Đồng thời gửi Nụ cười đến Ổ bụng. Với sự trợ lực của nụ cười trong tâm hãy dẫn năng lượng vào trong Dạ dày của bạn. Dịch vị tiết ra điều độ, chất lượng hấp thụ thức ăn sẽ được gia tăng và sự tiêu hoá của bạn sẽ dễ dàng hơn. Hãy để nguồn năng lượng của nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn ruột non, ruột già và trực tràng. Tiêu hóa tốt sẽ là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh.

Gửi nụ cười thân thương đến Gan giúp gan mềm lại, hoạt động tôt, mắt cũng sáng trong hơn, da dẻ nhẵn đẹp hơn. Cười với hai trái Thận, Thận thủy giao với tâm hỏa tạo sự quân bình âm dương. Gửi tình yêu thương đến Thận hàng ngày sẽ phát huy sức lao động miệt mài từng tế bào của cơ quan nội tạng hết sức tinh vi và quan trọng này.

Bụng

Đối với Gan, cơ quan lọc độc tố cũng không kém phần quan trọng. Gan là nội tạng lớn nhất cơ thể. Gan giúp quá trình tạo máu và sự chuyển hóa, hấp thu, dự trữ được hoàn chỉnh. Gan tiết dịch mật hỗ trợ cho tiêu hóa. Người uống nhiều rượu hoặc dùng nhiều hóa chất , gan bị tổn thương nhiều. Nếu bạn có một lá gan "chai lỳ ", nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc tìm cảm giác, thì hãy kiên trì tập luyện để giúp cho gan của bạn mềm mại trở lại.

Hãy gửi đến hai quả thận của bạn, ngay dưới lồng ngực ở hai bên cột sống, các tuyến thượng thận đóng ở trên hai thận. Hãy mỉm cười với hai quả thận của bạn. Cũng tương tự như với trái tim, phương pháp này làm gia tăng sự tuần hoàn Khí trong toàn bộ cơ thể .

Hai trái Thận của chúng ta là hai nhà máy lọc hàng chục lít nước mỗi ngày và đưa ra ngoài khoảng 1,5 lít nước tiểu đó cũng là một khối lượng công việc khổng lồ. Thận còn tiết các nội tiết tố đổ vào máu để điều hòa hoạt động nội môi của cơ thể. Theo Đông y, giữa hai trái thận là huyệt Mệnh môn, gốc sinh mệnh của con người. Thận còn chủ xương, tàng tinh, quyết định sự phát dục lúc dậy thì. Thận có liên quan trực tiếp đến hệ sinh dục, đến sự duy trì giống nòi. Thận thủy giao với tâm hỏa tạo sự quân bình âm dương.

Dạ dày chúng ta hàng ngày tiếp nhận 3- 5 kg thức ăn. Kinh tế khấm khá lên làm cho người ta càng nhét vào bụng những thức ăn bổ béo, chiên rán khó tiêu nhiều khi cả rượu cồn, đồ uống có ga…và vô vàn thứ gia vị . Thời gian gấp gáp làm ta thường nhai qua loa rồi khoán trắng cho dạ dày chỉ có các vách mềm của nó. Dạ dày hết sức cố gắng làm tròn bổn phận nhưng dường như luôn luôn quá tải. Vậy là những cơn đau, cảm giác bỏng rát, ợ chua, chướng bụng… đến làm ta khổ.

Hãy cảm nhận sự thư giãn lan toả trên khuôn mặt, gáy và đang tiến dần về Tim. Bạn sẽ nhận thấy sự tươi mát êm ả ngự trị trong tim đồng thời với sự thư giãn của toàn thân. Khi lan toả nụ cười trong tim, đong đầy bằng tình yêu thương thì sự tuần hoàn máu cũng gia tăng đồng thời với trao đổi năng lượng Âm và Dương. Cười với trái tim giúp tim khỏe, đập đều, phần nào giảm thiểu các bệnh về thần kinh tim như: mất ngủ, lo sợ, hồi hộp, đánh trống ngực…

Tim là chiếc bơm tuyệt diệu, là bộ phận chủ đạo của hệ tuần hoàn. Trung bình tim đập 70 nhịp/ phút, tức là hơn 90 ngàn nhịp/ ngày. Theo Đông y, “tâm chủ thần minh” trái tim liên quan mật thiết đến thần kinh hệ, đến các trạng thái tình cảm của con người (chúng ta quen nói, tình yêu từ trái tim). Tim giữ máu và khí cho toàn bộ các động mạch và tĩnh mạch. Với Nội Đan thì tim cũng như thận, là các cơ quan chủ yếu để chuyển vị Khí. Nói cách khác, tim có khả năng làm gia tăng năng lượng Khí và chuyển biến Khí thành một năng lượng Âm.

Từ tim hãy lan toả tình yêu thương của bạn sang hai lá Phổi, hai bên ngực. Gửi tình yêu thương đến phổi, giúp phổi làm việc tốt, tăng sức khỏe, sự dẻo dai. Hãy cảm nhận sự thư giãn của chúng và hít thở một cách thoải mái. Khi bạn hít vào rồi thở ra ,hãy cảm nhận sự linh hoạt của phổi Hít thở sâu giúp ta nhận thêm ôxy và còn kích thích hệ thần kinh thực vật hoạt động tốt. .Khi bạn thư giãn hai lá phổi và để cho sinh lực ùa vào ,hãy cảm nhận về tính ẩm ướt và xốp của phổi.

Hơi thở còn thì sự sống còn. Phổi ta làm việc vất vả hít thở khoảng 6- 8 lit khí/ phút , tức gần 10 mét khối khí/ngày, phổi lấy ô xy rồi qua máu cung cấp cho từng tế bào. Nếu ngực lép, phổi kém chúng ta thấy hụt hơi, yểu lực. Đăc biệt trong thời đại hiện nay, ô nhiễm không khí, biến đổi thời tiết, nạn hút thuốc lá thụ động…dễ gây ho, viêm phổi...Hít thở sâu giúp ta nhận thêm ô xy và còn kích thích hệ thần kinh thực vật hoạt động tốt. Có người còn cảm nhận được bản chất hơi xốp và ẩm ướt của phổi.

Trước khi gửi nụ cười vào Cột sống, hãy giữ cho lưng thẳng và hai vai hơi nghiêng về phía trước. Đưa nụ cười vào từng đốt sống, lần lượt từ đốt sống này sang đốt sống khác, đến tận xương cụt. Sau một lúc, bạn cảm thấy nóng ran trong các đốt sống và một sự thư thái lan toả khắp người bạn. Sự thư giãn vùng xương cụt, vùng thắt lưng và xương mu tạo ra sinh lực và sinh lực này sẽ dâng lên cột sống mà không gặp phải một trở ngại nào.

Ở vùng rốn ,hãy kết thúc bài tập nụ cười trong tâm bằng cách tích tụ năng lượng vào rốn. Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể thực hiện toàn bộ bài này trong vài phút . Tuy vậy trong những buổi đầu luyện tập, bạn có thể phải mất một khoảng thời gian trước khi thực sự cảm nhận được nụ cười. Khi kết thúc bài tập, tốt hơn là bạn không nên để năng lượng đọng lại trong trung tâm bên trên (đầu hoặc tim). Vùng Rốn, nơi có thể dễ dàng đón nhận một sự gia tăng nhiệt lượng, là nơi thích hợp nhất để tích tụ năng lượng. Hầu hết, những phản ứng phụ gây khó chịu đều xuất phát từ một sự tích tụ thái quá ở đầu.

Để tích tụ năng lượng ở vùng rốn, bạn hãy tập trung ý tưởng vào vùng này và mường tượng rằng năng lượng đang xoáy quanh rốn theo hình xoắn ốc, cách làn da khoảng 6 cm. Phái nam phải xoáy vòng năng lượng theo chiều kim đồng hồ và phái nữ thì theo chiều ngược lại. Sau khi đã thực hiện 24 vòng xoắn ốc, hãy đảo ngược chiều hay nói cách khác hãy chuyển năng lượng theo chiều ngược lại .

Nếu bạn sống trong lo âu sợ hãi, căng thẳng hoặc giận dữ, thì phủ tạng của bạn sẽ tiết ra những độc tố. Việc thực hành nụ cười trong tâm giúp cho hoạt động của phủ tạng trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, phủ tạng của chúng ta phải đảm đương một công việc nặng nhọc; lọc và duy trì sự tuần hoàn của máu, chuyển biến thức ăn thành năng lượng, thải bỏ các độc tố, chế ngự những cảm xúc và căng thẳng. Nụ cười trong tâm giúp cho công việc được nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Khi đã gửi nụ cười đến hầu hết các bộ phận ở ngực, bụng, ta tiếp tục gửi nụ cười đến tứ chi. Nhớ là nụ cười phải rất chân thành, ngập tràn tình yêu thương trong từng hơi thở.

Page hỗ trợ chữa lành thân tâm

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh