Kinh Nghiệm Thiền Nằm (Phần 5)

KINH NGHIỆM THIỀN NẰM (PHẦN 5)

1. Hẳn các bạn cũng không còn lạ lẫm gì với kỹ năng quan sát thân thể khi thiền đúng không ạ?

Quan sát là gì? Chính là chú ý. Khi bạn chú ý vào đâu bạn sẽ tăng cảm nhận ở đó.

Ví dụ 1: Khi có con kiến bò trên tay bạn mà bạn không để ý thì bạn không nhận ra nó luôn. Nhưng khi bạn đã để ý thì sao ạ? Nó bò đến đâu bạn lập tức biết ngay đến đó. Tại sao vậy? Khi bạn để ý ở đâu thì tần số rung ở chỗ đó tăng mạnh. Con kiến bò trên bề mặt da gây ra cộng hưởng tần số rung, phản hồi xúc giác và chúng ta nhận biết được trạng thái của vùng da đó.

Nếu bạn nào tìm hiểu về khí thì sẽ biết 1 câu: "Ý đi đến đâu thì khí, huyết theo sau đến đó". Tức là khi bạn để ý chỗ nào thì linh hồn bạn sẽ dồn vào đó. Linh hồn là rung động cao nên linh hồn ở đâu thì tần số rung ở đó tăng lên.

Nếu bạn tìm hiểu về thượng đế bạn sẽ biết đến câu: "Thượng đế tập trung ở đâu thì nơi đó trù phú". Bạn chính là tiểu thượng đế nên bạn có đầy đủ quyền năng như cha của mình. Khi bạn tập trung ở đâu thì rung động ở đó tăng lên. Rung động tăng lên thì các trạng thái như an bình, phúc lạc, tích cực tăng lên theo. Đây chính là cơ chế của chữa lành thân thể.

Hôm trước tôi đã hướng dẫn phương pháp để các bạn có thể tác ý trên toàn thân (nhận biết toàn thân). Khi ý đi đến đâu thì nhận biết đi đến đó. Nên tác ý toàn thân chính là nhận biết toàn thân. Vũ trụ này là vũ trụ nhị nguyên nên thân thể chúng ta chia làm 2 phần: quan sát và không quan sát, nhận biết và không nhận biết.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách rút ý khỏi toàn thân thể (rút hồn). Phương pháp rút ý ra khỏi thân thể là phương pháp đối nghịch với phương pháp tỏa ý đi toàn thân thể. Nếu các bạn đã có thể tỏa ý đi toàn thân (hơi gồng cơ 1 tí sẽ dễ cảm nhận với bạn nào chưa quen) thì sau khi tỏa ý các bạn áp dụng phương pháp rút ý.

Rút ý chính là phương pháp buông bỏ mọi bó cơ, mọi bộ phận trên thân thể, mọi tế bào, mọi ý niệm... Chính là ngừng truyền rung động lên thân thể này. Vậy nếu rút ý (hồn) khỏi thân thể này thì ý chạy đi đâu, nó ở chỗ nào?

Để giải thích vấn đề này các bạn cần phải hiểu 2 vấn đề:

- Vũ trụ này là nhị nguyên nên luôn có 2 mặt của mọi vấn đề

- Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong cái này luôn có cái kia và ngược lại.

Tức là sao? Tức là thân thể bạn chia thành 2 phần quan sát và không quan sát. Khi bạn rút ý khỏi toàn thân thể thì ý cần được tụ lại ở 1 điểm. Tất cả các vị trí không còn ý thì nó sẽ ngừng cảm nhận (Do không còn sự biến thiên rung động - Nó vẫn rung động nhé nhưng rung động 1 tần số nên không có cảm nhận). Lúc đó ý dồn vào 1 điểm thì điểm này là điểm chú ý cực đại. Chú ý cực đại thì rung động cực đại, bao nhiêu năng lượng của bạn, của vũ trụ dồn hết vào 1 điểm nhỏ bé này.

Theo kinh nghiệm cá nhân thì tôi hay dồn điểm chú ý cực đại này vào 1 trong 7 luân xa trên thân thể hoặc đôi khi là nhiều luân xa cùng lúc. Tại sao vậy? Vì khi ta chú ý đến khu vực nào năng lượng tập trung ở khu vực đó nên các khu vực này phát triển (tiến hóa). Đây là một cách rất hay và rất dễ để các bạn có thể cảm nhận các luân xa của mình.

Khi 2 kỹ thuật tỏa ý và rút ý các bạn đã học nhuần nhuyễn thì bạn đã có thể làm chủ thân thể này. Vâng rất thú vị, tôi xin phân tích một số gạch đầu dòng để các bạn có thể hiểu làm chủ thân thể có những quyền lợi gì nhé:

- Khi bạn bị đau ở đâu mà bạn càng chú ý vào nó bạn sẽ càng thấy đau. Bạn thấy điều này chứ? Bệnh dạ dày chính là 1 bệnh tâm lý. Khi quên nó đi thì bạn không còn cảm thấy đau nữa.

- Đau để làm gì? Đau để tăng rung động, để truyền năng lượng và chữa lành cho các tế bào bị tổn thương ở khu vực đó bởi các cảm xúc tiêu cực.

- Tuy nhiên đôi khi việc đau đớn thể xác khiến các bạn phải chịu đựng nó là không cần thiết. Muốn thoát khỏi cơn đau bạn chỉ cần rút ý khỏi khu vực đó (dừng cảm nhận).

- Việc này đôi khi là tốt nhưng đôi khi cũng là xấu. Các bạn phải đánh giá được mức độ nghiêm trọng vết thương của mình. Đau đớn thông thường là cần thiết để cơ thể có thể toàn tâm toàn ý tập trung cho việc chữa lành vết thương, nhất là các vết thương hở có khả năng nhiễm trùng (Virus, vi khuẩn chứa các năng lượng tiêu cực)

- Vì vậy cách này tôi thường áp dụng trong khi thiền, ngứa hoặc đau ở đâu thì ta có thể rút ý khỏi khu vực đó. Nó vẫn ngứa, vẫn đau đó nhưng chúng ta không còn cảm nhận được nữa.

- Bạn có thể ra lệnh cho thân thể (Mọi câu lệnh bạn có thể nghĩ ra được khi thiền): Tăng rung động, giảm rung động, hãy vui vẻ, chữa lành chỗ này, chữa lành chỗ kia... hoặc bất cứ điều gì thân thể này có thể làm theo ý bạn.

2. Bạn biết về sự tiến động thẳng hàng chứ (tôi đã nói ở nhiều bài trước). Sự tiến động thẳng hàng chính là các trung tâm năng lượng cùng trên 1 mặt phẳng (2D) và hiện tượng cộng hưởng rung động xảy ra dẫn đến việc tăng tần số của tất cả mọi đối tượng nằm trên cùng mặt phẳng này.

Chúng ta đều đã biết 7 luân xa của chúng ta chính là 7 trung tâm năng lượng. Trái đất, mặt trời, mặt trăng, sao kim, sao mộc, sao thổ... là những nguồn năng lượng khổng lồ trong vũ trụ gần chúng ta nhất. Ở đây chúng ta chỉ nên quan tâm đến trái đất, mặt trời và mặt trăng (Những thành tố ảnh hưởng năng lượng lớn nhất mà ta có thể tận dụng được)

Khi bạn nằm thẳng 7 luân xa thẳng hàng (cùng 1 mặt phẳng, cùng 1 đường thẳng). Trong tư thế nằm thì lõi trái đất (vùng năng lượng lớn nhất của trái đất) cũng nằm trên cùng 1 mặt phẳng với luân xa của chúng ta. Vậy thì quả đất đã ok.

Còn mặt trời thì sao? Các bạn nghĩ rằng quay đầu về hướng đông là đủ? Sai rồi. Bạn phải biết rằng trục quay trái đất xung quanh mặt trời thay đổi theo vị trí địa lý, theo mùa và theo chu kỳ vận động của đại vũ trụ.

Vậy làm thế nào để xác định chính xác vị trí của mặt trời đang nằm trên cùng mặt phẳng với hệ thống luân xa của bạn và trái đất?

Nếu là ban ngày bạn hãy nhìn lên trời để xác định vị trí rồi nằm làm sao để đầu bạn hướng về vị trí hiện tại của mặt trời nhé. Cũng chỉ được 1 lúc thôi là sẽ bị lệch vì mặt trời có đứng im đâu, thế nên bạn hãy điều chỉnh hơi lệch 1 chút về hướng di chuyển tiếp theo của mặt trời nhé. Phải biết rằng trong năm mặt trời chỉ mọc và lặn đúng Đông, Tây vào Xuân Phân và Thu Phân mà thôi. Thế nên vào các ngày khác vào lúc giữa trưa các bạn sẽ không bao giờ thấy mặt trời nằm giữa trên đỉnh đầu của mình.

Thế nếu ngày mây mù và buổi tối thì biết phải làm sao? Các bạn sử dụng la bàn để xác định hướng đông, tây. Sau đó bạn nằm xuống đầu hướng về hướng đông. Từng chút một bạn xoay thân thể 1 góc lệch khoảng 20 độ so với trục đông tây, tinh tế cảm nhận tần số rung của cơ thể (nhất là vùng đầu) thay đổi khi bạn thay đổi góc xoay. Nếu ở điểm nào mà bạn cảm thấy rung động đạt đỉnh so với các điểm khác thì đó chính là vị trí thần thánh chúng ta cần (mặt trời rất to nên khoảng này cũng rộng lắm chứ ko bé - khoảng 5 độ). Cái này có lẽ chỉ áp dụng được với những bạn đã làm quen với năng lượng và cảm nhận thật vi tế. Mấy bạn chưa thể cảm nhận được cứ nằm đại rồi dần dần sẽ cảm nhận được thôi.

Các bạn lên mạng chắc cũng từng nghe thấy việc nhiều người hay thiền vào ngày trăng tròn vì ngày này năng lượng thường rất lớn. Tại sao vào ngày trăng tròn năng lượng lại lớn?

Trăng tròn là một trong các pha Mặt Trăng xảy ra khi Mặt Trăng được chiếu sáng toàn bộ khi nhìn từ Trái Đất. Pha này xảy ra khi Mặt Trăng ở vị trí xung đối với Mặt Trời (khi hai thiên thể nằm ở hai phía ngược nhau so với Trái Đất; một cách chính xác hơn, khi kinh độ hoàng đạo của Mặt Trời và Mặt Trăng chênh nhau giá trị 180 độ). Điều này có nghĩa là phần bán cầu của Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất (bán cầu gần) được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ và hiện lên như đĩa tròn (trong khi phần bán cầu kia không được chiếu sáng).

Ánh sáng là gì? Là năng lượng. Trăng tròn là gì? Là mặt trăng nhận toàn bộ năng lượng từ mặt trời và phản chiếu về trái đất. Trái đất lúc này vừa tiếp nhận ánh sáng mặt trời ở mặt kia và ánh sáng của mặt trăng ở mặt này vì vậy tần số cơ sở Schumann của trái đất tăng cao. Vậy nên bạn hãy thiền nhiều hơn vào ngày 15,16 âm lịch nhé.

Mặt trời, mặt trăng, trái đất là 3 điểm hình thành nên một tam giác. Đặc điểm của tam giác là luôn có thể nằm trên một mặt phẳng. Việc chúng ta cần làm là tìm ra mặt phẳng đấy và tìm vị trí nằm mà 7 luân xa chính của chúng ta đều nằm trên cùng một mặt phẳng với tam giác này. Hiện tại mình đang tìm mặt phẳng này dựa trên cảm nhận về năng lượng. Về cơ bản thì mặt phẳng này nó nằm ở vị trí gần với hướng Đông - Tây. Bạn bỏ công tìm vị trí này 1 lần (nó trong khoảng góc lệch tối đa 180 độ). Lần sau cứ nằm vào đúng vị trí của lần trước tinh chỉnh lại góc (khoảng 40 độ như mô tả bên trên) là ok.

Ở trên tôi đã hướng dẫn về phương pháp tụ ý vào 1 điểm. Để có thể cảm nhận năng lượng liên quan đến sự tiến động thẳng hàng 1 cách dễ dàng thì các bạn hãy tụ ý vào luân xa số 6 hoặc số 7. Hai luân xa này có tần số rung động rất cao và khi tần số này tăng lên mạnh mẽ do sự tập trung của bạn thì bạn có thể dễ dàng cảm nhận các trạng thái năng lượng thay đổi khi điều chỉnh góc để đạt được sự tiến động thẳng hàng.

3. Chúng ta đang làm việc và thao tác với năng lượng (khí) nên để có thể khống chế được nó ta cần phải hiểu về nó đã:

Trước hết, ta nói về Khí. Trong Tứ đại chủng tử (bốn thành phần tạo nên vạn vật và con người) thì Khí đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bốn đại chủng tử đó bao gồm:

- Đất, là khái niệm hình tượng hóa tất cả các chất có tính cứng rắn trong cấu tạo của chúng ta (xương chẳng hạn).

- Nước, là sự đại diện cho các chất có tính mềm hay lỏng (máu, thịt hay tế bào).

- Lửa, Là quá trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất, quá trình sống, hay nói nôm na đây là quá trình ĐỐT để chuyển hóa vật chất (trong khoa học hiện đại thì đây chính là phản ứng Oxi hóa khử vậy, phản ứng này tỏa nhiệt nên đây là nguyên nhân vì sao cơ thể ta luôn ấm chứ không lạnh như đất đá)

- Khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mà tất cả các tế bào cần để tiến hành phản ứng Đốt kia. Có thể hình dung 4 Chủng tử được chia ra thành 2 nhóm là Cấu thành và Vận hành, tuy chia như vậy nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành vòng tuần hoàn phát triển không bao giờ tách rời của sự sống chúng ta. Nhìn trở lại, ta thấy, Khí chính là nguồn nguyên liệu chính của “phản ứng sống”, khi không có khí (tức là khi ta ngừng thở) thì tế bào dừng hoạt động, nghĩa là chết. Khái quát hóa, ta có thể nhận thức được rằng: KHÍ LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỐNG QUAN TRỌNG NHẤT CHO CƠ THỂ chúng ta.

KHÍ có nhiều nghĩa, nhưng thường được dùng để chỉ năng lượng luân chuyển trong vũ trụ và xung quanh chúng ta. Khi thở, chúng ta nói: hít khí vào và thở khí ra.

KHÍ còn chỉ nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Khí duy trì chức năng của các cơ quan. Khi chúng lưu chuyển đúng, đủ và cân bằng âm dương, chúng ta sẽ có

một cơ thể khỏe mạnh. Khí lưu thông mọi nơi trong cơ thể. Nó di chuyển trong các đường mà Đông y gọi là Kinh Lạc. KHÍ là năng lượng, nó cung cấp sức sống cho mọi hoạt động của cơ thể nên khi thiếu KHÍ, cơ thể chúng ta bị suy nhược và mau lão hóa. Khi hoàn toàn không còn Khí trong người, thân thể không còn linh hoạt và cứng lại, người đó đã chết.

Cảm xúc là một dạng năng lượng, do đó nó cũng là một hình thức của KHÍ. Khi thấy ai hạnh phúc, chúng ta nói người đó đang đắm chìm trong bầu không khí thương

yêu; ngược lại, trong tang lễ hay tai nạn nào lớn lao thì chúng ta nói “sống trong bầu không khí u buồn, thương đau”... Vì thế, để dưỡng Khí, con người cần kiểm soát cảm xúc, tức kiểm soát Lục dục, Thất Tình.

Khi người tu đã tương đối xong phần tu Tâm, sửa Tánh, Tam lập các vị ấy sẽ vào Tịnh Thất và lo luyện KHÍ, luyện Đạo sao cho NGŨ KHÍ TRIỀU NGƯƠN thì được xem là đắc Đạo, có thể về cõi Thiêng liêng Hằng sống bằng Chơn Thần ngay khi các vị ấy còn sống. Chúng ta thấy CHỮ KHÍ có rất nhiều nghĩa:

KHÍ: chất hơi. Thí dụ: Nguyên Khí

KHÍ: hơi thở. Td: Sinh khí

KHÍ: sức mạnh thể chất hay tinh thần. Td: Khí

sắc, Khí phách, Khí độ.

KHÍ: vận mạng. Td: Khí số.

KHÍ: hồn. Td: Khí thiêng sông núi, hiền tài là

nguyên khí của quốc gia.

KHÍ: một trong Tam bửu: Tinh, Khí Thần.

KHÍ: thuốc phiện, ma túy. Td: Tửu sắc tài khí

Nói về khí thì có rất nhiều loại khí: hư vô chi khí (tiên thiên khí), hạo nhiên khí, nguyên khí, không khí, khí quyển, nguyên tử khí... Tìm hiểu hết sẽ rất dài nên tôi chỉ tập trung vào 1 loại khí đó là khí chúng ta hấp thụ vào cơ thể khi thiền.

Năng lượng vũ trụ chúng ta vẫn hay hấp thu khi thiền là 1 loại năng lượng hỗn tạp với nhiều tần số khác nhau (không tinh khiết). Nếu để cái tần số hỗn tạp không tinh khiết này đi nuôi dưỡng thân thể thì lợi vẫn có lợi nhưng chẳng được bao nhiêu.

Vậy làm sao để thanh lọc nguồn năng lượng này? Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì có một số cách sau đây:

- Như phía trên mình đã hướng dẫn cách tụ ý vào 1 điểm, các bạn có thể tụ ý của mình vào 1 trong 7 luân xa để 7 luân xa thanh lọc nguồn năng lượng này trước khi đem nó đi tỏa đều thân thể

- Mỗi luân xa là 1 trung tâm năng lượng hoạt động với các tần số khác nhau. Luân xa nào càng ở trên cao tần số của nó càng cao (khi hoạt động).

- Việc của các bạn là cho năng lượng chạy từ luân xa số 1 lên số 2,3,4,5,6,7 và thoát ra khỏi vị trí đỉnh đầu.

- Khi luân xa của bạn còn tắc nghẽn, kinh mạch bạn chưa thông thì việc tôi vừa nói rất khó thực hiện. Các bạn có thể thực hành với phương pháp dễ hơn đó là tụ ý vào 1 luân xa mà bạn thân thuộc rồi từ đó tỏa đi để nuôi dưỡng, vỗ về thân thể, từng tế bào.

- Đừng quan niệm rằng tần số của luân xa 1 thấp nên tôi sẽ dùng các luân xa cao hơn để tụ khí. Điều đó đúng mà không đúng. Các tế bào của bạn cần được học các trạng thái rung động để nó hiểu rằng vũ trụ này về cơ bản cũng chỉ là các rung động mà thôi. Vậy nên sao phải buồn khổ vì khuôn mẫu rung động đó là nặng nề?

- Vũ trụ là rung động, cảm xúc cũng là rung động, rung động nào đến thì ta "cảm" rung động nó. Việc của chúng ta là cảm nhận và học hỏi các khuôn mẫu rung động cảm xúc? Để làm gì? Để bạn có thể tái tạo lại nó nếu muốn.

- Thế giới cực lạc là gì? Là muốn gì được đó. Mọi nhu cầu của bạn đều được thỏa mãn tức thì. Bạn muốn hạnh phúc, vui vẻ, an lạc thậm chí là cực khoái? Bạn có thể nào ra lệnh cho cơ thể này tạo ra các trạng thái cảm xúc bạn mong muốn không?

- Hãy chú ý đến khuôn mẫu rung động và năng lượng. Khi bạn càng làm chủ được thân thể này thì bạn càng làm chủ thể cảm xúc của nó. Thần chú đơn giản là: ra lệnh, tác ý.

- Mọi người đang quan tâm đến thức tỉnh linh hồn. Có ai đang quan tâm đến thức tỉnh tế bào không vậy? Hãy quan tâm ngay thôi bạn nhé.

Rung động, năng lượng và đời sống:

http://khoahoctamlinh.vn/tan-so-tam-linh/tim-hieu-ve-tan-so-rung-dong-875.html

Nhạc dẫn thiền lượng tử:

https://khoahoctamlinh.vn/thien/nhac-dan-thien/thien-kien-tao-luong-tu-3586.html

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh