Thiền Vô Vi

THIỀN VÔ VI

Nghiên Cứu Tu Học

Thiền Vô Vi

(Trích từ PHÁP THIỀN của PHÁI VÔ VI)

(Phương pháp Thiền Vô Vi này đã được Ðại Tiên Ông truyền dạy

trực tiếp cho một số Ðồng Tử trong thời gian tu học trước đây)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Tốt nhất nên thực hành thiền trong khoảng thời gian từ 11 giờ khuya đến 1 giờ sáng (giờ địa phương) và tránh hành thiền từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối.

Rửa mặt, đánh răng, súc miệng cho tỉnh táo, tắt đèn trong phòng, ngồi xếp bằng, mặt hướng về phương Nam, hai cánh tay kẹp sát vào hông để giữ cho xương sống được thẳng. Ngồi cách mặt đất. Giữ nguyên tư thế ngồi này từ lúc bắt đầu ngồi cho đến xả thiền. Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm. Rồi bắt đầu hành theo thứ tự các pháp sau đây:

1. Nguyện

2. Pháp Soi Hồn

3. Pháp Luân Thường Chuyển

4. Thiền Ðịnh

5. Xả Thiền

Để bắt đầu, tắt đèn ngồi khoanh chân trên gối, lưng thẳng. Nếu không khoanh chân được, có thể ngồi trên ghế, hai chân chụm lại. Hướng về phương Nam.

1407-thien-vo-vi-1.jpg 1407-thien-vo-vi-2.jpg

Trong các pháp tập hành giả cần để ý đến các động tác căn bản sau:

Co lưỡi: Chót lưỡi co lên chạm nhẹ vào nướu chân răng hàm trên. Co lưỡi là lọc cái thận thủy. Thận thủy lọc thì máu huyết được lọc.

1407-thien-vo-vi-3.jpg

Răng kề răng: Hai hàm răng chạm vào nhau để ổn định thần kinh bộ đầu.

1407-thien-vo-vi-4.jpg

Miệng ngậm.

1407-thien-vo-vi-5.jpg

Mắt nhắm: Trong ý nhìn thẳng từ giữa hai chân mày tới phía trước còn gọi là Ấn Đường.

1407-thien-vo-vi-6.jpg

1. NGUYỆN

Ngồi thẳng, hai tay chắp lại. Co lưỡi, Răng kề răng, Miêng ngậm, Mắt nhắm. Khi niệm, hành giả phải tập trung trí ý trên đỉnh đầu rồi dùng ý thầm niệm những câu sau đây 3 lần:

1407-thien-vo-vi-7.jpg

- Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Ðế Vô Cực Ðại Thiên Tôn

- Nam mô Hoàng Mẫu Diêu Trì Vô Cực Ðại Từ Tôn

- Nam mô A Di Ðà Phật

- Nam mô Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

- Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật chứng minh cho Ðệ tử ....... tu hành đắc Ðạo

- Con nguyện Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng

- Nam mô A Di Ðà Phật Vạn Vật Thái Bình

Hai tay vẫn chắp thẳng trước ngực, xá 3 cái, lưng vẫn thẳng, không cúi lạy.

2. PHÁP SOI HỒN (Phương Pháp Tập Trung Thần Kinh)

Ngồi thẳng, hai tay chắp lại. Co lưỡi, Răng kề răng, Miệng ngậm, Mắt nhắm. Thở bình thường. Tập trung trí ý trên đỉnh đầu và thầm nói: "Tập trung ba báu linh Tinh, Khí, Thần".

1407-thien-vo-vi-8.jpg

Rồi đưa hai cánh tay ngang vai, đầu hai ngón tay cái bít kín hai lỗ tai, hai ngón tay giữa chận nhẹ vào xương khóe mắt và kéo chằn nhẹ ra cho mắt nhắm lại, hai ngón tay trỏ chận nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang. Các ngón tay còn lại co vào lòng bàn tay. Nên nhớ mắt nhắm và luôn luôn nhìn thẳng về phía trước từ giữa hai chân mày. Lắng nghe tiếng điển trổi lên trên bộ đầu.

Pháp này tập ít nhứt là 5 phút và nhiều nhất là 15 phút (xem hình vẽ).

Lưu Ý: Trong khi hành pháp Soi Hồn mà thấy có tạp niệm hay lo ra, suy nghĩ lung tung thì dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật để từ từ giải ra những sự lo âu, nghĩ ngợi đó.

Chỗ mí tóc nơi ngón tay trỏ chận, muốn dễ tìm thì cắn răng lại thấy nổi gân lên.

3. PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN

Ngồi thẳng người như trước, hai lòng bàn tay úp lên đùi, hai cánh tay kẹp sát hai bên hông. Mắt nhắm, miệng ngậm, răng kề răng.

Từ từ thở ra vừa ép bụng lại để đẩy hết không khí ra ngoài. Rồi phình bụng từ từ hít vào, trong khi hít vào thì ý thầm ra lịnh: "Đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu". Cho hành giả mới tu thì việc ý thầm ra lịnh đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu là để cho hơi thở không bị lầm lẫn ép xuống đơn điền. Một khi không còn hít vô được nữa liền từ từ thở ra thong thả, nhẹ nhàng, ép sát bụng vào để đẩy cho sạch hơi đáy cặn. Đó là một hơi thường chuyển.

1407-thien-vo-vi-9.jpg 1407-thien-vo-vi-10.jpg

Rồi tiếp tục hít vào và vừa ra lịnh "đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu", rồi thở ra cho xẹp bụng như trên. Tập từ 6 đến 12 hơi là đủ. Sau một thời gian tập, hơi thở của hành giả sẽ dài hơn. Lúc đó hành giả có thể, trước hết hít một hơi cho thật sâu bằng cách phình bụng ra, hít cho đầy rún, rồi tiếp tục cho đầy ngực và tung lên bộ đầu với đầy thanh khí điển. Nhớ rằng bụng của hành giả vẫn giữ phình ra và đầy hơi trong khi tiếp tục đầy ngực và tung lên bộ đầu. Sau khi thực sự đã không còn hít vào được nữa thì hành giả mới thở ra một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên nhớ hơi thở phải luôn luôn nhẹ nhàng đều đặn và tuyệt đối không được nén hơi, nghĩa là hơi thở không được dứt đoạn (nén hơi là khi hít vô rồi mình ngừng lại một chút để lấy hơi thêm, rồi mới tiếp tục hít vô nữa để cho hơi vô được nhiều hơn).

Cũng nên nhắc lại là trong khi thở Pháp Luân Thường Chuyển mắt hành giả vẫn nhắm, nhìn thẳng tới trước từ giữa hai chân mày.

4. THIỀN ÐỊNH

Cách Bắt Ấn Tam Muội

1407-thien-vo-vi-11.jpg 1407-thien-vo-vi-12.jpg 1407-thien-vo-vi-13.jpg

Người tu lâu tại sao người ta bắt ấn tam muội? Vì tới lúc đó người ta lên cao hơn nữa, tự nhiên tay nó rút lại để vào giữa thay vì ở hai bên đùi. Cho nên có nhiều giai đoạn, người tu mà nội lực chưa có thì chỉ là làm kiểu để chụp hình thôi. Còn người tu có thực lực, tất cả chỉ từ ở trong phóng ra. Cái phương thức nó phải rõ rệt, từ giai đoạn một. Giữ tay như vậy trong lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển và Thiền Định.

Sau khi tập xong pháp Pháp Luân Thường Chuyển, hành giả bắt đầu đi vào Thiền Định. Vẫn giữ nguyên tư thế ngồi như đã nói trên. Để hai lòng bàn tay úp lên đùi. Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm, nhìn thẳng về phía trước từ trung tâm chân mày, hơi thở bình thường.

1407-thien-vo-vi-14.jpg

Trí ý tập trung trên đỉnh đầu và nguyện thầm: "Cố gắng xuất hồn lên đảnh lễ Phật" (1 lần)*. Rồi nhớ trung tâm chân mày, nhìn thẳng tới trước.

Trong khi Thiền Định ý chí thả lỏng, buông bỏ tất cả mọi sự việc và dỗ ngủ. Cố giữ cho xương sống được thẳng, ngồi trong tư thế đó càng lâu càng tốt, nếu cơ thể bạn chịu được.

Trong khi ngồi thiền cảm thấy bị tê chân, hành giả có thể vượt qua cái cảm giác khó chịu này bằng cách trì niệm Nam Mô A Di Đà Phật trên đỉnh đầu.

*Chú Thích: Cho những người theo tôn giáo khác thì hành giả hướng tâm đến Đấng mình thờ... Người Thiên Chúa giáo có thể cầu xin diện kiến Chúa, tin một vị nào chúng ta phải trở về với vị đó, nhiên hậu chúng ta mới trở về với vô cùng...

5. XẢ THIỀN

Sau khi thiền xong, đưa hai tay lên, lòng bàn tay áp vào đỉnh đầu rồi vuốt xuống theo hai vành tai, dùng ngón tay cái và trỏ kéo chằn trái tai vừa ấn vào lỗ tai. Làm vài lần như vậy để cho điển qui hồi (xem hình).

1407-thien-vo-vi-15.jpg

Chà xát hai bàn tay với nhau cho thật nóng, nhớ các đầu ngón tay chỉ lên trời. Xong áp hai lòng bàn tay lên hai bên sống mũi, vuốt qua trán, lên đỉnh đầu rồi vòng xuống theo vành tai và kéo chằn trái tai như trên (làm 3 lần).

1407-thien-vo-vi-16.jpg

Chà xát hai bàn tay như trên, rồi dùng bàn tay này bóp và vuốt tay kia từ bả vai xuống tới đầu ngón tay, rồi đổi tay bóp và vuốt tay nọ (làm 3 lần).

1407-thien-vo-vi-17.jpg

Dùng hai tay bóp và vuốt từ chân này tới chân kia, từ háng đến các đầu ngón chân (mỗi bên 3 lần).

1407-thien-vo-vi-18.jpg

Trường hợp nếu bị tê chân thì bấm huyệt tê và bẻ quắp ngón chân cái.

1407-thien-vo-vi-19.jpg

Sau hết chà xát hai lòng bàn chân với nhau 50 lần. Động tác này nhằm kích thích huyệt điểm ở bàn chân, nó có liên hệ đến ngũ tạng của hành giả.

1407-thien-vo-vi-20.jpg

** Một Vài Chú Thích và Lưu Ý:

1. Phần Nguyện:

Nam: là thật phương Nam, cửa Trời. Nam thật phương Nam lửa Bính Đinh, phát triển ra ngay trung tâm chân mày. Nơi đó hai luồng điển châu lại phát hỏa sáng ra.

Mô: Mô chỉ rõ vật vô hình. Khi chúng ta nhắm mắt thấy được cảnh bên trên.

A: A Nhâm Quý gồm thâu nơi thận. Là thủy điển tương giao nơi thận thủy, khi cái thận bất ổn ngủ không được, mà thủy điển tương giao thì khỏe mạnh ngủ yên.

Di: Di giữ bền ba báu linh tinh khí thần. Tinh khí thần trụ hóa đi lên trên thì con người ổn định.

Đà: Đà ấy sắc vàng bao trùm tất cả. Chúng ta thanh tịnh rồi thì từ quang phát triển ra châu thân, bảo vệ châu thân, ánh vàng bao trùm tất cả.

Phật: Phật hay thanh tịnh ở nơi mình. Biết chuyện của mình để sửa tiến, ăn năn hối cải, sám hối tiến hóa thì con người mới được thanh nhẹ.

Quán Thế Âm Bồ Tát: Là luồng điển cực thanh, cực mạnh rọi xuống thế gian. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để hành giả tự thức và tự tiến hóa.

Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc: Là luồng điển di thiện tối lạc. Niệm Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc để thức tỉnh phần Hồn trở về với sự thanh tịnh để dẫn tiến vạn linh.

Quy Y Phật: Chúng ta mượn cái phương tiện này để tập trung trở về quy y. Quy là trở về. Y là nguyên trạng thanh tịnh của chúng ta. Tiến thẳng về Phật pháp là bỏ nghiệp tâm. Trở về với sự thanh nhẹ, trở về Phật Tánh.

Quy Y Pháp: Là hành cho đúng pháp. Nắm cái phương tiện này tu cho đứng đắn. Tiến tới nơi điển quang pháp giới. Pháp là khứ giải, là đuổi phần trược, lưu lại phần thanh.

Quy Y Tăng: Là trở về với sự chân thực của chính mình, tức là trở về với phần Hồn, chịu trách nhiệm với vạn linh, Trời Đất.

Đỉnh đầu là giao điểm của đường từ sống mũi qua gáy với đường nối hai vành tai.

Tất cả các câu nguyện trên đều là âm thanh của điển quang. Tuy nhiên vì lý do tôn giáo, hành giả có thể dùng đỉnh đầu, ý niệm danh hiệu các Đấng mình tôn kính, thí dụ: Xin kính lạy Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế, chứng minh cho con tu hành đắc đạo.

2. Phần Soi Hồn:

Soi là tìm kiếm, Hồn là sự sáng suốt, sự thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp chúng ta tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo y học, Soi Hồn là qui nguyên thần kinh khối óc.

Pháp này giúp cho hành giả khai mở trung tâm điểm của bộ đầu gọi là Thiên Môn hay Hà Đào Thành và chấn động lực của luồng điển sẽ phát triển mãi mãi đến vô cùng tận. Khi hành giả đưa hai tay ngang vai, tất cả các thần kinh của ngũ tạng, tim, can, tỳ, phế, thận, đều hoạt động và toát mồ hôi. Lúc đầu hai ngón tay bịt kín lỗ tai thì người mới tu, tánh còn nóng, cảm thấy lỗ tai nghe ồ ồ... tu lâu hành giả sẽ không còn nghe ồ ồ nữa, lúc đó hành giả cảm thấy tinh thần sáng suốt...

Người mới tu làm pháp Soi Hồn để khôi phục thần lực đã bị mất đi trong ngày. Vì làm việc, vì sinh hoạt, hành giả phải dùng tất cả khả năng sẵn có của chính mình, dùng điển để đổi lấy đồng tiền chén cơm, thì không thể nào không bị suy yếu thần kinh. Khi hành giả làm việc trở về, hành giả làm như thế (Soi Hồn) là khôi phục lại chấn động lực của khối óc. Khi hành giả dùng hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai là hành giả đang hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa của hành giả chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt thì luồng điển cũng chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi hành giả đã có khả năng tập trung được luồng điển đó rồi thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ. Lúc đó hành giả càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn.

Người mới tu nên làm pháp này ít nhứt sáu tháng để chấn chỉnh bộ óc. Sự động loạn đả thu hút trần trược quá nhiều, cho nên chúng ta phải chấn chỉnh khối óc trước tiên. Người mới tu không cần thiết giờ giấc. Giờ rảnh có thể làm pháp Soi Hồn để cho giảm bớt sự động loạn không cần thiết của cuộc đời đau khổ hiện tại.

3. Phần Pháp Luân Thường Chuyển:

Khi hành Pháp Luân Thường Chuyển, ý ra lịnh "đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu"... rồi thở ra, ép vô cho xẹp bụng. Rồi bắt đầu cho bụng phình lớn,... đầy ngực, nhưng bụng vẫn đầy hơi, tung lên bộ đầu. Đó là một hơi, sáu hơi như vậy là thấy đạt tất cả. Một hơi là phải ngay ngắn tất cả cơ thể. Khi chúng ta đưa lên bộ đầu, chấn động rồi là phải ngay ngắn tất cả. Pháp Luân Thường Chuyển nó thông suốt tất cả kinh mạch bên trong thì huệ tâm khai. Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm khai. Khi mà hành giả thường chuyển rồi thì nó hòa tan với càn khôn vũ trụ, hồi quang phản chiếu. Hành giả mới thấy nguyên năng bên trong của hành giả và thấy rõ nguyên lai bổn tánh của chính mình.

Phải thực hành để xác nhận, thực hành để thấy, và nó phải mở tất cả những năng khiếu như học thức, chuyên môn. Bất cứ ngành nào mà thực hành Pháp Luân Thường Chuyển, thì lúc đó trí óc dồi dào, làm việc vui vẻ mến cảm muôn loài vạn vật. Quán thông mình, quán thông tất cả thì mới thấy rằng Càn Khôn Vũ Trụ với ta không có xa, Tiểu Thiên Địa của chúng ta tiến hóa tới vô cùng, và phần hồn chúng ta là bất diệt. Cho nên tuổi trẻ biết sửa mình và biết lập lại trật tự để có một đời sống an khương tại thế, để xây dựng địa hình là thể xác của chúng ta, quê hương là thể xác của chúng ta. Nếu các hành giả lập lại trật tự sáng suốt trở về xứ sở thì xứ sở đó trong tay các hành giả. Cuối cùng mọi người trong chúng ta cố gắng thực hành và lập lại trật tự cho chính mình và sử dụng khả năng sẵn có của chính mình, trở về với thanh tịnh và sáng suốt thì lúc đó cộng đồng nhơn sanh đau khổ của chúng ta mới thực sự giải thoát.

4. Phần Thiền:

Thiền là cho phẳng lặng tất cả mọi sự việc và sự thanh hướng về thanh, trược lắng về trược. Thanh là chấn động lực của bộ đầu, phải thả lỏng cho nó phóng lên tới vô cùng tận và trược tự nó phải lắng trong.

Trong khi Thiền Định, ngứa mình chỉ nên niệm Phật, tê chân cũng chỉ niệm Phật. Ngứa và tê nó tạo cái dâm tánh, tạo cái dâm tánh thì trở về trược. Trược rồi thì nó ác, ác trược là vậy. Còn hành giả thiền lâu có thể bắt ấn tam muội. Ngồi Thiền Định càng lâu càng tốt, trong lúc ngồi, những vị bộ đầu rút nhẹ có thể ngủ ngồi. Bộ đầu càng rút nhẹ chừng nào thì hành giả càng dễ đi vào giấc ngủ mê chừng đó, trong mê có tỉnh. Ngồi đây nhưng ai nói gì cũng nghe, cái đàng trước mắt hành giả, ngay trung tâm chân mày, cái gì hành giả cũng thấy. Nhưng cảnh bên trên hành giả thấy rõ rệt. Ngồi đúng thì mặt mày thấy vui tươi, ngồi không đúng thì mặt mày thấy buồn bực.

Còn ngồi thiền mà quậy qua quậy lại, đó là tà khí chưa dang hay là tà khí xâm nhập, pháp luân chưa đúng chiều, đi ngược chiều. Chấn động khối thần kinh cho nên cựa quậy. Những cái đó phải ngừng ngay và thực hành chiếu minh cho nhiều, cho nó khai thông những huyệt kinh trong thể xác. Nó dẫn giải tất cả tà khí, trược khí trong thể xác, nhiên hậu nó ngồi yên tĩnh Thiền định được...

Lúc ngồi thanh tịnh ngay ngắn, thừa tiếp thanh điển bên trên để đi học. Lúc về thì nó nặng đầu, nó làm lắc cái đầu thì hành giả bắt đầu xả thiền.

5. Phần Xả Thiền:

Khi hành giả ngồi thiền thì tất cả âm dương giao cảm, thanh trược phân minh luồng điển chuyển chạy vô cùng mạnh. Do đó, hành giả phải xả thiền, làm như vậy để cho hồi điển trở vô lại bộ đầu và chà xát các phần cơ thể cho máu lưu thông trở lại.

Ngón tay chĩa lên Trời, đừng chĩa tới trước mặt, vì người tu lâu, khi thiền, điển tập trung rất mạnh ở các đầu ngón tay, nếu người tu chĩa tới trước, điển xẹt ra có thể làm ngả các vong linh nào đi ngang qua gần đó hoặc xem người tu công phu (làm như vậy mất lòng và gây ác cảm với họ).

Chúng ta người tu phải trở về với chính mình và không động bất cứ một nơi nào, không mích lòng bất cứ một ai, trụ tâm để tiến hóa, sửa lấy sự sai lầm của chính mình, lập lại trật tự để hòa đồng với tất cả càn khôn vũ trụ để học hỏi tới vô cùng bất diệt của phần hồn.

Nguồn sưu tầm: Internet, Url: http://conduongthiendao.com/NghienCuuTuHoc/NghienCuuTuHoc-ThienVoVi.htm

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh