Kinh Nghiệm Thiền Nằm (Phần 6)

KINH NGHIỆM THIỀN NẰM (PHẦN 6)

Chào các bạn! Hôm nay tôi xin phép được tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong quá trình tu tập, một phần để giải đáp thắc mắc của một số bạn về các hiện tượng lạ khi thiền, một phần là để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các bạn đồng tu.

- Kinh nghiệm 1: Hôm trước tôi có hướng dẫn các bạn về cách tìm vị trí cân bằng của cơ thể khi thiền. Tuy nhiên sau khi các bạn thiền, thấy năng lượng vào rồi, các bạn định tâm để căn chỉnh lại vị trí cân bằng thêm 1 lần nữa các bạn sẽ thấy rằng vị trí ban đầu bạn đang nằm sai toét (nhất là cái đầu, cái cổ của bạn). Tại sao vậy?

Khi các bạn mới nằm xuống, bạn đánh giá cơ thể bởi chủ quan ý chí (kỹ thuật sẽ hỗ trợ phần lớn), khi năng lượng vào rồi thì sẽ có dòng năng lượng, lúc ấy bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được dòng năng lượng này (chạy dọc theo cột sống). Việc của bạn là điều chỉnh lại toàn bộ cột sống sao cho đúng với dòng năng lượng này và lúc ấy mới là cột sống thẳng.

Phải biết cổ chúng ta tuy ngắn thế nhưng lại có tới 7 đốt sống (trên tổng số 24 đốt). Chỉ cần 1 trong 7 đốt sống này vị trí không chính xác dẫn đến dòng năng lượng kém lưu thông và bạn sẽ cảm thấy tắc nghẽn ở vị trí đó (chú ý nhiệt độ, cảm giác bí bách).

- Kinh nghiệm 2: Điều chỉnh 2 bả vai thế nào cho cân bằng tuyệt đối? Mỗi một người sẽ có vị trí cân bằng của cơ thể là không giống nhau, tuy nhiên tôi vẫn xin phép trình bày về vị trí cân bằng của cơ thể mình để các bạn tham khảo:

Vị trí cân bằng của tôi là phần nối từ bả vai đến cùi trỏ sẽ nằm vuông góc với cột sống, từ cùi trỏ đến lòng bàn tay sẽ lệch 1 góc khoảng 15-20 độ so với khi duỗi thẳng tay.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Sau khi bạn đặt vị trí tay như mô tả phía trên thì bạn hãy tính đến việc điều chỉnh bả vai về vị trí cân bằng. Các bạn hẳn đã biết động tác nhún vai mà dân châu âu hay dùng để biểu cảm, cách chúng ta làm có chút tương tự như vậy nhưng khác hơn 1 xíu. Cách làm là vai trái đẩy lên thì vai phải đẩy xuống. Các bạn cứ đẩy lên và đẩy xuống liên tục như vậy với biên độ rộng.

Trong lúc đẩy các bạn thật tinh tế chú ý, sẽ có 1 điểm là điểm cân bằng với 1 trạng thái khác hoàn toàn các vị trí khác. Khi các bạn giảm biên độ rung của vai cho nó hẹp dần bạn sẽ thấy đến 1 thời điểm nó sẽ hút "khực" 1 cái như kiểu là vào khớp vậy. Khi nó đã hút vào bạn thử rung lắc thật nhẹ nhàng mà thấy nó ko rời nhau tức là đã tìm được điểm cân bằng rồi.

- Kinh nghiệm 3: Các bạn có thể dùng ý thức của mình để tăng tần số rung cho thân thể chưa? Các bạn có thể tạo độ rung lắc cao đến mức nào? Để có thể tìm được vị trí cân bằng tuyệt đối của 2 chân đòi hỏi bạn phải có kỹ năng này.

Ban đầu bạn đặt 2 chân ở vị trí rộng hơn vai 1 xíu (nói chung là cảm thấy thoải mái nhất). Sau đó lấy cột sống làm vị trí trung tâm, liên tục và tuần tự rung lắc hông trái rồi phải, trái rồi phải... cứ như vậy, càng nhanh càng tốt. Tập trung truyền cái rung động ấy xuống 2 chân của mình, cảm nhận sóng rung động truyền về (cảm nhận bằng cả thân thể) xem nó có đang thực sự cân bằng không. Nếu nó cân bằng thì dừng truyền rung động để nó giảm dần tự nhiên. Đánh giá lại bằng cảm giác của bạn. Nếu thấy ổn rồi thì thôi. Chưa được thì làm lại.

Mua đá năng lượng:

- Kinh nghiệm 4: Bây giờ mùa hè rồi nên nếu bạn nào có sàn gỗ thì có thể nằm thiền trên sàn gỗ nhé. Nếu là sàn đá hoa thì nên trải thảm, không nên nằm trực tiếp sẽ bị mất nhiệt (mất năng lượng). Tại sao nên nằm sàn gỗ? Sàn gỗ nó trơn hơn đệm rất nhiều, vì nó trơn nên ma sát ít, ma sát ít thì khi bạn rung lắc rồi thả trôi để về vị trí cân bằng sẽ chuẩn hơn rất nhiều.

- Kinh nghiệm 5: Bạn nào khi thiền mà bị rung lắc quá thì hãy hơi gồng cơ thể lên 1 chút nhé. Khi bạn gồng cơ thể lên bạn sẽ thấy càng gồng cơ thể càng ngừng rung lắc, vì vậy bạn chỉ nên gồng đến khi nào mà không còn rung lắc nữa thì giữ nguyên như vậy. Vì gồng quá thì mệt mà nhẹ quá thì không hiệu quả, vừa đủ thì tốt.

Phương pháp này có hiệu quả gì? Khi bạn gồng lên rung lắc thô biến mất. Nó đã đi đâu? Phải biết rằng năng lượng ko tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi bạn không cho phép rung động thô được phô diễn bắt buộc nó phải chuyển thành rung động tinh (dọc theo cột sống của bạn), và vì vậy bạn được tăng rung động. Thật tuyệt phải không?

- Kinh nghiệm 6: Khi bạn hơi gồng lên (tăng rung động) bạn sẽ thấy khả năng cảm nhận luân xa của mình lên 1 level mới. Bạn dễ dàng cảm nhận các vị trí luân xa mà trước đây bạn thấy thật khó khăn. Hãy thử xem sao nhé!

- Kinh nghiệm 7: Hãy thử học cách chú tâm vào âm thanh, bóc tách các nhạc cụ trong bản nhạc đó. Dùng tâm trí của bạn cố gắng nghe cùng lúc tất cả các nhạc cụ, để tâm phân tách nó càng chi tiết càng tốt. Để làm được điều này rất khó, các bạn cần tập trung sự chú ý nhiều hơn vào tâm trí mình đồng thời buông nhiều hơn với thân thể của bạn (buông nhiều nhất có thể). Nếu bạn nghe thấy âm thanh trong vắt, mơ màng và hay ho hơn trước rất rất nhiều lần thì bạn đã thành công. Hãy trải nghiệm điều đó nhé.

- Kinh nghiệm 8: Nếu có thể hãy nghe nhạc bằng loa ngoài luôn tốt hơn là tai nghe. Nếu có thể nữa hãy đặt cái loa ở gần người bạn, độ rung của cái loa sẽ truyền xuống sàn nhà và trực tiếp thân thể bạn đón nhận độ rung mạnh mẽ từ chiếc loa (tốt hơn rất nhiều so với việc truyền qua không khí). Nghe bằng tai nghe sẽ không có những hiệu ứng này lại làm đau tai và bí bách khó chịu.

- Kinh nghiệm 9: Các bạn tránh nằm ở vị trí mà gió quạt hoặc gió điều hòa thốc thẳng vào mũi hoặc vào người nhé. Quạt thì nên để chế độ gió trời + quay, nếu có quạt trần thì tốt. Để ý vị trí gió điều hòa, tránh vị trí gió trực tiếp thổi ra từ điều hòa. Cơ thể bạn sẽ rất dễ nhiễm trược nếu ko chú ý đến điều này nhé.

- Kinh nghiệm 10: Trong giai đoạn giải trược nếu có thời gian hãy thiền dưới nắng buổi sớm hoặc chiều, như vậy quá trình giải trược sẽ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Chú ý khi thiền dưới nắng nên thiền ngồi, nếu ai ngồi không quen thì có thể ngồi trên ghế. Nếu có thể cởi trần thiền dưới nắng thì càng tốt, quay mặt về hướng mặt trời các bạn nhé.

- Kinh nghiệm 11: Sưu tập danh sách nhạc yêu thích của bạn và cho vào playlist nhé. Nghe danh sách nhạc đó mỗi ngày, chán bài nào thì loại bỏ khỏi danh sách bài ấy, có bài nào mới lại cho vào. Đừng bắt cơ thể nghe những gì nó không muốn, không những không tạo cảm hứng cho bạn lại không tạo được rung động tích cực thì tần số khó mà lên được. Chú ý bật nhạc vừa phải thôi, không to quá, không nhỏ quá, cái gì quá đều ko tốt.

- Kinh nghiệm 12: Bạn nào mới thiền khó cảm nhận năng lượng thì hãy áp dụng phương pháp sau nhé: Bạn chạm gót chân vào nhau, bàn chân ngả sang hai bên. Điều này có 1 lợi thế tuy không thoải mái bằng dang 2 chân ngang vai nhưng bù lại 2 bên khả năng cân bằng rất cao. Thứ 2 là hậu môn ở tư thế này luôn đóng (không cần phải nhíu), khí không bị thoát ra ngoài dẫn đến rung động cao hơn và bạn dễ dàng cảm nhận điều này.

- Kinh nghiệm 13: Nếu ở những vị trí không thật sự thuận lợi (chật hẹp), bạn có thể vòng hai bàn tay lên trên đầu (ở vị trí tay không chạm vào nhau). Tư thế này cũng là một tư thế rất tốt nếu bạn có thể đặt 2 lòng bàn tay ở vị trí đường thẳng kéo dài từ chân lên nhé.

- Kinh nghiệm 14: Nếu có thể hãy tập vài động tác Yoga trước khi vào thiền, hoặc tập vài động tác khởi động cho dãn gân dãn cốt (thoải mái) khi vào thiền bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và năng lượng cũng sẽ vào nhiều hơn.

- Kinh nghiệm 15: Khi xả thiền hãy hít sâu thở nhẹ 3 lần, ra lệnh cho thân thể hạ rung động rồi từ từ chuyển động (thật nhẹ nhàng) các ngón tay, ngón chân, cảm nhận sự rung động của chúng. Sau khi ngón tay ngón chân ok rồi thì co duỗi nhẹ nhàng các khớp tay, khớp chân. Tiếp đến dùng tay của bạn xoa mặt, mắt mũi trán, tai thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng chuyển động đầu sang trái, phải. Từ từ nghiêng người sang trái, phải rồi hãy ngồi dậy các bạn nhé.

Nhạc dẫn thiền lượng tử:

https://khoahoctamlinh.vn/thien/nhac-dan-thien/thien-kien-tao-luong-tu-3586.html

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh