Cốt Lõi Của Tình Yêu

CỐT LÕI CỦA TÌNH YÊU

Chúng ta thường không làm chủ được cảm xúc của mình, dễ bị nó chi phối dẫn đến hành động theo bản năng và đánh mất lý trí. Khi chúng ta cảm thấy khó chịu vì một điều gì đó thông thường sẽ lập tức phản ứng tiêu cực, đã mang theo năng lượng tiêu cực thì không thể gọi là tình yêu được.

Khi bạn thấy một người dễ mến sẽ luôn phát sinh cảm giác yêu thích, bởi vậy mà nếu trong trường hợp cần phân xử sẽ luôn có tâm lý ưu ái hơn người khác. Điều đó cũng dễ hiểu nhưng nâng người này lên đồng nghĩa với việc hạ người khác xuống. Thiếu tính công bằng không thể gọi là tình yêu được.

Tình yêu thì không nên có phân biệt, vì phân biệt chính là một dạng kì thị. Tuy nhiên nếu hoàn toàn không có một chút phân biệt nào lại gọi là vô tri, đó cũng không phải tình yêu. Ví dụ khi giao việc bạn sẽ luôn có xu thế chọn người có kinh nghiệm, đáng tin cậy. Không thể chọn bừa một người mà bạn chưa biết rõ năng lực của họ được.

Rõ ràng ở đây phân biệt lại chính là tình yêu. Nếu bạn giao việc quan trọng cho người biết làm thì bạn yên tâm còn họ vui mừng vì tài năng được trân trọng. Ngược lại nếu giao việc cho người mới mà thất bại thì bạn không vui mà người kia cũng có thể cảm thấy thất vọng, khổ đau, dằn vặt về chính mình.

Có câu: không có thấu hiểu, không thể yêu thương; biết người, biết ta trăm trận trăm thắng. Như vậy nghĩa là tình yêu cũng cần phải đi kèm với trí tuệ mới thực sự là minh triết. Có trí tuệ mới nhận định được đúng sai, phải trái, từ đó mới có thể công bằng mà đối đãi và công bằng cũng chính là tình yêu thương vậy.

Khi bạn áp đặt mong muốn của mình lên người khác cũng không phải là tình yêu. Họ phải thế này, phải thế kia bạn mới vừa lòng thì đó là tâm lý sở hữu. Nếu bạn nêu ra mong muốn của mình và để họ tự do lựa chọn thì đó mới chính là tình yêu. Đó cũng chính là tôn trọng quyền tự do ý chí.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khi thật lòng yêu thương một ai đó thì hãy giúp họ trở nên có nhiều tình yêu thương hơn. Mà việc đầu tiên họ phải yêu được chính họ đã. Yêu thương chính mình nghe có vẻ dễ nhưng thực ra chẳng dễ chút nào. Yêu thương chính mình là không làm mình khổ, khi mình khổ mình rất dễ trút năng lượng tiêu cực đó lên người khác và khiến họ khổ theo mình. Ngoài ra khi không vui chúng ta hay có xu hướng nghĩ cho mình nhiều hơn là cho người khác. Tích cực thì tỏa ra, tiêu cực thì thu vào.

Làm chủ cảm xúc chính là bước đầu tiên để có được sự bình an. Khi tâm và trí không bị chi phối, lúc đó chúng ta mới có thể công bằng nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan, rõ ràng và minh bạch. Từ đó mà hành xử được đúng mực, chính xác và không có hối hận về sau.

Làm chủ cảm xúc không có nghĩa là vô cảm, làm chủ ở đây là khiến nó trở thành một đồng minh giá trị và ngoan ngoãn nghe lời. Tùy vào trường hợp, hoàn cảnh mà thiên biến vạn hoá sao cho đem lại nhiều tình yêu nhất là được.

Yêu thương người khác chính là cho phép con người thật của họ được phơi bày, hay nói cách khác là để cho mọi người được là chính họ. Không có chỉ trích, đánh giá, phán xét, áp đặt, gây sức ép hoặc đe dọa. Đơn giản tôi yêu bạn bởi bạn là chính bạn chứ không phải vì bạn là bản sao của một ai đó. Hoặc nếu bạn phải sống giả dối để lấy lòng tôi thì đó cũng không phải là tình yêu.

Tình yêu luôn cần đi kèm với sự thật. Mọi thứ hình thức bề ngoài mà thiếu đi sự thật lòng từ bên trong chỉ khiến cho chúng ta ngộ nhận nhiều hơn. Nhiều khi lầm tưởng rằng họ nói thật nhưng thực ra họ chỉ đang muốn lấy lòng chúng ta mà thôi. Vậy tình yêu cần phải có chân thành, ngay thẳng, không có sự chấp nhặt ở cả hai bên. Chưa cần biết đúng sai nhưng có sao thì nói vậy, không cắn rứt lương tâm là được.

Nói thật dù cho có sai đi nữa cũng tốt. Đó là không dấu dốt, có sai thì mới có sửa, không biết mình sai sao có thể sửa? Còn nếu cứ để trong lòng thì có thể sai hoài, sai mãi và cũng chẳng tiến bộ thêm được. Dù sao thì cũng không có gì là hoàn hảo ở cái thế giới này, ai cũng có ưu và nhược điểm riêng, đó mới chính là cuộc sống. Có chịu tự nhìn nhận và sửa mình cho tốt lên hay không mà thôi. Được sống thêm một ngày thì hãy biến nó thành một ngày vui.

Nhìn vào điểm yếu của người khác để đánh giá hoặc phán xét không giúp chúng ta tốt lên mà lại khiến nhân cách thụt lùi, đi xuống. Còn nhìn vào điểm tốt của người khác để ngợi khen họ khi cần thì tất cả đều tươi cười. Nhân vô thập toàn, nếu cứ chăm chăm tìm cách bắt lỗi người khác thử hỏi cuộc sống có chỗ nào vui?

Vậy nên học cách trân trọng những gì mình đang có, bớt mong cầu những cái không phải của mình mọi thứ sẽ êm ả, dễ chịu hơn. Cuộc sống nếu có thể chấp nhận thực tại như nó đang là và không ngừng sửa đổi bản thân tốt lên, sớm muộn cũng sẽ có sự khởi sắc.

Bước qua đêm tối mới là mặt trời hé rạng. Không có niềm hạnh phúc trọn vẹn nào mà thiếu đi thử thách, chông gai. Cái gì mà dễ có sẽ không biết trân trọng, thành công mà dễ đạt được sẽ chẳng thấy thỏa mãn, vui sướng.

Cuộc sống vốn chẳng chờ đợi ai. Tương lai của mỗi người là do họ tự gây dựng. Không hành động sẽ chẳng có kết quả nào cả, không bắt đầu cũng chẳng có kết thúc, không bắt tay làm việc thì chẳng bao giờ có thể hoàn thành. Thời gian đã trôi qua không thể lấy lại được. Hãy coi quá khứ như những bài học và tương lai như động lực phấn đấu thì thực tại chính là một phép màu.

Tình yêu thực sự chỉ có ở phút giây hiện tại, ngay bây giờ và ngay lúc này. Yêu một người thì đừng nhìn vào lỗi lầm của họ trong quá khứ, cũng đừng lo lắng vì những khả năng họ có thể gây ra cho bạn trong tương lai. Yêu một người là yêu con người của họ ở phút giây hiện tại, biểu hiện của họ ngay lúc này mới thực sự là quan trọng.

Nếu suốt ngày nhìn vào lỗi lầm của người khác chính là không cho họ có cơ hội sửa sai, khiến họ luôn tự dằn vặt bản thân mà đánh mất đi chính mình. Đó cũng là chặt đi con đường đến với sự phát triển của mối quan hệ, ngăn chặn bạn có được hạnh phúc chân thật của chính mình.

Hạnh phúc thực sự không gì bằng biết đủ.

Ví dụ như bạn có 100 cái mong muốn thì thoả mãn càng nhiều bạn sẽ càng hạnh phúc. Tuy nhiên nếu có những thứ bất khả thi hoặc hết hi vọng hiện thực hoá sẽ khiến bạn có cảm giác buồn rầu, thất vọng. Nói vậy nghĩa là càng có nhiều cái muốn chúng ta càng có nguy cơ bị khổ đau. Nếu bạn hài lòng với 30 cái muốn đã đạt được còn 70 cái muốn có thêm càng tốt, mà không có cũng chẳng sao thì cuộc sống sẽ sóng êm bể lặng.

Nếu đạt được chữ AN chắc chắn sẽ có thêm chữ LẠC (thú), vì AN và LẠC luôn luôn song hành cùng nhau. Còn LOẠN thì chắc chắn sẽ ĐỘNG, vượt khỏi tầm kiểm soát sẽ khiến tâm bất an, sầu khổ. Mà TÂM AN thì TRÍ SÁNG, vì khi không bị cảm xúc chi phối sẽ nhìn nhận vấn đề một cách công bằng và khách quan. Từ đó mà trí tuệ nảy sinh, và trí tuệ cũng chính là một loại hạnh phúc.

Xem thêm tại: https://khoahoctamlinh.vn/khoa-hoc-tam-linh/goc-nhin-khoa-hoc/tri-tue-la-mot-loai-hanh-phuc-2243.html

Ham muốn tạo ra động lực, bạn càng ham muốn nhiều nếu không được thoả mãn sẽ lại càng khổ đau. Người đi tìm giải thoát thường sẽ giảm bớt ham muốn của bản thân xuống, từ 100 thì nay chỉ còn 10. Bạn càng ít phân tâm tức là bạn càng tập trung hơn, dồn sự chú ý từ 10 cái muốn xuống chỉ còn 2 đến 3 cái muốn bạn sẽ dễ thành công hơn.

Rồi cũng đến lúc vứt bỏ hết chỉ còn lại mong muốn giải thoát và lấy đó làm niềm vui, động lực sống. Tuy nhiên nếu thực sự muốn giải thoát thì cái mong muốn giải thoát cũng cần được buông xuống. Lúc này có ai ràng buộc bạn đâu mà đi tìm giải thoát? Một người được là chính mình chỉ khi không có bất kỳ rào cản nào ngăn cản họ thể hiện bản thân như họ chính là...

Yêu một người không phải là sở hữu họ, mà để cho họ được tự do, sống thật như họ là chính họ. Nếu họ phải luôn dối lòng mới chiếm được thiện cảm của bạn thì đó không thực sự là tình yêu. Nói đúng hơn đó là tình yêu vị kỷ từ một phía mà thôi, một người được thoả mãn còn một người bị gượng ép. Tình yêu thực sự luôn đến từ việc tình nguyện ở cả hai phía, người cho và người nhận hoàn toàn tự do, không ai ép buộc ai cả.

Yêu một người chính là mong muốn cho họ được hạnh phúc. Tất nhiên họ chỉ có thể đạt được hạnh phúc chân thật khi họ hoàn toàn tự do trong sự minh triết. Nói cách khác chính là tự do lựa chọn cuộc sống của chính họ và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Người lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui của mình mới là hạnh phúc chân thực, đúng đắn và xác quyết.

Trên đời này bạn chỉ có thể nắm giữ nội tâm, thân thể và trí tuệ của chính mình, dựa vào bất kỳ yếu tố nào bên ngoài bạn đều không có gì chắc chắn, bền vững. Bạn hoàn toàn có thể sụp đổ khi thế giới quan không như ý bạn mong muốn. Vậy thì cứ cố gắng nhưng đừng trông đợi vào kết quả, cứ nỗ lực nhưng đừng nỗ lực thay đổi người khác. Điều duy nhất bạn cần làm, điều duy nhất bạn chắc chắn có thể làm được đó là thay đổi chính mình. Khi bạn thay đổi thì thế giới của bạn cũng đổi thay, người có thật nhiều đức tính và thói quen tốt chắc chắn cuộc sống sẽ khác với việc có nhiều nhược điểm, thói quen xấu.

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một chút biển rộng trời cao ...

Hoàng Nhật Minh.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh