Suy Diễn

SUY DIỄN

Cảm xúc - tình thái của con người có thể thay đổi liên tục không phải do ngoại cảnh mà là do Tâm Suy Diễn.

Chủ nghĩa khắc kỷ được hình thành đầu tiên là ở Hy Lạp rồi sau đó lan dần sang Roma cổ đại. Một trong những vĩ nhân tôn thờ chủ nghĩa khắc kỷ là Hoàng đế Marcus Aurelius của đế chế La Mã cổ đại. Ông tại ngôi từ năm 161 tới 180 trước công nguyên. Đây là giai đoạn sóng gió của đế chế La Mã cổ đại vì chiến tranh với các bộ tộc Đức và đế quốc An Tức (Iran cổ đại).

Để tránh né sự loạn động bên ngoài, Marcus Aurelius tìm kiếm sự tĩnh lặng bình an nội tâm trong triết học khắc kỷ. Đối tượng tư duy của ông là tình thái của con người. Ông cho rằng cảm xúc là phù du, trôi nổi trong biển đời tùy vào ngoại cảnh.

Ví dụ, người yêu của bạn đột nhiên ngừng không liên lạc, không giao tiếp với bạn trong một thời gian dài. Đầu tiên, bạn cảm thấy khó hiểu, mơ hồ, rồi bạn cảm thấy bị tổn thương, rồi bạn cảm thấy giận dữ... Nhưng ngay khi người đó gọi cho bạn và xin lỗi rồi giải thích với lý do chính đáng thì ngay lập tức sự ghét bỏ biến mất, thay vào đó bạn liền thấy thấu hiểu và cảm thông ngay.

Vì thế, cảm xúc - tình thái của con người có thể thay đổi liên tục, theo Aurelius thì không phải do ngoại cảnh mà là do Tâm Suy Diễn.

Quay lại ví dụ trên, bạn cảm thấy bị tổn thương là bởi vì bạn suy diễn về thái độ của người thân của bạn. Theo Marcus Aurelius, chúng ta chỉ có thể khống chế phản ứng cảm xúc của mình, chúng ta không thể khống chế được ngoại cảnh và người khác.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Đức Phật có nói về Khổ Đau trong đời đến từ hai mũi tên. Mũi tên thứ nhất là Ngoại Cảnh. Mũi tên thứ hai là Nội Tâm. Giả sử bạn mất việc, bạn chịu nỗi khổ thứ nhất từ Ngoại Cảnh, vì không có việc làm, bạn sẽ phải cắt giảm chi tiêu, bạn sẽ phải chịu khổ thiếu thốn vật chất. Nỗi khổ này bạn không thể khống chế được vì đến từ Ngoại Cảnh. Nhưng nỗi khổ thứ hai ví dụ như khi bạn suy diễn ra rằng bạn mất việc là vì bạn bất tài, là vì cuộc đời bất công, là vì sếp bạn là kẻ độc tài đáng ghét, là vì cha mẹ bạn đã không đầu tư cho bạn được học hành tốt hơn vv và vv. Nỗi khổ thứ hai này đến từ Tâm Suy Diễn của bạn.

Cách để hóa giải khổ đau do Tâm Suy Diễn là xây dựng Từ Tâm. Cái mà Stephen Covey gọi là tài khoản tình cảm. Stephen cho rằng nếu một người gửi vào tài khoản tình cảm ở ngân hàng Tâm của ta một lượng rất lớn thì khi người đó có hành động gì đó khiến ta khổ thì Tâm Suy Diễn của ta sẽ lập tức lý giải và suy diễn theo hướng vị tha và nhờ đó mà ta không khổ. Ví dụ: khi ta tới cuộc hẹn hò với người yêu và chờ mãi không thấy người ấy đến thì trong tâm lập tức nảy sinh lý giải rằng có thể người đó có việc đột xuất, chứ không sinh ra tâm hờn giận. Nếu yêu một người mà bạn thường xuyên cảm thấy hờn giận thì điều đó có nghĩa là tình yêu của bạn rất nhỏ bé. Ngược lại, nếu bạn thấy bạn không thể làm sao mà giận được, và ngay cả khi người ấy sai, bạn có thể tha thứ khá dễ dàng thì điều ấy có nghĩa là tình yêu của bạn lớn hơn. Tình yêu ấy có Từ Tâm nên nhờ đó mà có khả năng hóa giải khổ đau.

------

Hãy nhớ lại lần cuối cùng gần đây nhất bạn trải nghiệm sự khổ vì Tâm Suy Diễn của chính mình. Sau đó hãy liệt kê ra ba điều hiện đang làm bạn khổ và thử tự vấn xem bao nhiêu phần khổ là do Ngoại Cảnh và bao nhiêu phần khổ là do Tâm Suy Diễn mà phát sinh.

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh