Đôi Mắt Tuệ

ĐÔI MẮT TUỆ

nhìn người, nhìn đời

Kinh tế Mỹ dạo gần đây cũng khá căng, nhất là sau đợt cô vy, hãng xưởng bên đây thất thu rõ, bên chỗ tôi làm cũng không ngoại lệ. Sau vụ sát nhập bên tôi vừa qua, công ty Mẹ lại ép doanh số xuống cái đám quản lý bên công ty con. Rồi tụi quản lý stress quá lại áp lực xuống các phòng ban dưới, cắt giờ làm của nhân viên nhưng bắt phải làm hiệu quả hơn, nhanh hơn. Tôi thì không bị ảnh hưởng gì nhưng thấy dân tình bất mãn vô cùng.

Trưa nào ngồi ăn thì y như rằng, cũng có vài nhóm nhân viên ngồi tám chuyện công ty hay bàn về thằng sếp A ở bộ phận nào đó. Tôi thì toàn ăn một mình, gần như hiếm khi nói chuyện với ai, lâu lâu có vài anh chị VN đồng hương ngồi gần đó thì hỏi thăm qua lại tý rồi thôi.

Quan sát kỹ thì anh em sẽ dễ thấy, đa phần các cuộc nói chuyện giữa 2 người hay giữa 1 nhóm người thì chủ đề thường xoay quanh về người thứ 3 - người mà đang không có mặt ở đó.

Vậy thường nói gì về người thứ 3?

Tất nhiên là ít khi nói tốt rồi, mà đa phần là kể chuyện thằng A thế này, chuyện thằng B kế kia. Nói 1 hồi là bắt đầu thành bóc phốt hay cà khịa luôn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Tôi nói đa phần thôi, chứ không phải tất cả, vì khi nói về người thứ 3 thì nó phê và sướng lắm anh em ah. Mà nói ra được cái tật, cái xấu của người khác nữa thì càng phê hơn, lúc đó bản ngã chúng ta đã cơn và hả hê lắm… oh thì ra thằng đó hay con đấy cũng có vấn đề, chứ tốt đẹp gì đâu.

Phải nói là, có rất ít những buổi tụ họp nói chuyện mà bàn về cái tốt của người thứ 3… hoặc hiếm hơn nữa là nói về những điểm chưa tốt của chính mình cho người cùng bàn nghe.

Tôi không phán xét hay đánh giá việc nói về người khác,

Nhưng trong 1 buổi nói chuyện, cách mà anh em nói về người không có mặt ở đó như thế nào, thì nó phản ánh về sự trưởng thành của anh em như thế đấy.

Đơn cử như trưa hôm qua, cả nhóm người Việt ngồi bàn về ông CEO mới, trẻ nhưng rất mạnh bạo trong chính sách công ty… cả đám đều gật gù tán thành ý của nhau, là ông giám đốc trẻ tuổi này cũng có tý tài nhưng còn non và ngạo mạn quá. Thấy tôi đi ngang, nên sẵn kéo tôi vào để hỏi xem là tôi thấy sao về ông giám đốc mới.

Tôi cười cười rồi bảo vui, em thì không có ý kiến gì, mà để đánh giá đúng về 1 con người thì chúng ta nên nhìn rộng ra. Đúng là ngay sự kiện và tình huống đó, có thể ông giám đốc xử lý chưa êm… nhưng có thể ở những tình huống khác, ổng lại sáng suốt hơn mà mình không thấy. Với lại, người ta phải có gì đó thì mới lên chức giám đốc của 1 công ty to thế chứ.

Cả nhóm đấy im lặng, rồi tôi giả bộ có phone rồi kiếm cớ trốn luôn,

Để nhìn 1 người thực sự trung thực thì anh em phải có cái nhìn rộng ra, nhìn toàn cảnh hơn…

Khi nói về 1 người khác một cách khách quan nhất, thì anh em phải nêu ra được cả cái tốt và cái chưa tốt của người ta thì lúc đấy anh em mới nhìn người với đôi mắt tuệ được.

Đôi mắt tuệ, nôm na là khi nhìn bất kỳ đối tượng nào hay sự việc gì, thì cũng phải nhìn đủ được cả tốt, cả xấu, cả trái, cả phải.

Đó là tại sao chúng ta có 2 con mắt, chứ không phải 1 con, mục đích 2 con là để nhìn cái gì cũng nhìn cả 2 mặt. Nên đừng nhìn người chỉ bằng một mắt.

Nhưng đa phần cái bản ngã của chúng ta lại chỉ tập trung nhìn vào cái xấu và cái chưa tốt của người ta mà thôi… rồi quên đi hết hoặc chưa thấy ra được những cái tốt khác của cá nhân đó.

Các mối quan hệ tan rã, mâu thuẫn, hận thù, cũng vì mắt chúng ta còn bụi khi nhìn ai đó lắm…

Công tâm mà nhìn lại, nếu không phân biệt thì bất kỳ ai, dù là vợ, là con, là bạn, là đồng nghiệp, là sếp... khi xảy ra bất kỳ việc gì với những người đó thì anh em phải luôn tự hỏi lại:

Một là, mình đã nhìn toàn cảnh về người đó hay chưa,

Hai là, ở tình huống này, họ có sai với mình… đó là điểm họ chưa tốt… nhưng khi đồng hành với họ, ngoài cái điểm chưa vừa ý mình đó thì còn những điểm nào khác vừa ý mình hay không.

Khi nhìn với đôi mắt tuệ là anh em nhìn trọn vẹn hết được một con người, thì lúc đấy anh em mới biết mình nên làm gì với người ta mà vừa đẹp đời vừa đẹp đạo.

Chuyện hôn nhân cũng vậy,

Cô vợ có 100 phần, trong đó có 80 phần rất hợp ý anh em (phải hợp thì anh em mới cưới chứ) nhưng lại có 20% thì cực trái ý và không đúng gu với anh em…

Bình thường không sao, nhưng khi có chuyện mâu thuẫn vì 20% không giống nhau kia thì sẽ làm anh em rất dễ nản… mà đời éo le ở chỗ, là ngay cái lúc nản cao trào đấy, anh em lại gặp đúng 1 em gái khác lại có đúng 20% mà vợ mình đang thiếu theo tiêu chuẩn của anh em.

Thế chuyện gì sẽ xảy ra?

Anh em chọn 20% và chạy theo 20% kia...

Mà quên đi rằng, vợ mình còn đến 80% phần hợp với mình.

Say sưa với người mới thời gian thì anh em mới tỉnh ra, oh, thì ra người mới chỉ hợp mình tầm 40-50% thôi, cũng có 50% khác không hợp.

Nên để nhìn và đánh giá khách quan nhất về 1 người thì anh em phải nhớ lại và thấy ra được, điểm tốt của người ta xưa giờ là gì và điểm chưa tốt của người ta là gì. Phải đủ cả 2 phần. Chưa thấy ra hết thì tiếp xúc thêm, quan sát thêm.

Tôi viết Nghệ, được nhiều anh chị em quý mến nhưng cũng có vài trường hợp không hợp ý người ta chứ. Nhưng người có đôi mắt tuệ phải nhìn ra, anh chị không đồng ý với tôi ở cái quan điểm này… nhưng không có nghĩa tôi là xấu.. và cũng không có nghĩa anh chị khác ý tôi thì anh chị cũng xấu trong mắt tôi.

Chúng ta nên nhìn nhau công bằng hơn, chúng ta không đồng ý với nhau ở điểm đó nhưng vẫn trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đó là người có sự trưởng thành về mặt xã hội.

Tôi đố anh em kiếm được ai trên đời này mà khớp 100% quan điểm sống với anh em, cao nhất là 80% thôi, thậm chí là vợ hay tri kỷ.

Theo tôi, khớp nhau tầm trên 60% là anh em đã có phước lắm rồi, đủ để làm việc chung và để sống chung rồi.

Nên rút lại, khi ngồi với ai mà nói về người thứ 3, thì phải nói rõ tất cả các điểm của người thứ 3 đó ra… vậy mới thực sự fair play.

Cứ thử đổi ngược lại, nếu anh em là người thứ 3 trong câu chuyện của người khác thì anh em sẽ hiểu cảm giác ngay… khi người ta chỉ đánh giá anh em chỉ trên 1 tình huống nào đó rồi kết luận anh em là xấu hay tốt thì thực sự có công bằng với anh em hay không.

Người có ‘trình độ’ thì khi bước vào một cuộc nói chuyện nào… thì nên hạn chế nói về người thứ 3 càng ít càng tốt. Càng chưa rõ về người ta thì càng không nên bàn tới.

Thay vì nói về người khác thì nên tập trung nói về bản thân mình nhiều hơn. Nói về cái mà mình vẫn chưa tốt, những cái mình cần sửa.

Việc tụ tập gặp nhau, nếu có chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, sai lầm và cả trải nghiệm của từng người về mãng A, lĩnh vực B, sở thích C… thì càng tuyệt. Vì đấy là những buổi gặp có giá trị và không tốn thời gian.

Việc ‘nhìn người’ chỉ gói gọn như thế thôi,

còn bây giờ thì đến việc ‘nhìn mình’

Ra đời, việc người khác chê anh em là rất bình thường. Tuy nhiên, cái tâm ta lạ lắm, 99 người khen không sao, nhưng 1 người chê thì tâm anh em lao đao ngay. Khó chịu lắm, không thể thoát ra được hay ngừng suy nghĩ về cái chê đó được. Tâm mình cứ dính chặt vào đó.

Khi tâm ta như thế, đồng nghĩa ta chưa có đôi mắt tuệ về chính bản thân mình..

Soi gương kỹ hơn, đánh giá trung thực hơn, thì anh em cũng có những điều rất tốt mà… tệ tệ cũng 50 tốt và 50 chưa tốt. Chưa có ai tệ hết hoàn toàn đâu.

Nên có đứa chửi anh em ngu như bò, không có nghĩa anh em là con bò ngay được đâu… vì anh em còn biết cầm phone, còn đi làm kiếm tiền được, còn giúp gia đình được thì sao lại so sánh mình với con bò được.

Nhìn mình trọn vẹn hơn, thì phải thấy cả tốt và cả chưa tốt,

Nên đừng vì 1 lời chê vu vơ mà anh em tự ti hay sân hận lên. Đó là mắt mình còn bụi lắm.

Nhìn mình đầy đủ thì nó phải thế này,

Tôi không tốt quá như người ta nghĩ,

Mà tôi cũng không đến nỗi xấu như người ta nói.

Nhìn người và cả nhìn mình với đôi mắt tuệ thì anh em sẽ thấy mình chẳng hơn ai mà cũng chẳng thua ai. So đo với nhau thì chỉ thêm khổ thân và khổ tâm thôi… chứ có tốt lên được gì đâu.

Đó là nhìn người, nhìn mình.

Giờ đến phần ‘nhìn đời’ với đôi mắt tuệ thì sao,

Tuần trước, tôi đưa con tôi đi học, nó mới 1,5 tuổi hơn thôi, vẫn còn học mẫu giáo. Tôi đi ngang cái lớp của mấy bé 4-5 tuổi gì đấy thì ngay trước cửa có dán 1 dòng chữ, dịch ra là:

“Không có thời tiết xấu, chỉ do mình mặc đồ chưa chuẩn !”

Câu này đỉnh vì nó có đến 3 tầng nghĩa,

Ai mà hiểu và thực hành được rốt ráo cả 3 tầng thì coi như tự do đúng nghĩa ở game đời này.

Tầng nghĩa thứ 1, chúng ta không thể thay đổi được thời tiết, nhưng chúng ta có thể chọn quần áo mặc cho phù hợp.

Trời nắng thì mặc đồ mỏng, trời đông thì mặc đồ ấm lên tý. Hôm nào trời mưa thì nhớ mang theo cây dù, hạn chế mặc đồ trắng để không bị dơ. Nói chung, cứ quan sát thời tiết thế nào thì linh hoạt theo thế đấy.

Câu này mà thấm vào được các bé từ nhỏ thì tuyệt vời. Đi đâu, làm gì, cũng nên quan sát trước sau, không đổ lỗi, cũng không bảo tại sao hôm nay thời tiết lại không đẹp như mình ‘mong muốn’… không sửa thời tiết mà chỉ sửa mình thôi.

Tầng nghĩa thứ 2, nếu đổi ‘thời tiết’ thành một ‘cá nhân’ thì nó sẽ thành

“không có người nào xấu, chỉ do cách đối đãi của mình chưa chuẩn !”

Thời tiết mưa nắng, chúng ta không thay đổi được… thì con người cũng như thời tiết thôi, lúc buồn, lúc vui, lúc sân, lúc tham, v.v.. mưa nắng thất thường… chúng ta cũng không thay đổi người ta được.

Nếu có đôi mắt tuệ, thì mình biết ‘quan sát’ để linh hoạt và tìm cách đối đãi sao cho phù hợp, chứ không đổ lỗi do thời tiết như thế nên tôi bị như thế.

Nếu kết hợp tầng 2 này với việc anh em chung sống với những ai chỉ hợp 60% quan điểm với anh em… thì nó y hệt như quan sát thời tiết đấy, nóng thì mình linh hoạt kiểu nóng, lạnh thì mình linh hoạt kiểu lạnh. Tâm người thế nào thì mình linh hoạt thế đấy.

Đọc đến đây, anh em có thấy mắt mình bớt đi tý bụi nào chưa?

Rồi đến tầng nghĩa thứ 3, nếu thay chữ ‘thời tiết’ bằng chữ ‘cuộc đời’ thì nó sẽ thành:

“Không có cuộc đời xấu, chỉ là thái độ mình chưa chuẩn !”

Thái độ đúng khi nhìn cuộc đời chỉ là cuộc đời, không xấu, không tốt.

Mà anh em phải luôn ghi nhớ,

‘trình độ’ sẽ quyết định ‘thái độ’.

Mà ‘trình độ’ thì bao gồm 3 thằng, Thân lực, Tâm lực và Tuệ lực.

Tuệ lực chính là đôi mắt tuệ tôi đang nói… là năng lực nhìn cuộc sống một cách trọn vẹn, không thành kiến, không ý niệm, không chấp trước, nhìn được tổng thể, nhìn đủ các khía cạnh. Đó là cái thấy không bị che lấp.

Thân lực và tâm lực thì tôi viết nhiều rồi, đẹp trai, vóc dáng bắt mắt cũng là 1 năng lực mạnh trong nhóm Thân lực. Vừa khỏe vừa đẹp thì thân lực max điểm… Tâm lực là tâm mình có sức đề kháng với ngoại cảnh như thế nào.

Người gọi là có ‘trình’, thì phải có đủ cả 3 cái lực trên.

Khi trình đủ thì thái độ với cuộc đời cũng thay đổi theo.

Thái độ anh em đến đâu thì cuộc đời anh em đến đó,

Đôi mắt tuệ càng sáng tỏ chừng nào thì anh em càng bớt chống đối với cuộc đời chừng đấy.

Cheers,

Bác 7B

——

Hình của Chógiseok

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh