Trung Dung Tân Khảo: Phụ Lục 1

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: PHỤ LỤC 1

  1. ĐẠO THỐNG ĐẠO TRUNG DUNG CỦA MẠNH TỬ
  2. Hán văn:

孟 子 曰:由 堯 舜 至 於 湯, 五 百 有 餘 歲. 若 禹, 皋 陶, 則 見 而 知 之. 若 湯 則 聞 而 知 之.

由 湯 至 於 文 王 五 百 有 餘 歲. 若 伊 尹, 萊 朱, 則 見 而 知 之. 若 文 王 則 聞 而 知 之.

由 文 王 至 於 孔 子, 五 百 有 餘 歲. 若 太 公 望, 散 宜 生 則 見 而 知 之. 若 孔 子 則 聞 而 知 之.

由 孔子 而 來 至 於 今,百 有 餘 歲. 去 聖 人 今 世, 若 此 其 未 遠 也. 近 聖 人 今 居, 若 此 其甚 也. 然 而 無 有 乎 爾. 則 亦 無 有 乎 爾.

  1. Phiên âm:

Mạnh Tử viết: «Do Nghiêu Thuấn chí ư Thang, ngũ bá hữu dư tuế. Nhược Vũ, Cao Dao, tắc kiến nhi tri chi. Nhược Thang tắc văn nhi tri chi.

Do Thang chí ư Văn Vương, ngũ bá hữu dư tuế, nhược Y Doãn, Lai Châu, tắc kiến nhi tri chi, Nhược Văn vương, tắc văn nhi tri chi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Do Văn vương chí ư Khổng Tử, ngũ bá hữu dư tuế. Nhược Thái Công Vọng, Tản Nghi Sinh tắc kiến nhi tri chi. Nhược Khổng tử, tắc văn nhi tri chi.

Do Khổng Tử nhi lai chí ư kim, bá hữu dư tuế. Khứ thánh nhân chi thế, nhược thử kỳ vị viễn dã; cận thánh nhân chi cư, nhược thử kỳ thậm dã; nhiên nhi vô hữu hồ nhĩ. Tắc diệc vô hữu hồ nhĩ.» [1]

  1. Dịch việt văn:

Mạnh Tử nói: «Từ vua Nghiêu vua Thuấn cho đến vua Thang đã trải qua trên 500 năm (2357-1783=574). Ông Vũ, ông Cao Dao (hiền thần của vua Nghiêu, vua Thuấn) có thấy tận mắt vua Nghiêu, vua Thuấn và biết được đạo lý của hai ngài; đến vua Thang thì nghe truyền tụng mà biết vậy.

Từ vua Thang đến vua Văn Vương đã trải qua trên 500 năm (1783-1231=552) Ông Y Doãn, ông Lai Châu (hiền thần của vua Thang) có thấy tận mặt vua Thang và biết được đạo lý của ngày. Đến vua Văn Vương thì nghe truyền tụng mà biết vậy.

Từ vua Văn Vương cho đến đức Khổng Tử đã trải qua trên 500 năm (Văn Vương băng 1135 - Khổng Tử sinh 551 = 584 năm). Ông Thái Công Vọng, ông Tản Nghi Sinh (hiền thần của vua Văn Vương) có thấy tận mắt vua Văn Vương và biết được đạo lý của ngài. Đến đức Khổng Tử thì nghe truyền tụng mà biết vậy.

Từ đức Khổng Tử cho đến nay (đến đời Mạnh Tử) đã trải qua trên 100 năm. Từ đời đức Thánh nhân tới nay thời kỳ chẳng lâu xa gì, vả lại nước Trâu quê quán ngài với nước Lỗ thì rất gần nhau vậy. Há không có ai thấy tận mắt và biết được đạo lý của ngài sao. Há không có ai nghe truyền tụng mà biết được sao.»

  1. THÁNH HIỀN ĐẠO THỐNG TRUYỀN THỤ TỔNG TỰ THUYẾT

聖 賢 道 統 傳 授 總 敘 說

của Miễn Trai

  1. Hán văn:

有 太 極 而 陰 陽 分, 有 陰 陽 而 五 行 具. 太 極 二 五 妙 合 而 人 物 生. 賦 於 人 者 秀 而 靈. 精 氣 凝 而 為 形. 魂 魄 交 而 為 神, 五 常 具 而 為 性, 感 於 物 而 為 情. 措 諸 用 而 為 事. 物 之 生 也 雖 偏 且 塞 而 亦 莫 非 太 極, 二 五 之 所 為. 此 道 之 原 之 出 於 天 者 然 也. 聖 人 者 又 得 其 秀 之 秀 而 最 靈 者 焉. 於 是 繼 天 立 極, 而 得 道 統 之 傳. 故 能 參 天 地, 贊 化 育 而 統 理 人 倫, 使 人 各 遂 其 生, 各 全 其 性 者; 其 所 以 發 明 道 統 以 示 天 下 後 世 者, 皆 可 考 也. 堯 之 命 舜, 則 曰: 允 執 厥 中. 中 者, 無 所 偏 倚; 無 過 不 及 之 名 也. 存 諸 心 而 無 偏 倚 措 之 事 而 無 過 不 及, 則 合 夫 太 極 矣. 此 堯 之 得 於 天 者, 舜 之 得 統 於 堯 也. 舜 之 命 禹, 則 曰: 人 心 惟 危 道 心 惟 微 惟 精 惟 一 允 執 厥 中. 舜 因 堯 之 命 而 推 其 所 以 執 中 之 由: 以 為 人 心, 形 氣 之 私 也. 道 心, 性 命 之 正 也. 精 以 察 之, 以 守 之, 則 道 心 為 主, 而 人 心 聽 命 焉. 則 存 之 心, 措 之 事, 信 能 執 其 中. 曰 精 曰 一 此 又 舜 之 得 統 於 堯, 禹之 得 統 於 舜 者 也. 其 在 成 湯, 則 曰: 以 義 制事, 以 禮制 心. 此又 因 堯 之 中, 舜 之 精 一, 而推 其制 之之 法. 制 心以 禮, 制 事 以 義, 則 道 心 常存而中 可 執 矣. 曰 禮 曰 義. 此 又 湯 之 得 統 於 禹 者 也. 其 在 文 王 則 曰: 不 顯 亦 臨 無 射 亦 保. 此 湯 之 禮 制 心 也. 不 聞 亦 式 不 諫 亦 入. 此 湯 之 以 義 制 事 也. 此 文 王 之 得 統 於 湯 者 也. 其 在 武 王 受 丹 書 之 戒, 則 曰: 敬 勝 怠 者 吉 義 勝 欲 者 從. 周 公 繫 易 爻 之 辭 曰: 敬 以 直 內, 義 以 方 外. 曰 敬 者 文 王 之 所 以 制 心 也. 曰 義 者 文 王 之 所 以 制 事 也. 此 武 王 周 公 之 得 統 於 文 王 者 也. 至 於 夫 子, 則 曰: 博 學 於 文 約 之 以 禮. 又 曰: 文 行 忠 信. 又 曰 克 己 復 禮. 其 著 之 大 學 曰: 格 物 致 知 誠 意 正 心 修 身 齊 家 治 國 平 天 下. 亦 無 非 所 聖 人 制 心 制 事 之 意 焉. 此 又 孔 子 得 統 於 周 公 者 也. 顏 子 得 於 博 文 約 禮 克 己 復 禮 之 言. 曾 子 得 之 大 學 之 義. 至 於 子 思, 則 先 之 以 戒 懼 謹 獨, 次 之 以 知 仁 勇 而 終 之 以 誠. 至 於 孟 子 則 先 之 以 求 放 心 而 次 之 以 集 義, 終 之 以 擴 充. 此 又 孟 子 得 統 於 子 思 者 然 也. 及 至 周 子 則 以 誠 為 本 以 欲 為 戒. 此 又 周 子 繼 孔 孟 不 傳 之 緒 者 也. 至 二 程 子 則 曰: 涵 養 須 用 敬 進 學 則 在 致 知. 又 曰 非 明 則 動 無 所 之 非 動 則 明 無 所 用. 而 為 四 箴 以 著 克 己 之 義 焉. 此 二 程 得 統 於 周 子 者 也. 先 師 文 公 之 學 見 之 四 書 而 其 要 則 尤 以 大 學 為 入 道 之 序. 蓋 持 敬 也 誠 意 正 心 修 身 而 見 於 齊 家 治 國 平 天 下, 外 有 以 極 其 規 模 之 大 而 內 有 以 盡 其 節 目 之 詳. 此 又 先 師 之 得 其 統 於 二 程 者 也. 聖 賢 相 傳 垂 世 立 教 燦 然 明 白, 若 天 之 垂 象 昭 昭 然 而 隱 也. 雖 其 詳 略 之 不 同 愈 講 而 愈 明 也. 學 者 之 所 當 遵 承 而 固 守 也. 違 乎 是 則 差 也. 故 嘗 撮 其 要 旨 而 明 之 居 敬 以 立 其 本, 窮 理 以 致 其 知, 克 其 以 滅 其 私. 存 誠 以 致 其 實. 以 是 四 其 存 諸 心 則 千 聖 萬 賢 所 以 傳 道 而 教 人 也, 不 越 乎 此 矣.

  1. Phiên âm:

«Hữu Thái Cực nhi âm dương phân, hữu âm dương nhi ngũ hành cụ, Thái cực nhị ngũ diệu hợp nhi nhân vật sinh. Phú ư nhân giả tú nhi linh, tinh khí ngưng nhi vi hình, hồn phách giao nhi vi thần, ngũ thường cụ nhi vi tính, cảm ư vật nhi vi tình, thố chư dụng nhi vi sự. Vật chi sinh dã tuy thiên thả tắc nhi diệc mạc phi Thái cực, nhị ngũ chi sở vi. Thử đạo chi nguyên chi xuất ư Thiên giả nhiên dã. Thánh nhân giả, hựu đắc kỳ tú chi tú nhi tối linh giả yên; ư thị kế Thiên lập cực, nhi đắc đạo thống chi truyền; cố năng tham thiên địa, tán hóa dục, nhi thống lý nhân luân, sử nhân các toại kỳ sinh, các toàn kỳ tính giả; kỳ sở dĩ phát minh đạo thống dĩ thị thiên hạ hậu thế giả, giai khả khảo dã. Nghiêu chi mệnh Thuấn, tắc viết: «Doãn chấp quyết Trung». Trung giả, vô sở thiên ỷ; vô quá bất cập chi danh dã. Tồn chư tâm nhi vô thiên ỷ, thố chi sự nhi vô quá bất cập, tắc hợp phù Thái cực hĩ. Thử Nghiêu chi đắc ư Thiên giả, Thuấn chi đắc thống ư Nghiêu dã. Thuấn chi mệnh Vũ, tắc viết: «Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi; duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung.» Thuấn nhân Nghiêu chi mệnh nhi suy kỳ sở dĩ chấp trung chi do: dĩ vi nhân tâm, hình khí chi tư dã; đạo tâm, tính mệnh chi chính dã. Tinh dĩ sát chi, dĩ thủ chi, tắc đạo tâm vi chủ, nhi nhân tâm thính mệnh yên. Tắc tồn chi tâm, thố chi sự, tín năng chấp kỳ trung. Viết tinh, viết nhất, thử hựu Thuấn chi đắc thống ư Nghiêu, Vũ chi đắc thống ư Thuấn giả dã. Kỳ tại Thành Thang, tắc viết: «Dĩ nghĩa chế sự, dĩ lễ chế tâm.» Thử hựu nhân Nghiêu chi trung, Thuấn chi tinh nhất, nhi suy kỳ chế chi chi pháp. Chế tâm dĩ lễ, chế sự dĩ nghĩa, tắc đạo tâm thường tồn nhi trung khả chấp hĩ. Viết lễ, viết nghĩa. Thử hựu Thang chi đắc thống ư Vũ giả dã. Kỳ tại Văn Vương, tắc viết: «Bất hiển diệc lâm, vô dịch diệc bảo.» Thử Thang chi dĩ lễ chế tâm dã. «Bất văn diệc thức, bất gián diệc nhập.» Thử Thang chi dĩ nghĩa chế sự dã. Thử Văn Vương chi đắc thống ư Thang giả dã. Kỳ tại Võ Vương, thụ Đan thư chi giới, tắc viết: «Kính thắng đãi giả cát, nghĩa thắng dục giả tùng.» Chu Công hệ Dịch hào chi từ viết: «Kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại.» Viết kính giả, Văn Vương chi sở dĩ chế tâm dã; viết nghĩa giả, Văn Vương chi sở dĩ chế sự dã. Thử Võ Vương Chu Công chi đắc thống ư Văn Vương giả dã. Chí ư Phu tử, tắc viết: «Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ.» Hựu viết: «Văn, hạnh, trung, tín.» Hựu viết: «Khắc kỷ phục lễ.» Kỳ trứ chi Đại Học, viết: «Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.» Diệc vô phi sổ thánh nhân chế tâm chế sự chi ý yên. Thử hựu Khổng Tử đắc thống ư Chu Công giả dã. Nhan Tử đắc ư bác văn ước lễ, khắc kỷ phục lễ chi ngôn; Tăng Tử đắc chi Đại Học chi nghĩa. Chí ư Tử Tư, tắc tiên chi dĩ giới cụ cẩn độc, thứ chi dĩ trí nhân dũng, nhi chung chi dĩ thành. Chí ư Mạnh Tử, tắc tiên chi dĩ cầu phóng tâm, nhi thứ chi dĩ tập nghĩa, chung chi dĩ khuếch sung. Thử hựu Mạnh Tử đắc thống ư Tử Tư giả nhiên dã. Cập chí Chu Tử, tắc dĩ thành vi bản, dĩ dục vi giới. Thử hựu Chu Tử kế Khổng Mạnh bất truyền chi tự, giả dã. Chí nhị Trình tử tắc viết: «Hàm dưỡng tu dụng kính, tiến học tắc tại trí tri.» Hựu viết: «Phi minh tắc động vô sở chi, phi động tắc minh vô sở dụng.» Nhi vi «Tứ châm» dĩ trứ khắc kỷ chi nghĩa yên. Thử nhị Trình đắc thống ư Chu Tử giả dã. Tiên sư Văn công chi học, kiến chi Tứ Thư, nhi kỳ yếu tắc vưu dĩ Đại Học vi nhập đạo chi tự. Cái trì kính dã, thành ý, chính tâm, tu thân nhi kiến ư tề gia trị quốc bình thiên hạ; ngoại hữu dĩ cực kỳ qui mô chi đại, nhi nội hữu dĩ tận kỳ tiết mục chi tường. Thử hựu tiên sư chi đắc kỳ thống ư nhị Trình giả dã. Thánh hiền tương truyền, thùy thế lập giáo, xán nhiên minh bạch, nhược thiên chi thùy tượng, chiêu chiêu nhiên nhi ẩn dã. Tuy kỳ tường, lược chi bất đồng, dũ giảng nhi dũ minh dã. Học giả chi sở đương tuân thừa nhi cố thủ dã. Vi hồ thị tắc sai dã. Cố thường toát kỳ yếu chỉ nhi minh chi: Cư kính dĩ lập kỳ bản, cùng lý dĩ trí kỳ tri, khắc kỷ dĩ diệt kỳ tư, tồn thành dĩ trí kỳ thực. Dĩ thị tứ kỳ tồn chư tâm, tắc thiên thánh vạn hiền sở dĩ truyền đạo nhi giáo nhân giả, bất việt hồ thử hĩ.[2]

  1. Dịch việt văn:

THÁNH HIỀN ĐẠO THỐNG TRUYỀN THỤ TỔNG TỰ THUYẾT của Miễn Trai

Có Thái Cực rồi âm dương phân, có âm dương rồi ngũ hành đủ. Thái Cực, lưỡng nghi, ngũ hành diệu hợp, mà nhân vật sinh. Bao đẹp đẽ linh diệu phú cả cho con người: Tinh khí tụ thành hình, hồn phách giao thành thần, ngũ thường hợp thành tính; cảm xúc sinh tình, ứng dụng nên việc, mọi vật sinh ra, bề ngoài tuy có vẻ khiếm khuyết, bế tắc nhưng đều do công trình Thái cực âm dương, ngũ hành. Nguồn mạch đường lối có xuất sinh tự Trời. Điều này hiển nhiên vậy.

Nhân lại bẩm thụ được hết tinh hoa tú khí nên mới kế Trời lập ra mục đích thâm viễn cùng cực cho nhân loại, mới thức thưởng được đạo thống. Vì thế có thể tham dự vào công việc đất Trời, góp phần vào công trình hóa dục, tìm ra mối manh lý sự cho đời sống con người, để ai cũng phát huy được khả năng đời mình, kiện toàn được tính mệnh mình.

Sở dĩ phát sinh ra được đạo thống là để dạy thiên hạ cho đời sau ai cũng truy khảo được.

  1. I. Vua Nghiêu truyền đạo cho vua Thuấn, đã nói: «Ra công sức giữ nguyên lòng Trời.» (Doãn chấp quyết trung).

Lòng Trời không nghiêng tựa, không thái quá, không bất cập, giữ trong tâm không nghiên tựa, ứng ra việc không thái quá bất cập, cho nên hợp Thái cực.

Thế là Trời truyền đạo cho vua Nghiêu, vua Nghiêu truyền đạo cho vua Thuấn.

  1. II. Vua Thuấn truyền đạo thống cho vua Vũ nói:

«Lòng của Trời siêu vi huyền ảo,

Lòng con người điên đảo ngả nghiêng.

Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,

Ra công, ra sức giữ nguyên lòng Trời.»

Vua Thuấn nghiền ngẫm lời vua Nghiêu để tìm ra manh mối hai chữ «Chấp trung», đã nhận ra rằng: Lòng người tức là phần hình khí riêng tư, lòng đạo, lòng Trời tức là phần tính mệnh công chính; khảo sát cho tới tinh vi, giữ gìn cho đến chuyên nhất, thì lòng đạo, lòng Trời làm chủ mà lòng người sẽ vâng theo.

Có vậy, thì giữ trong lòng, hay làm ra việc, vẫn giữ được đạo Trung.

Tinh, nhất là khẩu hiệu tương truyền giữa các vua Nghiêu, Thuấn, Vũ.

III. Vua Thành Thang chủ trương:

«Lấy nghĩa tiết chế việc. Lấy lễ tiết chế lòng.»

Phương pháp này chẳng qua cũng nhân chữ «Trung» của Vua Nghiêu chữ «Tinh, Nhất» của vua Thuấn mà phát sinh.

Dùng lễ tiết chế chế lòng, lấy nghĩa tiết chế việc, thì lòng Đạo sẽ còn mãi và lòng Trời có thể giữ được vậy.

Tóm lại, lễ nghĩa là chủ trương của vua Thang, khi đã đắc truyền từ vua Vũ.

  1. Văn Vương nói:

«Chẳng thấy nhãn tiền nhưng vẫn giáng lâm,

Chẳng phải long đong mà vẫn giữ được.»

Thế cũng y như chủ trương lấy lễ chế tâm của vua Thang. Văn Vương còn nói:

«Chưa từng nghe, vẫn đúng khuôn phép,

Không cần can vẫn hợp qui mô.»

Thế cũng y như tôn chỉ lấy nghĩa chế sự của vua Thang. Như vậy Văn Vương đã được đạo thống ở Thành Thang.

  1. Võ Vương hội ý sách Đan thư nói:

«Thành kính thắng đãi mạn là tốt,

Công nghĩa thắng tư dục là hay.»

Chu Công bàn giải các hào Dịch có nói:

«Kính để trong ngay thẳng,

Nghĩa cho ngoài vuông vắn.»

Kính cũng là cách Văn Vương dùng để tiết chế lòng, nghĩa cũng là cách Văn Vương dùng để tiết chế sự. Như vậy Võ Vương, Chu Công đã nhận đạo thống nơi Văn Vương.

  1. Đức Khổng Tử chủ trương: «Học rộng nhờ văn, rút gọn nhờ lễ.» Lại nói: «Văn, hạnh, trung, tín.» Lại nói: «Tự thắng để phục lễ.» Tất cả cốt làm sáng tỏ vấn đề.

Đại Học viết: «Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.» Tất cả đều không ngoài tôn chỉ chế tâm chế sự của thánh hiền xưa. Như vậy Khổng Tử đã được đạo thống nơi Chu Công.

VII. Nhan Tử lĩnh hội được câu: «Bác văn ước lễ.» Tăng Tử thấu triệt được tôn chỉ sách Đại Học, đều là được chân truyền vậy.

VIII. Đối với Tử Tư, trước hết phải e dè kính sợ khi ở một mình, sau là phải rèn luyện cho có đủ nhân, trí, dũng, cuối cùng là trở nên hoàn thiện.

  1. Mạnh Tử dạy trước hết không được để con tim tán loạn lạc lõng, tiếp đến phải chuyên làm điều nghĩa, cuối cùng là phải khuyếch sung tính Trời.
  2. Chu Tử lấy hoàn thiện làm căn bản, coi lòng dục là điều phải kiêng lánh. Chu Tử đã nối tiếp được mối đạo bất truyền của Khổng Mạnh.
  3. Đến Nhị Trình thì nói: «Muốn hàm dưỡng tính tình phải kính sợ (Trời), muốn thông suốt phải học hỏi.» Lại nói: «Không sáng suốt thì hành động không có mục đích, không hành động thì cái sáng suốt không có chỗ dùng.» Rồi soạn thiên Tứ Châm đề cao nghĩa lý của hai chữKhắc kỷ. Thế là Nhị Trình lĩnh hội được mối đạo của Chu Tử.

XII. Cái học của Chu Văn Công xuất xứ từ Tứ Thư mà chủ yếu là dùng sách Đại Học để làm bậc thang tiến vào cõi đạo, cho nên cũng chủ trương thành kính, lo tu luyện ý chí tâm tình cho toàn thiện rồi áp dụng tôn chỉ đó vào công cuộc tề gia trị quốc bình thiên hạ; ngoài thì đặt ra qui mô lớn lao cao cả, trong thì thấu được mọi điều tiết minh xác tinh tường. Thế là tiên sư cũng được đạo thống ở hai Trình.

Thánh hiền tương truyền đạo thống treo gương cho đời, sáng láng rực rỡ, y như thiên tượng, vừa sáng láng, vừa ẩn ước. Tùy phân giải có chỗ khác nhau, nhưng càng giảng giải càng tỏ rõ. Học giả nên noi theo, nên cố giữ, đi ngược lại thì lầm lạc.

Cho nên cố toát lược thuyết minh như sau:

Cư xử cung kính để lập căn bản, học cho thông suốt để biết đến cùng cực, rèn luyện mình cho tuyệt hết niềm tây, toàn thiện để thành tựu mình cho toàn vẹn. Gắn bó được bốn điều ấy trong lòng thì dù là chủ trương của nghìn thánh vạn hiền dùng để truyền đạo dạy người cũng sẽ không hơn được.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh