Sự Thật Tối Hậu: Phần 3. Thượng Đế Và Những Sự Kiện Liên Quan Đến Nhân Loại

SỰ THẬT TỐI HẬU: PHẦN 3. THƯỢNG ĐẾ VÀ NHỮNG SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LOẠI

  1. Lòng từ bi và bác ái giúp con người trải nghiệm được gì?

Chúng ta đã biết, các Thiên Thần rời xa Thiên đàng đến với trần gian là nhằm tìm kiếm những kinh nghiệm thực tế, những cảm xúc chân thực về những gì mà Họ sẽ trải nghiệm. Mục đích của linh hồn là tìm kiếm và trải nghiệm những tính cách, những hành vi, những cảm xúc… mặt trái của Thiên đàng.

Nhưng lòng từ bi, bác ái, lòng nhân ái, hành vi trượng nghĩa, hành động thi ân bất cầu báo… thì sao? Đây là những tính cách không phải là tính cách mặt trái Thiên đàng, những tính cách này hoàn toàn phù hợp với lối sống Thiên đàng.

Trên thực tế khi một linh hồn đầu thai đến với những vùng đất mới là không nhằm tìm kiếm và trải nghiệm những tính cách hoàn hảo“Thiên tính bản tâm”. Vì tại nước Thiên đàng họ đã luôn thể hiện lòng từ bi, bác ái bằng tình yêu tuyệt đối của mình. Nếu có thể đem ra so sánh thì lòng từ bi, bác ái mà con người đã thể hiện trên thế gian, chỉ tương đương với trí tuệ và sự hiểu biết của Loài người so với Thượng đế. Chúng ta biết rằng khi con người đạt đến trạng thái thức tỉnh hoàn toàn, con người sẽ biết mình thực sự là ai? Vì vậy họ sẽ thể hiện tình yêu tuyệt đối của mình trong mọi mối liên hệ rất hoàn hảo mà không cần phải thực tập hay học hành ai cả.

Qủa thật, Thượng Đế đã hiện thị một sự thật quá đắng cay trong ngôn ngữ, trong ký tự của chúng ta, nhưng chúng ta thì không hề hay biết.

– Thế gian là là thế giới của gian xảo, gian manh, gian ác;

– Trần gian là nơi có thể phơi trần sự gian ác, nơi mọi sự gian dối đã trở nên trần truồng không che đậy, nơi có thể vạch trần mọi điều gian ác.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

– Trần tục là nơi có thể phơi trần những tục tỉu, thô tục của con người.

Thượng Đế chấp nhận cho con người đến với trần gian nhằm tìm kiếm điều gì? chúng ta không cần phải suy tư nhiều, ai cũng có thể nhận biết.

Không lý nào, các sứ giả của Thượng đế, như Đức Phật Thích Ca, Đức chúa Guêsu và nhiều Giáo chủ các tôn giáo khác quên mất mục đích thực sự này của Thượng Đế và những người đi trải nghiệm. Không, không phải vậy Họ là Con của Thượng Đế và là những Thiên thần cấp cao trong Nước Trời, Họ không thể không biết mục đích quan trọng này. Nhưng tất cả những việc làm của Họ tại trần gian, thêm một lần nữa chứng minh Thượng Đế quả thật cao minh.

Nhìn vào lịch sử của Loài người, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu như tất cả các tôn giáo lớn nhỏ đều có chung một mục đích là hướng con người đến với nẻo thiện. Và gần như những tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng đến Nhân loài chỉ xuất hiện trong khoảng hơn 1000 năm. Từ những năm 600 trước CN cho đến những năm 600 sau CN, có thể kể đến như: Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi giáo. Đây là thời kỳ tiền khai sáng và khai sáng. Tất cả, các Chân sư và Sứ giả xuất hiện nằm trong kế hoạch của Thượng Đế. Và những người thực hiện sứ mệnh khai sáng luôn hành động đúng với ý định của Thượng Đế. Cho dù Người đó thức tỉnh hoàn toàn hay chỉ đang trong trạng thái thức tỉnh. Hơn ai hết các Chân sư là những người luôn biết chính xác linh hồn đến trần gian là để trải nghiệm điều gì. Nhưng các Chân sư và Sứ giả Thượng Đế không thể tiết lộ sự thật, trong những thời điểm mà họ xuống thế. Vì vậy, Họ phải thực hiện sứ mệnh mà Thượng Đế đã uỷ nhiệm theo một hướng khác, đó là rao giảng tình yêu, lòng từ bi, bác ái, nhân ái, hành động trượng nghĩa của người quân tử… Và Họ là những người rất thông thái nên Họ luôn biết cách giúp con người đi đúng hướng, đúng với những gì mà linh hồn đã ước muốn trước khi rời nước Trời.

Mua đá năng lượng:

Chúng ta biết rằng đối với Thượng Đế và tất cả mọi trong nước Thiên đàng đều coi việc con người đến Trái đất trải nghiệm là một kế hoạch rất quan trọng. Vì đó là cách duy nhất, giúp cho Thiên đàng luôn có được một đời sống trong trạng thái hạnh phúc viên mãn đời đời.

Sự sống trên Trái đất và những sự sống tương tự như Trái đất trong hiện tại là một cuộc chơi lớn của con người và của cả Thượng Đế. Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người Thượng Đế không để thiếu vắng bất cứ điều gì, nhiều hơn cả Thiên đàng. Tuỳ từng thời điểm mà Thượng Đế sẽ lần lượt cho nó xuất hiện trên Trái đất, con người đã sống trong bóng tối phải có ánh sáng, ác phải có thiện, sai phải có đúng, có chính trị phải có tôn giáo, thủ công phải có máy móc, công nghệ… cho đến khi Trái đất trở thành Thiên đàng thực sự. Thời điểm các tôn giáo lớn ra đời cũng chính là thời điểm trên thế gian đã xảy ra quá nhiều tội ác. Vì vậy, Thượng Đế đã phái những sứ giả của mình xuống trần gian rao giảng từ bi và bác ái nhằm tạo lập sự cân bằng cho đời sống thế gian.

Tôn giáo không nằm trong kế hoạch của Thượng Đế, nhưng tôn giáo hình thành phát triển và tồn tại vẫn được Thượng Đế chấp nhận như là một sự sáng tạo của con người. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc chơi lớn.

Mọi thứ vận hành trong Vũ trụ tuyệt đối không có sự ngẫu nhiên tình cờ, nguyên nhân không là từ ý muốn của Thượng Đế thì cũng là từ con người.

– Từ bi

Hơn 9000 năm là giai đoạn con Người sống trong bóng tối, cho đến khi Đức Phật Thích Ca xuất hiện. Trước Phật Thích Ca cũng đã một vài tôn giáo xuất hiện nhưng các tôn giáo này không rao giảng tình thương là lòng từ bi triệt để như giáo lý nhà Phật. Trong cuốn sách này, chúng ta không bàn đến giáo lý của nhà Phật, nhưng chúng ta chỉ phân tích duy nhất một chữ Từ bi. Ngoài ý nghĩa mà từ xưa đến nay con người đã hiểu biết về hai chữ từ bi, Phật Thích Ca còn hiển thị những ý nghĩa khác trong từ này. Vậy ý nghĩa thực sự còn được ẩn dấu của hai chữ từ bi là gì?

Từ là từ bỏ, xa rời.

Bi là buồn, là đau khổ.

Chữ Bi trong từ Từ bi xuất phát trong nhóm từ; Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Lạc, Dục, Cụ.

Còn có nghĩa là; Mừng, giận, thương, ghét, Buồn, vui, muốn, sợ.

Ý nghĩa đích thực khi con người thực hiện lòng từ bi, đơn giản là thực hiện công việc từ bỏ nỗi buồn, là thực hiện xa rời sự đau khổ. Nhưng trước khi muốn hết đau khổ, con người phải từ bỏ tham, sân, si – đó là chân lý của từ bi.

Tóm lại, bi là nguyên nhân, cũng chính là tứ diệu đế – Từ là hành động, cũng chính là bát chánh đạo.

Ngoài ý nghĩa trên, Đức Phật Thích Ca còn hiển thị một ý nghĩa, một bí mật khác trong hai chữ từ bi.

Từ là từ bỏ, xa rời – Bi là viên bi là một khối tròn

Đại từ, đại bi là từ bỏ xa rời viên bi lớn, khối tròn lớn cũng có nghĩa từ bỏ, xa rời Thượng Đế. Quan điểm coi trọng lòng Từ bi củaPhật Thích ca, như là một sự nhắc nhở cho con người biết là Họ đang xa rời Thượng Đế

Đức Phật Thích Ca ý thức rất rõ những gì Ông ta rao giảng và giáo lý của Ông ta chỉ nhằm vào sự giác ngộ dựa vào chính bản thân của con người. Thượng Đế không hề có và không được nhắc đến trong giáo lý của Ông ta. Nhưng hơn ai hết Ông ta biết Cha, Mẹ thực sự của Ông ta là ai, Ai là Thượng Đế, Ai là Đấng sáng tạo, Ai là Đấng tối cao của Vũ trụ.

Ông ta biết chắc tư tưởng của mình không phản ánh được nhiều sự thật, mà nó chỉ nhằm làm dịu bớt những nỗi khổ mà con người đã hứng chịu trong giai đoạn đó. Vì vậy, Ông ta tiên đoán khoảng 500 năm sau giáo lý Phật giáo sẽ trở thành mạc pháp, trên thực tế dự ngôn của Ông ta không là một dự đoán nhưng là một hiểu biết chính xác. Ông ta biết chắc khi nào thì anh của Ông ta Đức Chúa Guêsu sẽ xuất hiện trên Trái đất, và quả thật đúng 500 năm sau thì Đức Chúa Guêsu đã đến thế gian rao giảng sự thật.

Khi nói đến một người có tấm lòng từ bi là nói đến người có một tấm lòng đầy tình thương, độ lượng, bao dung, vị tha, nhân ái… Nhưng hỏi rằng chừng ấy tính tốt trong một con người, họ sẽ làm thế nào để trải nghiệm những điều mà linh hồn họ đã ước muốn trước khi rời nước Trời. Khi mà một con người luôn thể hiện lối sống đầy tình yêu và không gây nên lầm lỗi, tội ác. Vậy theo luật nhân quả, nó chỉ có thể trả lại cho người đó cuộc sống hạnh phúc và sự an lạc không thể khác. Không lẽ Đức Phật đã nhầm lẫn, không Ông ta không nhầm lẫn. Ông ta có cách đưa được những linh hồn có lòng từ bi đến với những trải nghiệm cần thiết, đến với mục đích ban đầu mà linh hồn họ đã ước muốn.

– Bác ái

Đức Chúa Guêsu đến với thế gian ngoài việc rao giảng sự thật về Thượng đế và giúp loài người xác định nguồn gốc thực sự của chính mình, Ông ta còn đã rao giảng về tình yêu và lòng bác ái.

Chữ bác ái mà Đức Chúa Guêsu sử dụng không mang nhiều ẩn nghĩa như chữ từ bi của Đức Phật Thích Ca, nhưng dù sao nó vẫn có ẩn nghĩa. Chúng ta chỉ cần thay đổi hai âm cuối của hai từ cho nhau, ẩn nghĩa sẽ xuất hiện.

Bác ái thay đổi hai từ cuối cho nhau sẽ là bái ác.

Bái ác là cúi lạy cái ác, vì khi con người thực hiện hành động bác ái mà không được yêu cầu của đối tượng, đồng nghĩa với việc người ấy sẽ nhận lấy cái ác của người đó đã gây ra trong quá khứ “theo luật vô vi”. Quả thực đây là những bí mật của Thượng Đế, và nó được hiển thị trong ngôn ngữ, trong ký tự của mọi ngôn ngữ trên thế giới.

Thực hiện việc khai sáng cho Nhân loại nhận biết sự thật về Thượng Đế và nước Trời là trọng tâm của sứ mệnh Đức Chúa Guêsu. Tình yêu và lòng bác ái rất quan trọng nhưng trước những năm 2000, vẫn chưa phải thời điểm thích hợp để Đức Chúa Guêsu mong muốn Loài người thực hành triệt để tính cách tuyệt vời này.

Đức Phật Thích Ca và Đức Chúa Guêsu đã vận dụng triệt để luật vô vi, kết hợp với luật nhân quả, giúp cho những người thực sự có lòng từ bi và bác ái; hiện thực được ước muốn trải nghiệm mà linh hồn họ đã chọn.

Ÿ Ví dụ: Có một gia đình đang bị thiếu lương thực vì mùa gặt chưa đến, đáng ra họ sẽ bị đói thêm 15 ngày nữa. Nhưng trong khoảng thời gian này họ may mắn gặp được một người có lòng từ bi, bác ái tự động mang cho họ số lương thực và tiền bạc đủ sống cho đến ngày gia đình này thu hoạch được mùa màng.

Chiếu theo luật vô vi thì người có tấm lòng bác ái kia đã phạm luật, vì đã can thiệp vào cuộc sống của gia đình nọ, trong khi không nhận được sự yêu cầu của họ.

Bất cứ một việc gì xảy ra ắt đã tự có nguyên nhân của nó, gia đình này đói tức là những linh hồn trong gia đình đó đã quyết định chọn cho mình được trải nghiệm sự đói khổ, từ trong tiền kiếp. Xảy ra việc những người trong gia đình này đói tự thân nó không thể biến mất, nó được chấm dứt vì đã có sự can thiệp của người khác, nhưng không được đối tượng yêu cầu. Vì vậy, chiếu theo luật vô vi thì những ngày đói khổ của gia đình kia sẽ được luật vô vi chuyển sang cho người có tấm lòng từ bi nọ, trải nghiệm thay cho họ trong kiếp sau.

Đây cũng là câu nói cửa miệng trong nhân gian của người Việt Nam “giúp vật, vật trả ơn giúp nhơn, nhơn trả oán”. Ngoài ra, qua ví dụ này còn giúp chúng ta giải thích hiện tượng, trong đời sống có nhiều người rất hiền từ, đức độ, nhân nghĩa luôn yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nhưng cuộc đời của họ luôn gặp nhiều đau khổ, vất vả gian nan và trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống. Nhiều người thường cho rằng, nhìn tính cách có thể đoán được số mệnh. Nhưng với những người luôn thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái thì số mệnh của họ luôn tương phản với tính cách của chính họ, vì bản thân họ trong tiền kiếp phạm luật vô vi nhiều lần.

Theo cách nghĩ thông thường thì khi con người làm việc tốt như giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, làm từ thiện thì nên cho nhiều người biết để họ noi gương. Nhưng với thế giới tâm linh, thì khi làm việc thiện nguyện mà để cho người khác biết, để phô trương thì việc làm của họ đã có phần thưởng từ luật nhân quả rồi.

Vì vậy, Đức Chúa Guêsu muốn giúp cho con người không bị rơi vào cái bẫy của sự giàu có bằng câu nói.

Tân ước – Mátthêu, Chương 6, câu 1-4. Bố thí cách kín đáo

1 Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm,4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

Yêu cầu cao nhất của Đức Chúa Guêsu là mong sao cho con người; một là thiện hẳn hai là ác sẽ hẳn, bởi hai con đường đều là hai lối dẫn đến Thiên đàng. Nhưng con người lại không hành động như mong ước của Ông ta, nên Ông ta đã thốt lên.

Khải huyền – Chương 3 câu 15-21.

15 Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi!16 Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.17 Ngươi nói: “Tôi giàu có, tôi đã làm giàu, tôi chẳng thiếu thốn chi”; nhưng ngươi không biết rằng ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương, nghèo khổ, đui mù và trần truồng.18 Vì thế, Ta khuyên ngươi đến với Ta mà mua vàng đã thử lửa để làm giàu, mua áo trắng để mặc khiến ngươi khỏi xấu hổ vì để lộ thân thể trần truồng, mua thuốc để xức mắt cho ngươi nhìn thấy được.19 Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến, thì Ta răn bảo dạy dỗ. Vậy hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn!20 Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.21 Ai thắng, Ta sẽ cho ngự bên Ta trên ngai của Ta, cũng như Ta đã thắng và ngự bên Cha Ta trên ngai của Người.”

Theo luật nhân quả, thì một hành động giúp đỡ hay chia sẻ cho một người nào đó, mà nhận được sự yêu cầu của họ. Thì trong kiếp sau, luật nhân quả sẽ mang trả lại gấp 7 lần cái mà họ đã bỏ ra giúp đỡ cho người khác.

Những hành vi trượng nghĩa thấy việc bất bình ra tay tương trợ, hành động thi ân bất cầu báo, thực hiện hành động thiện nguyện là phạm luật vô vi.

Ÿ Ví dụ: Một người đi đường, trông thấy một người yếu đuối nọ bị một người to khoẻ đánh đập dã man. Người đi đường không cần đến sự kêu cứu của người kia đã ra tay ngăn chận và cứu thoát người kia khỏi sự hành hạ của người to khoẻ.

Trường hợp này, luật nhân quả đã chúng ta cho biết rằng, linh hồn của người yếu đuối từ trong tiền kiếp đã chọn được trải nghiệm nỗi đau bị người khác đánh đập và hành hạ. Nhưng người đi đường đã chấm dứt sự trải nghiệm của họ, vì vậy người đi đường đã phạm luât vô vi. Những gì đã xảy ra không thể tự nó biến mất mà nó phải được tiếp tục. Nhưng không phải xảy ra với yếu đuối nữa mà sẽ xảy ra với người đi đường trong kiếp sau theo luật vô vi.

Vì Đức Phật Thích Ca và Đức Chúa Guêsu đã ứng dụng rất hiệu quả luật vô vi. Nên cho dù Họ có rao giảng từ bi và bác ái bao nhiêu và con người có thực hành từ bi bác ái bao nhiêu Họ cũng có cách đem con người trở lại với đời thường và giúp con người có được những trải nghiệm cần thiết.

Đường đến nước Trời có hai lối một là chí thiện hai là tận ác, đó hai con đường mà Đức Chúa Guêsu đã nhắc đến trong.

Tân ước – Mátthêu, Chương 7 câu 13-14.

Hai con đường” 13 “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó.14 Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”

Không có một linh mục nào, một thầy tu nào, một ni cô, một nữ tu nào mà có thể tu hành hết kiếp này sang kiếp khác. Thượng Đế sẽ có cách đem họ trả lại với đời thường vì các nguyên nhân:

Những hành vi thiện nguyện không cần báo đáp là nguyên nhân, phạm luật vô vi.

Những lời cầu nguyện của họ giúp cho người khác tai qua nạn khỏi, là nguyên nhân phạm luật vô vi. Bởi năng lượng xuất phát từ sự cầu nguyện của họ đã giúp cho người khác hiện thực được tai qua nạn khỏi bao nhiêu, thì họ sẽ nhận lấy điều đó bấy nhiêu.

Những miếng cơm họ ăn, những thứ họ xài từ tiền bạc, của các tín hữu cúng dường cho nhà chùa, đóng góp cho nhà thờ, Thánh đường đủ để luật nhân quả kéo họ trở lại đời thường làm lụng trả lại cho đời. Chúng ta không nên nhầm lẫn rao giảng giáo lý, tri thức tôn giáo thì họ sẽ được nhận công do các tín hữu đền đáp. Không, luật nhân quả không tính toán như vậy, rao giảng tri thức sẽ nhận lại tri thức nhiều hơn trong kiếp sau. Ăn không, xài không của tín hữu sẽ phải trả lại cho các tín hữu trong kiếp sau theo luật nhân quả. Nhưng muốn có cái để trả, thì linh hồn của họ trong kiếp sau, phải trở lại cuộc sống đời thường, sống và làm việc đời thường.

Bỏ cha xa mẹ, bỏ vợ lìa chồng, bỏ con cái, rời xa người thân; tìm chốn an thân tu hành, đủ để cho luật nhân quả kéo họ trở lại đời thường trả nghiệp.

Đức Chúa Guêsu không sợ con người vì quá từ bi, bác ái mà mất đi cơ hội trải nghiệm tối, Ông ta có nhiều cách khác nhau để trợ giúp những người này. Ông ta chỉ thương cho những con người nữa chừng nữa đổi, không nóng không lạnh, không thiện không ác, không tốt không xấu. Đó là những người tẩu thoát tìm kiếm sự trú ẩn an toàn và những người giàu có.

– Nhóm người tẩu thoát tìm kiếm sự trú ẩn an toàn.

Là những người tìm núi non thanh tịnh tu hành, tự sản tự tiêu xa lánh xa mọi người, tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn, không làm phiền ai, không gây tội lỗi, cũng không làm những công việc thiện nguyện. (Trừ các bậc Chân sư đến từ các cảnh giới khác)

Ngoài ra có những người không đi theo con đường tu hành, nhưng trong đời sống họ không muốn mở rộng quan hệ, sợ va chạm, làm việc vừa đủ sống, không tranh hơn thua, cố tránh gây ra tội lỗi, không cần sự giúp đỡ của ai và cũng không muốn giúp ai.

Hai nhóm người này, không phạm luật vô vi và luật nhân quả thì cũng chỉ có thể mang trả cho họ một đời sống bình an như họ đã tạo ra trong tiền kiếp. Và cứ thế hết kiếp này sang kiếp khác, hết đời sống này sang đời sống khác. Cuộc đời của họ sẽ không có nhiều biến động, không có nhiều đau khổ và không có nhiều trải nghiệm thăng trầm.

Những người này không sống xa hoa nhưng cũng không trải nghiệm được nhiều. Họ là nhóm người thành công trong việc chạy trốn khỏi địa ngục trần gian, nhưng cũng là chạy trốn khỏi Thiên đàng.

Trong cuộc chơi mà Thượng Đế đã đặt ra cho con người là không có bất cứ một con đường nào đến được Thiên đàng mà không đi thông qua địa ngục. Không có Địa ngục Thiên đàng trở nên vô nghĩa, Địa ngục không hiện hữu Thiên đàng không tồn tại.

– Nhóm người giàu có.

Người giàu có thực ra là những người tốt, nói cho đúng bản chất thì họ là những người không tốt không xấu. Họ không phải là những nhà hảo tâm thiện nguyện, nhưng cũng không phải là người độc ác xấu xa. Họ là những người sống có nguyên tắc và luôn hành xử rất lý trí, họ thực sự là những người sòng phẳng và minh bạch. Khó ai có thể lợi dụng được họ và họ cũng không cho không ai bất cứ thứ gì. Ai cần công việc yêu cầu họ sẽ trợ giúp, ai thiếu thốn khổ sở cầu xin họ sẽ cho. Họ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người và cũng thu lại nhiều lợi ích từ sức lao động của những này. Họ cũng là những người làm việc từ thiện rất nhiều, nhưng kèm theo đó là quảng bá thương hiệu. Họ là những người luôn lý trí siêng năng và chú trọng đến công việc hết mình.

Đây chính là những nguyên liệu cơ bản để luật nhân quả đem đến cho họ sự giàu có, kiếp này hơn kiếp trước, kiếp sau hơn kiếp này. Và cứ như vậy tàng thức đã giúp họ hành xử kiếp này giống kiếp trước, kiếp sau giống kiếp này. Người giàu có quả thực là những người cơ bản là tốt đúng nghĩa của trần gian, không tốt thì họ sẽ không là người giàu có. Nhưng vì họ không biết rõ mục đích thực sự của linh hồn là gì, nhưng thực ra thì cũng chẳng ai biết rõ mục đích của linh hồn là gì, cho đến lúc này.

Nhóm người giàu rất ít có cơ hội trải nghiệm mặt trái Thiên đàng. Cái mà họ luôn được trải nghiệm trên trần thế là làm việc kiếm tiền và sống trong nệm ấm chăn êm, đời sống dư thừa, tiện nghi đầy đủ, hưởng thụ xa hoa. Qủa thực, họ đã sống xa hoa, ‘xa là xa cách – hoa là bông hoa, bông hoa biểu thị cho vẽ đẹp của Nước Thiên đàng’.Qủa thực, họ càng lúc càng rời xa Nước Thiên đàng.

Đức Chúa Guêsu là Người hiểu biết quá rõ về điều này, Ông ta đã hết mực yêu thương con người. Vì vậy, Ông ta đã cố tình nhắc nhở và giúp cho con người thức tỉnh để họ có được Nước Trời qua câu nói. Tân ước – Mátthêu, Chương 19 câu 23-24. (Người giàu có khó vào Nước Trời (Mc 10: 23 -25; Lc 18: 24 -25)

23 Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời.24 Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”

  1. Theo đuổi tâm linh có ích lợi gì?

Trước khi đề cập đến câu hỏi theo đuổi tâm linh có ích lợi gì? Trước tiên chúng ta phải biết phân biệt sự khác nhau giữa tâm linh và tôn giáo. Ý nghĩa đích thực của người theo đuổi tôn giáo và người theo đuổi tâm linh không giống nhau. Theo đuổi tôn giáo là theo đuổi một ràng buộc tư tưởng bởi những lễ nghi, hình thức, giáo điều. Theo đuổi tâm linh là theo đuổi sự tự do vì tự thân tâm linh không ràng buộc, không áp đặt lên ý muốn người của theo đuổi.

Trở lại với câu hỏi vì sao những người theo đuổi tâm linh thường là những người nghèo khó và gặp nhiều bất hạnh khổ sở trong đời. Nói đến tâm linh là nói đến Thượng Đế, thế giới tâm linh là thế giới của Thượng Đế. Một người đang theo đuổi tâm linh là một người đang ý thức tìm kiếm con đường để được giải thoát, (trở về với Thượng Đế). Vì vậy, các thế lực của Thượng Đế luôn sẵn sàng giúp đỡ và dìu dắt số người này. Họ giúp đỡ số người này khai mở trí tuệ để họ nhận thức sự thật về Thượng Đế và thế giới của Người. Họ thực hiện, dìu dắt số người này tìm kiếm những thứ mà họ còn chưa trải nghiệm, chưa kinh nghiệm qua và đó cũng có thể là sự nghèo khổ, bất hạnh, kiếp nạn vv… Trải nghiệm những thứ mà một người có ý thức bình thường thực sự chán ghét và luôn muốn tránh xa.

Tinh thần kinh nghiệm qua, trải nghiệm qua bóng tối; tương tự như thể xác kinh nghiệm qua, trải nghiệm qua vật chất bóng tối. Dựa vào nguyên tắc này, nên các nhà khoa học đã sử dụng chính những con virus, vi khuẩn, vi trùng gây ra bệnh nào để bào chế ra vắc xin chữa cho chính bệnh đó, nó được gọi là dĩ độc công độc. Là tác nhân gây bệnh, nhưng qua sự bào chế các nhà khoa học đã biến chúng thành những phương thuốc tiêm chủng, tiêm ngừa, những phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nếu muốn cứu được người bị rắn độc cắn, người ta phải cần đến nọc độc của chính loài rắn bào chế ra huyết thanh, vắc xin để chữa cho người bị rắn cắn. Nếu muốn cứu được người bị chó dại cắn, người ta phải sử dụng chính virus chó dại bào chế ra vắc xin chữa bệnh dại. Nói cách khác nếu người ta muốn không bị nhiễm bệnh, trước đó người ta phải sống chung , làm quen với tác nhân gây bệnh. Nó được hiểu là nếu muốn không bị nhiễm bệnh gì, thì trước đó người ta phải tiêm chủng, tiêm ngừa vắc xin bệnh đó. Cũng có nghĩa là chúng ta phải tự làm cho chúng ta thích ứng trước với những tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) đó trước, để sau này nó không thể gây bệnh cho ta.

Tương tự như vậy, nếu con người muốn mình không là người ác, thì trước đó người ta phải trải qua cái ác, chung sống với cái ác, thấu triệt được cái ác, sau đó người ta mới có thể trở thành người thiện. Khi mà con người ta hiểu rõ đó là một sự độc ác, là một hành động tàn nhẫn vô tâm, họ chính là người thiện. Trên thực tế con người bắt buộc phải qua cái gì đó, con người mới có thể biết rõ nó là cái gì. Nếu con người ta muốn trở nên thông minh, thì trước đó họ phải là người ngu dốt, chung sống với ngu dốt, thấu triệt được sự ngu dốt, sau đó người ta mới có thể trở thành người thông minh. Khi mà con người ta hiểu rõ đó là một việc làm, một hành động ngu dốt, mê muội, sai lầm cũng có nghĩa là họ thông minh. Nếu người ta muốn trở thành ánh sáng, thì trước đó người ta phải chung sống với bóng tối, trải nghiệm qua bóng tối, thấu triệt bóng tối, lúc đó người ta mới có thể tiếp cận được với ánh sáng, trở thành ánh sáng. Khi mà con người ta hiểu rõ, đó là tư tưởng tối tăm, đó là quan niệm sai lầm, cũng có nghĩa là họ đã tiếp cận được với ánh sáng, là ánh sáng. Phải sống với bóng tối thì khi tiếp cận với ánh sáng, với sự thật, người ta mới có thể phân biệt được thế nào là bóng tối, thế nào là ánh sáng, thế nào là sự thật, thế nào là điều không thật.

Nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận một sự thật, một quan sát thực tế về những gì mà người theo đuổi tâm linh thường gặp phải trong đời sống. Rằng họ không phải là người xấu nên trong kiếp này họ phải nhận nghiệp quả như không mong muốn. Mà họ thực sự phải là người tốt từ trong tiền kiếp, nhưng vì quá tốt nên vướng phải luật vô vi. Nhưng tất cả mọi thứ đã xảy ra đối với họ giờ này không còn quan trọng nữa. Vì họ biết những gì mà một người theo đuổi tâm linh phải kinh qua, sẽ là nền tảng cho sự trở về của linh hồn.

Nhưng nếu thực sự, tất cả những ai theo đuổi tâm linh là dứt khoát sẽ đi vào nghèo khổ, bất hạnh, kiếp nạn, buồn chán thì chẳng còn ai muốn theo đuổi tâm linh. Con người trên thực tế chưa thể hiểu biết nhiều về thế giới Thượng Đế, nhưng con người cũng rất thực tế. Con người thức tỉnh tâm linh, theo đuổi Thượng Đế là ước vọng, là mong muốn Thượng Đế mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp và hoàn hảo cả về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng nếu người ta nhận ra rằng theo đuổi tâm linh, đến với Thượng Đế chưa thấy Thiên đàng đâu, đã nhận lấy địa ngục. Chắc rằng không nhiều người theo đuổi tâm linh, theo đuổi Thiên đàng, họ thà chấp nhận sống trong địa ngục nhưng được hưởng thụ sự giàu sang, phú quý của họ. Và họ sẽ bất chấp là nó có dài lâu, có trường cửu đối với họ hay không, họ không cần quan tâm.

Đành rằng mọi con đường đi đến Thiên đàng, không thể nào không đi thông qua địa ngục. Nhưng khi mà con người trải nghiệm địa ngục trần gian trong vô minh, trong mê muội, không có điều kiện trốn chạy. Con người trong hoàn cảnh bị cầm tù trên thế gian, bị tước đoạt vũ khí vĩ đại nhất của họ là ý thức nhận biết, họ buộc phải chấp nhận đau khổ. Nhưng trong hiện tại nếu họ biết rằng chọn tâm linh là chọn đau khổ chắc chắn họ sẽ không chọn, bất chấp tương lai của mình sau này sẽ ra sao. Thực ra, mục đích cuộc sống hiện nay của phần lớn con người trên hành tinh, là hàng ngày phải lo nghĩ đến cơm áo, gạo tiền. Nhưng làm sao mà chúng ta có thể trách cứ, phê phán họ bởi phần lớn tài sản trên Thế giới chỉ thuộc về một số ít người giàu có. Dân số thế giới có bao nhiêu phần trăm tỷ phú và triệu phú, có bao nhiêu phần trăm không phải lo lắng về cái ăn cái mặc. Và còn bao nhiêu người, không thể thoát khỏi cái vòng lẫn quẩn cơm áo, gạo tiền chúng ta có thể quan sát thấy được.

Khi mà cuộc sống của rất nhiều người luôn trong tình trạng bấp bênh, chỉ cần bão lũ hạn hán kéo đến, chỉ cần buôn bán ế ẩm vài tuần, thất nghiệp vài tháng là đói, là bị tống cổ ra khỏi nhà vì không có tiền góp nhà cho những ông chủ giàu có. Khi mà bất công dẫy đầy trong xã hội, tham nhũng tràn lan, người ác vẫn cứ sung sướng, người giàu càng lúc càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn. Làm sao mà họ có thể thức tỉnh, khi mà con cái họ đói rách, không thể tiếp tục học hành. Làm sao mà họ có thể giác ngộ khi mà cuộc đời họ luôn bất hạnh, đói nghèo, vợ đau con ốm không đủ tiền để được chăm sóc y tế. Làm sao để có thể kêu gọi, đòi hỏi con người ý thức giác ngộ khi mà mọi lời cầu xin của họ luôn rơi vào yên lặng đáng sợ. Khi mà cái gương trước mắt của họ, là những người theo đuổi tâm linh ai cũng gặp nhiều bất hạnh, nghèo khó thiếu thốn. Ví dụ: Một người đàn ông, vợ bị bệnh ung thư không tiền chạy chữa đã chết sớm, phải đơn thân nuôi bốn đứa con nhỏ trong tình trạng nghèo khổ. Có lần trên đường đi vay tiền bạn bè để đưa đứa con nhỏ đang bị bệnh đi bệnh viện. Người đàn ông bất ngờ lượm được một gói tiền trên đường. Vậy hỏi người đàn ông nên làm gì với số tiền này?

Một là đem gói tiền đến đồn công an trình báo nhằm trả lại cho chủ sở hữu của nó, hai là cầm về và đưa đứa con nhỏ đi bệnh viện. Trả lại số tiền thì không có tiền đi bệnh viện và đứa con có thể chết như người mẹ, còn không trả thì lương tâm cắn rứt, trở thành người không trung thực. Nhưng để giử cho lương tâm mình được trong sạch, thì người cha có thể sẽ mất đứa con. Vậy hỏi người cha nên hành động như thế nào và nếu là ta, ta sẽ hành động như thế nào? Mỗi người hãy tự cho mình một câu trả lời.

Ví dụ: Một cô gái trẻ nhà nghèo không nghề nghiệp, trình độ học thức không cao. Khi cô gái lấy chồng và sinh con được chồng nuôi dưỡng và lo lắng không phải làm gì. Một thời gian, bất ngờ chồng có vợ nhỏ và bỏ cô gái cùng đứa con lại trong tình trạng ở nhà thuê, không bảo hiểm xã hội, không bảo hiểm y tế không tài sản. Người phụ nữ đã rất vất vả làm thuê, làm mướn sinh sống và nuôi con. Nhưng việc làm nay có mai không, vì vậy không thể đủ tiền xoay xở với những chi phí như tiền thuê nhà, tiền ăn, mặc, tiền thuốc men đau ốm của đứa con nhỏ vv…Cuối cùng người phụ nữ trẻ đi vào con đường làm gái nuôi con.

Từ hai ví dụ trên nói cho chúng ta biết, khi mà cuộc đời con người quá khổ sở, họ sẽ không còn đầu óc đâu mà suy nghĩ đến lương tậm, đạo đức, sỉ diện làm người. Khi mà con người đi đến đường cùng của sự đói khổ thì đừng có mong họ thức tỉnh hoặc theo đuổi cái gì đó gọi là tâm linh. Chúng ta, không nên phê phán hoặc chỉ trích người khác là không có lương tâm, không có đạo đức, là nguyên nhân của tệ nạn xã hội, là độc ác, xấu xa không đáng được tôn trọng. Trước khi xét đoán về họ, ta hãy thử một lần đứng vào hoàn cảnh của họ, sống trong cảm giác của họ và tự hỏi nếu là ta, thì ta có thể hành xử khác họ được không.

Từ rất xa xưa cũng như trong hiện tại, có không ít các tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội luôn rao giảng, kêu gào con người hãy sống cho có lương tâm, đạo đức, từ bi, bác ái. Người ta luôn rao giảng, kêu gào hãy sống đạo đức nhưng người ta không thực sự quan tâm đến đời sống thực tế của con người, của chúng sinh.

Trên thực tế, không có nhiều người trong số họ thực sự quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của những công dân, những tín đồ, giáo hữu của họ. Cái mà nhiều người trong số họ thực sự quan tâm không là suy nghĩ, cảm xúc của người khác mà là tiếng tăm, địa vị của chính họ. Cái mà họ thực sự quan tâm là tôn giáo của họ có bao nhiêu tín đồ, để tiếng nói của tôn giáo họ có trọng lượng hơn với các nhà lãnh đạo chính phủ. Cái mà họ thực sự quan tâm là tín đồ, tín hữu của họ cúng dường, đóng góp bao nhiêu cho chùa, cho nhà thờ, cho giáo đường của họ. Và rất có thể số tiền mà họ nhận được từ các tín đồ, có cả tiền của những thân phận thấp hèn nhất trong xã hội, tiền của những thân phận mà họ luôn phê phán.

Để rồi từ tiền bạc của các tín đồ; họ xây dựng chùa chiền, nhà thờ, giáo đường to lớn hơn, vĩ đại hơn nhằm thu hút nhiều tín đồ hơn. Để rồi từ tiền bạc của các tín hữu, họ làm những công việc như giúp đỡ một nhóm người đã định trước đó nhằm quảng bá hình ảnh như là một hành động từ thiện của họ. Từ nguồn tài chính của các tín hữu, họ sẵn sàng làm những việc mượn hoa kính Phật, nhằm quảng cáo tôn giáo của họ là tốt nhất.

– Cái mà các nhà giáo dục truyền đạt cho con người là những kiến thức, tri thức nhằm tiến đến việc tạo ra tiền của, vật chất, danh vọng, quyền lực. Nhưng trong thực tế sống đã chứng minh điều ngược lại, những người giàu có nhất, quyền lực nhất, danh tiếng nhất, từ trước đến nay không phải lúc nào cũng là những người học hành nhiều nhất. Các nhà giáo dục không quan tâm đến việc truyền đạt ý thức sống, đạo đức làm người, vậy nhưng người ta vẫn luôn đòi hỏi con người phải sống đạo đức sau khi rời ghế nhà trường. Dựa trên một quan sát tổng thể chúng ta có thể nhận thấy, tự thân ý nghĩa của hai từ giáo dục chưa bao giờ tồn tại cái gọi là đạo đức trong nó. Vì mục đích thực sự của giáo dục là truyền dạy cho người ta một ham muốn. Giáo dục dạy cho con người ham muốn về kiến thức, tri thức, hiểu biết, ham muốn về một thành quả trong học tập cũng như sau khi rời ghế nhà trường. Nói giáo dục không bao gồm ý nghĩa của hai chữ đạo đức vì bởi ý nghĩa tự thân của đạo đức không bao gồm lòng ham muốn trong nó.

Trọng tâm của giáo dục là nhằm đào cho thật nhiều tầng lớp người trí thức. Nền giáo dục ngày nay của thế giới phần lớn chạy theo xu hướng truyền đạt kiến thức, nhằm tạo ra định kiến, vun quén ký ức. Nhưng không nhằm truyền đạt kiến thức trên tinh thần tự do trong tư duy, như là nguồn nguyên liệu trong tự do sáng tạo. Tương tự như vậy, tôn giáo truyền đạt giáo lý cho các tín đồ như là một công cụ nhằm trói buộc tư tưởng của họ vào tôn giáo mà họ đang theo đuổi. Nhưng không là trao cho họ một công cụ nhằm nhận biết sự thật trên con đường tìm kiếm sự giải thoát. Ở đây chúng ta chỉ nói lên một quan sát, nhưng không là phê phán. Ở đây chúng ta chỉ nói lên một sự thật đang diễn ra trong thực tế, nhưng không là một phương cách giải quyết. Thẩm quyền giải quyết thực trạng và thay đổi nhằm hướng tới tương lai, chỉ những người lãnh đạo có tâm huyết trong cuộc mới có thể thực hiện được.

Trong thực tế đời sống đã minh chứng, không phải bất kỳ một người có đạo (tín đồ một tôn giáo) hay trí thức nào cũng là người có ý thức đạo đức. Một người có đạo hay một người trí thức có thể hành xử rất ích kỷ, tàn độc và dã tâm, nhưng với người có ý thức đạo đức sẽ không hành xử như vậy. Những người có đạo hoặc có trí thức chưa chắc là người có ý thức đạo đức, nhưng là người biết che đậy hơn những không có đạo và người trong tầng lớp bình dân.

– Bản chất thực sự của hai từ tôn giáo đã được hiển thị trong ngôn ngữ chỉ ra rằng, các tổ chức tôn giáo là các tổ chức truyền dạy cho người ta sự tôn kính. Nhưng là sự tôn kính được xây dựng bởi sự sợ hãi của uy quyền. Sự tôn kính được hình thành bởi sự sợ hãi nhưng không là lòng biết ơn sẽ không bao giờ là một sự tôn kính chân thành. Một người con luôn tỏ thái độ biết ơn cha mẹ mình đã bao gồm lòng tôn kính chân thành trong đó. Nhưng người con kính sợ cha mẹ mình bằng uy quyền của chính họ không bao giờ bao gồm lòng biết ơn chân thành, vì vậy sự kính sợ của người con cũng không thể là sự tôn kính chân thật.

Cái mà các Tôn giáo truyền đạt cho các tín đồ là hướng đến lòng từ bi, bác ái, và tình yêu thương, nhưng hành động dựa trên lòng ham muốn, sự sợ hãi và mê muội. Đầu tiên là tôn giáo khơi dậy cho các tín đồ sự ham muốn về một thiên đàng, một niết bàn nào đó theo tưởng tượng của họ. Một nơi mà con người sẽ hưởng được một cuộc sống tốt đẹp hoàn mỹ sau khi chết. Tiếp đến là xiềng xích tư tưởng của tín đồ vào khuôn khổ của các lễ nghi, hình thức. Họ truyền đạt những kiến thức mang tính răn đe, hăm doạ và họ luôn cảnh báo tín đồ sẽ bị mất tất cả, sẽ bị trừng phạt nếu không tuân phục. Họ luôn tự cho rằng; chính họ là những người đại diện số một được nhận lệnh trực tiếp từ một Đấng tối cao nào đó để thực hành việc dẫn dắt tín đồ. Vì vậy, nếu không tuân theo những phán quyết, thực hành theo những lễ nghi hình thức mà tôn giáo của họ đã sáng tạo ra, sẽ bị nghiệp quả thê thảm, sẽ sa địa ngục đời đời và mất cả linh hồn.

Tâm lý của các tín đồ, tìm đến tôn giáo xuất phát từ lòng ham muốn và sự sợ hãi. Họ ước mong nhận được từ tôn giáo sự bình an trong cuộc sống tinh thần lẫn thể xác khi còn tại thế và sau cái chết linh hồn có được một cuộc sống tốt đẹp, an lạc và hoàn mỹ đời đời. Nhưng họ sợ mình không đủ tri thức, sẽ sai lầm trên hành trình tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp đó, nên họ phải tìm đến nương nhờ vào tôn giáo. Trên thực tế tôn giáo không mong muốn các tín đồ của mình tiếp cận sự thật về tri thức ánh sáng, các tổ chức tôn giáo rất sợ tín đồ của họ hiểu biết sự thật. Và bản thân của nhiều lãnh đạo tôn giáo cũng chưa chắc đã biết được sự thật về Thượng Đế, thiên đàng và niết bàn là như thế nào và ở đâu. Nhưng điều đó không quan trọng, cái mà nhiều người trong số họ thực sự quan tâm là quyền lực, danh tiếng và tiền bạc, chứ không là sự cứu rỗi, giải thoát cho tín đồ. Vì thế họ sáng tạo ra rất nhiều huyền thoại để rao giảng, nhằm làm cho tín đồ của họ sợ hãi và mê muội. Mục đích của tôn giáo là trói buộc linh hồn của tín đồ và bằng mọi cách làm cho họ luôn tuân phục và không dám rời bỏ tôn giáo.

Nhưng một khi tiếp cận được sự thật các tín đồ sẽ không nghe theo những lời giảng dạy của các bậc thầy dẫn dắt tôn giáo. Vì họ biết rằng tôn giáo không thể đưa họ đến nơi họ muốn đến và từ đó họ sẽ rời bỏ tôn giáo.

Phần lớn thời gian của con người sinh ra, lớn lên là tích luỹ kiến thức, làm việc tích luỹ tiền bạc nhằm tìm kiếm sự giàu sang, danh vọng và duy trì cuộc sống cho bản thân cùng gia đình. Tích luỹ tiền bạc, theo đuổi công danh, giàu có, quyền lực không là xấu xa, không là điều vô ích, không có ý nghĩa. Mọi mục đích mà con người trong thế giới trần tục theo đuổi, tìm kiếm, có được tất cả đều có giá trị về mặt trải nghiệm. Ở đây chúng ta chỉ quan sát trên tinh thần không có đúng không có sai, không có tốt không có xấu. Nhưng một khi ta có được một nhìn thấu triệt, một ý thức nhận biết rõ ràng về mục đích thực sự mà linh hồn chúng ta tìm kiếm. Thì tất cả mọi thứ được gọi là giàu sang, hưởng thụ, quyền lực, danh vọng, bình an không phải là thứ mà linh hồn của chúng ta tìm kiếm, trước đi vào quên lãng. Con người sinh ra và lớn lên ai cũng đã từng đặt ra cho mình một mục đích để theo đuổi, vì vậy việc làm người mới thực sự có ý nghĩa. Nhưng tất cả mọi mục đích mà con người theo đuổi, trong đó có mục đích cao cả mang tính trường cửu, có những mục đích thấp hèn xuất phát từ ham muốn tột độ, có những mục đích đơn sơ giản dị, rất dễ thương…. Ước muốn, suy nghĩ và hành động là tự do của mỗi người, nhưng nếu ta ý thức được sự thật về ước muốn của linh hồn, ta sẽ quyết định chọn cho mình theo đuổi mục đích cao cả, mang tính trường cửu cho đời mình.

Nói như vậy không có nghĩa là tất cả mọi người ai cũng có điều kiện để theo đuổi ước mơ, mục đích của mình. Trong xã hội còn đó rất nhiều người thân phận thấp kém, còn đó rất nhiều người phải vất vã lắm trong mưu sinh, họ thiếu kiến thức, thiếu thốn mọi bề. Biết rằng trong cuộc sống quá khó khăn thì con người sẽ không còn muốn suy nghĩ điều gì khác, ước muốn gì khác ngoài mưu sinh. Nhưng trong thời kỳ ân điển, ngoài việc mưu sinh chúng ta hãy dành một chút thời gian trong ngày để suy nghĩ thế nào là tâm linh? Thượng Đế là ai? Ta là ai? Ta đến thế giới này để làm gì? Ta sẽ về đâu trong tương lai vv…Nếu chúng ta có ý thức thay đổi, thức tỉnh tâm linh, Thượng Đế và các thế lực của Người sẽ hổ trợ ta có được một đời ổn định hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn, trên con đường theo đuổi tâm linh. Từ những suy nghĩ ít ỏi ban đầu về tâm linh đến cuối cùng chúng ta sẽ có được giải thoát và khi có được sự giải thoát là chúng ta có được tất cả.

Thực tế đã chỉ ra rằng, trước đây ai theo đuổi tâm linh là gần như theo đuổi gian truân, đau khổ. Nhưng việc này chỉ xảy ra trước ngày 21-12-2012, đến thời điểm hiện tại mọi thứ sẽ xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Xu hướng ngược lại như vô vi trở thành hữu vi, xung đột chiến tranh trở thành bảo bình, bóng tối trở thành ánh sáng. Trong thời kỳ ân điển, người thức tỉnh tâm linh, theo đuổi tâm linh sẽ được các thế lực của Thượng Đế, hổ trợ cho họ về tinh thần cũng như vật chất. Từ đây trở về sau, đời sống của người theo đuổi tâm linh sẽ càng lúc càng ổn định hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc và vui vẻ hơn.

Quả thật Thượng Đế là Đấng cao minh, khi Thượng Đế tiết lộ cho con người biết được bí mật gì, thì nó sẽ không còn hiện hữu nữa. Vấn đề theo đuổi tâm linh là ví dụ điển hình, tương tự như vậy mục đích chính của linh hồn khi đến thế gian là để trải nghiệm những tính cách mặt trái Thiên đàng. Nhưng một khi con người nhận biết được bí mật này, thì nó không còn hiện hữu, không còn hiệu lực nữa. Vấn đề của bản thân của mỗi chúng ta cũng vậy, khi ta chấp nhận đối diện, nhìn thẳng vào sự độc ác, tàn nhẫn, lòng tham và sự ích kỷ của chính ta, lập tức chúng cũng sẽ biến mất và không còn hiện hữu với ta nữa. Và thay vào đó là những tính cách khác của tình yêu sẽ xuất hiện.

Ÿ Ví dụ: Ta đang hùn hạp làm ăn chung với người bạn, một ngày kia trong công việc ta tự tạo ra một món lợi lớn nhưng người bạn không biết. Và cũng tại thời điểm đó ta cũng đang cần một số tiền để thực hiện một số việc của bản thân. Vì vậy ta có ý định không cho người bạn biết về số tiền này, sử dụng cho riêng mình.

Nhưng nếu trước khi ta đưa ra quyết định giấu giếm để hưởng lợi riêng số tiền này. Ta hãy nhìn thẳng vào hành động của mình, đối diện trực tiếp với suy nghĩ của ta, tự nhiên ta sẽ ý thức được đây là hành vi của kẻ gian dối, tham lam và ích kỷ. Vì vậy, ta sẽ không còn muốn thực hiện ý định sử dụng số tiền đó cho riêng mình. Nhìn thẳng vào suy nghĩ của chính mình trước khi hành động, nhưng không xét đoán, thiên vị, bào chữa tự động ý muốn thực hiện hành động tiêu cực sẽ biến mất. Khi ta ý thức được tiêu cực ta sẽ không thể thực hiện hành động tiêu cực vì bất cứ lý do gì, cho dù hoàn cảnh của ta có thực sự khó khăn. Khi mà ta đủ can đảm đối diện với tiêu cực, tiêu cực sẽ biến mất, càng lẫn trốn chúng, chúng càng theo ta.

ŸVí dụ: Một buổi sáng tinh sương trên đường đi vắng đến nơi làm việc. Nhưng là buổi làm đầu tiên trong một công ty lớn, rất khó khăn ta mới được lãnh đạo công ty chấp nhận vào làm. Trên đường đi, bất chợt ta trông thấy một người bị tai nạn giao thông nằm bên đường máu me đầy người.

Lúc này hai luồng tư tưởng đồng thời xuất hiện, một là dừng lại giúp đỡ người bị nạn; hai là bỏ qua mọi điều nhìn thấy tiếp tục đến nơi làm việc. Và đây chính là lúc ta phải nhanh chóng nhìn thẳng vào suy nghĩ của chính mình và nếu ta ý thức bỏ mặc người bị nạn ta sẽ trở thành kẻ vô cảm, nhẫn tâm và quá ích kỷ. Một khi ta nhìn thẳng vào sự vô cảm, nhẫn tâm và lòng ích kỷ của chính mình tự động nó sẽ biến mất, để tự nó sẽ thay vào đó là tình yêu và lòng thương xót. Từ một diễn biến tư tưởng trong tích tắc đó, dứt khoát ta sẽ dừng lại cứu giúp người bị nạn, bất chấp ta có duy trì được việc làm đó nữa hay không? Mất việc làm này ta còn có cơ hội tìm được một việc làm khác, nhưng nếu ta không cứu giúp người bị nạn dẫn đến chết người, người đó không còn cơ hội khác. Đây cũng chính là suy nghĩ và hành động của những người có ý thức thức tỉnh. Trên thực tế, nhìn thẳng vào suy nghĩ, vào ý muốn tiêu cực của chính mình không phải là việc làm dễ dàng. Ngoài số lượng lớn thông tin về các suy nghĩ và hành động tiêu cực đã tồn tại trong tàng thức và tiềm thức. Hoàn cảnh sống trong hiện tại cũng là một rào cản lớn ngăn ta đối diện với chính mình. Khi gặp một hoàn cảnh, một điều kiện thuận lợi để thực hiện lời nói hay hành động tiêu cực, thường thì chúng ta luôn đưa ra những luận điệu biện hộ rất thiên vị. Khi ta thực hiện lời nói hay hành động nhằm thoả mãn tính tự cao, tự đại, nhằm đem lại lợi ích cho ta, ta không bao giờ dám nhìn thẳng vào chính mình. Ta sẽ lẫn tránh tiếng nói bé nhỏ từ tâm hồn của chính mình, là những lời nói, nói rằng đây là những hành động làm tổn thương, làm đau khổ cho người khác. Ta luôn có những luận điệu gian dối nhằm che đậy việc làm tiêu cực của chính mình. Ta thường khoả lấp những tiêu cực của chính mình bằng cách đỗ lỗi cho hoàn cảnh, tự cho rằng mình đúng, tự cho vì người khác ngu ngốc, yếu hèn. Khi thực hiện các hành động tiêu cực, độc ác, tối tăm ta không bao giờ dám cảm nhận nỗi đau khổ mà ta đã gây ra cho đối tượng.

Việc dám nhìn thẳng vào chính mình, đòi hỏi mỗi người phải tự có ý thức thức tỉnh, ý thức giác ngộ, thức tỉnh tâm linh. Khi con người nhận thức đầy đủ đâu là chân, đâu là giả, đâu là lợi ích to lớn trường cửu, đâu là lợi ích nhỏ nhen nhất thời. Khi đó, con người sẽ tự mình tập làm quen với suy nghĩ và hành động tích cực, tự mình soi rọi và nhìn thẳng vào chính mình. Khi con người có ý thức giác ngộ, tự họ sẽ suy nghĩ và hành động theo tiếng gọi của tình yêu thương chân thành được dẫn dắt bởi ý thức cao nhất. Hành động được dẫn dắt bởi ý thức cao nhất và động lực là tình yêu thương chân thành từ con tim là hành động của người Đạo đức.

Nhưng không phải mọi hành động của người đạo đức làm lúc nào cũng đem lại sự hài lòng cho người khác, nhưng là lợi ích cao nhất cho người khác. Thượng Đế là hình ảnh tiêu biểu cao nhất về đạo đức trong ý thức và hành động. Tất cả mọi hành động của Thượng Đế, đối với Nhân loại rất hiếm khi là hành động mang lại sự hài lòng cho con người, nhưng là mang lại lợi ích cao nhất mang tính trường cửu. Nhưng với ý thức thế tục; có rất nhiều điều, nhiều sự con người cho là tốt, là có lợi cho sự tiến hoá. Nhưng đối với Thượng Đế tại thời điểm mà con người đang trải nghiệm trần gian thì nó thực sự không có lợi cho chính con người, như con người vẫn tưởng. Vì vậy, Thượng Đế có cần phải chiều theo ý muốn của con người hay vẫn hành động bằng ý thức cao nhất của mình nhằm đem lại lợi cao nhất cho con người. Sự thật này không phải ai cũng hiểu biết và chấp nhận nó bằng một tấm lòng biết ơn chân thành nhất dành cho Thượng Đế thay cho sự oán trách.

  1. Khải Huyền có Liên quan gì đến lịch sử Loài Người?

Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà chúng ta đọc Khải Huyền, nói đến Khải Huyền là gần như chúng ta nói đến quá khứ, nói về lịch sử mà Loài người đã từng trải qua. Thời gian còn lại cho chúng ta, được nói đến trong khải huyền là không nhiều. Từ trong Khải huyền, Thượng Đế và Đức Chúa Guêsu đã tiết lộ cho Ông Gio-an về tất cả mọi nỗi đau thương, vất vã, khổ sở mà loài người đã phải kinh qua trên Trái đất.

Khải huyền Chương 4 câu 1. “1 Sau đó, tôi được một thị kiến. Kìa một cái cửa mở ra ở trên trời, và tiếng mà trước đây tôi nghe nói với tôi như thể tiếng kèn, bảo tôi rằng: “Lên đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy những điều phải xảy ra sau đó.”

Tổng thời gian trải nghiệm cho loài người trên Trái đất là 12000 năm tròn. Khởi đầu lịch sử của loài người thông minh xảy ra cách đây 11680 năm, tính từ năm 2014 ngược lại.

– Thời kỳ thứ nhất kéo dài 3666 năm. Tính từ năm thứ nhất trong chu kỳ 12000 năm.

– Thời kỳ thứ hai kéo dài 2334 năm.

– Thời kỳ thứ ba kéo dài 2000 năm.

– Thời kỳ thứ tư kéo dài 1666 năm.

– Thời kỳ thứ năm kéo dài 1334 năm. Tính từ năm Công nguyên thứ nhất.

– Thời kỳ thứ sáu kéo dài 666 năm.

– Thời kỳ thứ bảy kéo dài 334 năm. Tính từ năm 2000 sau Công nguyên.

Tổng thời gian cho thời kỳ thứ nhất và thời thứ hai là 6000 ngàn năm.

Tổng thời gian cho thời kỳ thứ hai, thời kỳ thứ ba và thời kỳ thứ tư là 6000 năm.

Tổng thời gian cho thời kỳ thứ ba cho đến hết thời kỳ thứ bảy là 6000 năm.

Ba lần sáu ngàn năm cho tổng thời gian trong các thời kỳ là biểu hiện cho con số 666 lần hai.

Bảy chiếc ấn được mở ra, bảy tiếng kèn được thổi lên và bảy chén tai ương trút xuống trần gian, ứng với bảy thời kỳ xảy ra trên Trái đất.

– Bốn thời kỳ đầu không có nhiều biến cố lớn xảy ra trên thế giới.

– Thời kỳ thứ năm có nhiều sự kiện Tôn giáo xảy ra và có nhiều biến động về chính trị, xã hội. Trong thời kỳ này có nhiều biến cố và xung đột xảy ra nhưng nó chưa phải là thời kỳ quan trọng nhất của nhân loại.

– Thời kỳ thứ sáu bắt đầu từ năm 1334 đến năm 2000 sau Công nguyên, kéo dài 666 năm. Thời kỳ này còn được biết dưới một tên gọi khác là thời kỳ phục hưng, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Nhân loại (Ý nghĩa, thứ hai về con số 666). Trong thời kỳ này xảy ra nhiều cuộc thánh chiến đẩm máu, xảy ra hai cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu. Chính trị, xã hội, thương mại, nghệ thuật, âm nhạc, y học, khoa học và công nghệ… phát triển nhanh chóng. Dân số thế giới bùng nổ một cách đáng kinh ngạc. Đây là thời kỳ đầy đau khổ, tang thương và đẩm máu nhất của loài người. Con số sáu mà người Thiên Chúa giáo sợ hãi nhất, con số Satan đích thực. Nhưng nó cũng chính là thời kỳ quan trọng nhất, có ích nhất cho sự trải nghiệm của nhân loại, nó thực sự là thời kỳ mang lại sự huy hoàng nhất cho loài người trong tương lai.

“Trước kia, xấu xa được công nhận là xấu xa, sát nhân được công nhận là sát nhân, nhưng hiện nay sát nhân là một phương tiện để thành tựu một kết quả cao quý.” Tác phẩm Tự do Đầu tiên và cuối cùng, tác giả J. Krishnamurti. Phần câu hỏi và trả lời .1- Về sự khủng hoảng hiện nay, trang 195.

-Thời kỳ thứ bảy bắt đầu từ năm 2000 đến ngày phán xét cuối cùng. Thời kỳ này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thời kỳ tiếp nhận Ánh sáng, thời kỳ Ân điển, thời kỳ Bảo bình, thời kỳ Hữu vi, thời kỳ 4d, thời kỳ tiền Phán xét, thời kỳ tiền hội Long hoa.

Mỗi chiếc ấn mở ra, mỗi tiếng kèn thổi lên báo hiệu cho một thời kỳ tai ương hoạn nạn trút lên đầu Loài người trên Trái đất. Hành trình của linh hồn đến với trần gian tìm kiếm điều gì chúng ta đã biết. Nhưng chúng ta thực sự không ngờ Đức Chúa Guêsu đã tiết lộ sự thật kinh hoàng này trong Kinh Thánh Khải Huyền cách đây 2000 năm. Nó như là một bằng chứng không thể chối cải về tất cả những gì mà con người đã trải qua trên Trái đất. ……………………………..?xxxx?

Giờ đây, mọi chuyện đã đi vào quá khứ, bóng tối đang lùi vào dĩ vãng, ánh sáng đang ngập tràn trên mặt đất. Nhưng chỉ cần nghĩ lại chúng ta thấy rằng, quả thật con người đã chịu đựng quá nhiều đau khổ, như lời của Đức Phật Thích Ca đã từng nói: “Đời là bể khổ” bể có nghĩa là biển, đời là biển khổ, bể còn có nghĩa là sự đổ bể, vỡ ra từng nỗi khổ, từng nỗi đau. Một câu nói đơn giản nhưng nó chứa đựng toàn bộ sự thật đối với chúng sinh trên toàn Địa cầu, một sự thật không thể tránh khỏi.

Cách đây đúng 11680 năm khi những con người thông minh đầu tiên xuất hiện trên Trái đất, cũng là ngày khởi đầu cho con người trên hành trình tìm kiếm sự đau khổ.

Ÿ Chiếc ấn đầu tiên được mở ra, tiếng kèn đầu tiên được thổi lên, bát tai ương đầu tiên được trút xuống trần gian cách đây đúng 11680 năm. Thời kỳ mà con người mới vừa được các Thiên thần truyền dạy ngôn ngữ, dạy làm nhà bằng vật liệu tranh cây và vách đất, dạy gieo trồng nông nghiệp. Vậy mà, con người thời này đã phải nếm mùi ghẻ chốc ung nhọt, vì họ có hành động thờ cúng ngẫu tượng, thờ Thần núi, Thần sông, thờ những cây đại thụ vv…

Khải huyền – Chương 16 câu 2. “2 Vị thứ nhất đi trút chén của mình xuống mặt đất. Những người mang dấu thích của Con Thú và thờ lạy tượng nó liền bị một ung nhọt ác tính và đau đớn.”

Ÿ Chiếc ấn thứ hai được mở ra, tiếng kèn thứ hai được thổi lên, bát tai ương thứ hai được trút xuống trần gian cách đây đúng 9263,5 năm. Trong thời kỳ này trên Trái đất đã xảy ra chiến tranh giữa các bộ lạc, bô tộc với nhau.

Khải huyền – Chương 6 câu 3-4. 3 Khi Con Chiên mở ấn thứ hai, thì tôi nghe Con Vật thứ hai hô: “Hãy đến! “4 Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cỡi ngựa nhận được quyền cất hoà bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn.”

Ÿ Chiếc ấn thứ ba được mở ra, tiếng kèn thứ ba được thổi lên, bát tai ương thứ ba được trút xuống trần gian cách đây đúng 6847 năm. Trong thời kỳ này, trên Trái đất đã có chính quyền, vua chúa quan lại là những người cai tri dân chúng. Thời kỳ kỳ này con người đã biết sử dụng tiền làm vật trao đổi mua bán hàng hoá.

Khải huyền – Chương 6 câu 5-6. “5 Khi Con Chiên mở ấn thứ ba, thì tôi nghe Con Vật thứ ba hô: “Hãy đến! ” Tôi thấy: kìa một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay.6 Tôi lại nghe như có tiếng nói từ giữa bốn Con Vật vang lên: “Một cân lúa mì, một quan tiền! Ba cân lúa mạch, một quan tiền! Còn dầu và rượu, thì chớ đụng đến!”

Ÿ- Chiếc ấn thứ tư được mở ra, tiếng kèn thứ tư được thổi lên, bát tai ương thứ tư được trút xuống trần gian cách đây đúng 4430,5 năm. Trong thời kỳ, tổ phụ Abraham được hiệu chỉnh để tiếp nhận thông tin từ Thượng Đế bằng phương thức ngoại cảm và rao giảng Thiên chúa. Kinh Thánh Cựu ước và Do Thái giáo xuất hiện trong thời gian này. Thời gian này xảy ra hạn hán trầm trọng, chiến tranh, dịch bệnh xảy ra khắp nơi, người ta chiến đấu bằng gươm đao di chuyển bằng kỵ binh, gây ra chết chóc rất nhiều.

Khải huyền – Chương 16 câu 8-9. 8 Vị thứ tư trút chén của mình xuống mặt trời. Mặt trời liền được phép dùng lửa mà thiêu đốt người ta.9 Người ta bị khí nóng dữ dội thiêu đốt, họ nói phạm đến danh Thiên Chúa, Đấng có quyền trên các tai ương đó, nhưng họ không chịu hối cải mà tôn vinh Người.”

Khải huyền – Chương 6 câu 7-8. 7 Khi Con Chiên mở ấn thứ bốn, thì tôi nghe tiếng Con Vật thứ bốn hô: “Hãy đến! “8 Tôi thấy: kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử thần, có Âm phủ theo sau. Chúng nhận được quyền hành trên một phần tư mặt đất, để giết bằng gươm giáo, đói kém, ôn dịch và thú dữ sống trên đất.”

Ÿ Chiếc ấn thứ năm được mở ra, tiếng kèn thứ năm được thổi lên, bát tai ương thứ năm được trút xuống trần gian cách đây 2014 năm, Công nguyên thứ nhất. Bắt đầu thời kỳ này, Đức Chúa Guêsu xuống thế rao giảng Thiên Chúa và Nước Trời, Thiên Chúa giáo ra đời, Sứ giả Mohammed xuất hiện Hồi giáo ra đời. Và trong thời kỳ này cũng đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh và các cuộc Thánh chiến, thiên tai dịch bệnh khắp nơi.

Khải huyền – Chương 6 câu 9-11. 9 Khi Con Chiên mở ấn thứ năm, thì tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng.10 Họ lớn tiếng kêu: “Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con? “11 Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ.”

Khải huyền – Chương 16 câu 10-11. 10 Vị thứ năm trút chén của mình xuống ngai Con Thú. Vương quốc của nó liền ra tối tăm; người ta cắn lưỡi vì đau đớn;11 họ nói phạm đến Thiên Chúa trên trời, vì quá đau đớn và bị ung nhọt, nhưng họ không chịu hối cải mà từ bỏ các việc mình làm.”

Trong thời kỳ này Thượng Đế đã cho phép con người bắt đầu khai thác dầu mỏ.

Khải huyền – Chương 9 câu 1-2. 1 Tiếng kèn của thiên thần thứ năm nổi lên. Tôi thấy một ngôi sao từ trời sa xuống đất; ngôi sao ấy nhận được chìa khoá của giếng vực thẳm.2 Ngôi sao mở giếng vực thẳm, và một đám khói từ giếng bốc lên, giống như khói một cái lò lớn, khiến mặt trời và không khí tối sầm lại vì khói của giếng ấy”.

Ÿ Chiếc ấn thứ sáu được mở ra, tiếng kèn thứ sáu được thổi lên, bát tai ương thứ sáu được trút xuống trần gian bắt đầu từ năm 1334 cho đến năm 2000. Sau khi con người đã khai thác được dầu mỏ, xe máy, xe hơi và các loại xe sử dụng nguyên liệu hoá dầu, xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Khải huyền – Chương 9 câu 3-5. 3 Từ đám khói ấy, châu chấu bay ra khắp mặt đất. Chúng nhận được quyền phép như quyền phép của bọ cạp trên mặt đất.4 Chúng bị cấm không được phá hại cỏ trên mặt đất, mọi loài xanh tươi và mọi cây cối, mà chỉ được phá hại những người không mang ấn của Thiên Chúa trên trán.5 Chúng không được phép giết họ, mà chỉ được gây khổ hình cho họ trong vòng năm tháng. Khổ hình chúng gây ra không khác gì khổ hình của người bị bọ cạp đốt.”

Thời kỳ này, có một số Thiên thần được Thượng Đế phái xuống thế gian, thực hiện sứ mệnh tạo ra các cuộc Thánh chiến, đại chiến thứ nhất và thứ hai. Trong các thời kỳ trước chúng ta thường cho rằng sứ giả của Thượng Đế xuống trần thực hiện sứ mệnh phải là những người mang đến cho loài người sự tốt như theo cách nghĩ của người trần gian. Ví dụ như Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Guêsu, sứ giả tiên tri Muhammad, Chân sư J. Krishnamurti vv…Nhưng trên thực tế đã có không ít các Thiên Thần được Thượng Đế phái xuống thế thực hiện sứ mệnh trợ giúp loài người theo cách của Thượng Đế. Họ là những người mang đến cho loài người điều ngược lại như là Ông Thành Cát Tư Hãn, Napoleon Bonaparte, Adolf Hitler, kể cả là Ông Giuđa môn đệ của Đức Chúa Guêsu, vv…Bản thân của những người này khi còn tại thế là những người không có được sự thức tỉnh, nhưng là thực hiện sứ mệnh trong vô minh, bằng những kịch bản đã được định trước

Khải huyền – Chương 9 câu 13-15. 13 Tiếng kèn của thiên thần thứ sáu nổi lên. Tôi nghe có một tiếng phát ra từ bốn sừng của bàn thờ bằng vàng ở trước nhan Thiên Chúa.14 Tiếng ấy bảo thiên thần thứ sáu đang cầm kèn: “Hãy thả bốn vị thiên thần đang bị trói ở sông cả Êu-phơ-rát.”15 Bốn thiên thần được thả ra, các vị sẵn sàng để đúng vào năm, tháng, ngày, giờ ấy thì giết một phần ba loài người.”

Các cuộc đại chiến xảy ra có rất nhiều người tham gia và những công cụ mà con người đã sử dụng trong chiến tranh là súng ống, xe tăng và máy may chiến đấu với nhau.

Khải huyền – Chương 9 câu 7-10 và 16-19. 7 Hình dạng châu chấu giống như ngựa sẵn sàng vào trận; trên đầu chúng có cái gì như thể triều thiên bằng vàng, còn mặt chúng thì như mặt người.8 Chúng có tóc như tóc đàn bà, có răng tựa răng sư tử.9 Ngực chúng khác nào áo giáp sắt, và tiếng cánh chúng đập, như tiếng xe nhiều ngựa kéo đang xông vào trận.10 Chúng có đuôi như đuôi bọ cạp, mang nọc; đuôi chúng có quyền phép làm hại người ta trong vòng năm tháng.”

16 Số các đạo quân là hai trăm triệu kỵ binh; tôi được nghe biết con số ấy.17 Trong thị kiến, tôi thấy ngựa và người cỡi ngựa như thế này: chúng mặc áo giáp màu lửa, màu huỳnh ngọc và diêm sinh; đầu ngựa như đầu sư tử, và mõm chúng phun ra lửa, khói và diêm sinh.18 Một phần ba loài người bị ba tai ương ấy giết, tức là lửa, khói và diêm sinh từ mõm ngựa phun ra.19 Quả thế, quyền phép của ngựa thì ở mõm và ở đuôi chúng, vì đuôi chúng như rắn, có đầu, và chúng dùng đầu ấy mà làm hại.”

Trong thời kỳ này, Trái đất biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường trầm trọng, nước biển dâng nhiều hòn đảo nhỏ đã biến mất. Thiên tai, bão lũ xảy ra trên toàn thế giới, con người phải tìm nơi trú ẩn, chạy trốn thiên tai khắp nơi.

Khải huyền – Chương 6 câu 12-16. 12 Tôi thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ sáu, có động đất mạnh. Mặt trời tối đen như vải thợ dệt bằng lông, mặt trăng hoàn toàn ra như máu.13 Sao trên trời sa xuống đất, tựa những trái vả xanh rụng xuống từ cây vả bị gió lớn lay mạnh.14 Trời bị cuốn đi như một cuốn sách cuộn lại, mọi núi non và hải đảo bị dời đi nơi khác.15 Vua chúa trần gian, vương hầu khanh tướng, người giàu sang, kẻ quyền thế, và mọi người, nô lệ hay tự do, tất cả đều phải trốn vào hang hốc và núi đá.16 Họ bảo núi và đá: “Đổ xuống đè ta đi và che giấu ta cho khuất mắt Đấng ngự trên ngai, cho khỏi cơn thịnh nộ của Con Chiên;”

Cuối thời kỳ này tại phương đông Sứ giả của Thượng Đế đã ra đời, chuẩn bị xuất hiện trong thời kỳ bảo bình.

Khải huyền – Chương 16 câu 12. “12 Vị thứ sáu trút chén của mình xuống sông cả Êu-phơ-rát. Nước sông ấy liền khô cạn, để dọn đường cho các vua từ phương Đông tới.”

Ÿ Chiếc ấn thứ bảy được mở ra, tiếng kèn thứ bảy được thổi lên, bát tai ương thứ bảy được trút xuống trần gian bắt đầu từ năm 2000 cho đến phán xét.

Đây là thời kỳ Ân điển, thời kỳ đen tối đã kết thúc. Giờ là lúc Thượng Đế và các Thiên thần sẽ đem lại cho Loài người mọi sự tốt lành, nhằm chuẩn bị khai hội Long hoa.

Khải huyền – Chương 8 câu 1-5. 1 Khi Con Chiên mở ấn thứ bảy, thì cả trời yên lặng chừng nửa giờ… Lời cầu nguyện của dân thánh. 2 Rồi tôi thấy bảy thiên thần đứng chầu trước nhan Thiên Chúa; các vị ấy lãnh nhận bảy chiếc kèn.3 Một thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương vàng. Thiên thần lãnh nhận nhiều hương thơm, để dâng trên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chúa, cùng với những lời cầu nguyện của toàn thể dân thánh.4 Từ tay thiên thần, khói hương quyện theo lời cầu nguyện của dân thánh, bay lên trước nhan Thiên Chúa.5 Rồi thiên thần cầm bình hương, lấy lửa trên bàn thờ bỏ đầy vào và ném xuống đất. Liền có tiếng sấm, tiếng sét, ánh chớp và động đất.”

Đây là thời kỳ Bảo bình, thời kỳ Hữu vi Thượng Đế sẽ can thiệp và bảo trợ cho hoà bình thế giới. Mọi quốc gia trên thế giới hợp nhất trở thành một dưới sự bảo trợ của Thượng Đế.

Khải huyền – Chương 11 câu 15-18. 15 Tiếng kèn của thiên thần thứ bảy nổi lên. Trên trời có những tiếng lớn nói rằng: “Vương quyền trên thế gian nay đã thuộc về Chúa chúng ta và Đức Ki-tô của Người; Người sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.”16 Hai mươi bốn vị Kỳ Mục ngồi trên ngai trước nhan Thiên Chúa, liền sấp mặt xuống, phủ phục mà thờ lạy Thiên Chúa.17 Các vị ấy nói: “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng Đấng hiện có và đã có, chúng con xin cảm tạ Ngài đã sử dụng quyền năng mạnh mẽ và lên ngôi hiển trị. 18 Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới, và đã đến thời xét xử các vong nhân, thời ân thưởng các ngôn sứ, bề tôi của Chúa, cũng như muôn kẻ thuộc về Ngài, và những ai lớn nhỏ hằng kính sợ Thánh Danh; đã đến thời huỷ diệt những kẻ nào huỷ hoại mặt đất.”

Đây là thời kỳ tiếp nhận Ánh sáng, mọi sự thật sẽ được tiết lộ.

Khải huyền – Chương 10 câu 1-11. 1 Sau đó, tôi thấy một thiên thần dũng mãnh khác từ trời xuống, có mây bao phủ, có hào quang trên đầu; mặt thiên thần tựa mặt trời, còn chân thì như những cột lửa.2 Người cầm trong tay một cuốn sách nhỏ mở sẵn, Người đặt chân phải lên biển, chân trái lên đất,3 và kêu lớn tiếng như sư tử gầm. Người kêu xong, thì bảy hồi sấm lên tiếng nói.4 Bảy hồi sấm nói xong, tôi sắp sửa viết thì nghe tiếng từ trời phán: “Hãy niêm phong lại những gì bảy hồi sấm đã nói, đừng có viết.”5 Bấy giờ thiên thần tôi đã thấy đứng trên biển và đất, giơ tay hữu lên trời.6 mà thề nhân danh Đấng Hằng Sống đến muôn thuở muôn đời, Đấng đã sáng tạo trời và muôn vật trên trời, đất và muôn vật dưới đất, biển và muôn vật trong biển. Người thề: “Sẽ không trì hoãn nữa!7 Nhưng trong những ngày tiếng kèn của thiên thần thứ bảy bắt đầu nổi lên, thì mầu nhiệm của Thiên Chúa sẽ hoàn tất, như Người đã loan báo cho các tôi tớ của Người là các ngôn sứ.”

Nuốt cuốn sách nhỏ

8 Rồi tiếng tôi đã nghe từ trời, lại nói với tôi và bảo: “Hãy đi lấy cuốn sách mở sẵn trong tay thiên thần đang đứng trên biển và đất.”9 Tôi đến gặp thiên thần và xin người cho tôi cuốn sách nhỏ. Người bảo tôi: “Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong.”10 Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng.11 Và có tiếng bảo tôi: “Một lần nữa, ông phải tuyên sấm về nhiều nước, nhiều dân, nhiều ngôn ngữ và vua chúa.”

Là thời kỳ ánh sáng và là thời điểm Thượng Đế tiết lộ lời giao ước, các thoả thuận giữa Thượng Đế và các Thiên thần trước khi họ rời Nước Trời, đến Trái đất trải nghiệm.

Khải huyền – Chương 11 câu 19. 19 Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.”

Mỗi thời kỳ xảy ra luôn có ít nhất một Sứ giả chính thức của Thượng Đế, xuất hiện trên Trái đất thực hiện sứ mệnh dẫn dắt Loài người. Sau thời kỳ thứ bảy phần lớn chúng ta ai rồi cũng sẽ trở lại với bản chất Thần thánh của chính mình. Vua thứ tám là những những bước vào đời sống trong thời kỳ thứ tám, họ là những người đã được cứu rỗi sau ngày phán xét

Khải huyền – Chương 17 câu 10-11. 10 năm vua đã đổ, một vua hiện còn, một vua khác chưa đến, và khi vua này đến thì phải ở lại ít thời gian thôi.11 Còn Con Thú đã có và không còn nữa, nó là vua thứ tám, nó cũng thuộc số bảy vua và đang tới chỗ diệt vong.”

Mọi việc làm tội lỗi và sự khổ đau mà con người đã kinh qua sẽ còn lại như là một kỷ niệm còn mãi trong ký ức.

Khải huyền – Chương 14 câu 13. 13 Và tôi nghe có tiếng từ trời phán rằng: “Ngươi hãy viết: Ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết, mà được chết trong Chúa! ” Thần Khí phán: “Phải, họ sẽ được nghỉ ngơi, không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ.”

Sau ngày phán xét bầu khí quyển của Trái đất sẽ rất thanh sạch và có nhiều năng lượng mới hoàn hảo sẽ được các Thiên thần mang đến từ Vũ trụ. Việc đầu tiên của chúng ta sau khi thức tỉnh hoàn toàn là kết hợp lại với vợ hoặc chồng của chúng ta trong Nước Trời. Cuộc sống của cư dân trên Trái đất lúc này là hạnh phúc trọn vẹn, không còn sự chết và bất cứ một sự đau khổ nào xuất hiện trong đời sống.

Khải huyền – Chương 21 câu 1-4. “1 Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa.2 Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang.3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ.4 Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”

Cuộc sống sau phán xét sẽ không còn buôn bán trao đổi, không còn phải ca hát và lao động chân tay để kiếm sống, không còn phải dùng năng lượng cũ để thắp sáng, không còn việc kết hôn và sinh con.

Khải huyền – Chương 18 câu 11-14 và 22-23. 11 Các con buôn trên mặt đất khóc lóc để tang nó, vì không còn ai mua hàng hoá của chúng nữa.12 Hàng hoá đó là: vàng, bạc, đá quý, ngọc trai; vải gai mịn, vải đỏ tía, tơ lụa, vải đỏ thẫm; gỗ trầm, đồ bằng ngà, đồ bằng gỗ quý, bằng đồng, bằng sắt, bằng cẩm thạch;13 quế, sa nhân, hương thơm, mộc dược, nhũ hương; rượu, dầu, tinh bột, lúa mì, súc vật, chiên cừu, ngựa, xe, thân xác, và cả linh hồn người ta nữa. 14 Hoa quả lòng ngươi ao ước đã biến xa ngươi; mọi thứ loè loẹt, hào nhoáng, ngươi không còn nữa, và người ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nữa!”

22 Trong thành ngươi, sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng nhạc sĩ gảy đàn, ca hát, thổi sáo và thổi kèn. Trong thành ngươi, sẽ chẳng bao giờ còn thấy thợ thủ công thuộc mọi ngành nghề. Trong thành ngươi, sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng cối xay bột nữa. 23 Trong thành ngươi, sẽ chẳng bao giờ còn thấy ánh sáng đèn chiếu rọi. Trong thành ngươi, sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng cô dâu chú rể. Bởi vì các con buôn của ngươi từng là kẻ quyền thế trên mặt đất, bởi vì ngươi đã dùng phù phép mà làm cho muôn nước mê hoặc.”

Từ trên một quan sát thực tế chúng ta có thể thấy rằng; Khải huyền, là một bộ kinh nguyên bản nhất được biết đến từ trước đến nay. Qủa thực, nó là một bộ kinh luôn được người ta sao chép và giử gìn nguyên bản một cách cẩn thận nhất, bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất; Khải huyền là một bộ kinh mà nội dung của nó rất khó hiểu và chứa đựng nhiều ẩn nghĩa so với hiểu biểu biết của Loài người trong thời kỳ 3D. Vì vậy, những nhà chép kinh và những nhà lãnh đạo tôn giáo không biết nên chỉnh sửa chổ nào, mới có thể đem lại lợi ích cho tôn giáo, cho nên người ta không chỉnh sửa. Thứ hai; Trong thực tế nguyên nhân thứ hai mới là nguyên nhân chính khiến cho người ta không dám chỉnh sửa Khải huyền. Nguyên nhân xuất phát bởi một sự cảnh báo rất đáng sợ trong chương cuối 22 câu 18-19. 18 Với bất cứ ai nghe những sấm ngôn trong sách này, tôi xin chứng thực:”Ai mà thêm điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy những tai ương mô tả trong sách này!19 Ai mà bớt điều gì trong các lời của sách sấm ngôn này, thì Thiên Chúa sẽ bớt phần người ấy được hưởng nơi cây Sự Sống và Thành Thánh, là cây và thành mô tả trong sách này!”

  1. Ý nghĩa con số 666 liên quan gì đến lịch sử Loài người?

Nói đến con số 666 là nói đến sợ hãi, nói đến tăm tối, đau thương, 666 năm trong thời kỳ thứ 6 là thời kỳ đỉnh cao của mọi trải nghiệm. Người Thiên giáo xem con số 666 là biểu tượng của Satan, không phải là không có cái lý của họ.

Tương tự như vậy, con số 13, con số biểu tượng tối cao của Thượng Đế. Nhưng bắt đầu là sự tôn kính trong siêu thức xa xăm, dần dần con người lại sợ hãi và xa lánh nó. Và càng ngày càng có nhiều người suy nghĩ xấu về nó, truyền cho nó năng lượng tối lâu ngày khiến nó trở thành con số không may mắn.

Với con số 666 cũng vậy trong thế giới tâm linh nó là con số mang biểu tượng cao quý. Nó là con số biểu trưng cho những vùng Vũ trụ và Thượng Đế sử dụng nó, làm thước đo cho mọi sự sống trong Vũ trụ nhưng con người lại gán cho nó thành con số Sa tan tội lỗi.

Sáu sáu sáu ngoài ý nghĩa 66 vùng Vũ trụ đang hoạt động và 6 vùng Vũ trụ chết. Con số này còn mang một ý nghĩa về các thời kỳ xảy ra trên Trái đất và chỉ ra ngày giờ phán xét cuối cùng.

Bảy mươi hai ngàn năm “72,000” là tổng thời gian mà Thượng Đế, ấn định cho giống người nguyên thuỷ Homo và Loài người thông minh trải nghiệm.

– Bày mươi hai ngàn năm, là biểu tượng của 72 vùng Vũ trụ, 72 cặp vợ chồng Con của Thượng Đế. Những năm tháng khởi đầu trên hành trình 72.000 năm trải nghiệm, là thời kỳ 1D.

Bảy mươi hai ngàn năm chia 6 = 12000 năm. Biểu tượng của con số 6 thứ nhất. Đây là thời kỳ 2D.

Mười hai ngàn năm, là biểu tượng cho 12 cấp độ năng lượng tinh thần của Con và Cháu Thượng Đế, biểu tượng cho 12 chiều không gian Vũ trụ.

– Mười hai ngàn năm, chia cho 6 = 2000 ngàn năm. Biểu tượng của con số 6 thứ hai. Đây là thời kỳ 3D.

Hai ngàn năm, là biểu tượng cho 2000 Con và Cháu của một cặp vợ chồng Con của Thượng Đế. 2000 Tổng lãnh Thiên thần của một chi phái.

– Hai ngàn năm, chia cho 6 = 333 năm 121 ngày 16 giờ. Biểu tượng của con số 6 thứ ba. Đây là thời kỳ 4D

333 năm 121 ngày 16 giờ, tương đương với 334 năm, được coi là 334 năm, 334 năm của thời kỳ 4d, cộng với 2000 năm của thời kỳ 3d là 2334 năm. Như vậy năm 2334 được coi là năm kết thúc quy trình trải nghiệm của loài người trên Trái đất.

12,000 năm trừ cho 334 năm của thời kỳ thứ 7 sẽ ra con số 11666.

1-1 là biểu tượng nhị nguyên, 666 là biểu tượng cho Vũ trụ.

2334 cọng lại: 2+3+3+4 = 12, là biểu tượng cho 12 cấp độ năng lượng tinh thần, 12 là con số đơn giản, biểu tượng cho 12,000 năm trải nghiệm của Loài người trên Trái đất kết thúc. Ngoài ra, 2334 còn một ý nghĩa khác 2 x 3 = 6, 6 x 3 = 18, 18 x 4 = 72 là số biểu tượng cho 72 vùng Vũ trụ.

Như vậy, phán xét sẽ xảy ra vào lúc 16 h ngày 01 tháng 05 năm 2334.

Ngày 01 tháng 05 biểu thị cho 01 thời kỳ 5d.

16h – 1+ 6 = 7 biểu thị cho một kết thúc thời kỳ thứ bảy.

16h = 04h chiều, biểu thị kết thúc thời kỳ 4d, thời kỳ thứ bảy và thời kỳ 4d là một.

Sau ngày phán xét là thời kỳ 5D, là thời kỳ con người thức tỉnh hoàn toàn, thời kỳ con người trở lại ý thức Thần thánh của chính mình.

Tổng thời gian của 72000 năm, được chia làm 6 ba lần, đây là ý nghĩa thứ ba về con số 666.

  1. Con người nên làm gì, để được cứu rỗi trong thời gian tới?

Qủa thật, khi nói về quá khứ là nói đến sự tăm tối, mê muội, ngu dốt, tội lỗi là những nỗi đau khổ, thương tâm ngút Trời. Nhớ về quá khứ là nhớ về một ký ức đầy rẩy những nỗi đau và cay đắng, là nhớ về những gì mà chúng ta không muốn nhớ đến. Nhưng nhờ ơn Thượng Đế, giờ thì mọi chuyện đã qua rồi, những gì đã xảy ra trong quá khứ, cho dù nó có đau buồn thê lương cách mấy, thì giờ cũng chỉ còn lại là dĩ vãng.

Nhưng cho dù có muốn hay không thì chúng ta cũng sẽ bao giờ quên ký ức này. Nói chính xác hơn thì chúng ta sẽ nhớ lại toàn bộ ký ức của kiếp này và ký ức của hàng trăm kiếp sống trước. Làm sao chúng ta có thể quên được những ký ức này, bởi chúng là cứu cánh cho mỗi chúng ta trong đời sống Thiên đàng. Toàn bộ, ký ức sống của chúng ta từ trước đến nay là công sức là thành quả, mà mỗi chúng ta phải đổ mồ hôi, máu và nước mắt mới có thể đánh đổi được.

Bao nhiêu tỷ năm sống trong hạnh phúc vẹn toàn, trong an lạc tuyệt đối, trong tình yêu vô tận trong Nước Trời con người mới có được một cơ hội trải nghiệm thế gian. Bao nhiêu tỷ năm sống trong trạng thái niết bàn chúng ta mới có một cơ hội làm mới bản ngã mình lại một lần. Vậy thì cớ gì chúng ta phải quên, chúng ta không thể quên nhưng chúng ta sẽ không sống với chúng nữa. Ký ức này là những gì con người cần phải có, bắt buộc phải có, không có chúng đời sống trong Nước Thiên đàng không còn ý nghĩa.

Thực ra, chúng ta nên tỏ lòng biết ơn Thượng Đế, hơn là oán trách Người. Cảm ơn tất cả các Thiên thần đã hổ trợ cho chúng ta vượt qua những tháng ngày đen tối trên thế gian này, hơn là phiền trách Họ. Họ đã tận tâm, tận lực giúp chúng ta tìm kiếm nguồn hạnh phúc lớn lao cho chính cuộc đời mình, trong ngày trở về. Nhưng không phải ai cũng hiểu biết và chấp nhận sự thật này.

Trong quá khứ và hiện tại không có nhiều người tin vào lời hứa quá tốt đẹp mà Thượng Đế đã hứa với Loài người: rằng con người sẽ có được Nước Trời. Nhưng mục đích hiện tại của phần lớn con người trên thế gian không phải là Nước Trời, mà là công danh lợi lộc, giàu có, sự nổi tiếng, quyền lực, tài sản.

Thực ra, những gì mà con người cho rằng đó là mục đích sống của họ, thì nó chỉ là ảo tưởng, không thực. Nói không thực, không có nghĩa là những gì con người đang sở hữu không hiện hữu, nó hoàn toàn có thực xét theo bất cứ khía cạnh nào. Ảo tưởng, không thực mà chúng ta đề cập ở đây là ảo tưởng về mục đích, không thực về điều mà con người đã chọn cho mình. Ví dụ; Ta đang ở tại Sài Gòn, nơi ta thực sự muốn đến là Phú Yên, thay vì ta đi hướng Long Thành ta lại chọn đi hướng Long An. Bởi con người đã quên đi dự định, mục đích ban đầu mà con người đã đặt ra trước khi đi vào quên lãng. Cho nên, những gì mà phần lớn con người chọn lựa, ai cũng nghĩ là nó tốt cho đời mình, thì đối với linh hồn những thứ đó là vô thường và không cần thiết. Và đối với thế giới tâm linh, Họ sẽ cho rằng con người đang lạc lối.

Trong nhận thức 3d phần lớn con người không thực sự nhận biết cái gì là thực sự cần thiết cho linh hồn trên hành trình tìm kiếm sự thật. Rất nhiều thứ con người cho là tốt hoá ra là xấu, rất nhiều thứ con người cho là xấu nhưng chưa chắc nó là xấu như con người nghĩ.

Tội ác, nghèo khổ, đau thương, mất mát, xót xa muộn phiền…là những thứ ai cũng cho là xấu càng tránh xa càng tốt.

Giàu có, danh tiếng, quyền lực, bình an, hạnh phúc…là những thứ ai cũng cho là tốt, người ta tranh sống tranh chết cố đạt cho bằng được.

Trong ý thức Thượng Đế của mỗi con người trước khi đi vào quên lãng, không có bất cứ một người nào lại có ý phân biệt cái này tốt – cái kia xấu, cái này đúng – cái kia sai…Vì ngày đó, mọi người đều nhận thức được rằng tất cả mọi điều, mọi thứ bản chất của nó là không có đúng không có sai, không có tốt không có xấu. Nói như thế không có nghĩa là ta xem một hành động độc ác, dã man giống như một hành động từ bi, bác ái. Nói như thế là ta đánh đồng giá trị của một con người đạo đức giống như một con người xấu xa, tội lỗi. Mặc dù trên căn bản xuất phát điểm về sự hoàn hảo của linh hồn họ là như nhau, mặc dù trong hiện tại họ là khác nhau nhưng đến cuối hành trình họ là như nhau xét trên bất cứ khía cạnh nào. Tốt đẹp và xấu xa đều có giá trị riêng của nó, tất cả đều có giá trị như nhau xét trên tầm nhìn tổng thể. Nhưng thời điểm để sự độc ác xấu xa trở nên có lợi, thay vì có hại và sự tốt đẹp trở nên có hại thay vì có lợi cho con người mới là quan trọng. Trong thế giới nhị nguyên thời điểm sẽ quyết định cho mọi giá trị về cái được cho là tốt hay xấu, là đúng hay sai, là có lợi hay có hại theo quan niệm sống của con người. Ví dụ; Mấy tháng trước trong dịp hè có người bạn đến nhà ta chơi và hôm đó ta làm một nước cam đá lạnh ngon lành mời bạn.Và mấy tháng sau nhằm vào mùa đông lạnh giá cũng người bạn ấy ghé nhà chơi. Nhưng nếu như lần này ta cũng làm một ly nước cam đá mời bạn, thay vì đó là một tách trà hay một ly cà phê nóng, chắc rằng người bạn sẽ cho ta là không bình thường.

Từ trong ví dụ trên nói cho chúng ta biết rằng; cũng là một ly nước cam đá lạnh ngon lành như nhau, nhưng trong thời điểm vào mùa hè nóng bức ly nước cam sẽ rất có giá trị sử dụng trong sống. Trái lại vẫn ly nước cam đó nhưng vào thời điểm của mùa đông lạnh giá, thì giá trị sử dụng của nó đã không còn hợp lý. Gía trị cơ bản của một ly nước cam lạnh vẫn luôn tồn tại với nó, nhưng giá trị này sẽ bị thay đổi bởi ý thức và quan niệm của con người trong thời điểm sử dụng.

Ví dụ; Buổi sáng ta ngước mắt nhìn lên bầu Trời cầu nguyện Thượng Đế, nhưng không là cúi mặt xuống để đất. Và buổi chiều ta cũng ngước mắt nhìn lên bầu Trời cầu nguyện thay vì cúi mặt xuống đất theo hướng của buổi sáng. Trên thực tế cái hướng nhìn lên bầu Trời trong buổi chiều ta hướng đến để cầu nguyện và nghĩ rằng Thượng Đế đang ở đó lắng nghe lời cầu nguyện của ta, thực ra là cái hướng phía dưới đất của buổi sáng. Cùng là một hướng nhìn lên bầu Trời, nhưng trên thực tế của thế giới vật lý, cái hướng nhìn vào thời điểm của buổi sáng và buổi chiều lại là hai hướng khác nhau. Trong thực tế sống, thường thì khi người ta nghĩ đến Thượng Đế, cầu nguyện Thượng Đế, là người ta hướng lên bầu Trời. Việc làm này của con người được cho là đứng đắn và không có gì là sai trái. Nhưng đổi ngược lại nếu có ai đó luôn cúi mặt xuống đất để hướng về Thượng Đế vẫn được cho là đúng đắn. Bởi chỉ cần thông qua vỏ và ruột Trái đất, phía bên kia vẫn là bầu Trời.

Ví dụ; Chỉ cách đây 200 năm ta ngồi trên một cổ xe song mã dạo phố được cho là sang trọng, quý tộc. Cũng với cổ xe ấy, nhưng trong thời đại này nó sẽ không được phép lưu hành trên phố, nếu không được phép. Một bộ quần áo đẹp, hợp thời trang cách đây 300 năm, khi đó người ta mặc nó và đi dạo phố sẽ được cho là sang trọng, quý phái. Cũng với bộ quần áo đó, nhưng trong thời điểm này, nếu người ta mặc vào và thường xuyên cùng với nó đi dạo phố sẽ bị cho là lập dị, điên khùng.

Tương tư như vậy, trong thế giới nhị nguyên mọi thứ tốt hay xấu, đúng hay sai, có lợi hay không có lợi đều bị phụ vào thời điểm mà ý thức của con người quy ước, áp đặt cho nó.

Nhưng với một tầm tổng thể, bản chất là bản chất, Thượng Đế sáng tạo ra toàn bộ mọi điều, mọi thứ, mọi vật chất, tất cả không có cái gì là không có giá trị riêng của nó. Tất cả mọi điều, mọi thứ và mọi sự hiện hữu với Thượng Đế là một.

Trong nhận thức 3d con người luôn chia tách nhị nguyên rất rạch ròi, để rồi con người tự xét đoán điều này là tốt, điều kia là xấu, điều này là đúng điều kia là sai. Rốt cuộc cái mà con người cho là tốt là đúng hoá ra là ảo tưởng, cái mà con người cho là sai, là xấu hoá ra là cái mà linh hồn chúng ta đang tìm kiếm.

Qủa thật, mục đích thực sự của mỗi linh hồn trước khi rời xa Nước Trời, không phải là tìm kiếm những thứ mà con người ước ao trong hiện tại. Có rất nhiều bậc Chân sư đã nhắc nhở cho chúng ta về ảo tưởng này, nhưng Họ không thể tiết lộ sự thật. Vì bởi tiết lộ sự thật cho con người biết chính xác mục đích của linh hồn, hoá ra mọi sự trải nghiệm, mọi kinh nghiệm, mọi cảm xúc của con người sẽ không còn chân thực nữa. Nếu con người biết chính xác mục đích thì những gian lao vất vã, những đau khổ ngút trời, sẽ không đem lại cho con người cảm xúc chân thực. Tư tưởng, về một Thiên đàng sẽ đến với ta, nếu ta vượt qua gian lao vất vã, vượt qua nỗi đau khổ ngút Trời, là rào cản lớn nhất để ta có được cảm xúc chân thật về những gì ta trải nghiệm. Tư tưởng đở đầu về một Thiên đàng sẽ có trong tương lai, sẽ phá hoại ý nghĩa đích thực của mọi sự trải nghiệm. Trường hợp Thượng Đế tiết lộ mọi sự thật cho con người, sẽ không khác gì người thầy giáo sau khi phát đề thi cho học sinh của mình, tiếp theo là phát lời giải.

Mỗi người trong chúng ta cần phải có nhận thức về một sự thật, rằng chúng ta không thể nào và không bao giờ có thể tách rời khỏi Thượng Đế. Linh hồn của mỗi người vĩnh viễn là một phần của Thượng Đế và sự hiện hữu của mỗi linh hồn trong thân xác con người, là chân lý bất biến vĩnh cữu.

Chân sư J. Krishnamurti, đã từng nói “Chân lý là mảnh đất không có lối vào”

Đúng là lời nói của Chân sư, Vì Ông ta biết rằng, không một ai có thể đi vào mảnh đất của chính mình, khi mà họ đang đứng trong mảnh đất của họ. Người ta không thể vào căn nhà của mình, khi mà họ đang ở trong căn nhà của chính mình. Đạo lý của J. Krishnamurti cũng đơn giản như vậy. Bởi Ông ta hiểu rằng con người xuất phát từ nguồn và chính con người là nguồn. Tự thân của mỗi con người là chân lý, chân lý có ngay trong họ, chân lý hiện hữu ngay chung quanh họ. Ngay trong bản thân của mỗi người luôn có siêu ý thức hiện hữu, ngay trong bản thân mỗi người đã có chân ngã hiện hữu. Vậy hỏi, con người cần phải đi đâu mới tìm được chân lý.

Ông ta, J. Krishnamurti rất tự tin khi nói lên câu nói này, nhưng đúng ra Ông ta phải nói thêm một câu Chân lý là mảnh đất không có lối ra” mới thực sự hoàn hảo. Vì chân lý mà chúng ta đang có, đang sở hữu đã thuộc về định mệnh, chúng ta không thể từ bỏ hoặc chạy trốn nó, mặc dù trong hiện tại chúng ta chưa hiểu hết về nó. Nhưng nếu Ông ta nói Chân lý là mảnh đất không có lối ra” liệu con người thời đó có chấp nhận không? Trường hợp Ông ta tuyên bố Chân lý là mảnh đất không có lối ra” bắt buộc Ông ta phải giải thích rõ ràng thế nào là tiềm thức, thế nào là tàng thức, thế nào là siêu ý thức?. Ông ta bắt buộc phải nói lên sự thật về nguồn gốc của linh hồn, và nguồn gốc của mọi sự sống hiện hữu. Nhưng điều đó là không thể trong thời điểm ấy, không hợp quy luật và không phù hợp với thời kỳ thứ sáu của Nhân loại. Và khi mà con người không dám tin vào chính họ, không dám tin họ chính là chân lý, là Thiên thần, là Thượng Đế, nên Ông ta không thể nói khác. Thượng Đế là chân lý bất biến vĩnh cữu, mỗi chúng ta là một tiểu Thượng Đế đó cũng là chân lý bất biến vĩnh cữu. Nó trở nên bất biến vĩnh cửu, bởi linh hồn của con người sẽ không bao giờ hư mất, trừ khi Thượng Đế tiêu huỷ nó. Nhưng Thượng Đế sẽ không bao giờ tiêu huỷ bất cứ một linh hồn nào do mình sáng tạo ra – Bởi Ông ta hiểu rằng tiêu huỷ linh hồn người khác là phá hoại kế hoạch toàn tri của mình là giết chết chính mình.

Trên hành trình hiện thực mục đích của linh hồn, chúng ta đã đi qua một chăng đường khá dài trong tối tăm gian khổ, nhưng giờ mọi thứ đã lùi vào dĩ vãng. Thời gian còn lại, con người sẽ phải trải một giai đoạn không quá khó khăn, nhưng rất quan trọng. Nếu chúng ta không vượt qua được giai đoạn tưởng chừng như rất dễ dàng này, chúng ta không có cơ hội được cứu rỗi. Đây là thời kỳ, là giai đoạn để chúng ta thực hành các tính cách tích cực, nó còn có thể được gọi là lòng từ bi, bác ái, khoan dung, độ lượng, ôn hoà, yêu thương, chia sẻ …- bằng ý thức giác ngộ cao nhất.

Trong các thời kỳ từ trước năm 2000 chúng ta đã trải nghiệm qua tính cách mặt trái của Thiên đàng. Từ năm 2000 đến 2012 là giao điểm giữa hai thời kỳ, khai sáng và tiếp nhận ánh sáng. Giờ là năm 2014 thời gian đã trôi qua được hai năm và con người đã tiếp nhận khá nhiều thông điệp, khá nhiều tri thức về thế giới tâm linh do các Thiên thần gởi đến. Tiếp nhận tri thức về thế giới tâm linh tức là tiếp nhận ánh sáng, khai mở trí tuệ để tiếp nhận Thượng Đế.

Ngoài việc ý thức về thế giới tâm linh. Đặc biệt là chúng ta phải ý thức từ bỏ tham, sân, si, danh, lợi, tình nhằm tránh xa những trải nghiệm tiêu cực. Khi đề cập đến những tính cách như tham, sân, si, danh, lợi có thể trong chúng ta ai cũng có thể hình dung và hiểu được. Nhưng riêng với chữ tình, rất có thể sẽ có người nhầm lẫn chữ tình này có ý nghĩa giống với tình yêu đích thực, thực ra nó mang một ý nghĩ khác là tình riêng. Tình riêng mang tính chất phân biệt, chia rẽ, lồng ghép cái tôi trong đó Ví dụ: Ta có có rất nhiều người bạn trong mối liên hệ từ trường học, từ công việc làm ăn, từ làng xóm. Nhưng trong số đó ta chỉ chơi thân với một số ít người, ta có thể sẵn sàng chia sẻ, giúp đở họ bằng vật chất cũng như tinh thần và ngược lại cũng vậy. Riêng những người bạn khác ta không có được mối liên hệ như vậy. Trong số những người bạn này, ta luôn quan tâm đến đời sống, tinh thần cũng như tình cảm của họ, ngược lại ta cần sự quan tâm và dành tình cảm yêu quý của họ đối với ta. Trường hợp giữa ta và một người trong số họ có xảy ra xích mích, bất đồng sẽ làm ta khó chịu, bức rức không vui. Yêu thích một người nhưng ghét bỏ một người, có thiện cảm với một người nhưng lại ghẻ lạnh với một người khác. Những loại tình cảm này là những trạng thái tình cảm tác động bởi nhị nguyên. Tình yêu thuần khiết thực sự không bao gồm các tình cảm loại này.

Thực tế của ví dụ nói cho chúng ta biết đây là một loại tình xuất phát từ sự thiên vị, sở hữu, phụ thuộc và trao đổi nhưng không là tình yêu đích thực. Chừng nào con người còn sử dụng những ngôn từ xuất phát bởi tư tưởng sở hữu như; Cha mẹ của tôi, vợ con của tôi, anh chị em của tôi, bạn bè của tôi, người thân của tôi, đất nước của tôi, quê hương của tôi, tiền bạc, nhà cửa, tài sản của tôi dựa trên tinh thần phân biệt chia rẽ, chữ tình này không thể loại bỏ. Tư tưởng sở hữu sẽ gây ra cho con người nhiều sự đau khổ khi bị mất mát, nhưng sự đau khổ sẽ giảm xuống theo tỷ lệ thuận với tư tưởng sở hữu, khi bị mất mát. Chừng nào con người còn có ý nghĩ cha mẹ của tôi, thay vì cha mẹ sinh ra tôi kiếp này, người vợ của tôi thay vì người vợ hiện đang sống với tôi, tài sản, của cải, nhà cửa của tôi thay vì tài sản tôi hiện đang có, của cải tôi đang có, căn nhà tôi đang ở, đất nước tôi đang sống. Chừng đó vẫn còn sự phân biệt, chia rẽ. Tôi hiện đang – thể hiện ý nghĩa của sự đồng hành, cùng nhau trên một con đường cho sự tiến hoá. Sở hữu thể hiện cái tôi trong sự phân biệt, chia rẽ– đồng hành thể hiện sự hợp nhất xuất phát bởi ý nghĩa của từ chúng ta. Đơn giản như là; tôi chân thành biết ơn Thượng Đế của chúng ta, không là biết ơn Thượng Đế của tôi.

Nhưng sẽ có người hỏi; cha mẹ của tôi, vợ con của tôi, tài sản của tôi thì không nói là của tôi thì nói là của ai? Thực ra thì cũng chẳng có ai bắt buộc ta nói không phải là của tôi hoặc từ bỏ. Nhưng trên thực tế những gì mà chúng ta cho rằng nó là của tôi trong hiện tại, tất cả chỉ là nhất thời, giả tạm, vô thường và không trường cửu. Mọi thứ mà Thượng Đế đem đến cho ta trong hiện tại thực sự chỉ là công cụ là phương tiện cho một trường trải nghiệm trần gian, nhưng tất cả rồi sẽ qua mau không trường cửu với chúng ta. Người mà hôm nay chúng ta gọi là cha mẹ, vợ con của ta, trên thực tế nhiều khi không phải là cha mẹ đã sinh ra ta, không là vợ con của ta trong Nước Trời từ lúc khởi thuỷ. Nhiều khi kiếp này ta là cha là mẹ nhưng trong kiếp sau ta lại là con cháu, trò chơi luôn được thay đổi sao cho phù hợp với luật quả, nhằm tạo ra sự hiệu quả nhất cho sự trải nghiệm.

Cũng liên quan đến chữ tình này, ngày đó Đức Chúa Guêsu đã có một cách ứng xử rất lạ đối với bà Maria người sinh ra ông Guêsu, người mà Đức Chúa Guêsu đang sử dụng thể xác. Tân ước – Mátthêu, Chương 12 câu 46-50 46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người.47 Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.”48 Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? “49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.50 Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”. Thực ra, cách hành xử của Ngài là một sự gợi ý, một câu hỏi cho chúng ta tự trả lời.

Từ trước tới nay có nhiều bậc chân sư, đạo sư và những người thầy dẫn dắt tâm linh, đã nhiều lần đề cập việc từ bỏ chữ tình này trong sống. Nhưng trên thực tế, ngoại trừ các bậc chân sư trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn là thực hiện từ bỏ được chữ tình này trong ý thức trọn vẹn. Còn lại tất cả chúng ta người trần thế chẳng có mấy người thực hiện được việc dứt bỏ chữ tình này. Nói chính xác hơn là chẳng có ai thực hiện việc dứt bỏ được chữ tình này một cách trọn vẹn. Nó là thứ mà mới nhìn thoáng qua chúng ta cứ ngỡ rằng chúng ta có thể sẽ dễ dàng thực hiện việc dứt bỏ, hoá ra lại là điều khó nhất. Các bậc đạo sư, các bậc tu hành đạo hạnh trên Trái đất có thể từ bỏ và đã thực hiện việc xa lánh tham, sân, si, danh, lợi rất thành công. Nhưng để thực hiện việc dứt bỏ chữ tình này ra khỏi sống, thực sự không là điều dễ dàng.

Trong giai đoạn này, thế giới sẽ không còn chổ cho những trải nghiệm tiêu cực, bởi thời kỳ đó đã qua rồi. Từ đây đến ngày phán xét cuối cùng chúng ta phải thực hành tạo ra những kinh nghiệm về các tính cách tích cực như: lòng từ bi, bác ái, khoan dung, độ lượng, thân ái, tha thứ, chia sẻ, giúp đỡ… Những tính cách không là tính cách mặt trái Thiên đàng, nhưng trong đời sống Thiên đàng, con người không thể trải nghiệm được.

Lý do, đời sống trong Nước Thiên đàng không có bất cứ ai đói khổ, buồn đau, xót xa, phiền muộn để người khác có thể thực hành lòng từ bi, bác ái của mình. Trong Nước Thiên đàng ý thức sống của mọi người rất cao, không có ai lầm lỗi, phạm tội để cho người khác thực hiện lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ của mình. Cuộc sống trong Nước Thiên đàng mọi nhu cầu sống là hoàn hảo, không có người nghèo khổ, thiếu thốn để cho người khác thực hiện việc sẻ chia giúp đỡ của mình.

Trong giai đoạn thứ bảy, không gian chiều thứ tư của Trái đất, con người phải tự mình giác ngộ về sự thật. Nhận thức về nguồn gốc của chính mình, ý thức Thượng Đế là ai? Chúng ta là ai? Chúng ta đến Trái đất với mục đích gì? Và trong giai đoạn tiếp theo chúng ta nên làm gì? Trước khi nghĩ đến phán xét và cứu rỗi.

Nhưng khi nói đến ý nghĩa của sự phán xét và cứu rỗi, cũng tức là chúng ta nói linh hồn của chúng ta, mọi việc của chúng ta đã phó thác hết cho Thượng Đế lo liệu và quyết định. Vậy hỏi, nếu con người không có quyền quyết định bất cứ một việc gì trong vấn đề trở lại thân phận Thần thánh của chính mình; thì con người đến thế gian này để làm gì? Có cần thiết phải đến hay không? Và quyền tự do ý chí mà Thượng Đế đã trao tặng cho con người sử dụng vào việc gì?

Trên thực tế thì chẳng có một Ông, Bà Thượng Đế, Ông Phật, Ông Chúa, nào phán xét về suy nghĩ và hành động dựa trên tự do ý chí của con người. Không ai tự cho mình cái quyền cứu rỗi người khác kể cả người đó là Thượng Đế. Tất cả, mọi điều, mọi thứ đều phải được dựa vào luật Vũ trụ, luật của Thượng Đế và do con người tự quyết định số phận của chính mình. Tất cả sẽ tuỳ thuộc vào lựa chọn của con người, ý thức chấp nhận trở về hay tiếp tục mê đắm trần thế. Vì vậy, không ai có quyền phán xét con người, không ai có quyền thực hiện việc cứu rỗi con người theo ý muốn thiên vị của họ. Trải nghiệm tiêu cực đầy đủ và được hiệu chỉnh để giúp một linh hồn tiếp cận ánh sáng nhằm trải nghiệm tích cực và tham gia đầy đủ các trò chơi tích cực. Nhưng nếu một linh hồn sau hiệu chỉnh mà không chấp nhận thức tỉnh thực hiện việc trải nghiệm tích cực, không tham gia đầy đủ các trò chơi tích cực. Đến cuối cùng không đạt yêu cầu theo nhận định của các thế lực Thượng Đế thì linh hồn đó sẽ không được hiệu chuẩn để được trở lại trạng thái thức tỉnh hoàn toàn. Vì vậy linh hồn đó phải đến một hành tinh khác tiếp tục trải nghiệm, đó mới thực sự là ý nghĩa chính xác của từ phán xét.

Thông qua thế gian, Thượng Đế và con người cùng nhau chơi trong một cuộc chơi, sống trong một đời sống, cùng nhau trải nghiệm buồn vui. Trong cuộc chơi này, Thượng Đế và con người cùng tham gia, cùng nhau chia sẻ lợi ích. Vậy hỏi, khi tàn cuộc chơi Ông ta tiến hành phán xét con người hay sao? Nếu Bà ta phán xét con người cũng có nghĩa là Bà ta tự phán xét Bà ta? Làm sao trong Vũ trụ này lại có một việc oái ăm như thế xảy ra, Thượng Đế phán xét chính mình?

Sau khi, con người trải nghiệm xong mọi thứ trên thế gian, nhưng con người không thể trở lại được với thân phận Thần thánh của chính mình. Đó không phải là thất bại của con người, mà là thất bại của Thượng đế. Nhưng việc này là chưa từng bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra trong thế giới của Thượng Đế.

Chúng ta phải xác định rằng: con người đến Trái đất là để tham gia một cuộc chơi lớn, trong sự đồng thuận của tất cả mọi thành phần, có sự tham dự của Thượng Đế và tất cả mọi thành phần trong Đại gia đình của Thượng Đế. Khi đến Trái đất con người sẽ tự tham gia qua tất cả các trò chơi đã được Thượng Đế bày ra trên Trái đất. Và khi buổi chơi kết thúc ai là người tham gia hết mọi trò chơi, người ấy sẽ trở thành người chiến thắng và trở về với đại gia đình Thượng đế.

Đã có thêm một từ đảo nghĩa được hiển thị trong ngôn ngữ Việt.

Trò chơi, dịch chuyển hai từ cuối của từ chơi qua từ trò sẽ trở thành Trời cho.

Trong cuộc chơi này sẽ không có kẻ thắng người thua, mà tất cả cùng thắng, câu hỏi lớn nhất không phải là ai thắng, ai thua mà là bao giờ thắng. Người thắng là người tham gia qua tất cả mọi trò chơi, người thua là người không chấp nhận tham gia một số trò chơi trong tất cả những mục chơi đã được đặt ra. Khi đó, số người này sẽ phải đến một Thái Dương hệ khác, một hành tinh khác tham gia cho bằng hết số trò chơi còn lại. Nếu đến nơi ở mới số người này vẫn tiếp tục từ chối không tham gia số trò chơi còn lại tức là họ chưa thắng. Nên họ lại tiếp tục đến một hành tinh kế tiếp, cho đến khi nào tham gia đủ tất cả mọi trò chơi; tự động Thượng Đế sẽ giúp họ thức tỉnh hoàn toàn và hoà nhập cùng thế giới của Thượng Đế. Cũng có nghĩa là người đó đã thắng nhưng muộn hơn người khác.

Trải nghiệm đầy đủ và trở về là quy luật của Vũ trụ, quy luật của Thượng Đế, quy luật không chừa bất cứ một ai kể cả con trưởng, con thứ, con trai con gái, cháu chắt của Thượng Đế. Vì vậy, con người hãy từ bỏ cái ảo tưởng rằng Thượng Đế là Thượng Đế của riêng mình, Ông ta sẽ cứu mình ra khỏi lầm lỗi, ra khỏi cái thế gian tăm tối, ra khỏi những trải nghiệm cần thiết. Trong thực tế Ông ta chẳng cần phải cứu ai cả, chẳng có ai phạm phải tội lỗi gì, chẳng có mắc phải nạn kiếp gì, chẳng có ai chết chóc gì, chẳng có ai bị hư mất linh hồn, vậy Ông ta cứu ai?

Vì vậy, con người cần phải tự nhận thức Thượng Đế là chung của tất cả mọi người, Thượng Đế là tổng thể và là tất cả. Thượng Đế yêu thương tất cả mọi người như nhau, bằng tình yêu vô tận của mình. Thượng Đế không là của riêng ai, Người không thiên vị bất cứ người nào, kể cả thân phận người đó có cao cả đến đâu.

Vì vậy, con người phải tự biết rằng cuộc chơi mà chúng ta tham gia trên trần thế, thực ra là quá ngắn ngủi so với hàng tỷ năm được sống an lạc và hạnh phúc vẹn toàn trong nước Thiên đàng.

Vì vậy, con người không cần suy tưởng mông lung nữa, nhưng hãy đi đến quyết định thức tỉnh để có được tất cả; hơn là phải lang thang hết hành tinh này đến hành tinh khác sống trong tối tăm, đau khổ tận cùng.

  1. Các tên gọi và ý nghĩa của thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2334.

1 – Thời kỳ tiền phán xét.

Là thời kỳ mà các Thiên thần tích cực trợ giúp cho con người rất nhiều việc cụ thể, nhằm chuẩn bị cho ngày phán xét. Phán xét cuối cùng là cách nói của con người trong thời kỳ 3d, trên thực tế ngày ấy xảy ra không có ai phán xét ai cả. Không có cái gì được gọi là người được tuyển chọn hay không tuyển chọn. Nhưng là người đã trải nghiệm đầy đủ và thức tỉnh giác ngộ kịp lúc trong thời kỳ ân điển. Họ sẽ được các Thiên thần xúc tiến hiệu chuẩn để trở lại thân phận Thần thánh của chính mình.

Danh sách những người đủ tiêu chuẩn trở về đã có sẵn trước đó, trong ngày phán xét không có ai phán xét ai, không có ai xét tuyển ai. Không có địa ngục, không có hoả ngục, không có tiếng khóc than. Nhưng ngày đó mọi việc sẽ diễn ra trong bầu không khí vui vẻ ấm áp tình người và hạnh phúc trọn vẹn.

2 – Thời kỳ tiền hội Long hoa.

Thời kỳ này cũng là thời kỳ tiền phán xét. Ngày phán xét cuối cùng là cách gọi của những người phương tây theo các Tôn giáo, như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo. Riêng những người phương đông theo các Tôn giáo, như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hindu giáo… và những người không tôn giáo, những người đang theo đuổi tâm linh không gọi là ngày phán xét cuối cùng mà gọi là ngày hội Long Hoa. Ngày hội Long hoa còn được hiểu là ngày hội của Vua Nước Trời.

Long là rồng biểu hiện cho Vua Chúa – Hoa là biểu hiện cho vẽ đẹp Thiên đàng.

Ngày hội Long hoa là ngày hội của Ông Vua Nước Thiên đàng. Qủa thực, đó là ngày hội trên Trái đất, ngày hội của Thiên hà, ngày hội của Vũ trụ.

3 – Thời kỳ tiếp nhận ánh sáng.

Trước đây 2000 năm Đức giáng thế, khởi đầu cho thời kỳ khai sáng. Trọng tâm sứ mệnh của Chúa Guêsu trong những ngày tại thế là tiết lộ một phần sự thật về Thiên Chúa và Nước Trời, nhằm khai mở cho con người hiểu biết về Thượng Đế và Nước Trời.

Tiếp theo thời kỳ khai sáng là thời kỳ tiếp nhận ánh sáng, thời kỳ này bắt đầu từ năm 2000 quá trình chuyển đổi là 12 năm kéo dài đến ngày phán xét.

Năm 2012 đi vào chính thức, trong thời kỳ này Thượng Đế sẽ tiết lộ gần như toàn bộ sự thật về thế giới tâm linh và Nước Trời, tiết lộ thân phận và mục đích của con người. Tiết lộ ngày phán xét và nhiều sự thật khác, nhằm giúp con người có ý thức giác ngộ và chuẩn bị tâm lý cho ngày trở về.

Trong thời kỳ tiếp nhận ánh sáng, các Thiên thần sẽ lần lượt từng đợt hiệu chỉnh cho tất cả những người có ý thức giác ngộ tâm linh. Nhằm giúp họ câu thông, giao tiếp với các thế lực tâm linh trong Vũ trụ. Nhằm giúp họ tiếp nhận được tri thức ánh sáng tâm linh để thực hiện việc phục vụ cộng đồng những người Trái đất chưa thức tỉnh.

Từ năm 2012 cho ngày phán xét xảy ra, các Thiên thần sẽ lần lượt trợ giúp cho con người sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất trong Vũ trụ. Trợ giúp con người đi dần vào một chính phủ duy nhất toàn cầu. Trợ giúp con người tìm kiếm nguồn năng lượng thật sự dồi dào không gây ô nhiễm nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch và năng lượng nguyên tử nguy hiểm. Trợ giúp con người làm chủ được các quy luật vận hành của trái đất, làm chủ thời tiết và khí hậu trên phạm vi toàn cầu…

Trợ giúp con người tìm ra những vật liệu và công nghệ xây dựng hoàn hảo nhất. Nhằm giúp loài người sở hữu những thành phố môi trường xanh sạch đẹp nhất và những ngôi nhà đẹp, tiện nghi nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Trong thời kỳ này, con người sẽ phá bỏ đi rất nhiều thành phố, nhiều toà nhà không còn phù hợp với cuộc sống trong thời đại mới.

Khải huyền Chương 16 câu 17-19.

“17 Vị thứ bảy trút chén của mình xuống không khí. Từ Đền Thờ, từ ngai liền có tiếng lớn phát ra: “Xong cả rồi! “18 Lúc ấy có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét và động đất lớn như chưa hề có động đất lớn như vậy bao giờ, từ khi con người xuất hiện trên mặt đất.19 Thành vĩ đại vỡ ra làm ba phần và các thành thị của các nước bị sụp đổ. Thiên Chúa đã nhớ đến thành Ba-by-lon vĩ đại mà cho nó uống chén rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Người”

Đây là thời kỳ con người tiếp nhận ánh sáng tri thức từ thế giới của Thượng Đế. Trong thời kỳ này, các Thiên thần sẽ trợ giúp cho con người tận tâm, tận lực để Trái đất trở thành một nền văn minh xấp xỉ với các nền văn minh tiến hoá cao trong Vũ trụ.

4 – Thời kỳ ân điển.

Chúng ta biết rằng trong những thời kỳ trước của Nhân loại, tất cả những gì con người có được và mất đi không phải là do Thượng Đế ban thưởng hay trừng phạt. Mọi điều xảy ra cho con người, mọi hoàn cảnh sống của mỗi người, đều do con người tự chọn lựa và luật nhân quả cùng luật vô vi tác động tạo thành. Thượng Đế không can thiệp vào đời sống và tự do ý chí của con người.

Nhưng từ lúc này trở đi luật ân điển của Thượng Đế sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Trong thời kỳ áp dụng luật ân điển con người sẽ nhận được những điều mà con người cầu xin từ Thượng Đế bằng tấm lòng thành kính và biết ơn. Con người sẽ nhận được sự bình an trong tâm hồn cũng như vật chất, thông qua hành động, suy nghĩ và cách sống hướng thiện trong tinh thần giác ngộ của mỗi người. Con người có lối sống càng tích cực như: yêu thương, bác ác, từ bi, độ lượng, bao dung, tha thứ, ôn hoà, chia sẻ, giúp đỡ, vui vẻ bao nhiêu thì đời sống người đó càng nhận nhiều sự bình an, hạnh phúc và đầy đủ bấy nhiêu.

Sau 2012 con người được sinh ra không còn bị ảnh hưởng bởi nghiệp chướng từ luật định mệnh và luật vô vi nữa. Nhân quả sẽ báo ứng tức thì trong kiếp sống hiện tại, Thượng Đế sẽ áp dụng luật ân điển và luật hữu vi thay thế cho luật định mệnh và luật vô vi. Vì vậy, mọi suy nghĩ và hành động của con người sẽ được luật nhân quả kết hợp với luật ân điển và luật hữu vi phúc đáp ngay tức thì.

Luật ân điển ra đời nhằm giúp cho những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như tri thức có cơ hội thay đổi cuộc đời mình trong kiếp sống hiện tại. Vì bởi, đây cũng là thời kỳ tiếp nhận ánh sáng, cho nên con người sẽ ý thức được nguồn gốc, thân phận và mục đích tương lai thực sự của họ là gì? Từ nhận thức đó, nó sẽ tạo động lực giúp con người ý thức giác ngộ thay đổi suy nghĩ và hành động trong đời sống của chính mình hướng đến mục đích cuối cùng. Kéo theo sự thay đổi tích cực của chính họ, cái mà họ nhận được trong lúc này là một đời sống càng lúc càng tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Trong các thời kỳ trước con người muốn nhận được cuộc sống tốt đẹp, thì từ trong tiền kiếp họ phải chia sẻ sự tốt đẹp cho người khác. Con người muốn có được tiền của, vật chất thì từ trong tiền kiếp họ phải chia sẻ tiền của, vật chất cho người khác. Tiền kiếp, trợ giúp càng nhiều, chia sẻ càng nhiều theo sự cầu xin của người khác thì trong kiếp sau sẽ càng có nhiều.

Vì luật nhân quả đã định như vậy, cho nên những người ích kỷ và không có điều kiện giúp đỡ và chia sẻ cho người khác, sẽ trở nên nghèo khổ từ kiếp này sang kiếp khác. Càng thiếu thốn, càng nghèo khổ họ càng lúc càng trở nên ích kỷ, càng ganh ghét với người khác. Tâm lý sợ hãi luôn ám ảnh, họ sợ ngày mai bão lũ sẽ xảy ra, hạn hán sẽ kéo dài, mùa màng sẽ mất mát thu hoạch không đủ ăn. Họ sợ buôn bán sẽ ế ẩm, sợ mất việc làm, sợ công việc không thuận lợi dẫn đến cuộc sống khó khăn, sợ con cái không được học hành. Và rất nhiều nỗi sợ khác nhau luôn hiện hữu trong cuộc đời và chung quanh họ, khiến cho họ khó có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn.

Vì vậy, càng khiến cho họ giử chặt hơn những gì mình có được, tâm lý sợ hãi càng cao, lòng ích kỷ càng lớn. Tâm lý không muốn ai hơn mình luôn thường trực trong tâm hồn họ, cầu nguyện cho người khác no đủ hạnh phúc vui vẻ là điều gần như họ không nghĩ đến. Họ luôn than trời trách đất, nguyền rủa cuộc đời đối xử với họ bất công và thiên vị người khác. Ngoài ra họ luôn cầu Trời khấn Phật, xin Thánh thần, cầu Thượng đế giúp cho họ đầy đủ và hạnh phúc hơn bằng một tấm lòng ích kỷ. Nhưng đã là như vậy thì càng lúc họ càng thêm thiếu thốn càng thêm nghèo khổ, họ rất khó khăn để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời mình. Qủa thật, đây chính là bể khổ mà Đức Phật Thích Ca nói, đã xảy ra trên thế gian này.

Đây là những số phận nghèo khổ điển hình trong quá khứ. Nhưng khi bước qua thời kỳ ân điển, con người có trong tay một công cụ rất hữu ích để thoát ra khỏi nghèo khổ rất dễ dàng. Công cụ được đề cấp đến trong thời kỳ này đơn giản chỉ là sự cầu nguyện. Cầu Trời khấn Phật, cầu Thánh thần, cầu Thượng Đế, là con người đã biểu thị sự cầu xin được trợ giúp. Trước đây hay trong hiện tại thì việc cầu xin Thượng Đế của con người bằng một tấm lòng thành kính không vì quá tham lam, nhưng là vì thiếu thốn, đều có kết quả như nhau.

Nhưng trước đây, phần lớn những lời cầu xin bằng một tấm lòng chân thành không vì lòng tham lại thường rơi vào những con người có tấm lòng từ bi bác ái. Và thường thì họ không cầu xin cho bản thân mình, mà cầu xin cho người khác nhưng đã là như vậy thì họ đã phạm luật vô vi. Trước đây, cũng có không ít người cầu nguyện rất thành tâm, cầu xin rất chân thành nhưng họ khó mà thấy được lời cầu xin của mình trở thành hiện thực. Bởi sự cầu xin của họ không xảy ra trong kiếp này mà xảy ra trong kiếp sau. Cho nên, càng ngày họ càng mất niềm tin và thay vì cầu xin, họ trở lại oán than, nguyền rủa Trời Phật, Thánh thần của họ.

Rốt cuộc nghèo khổ vẫn hoàn nghèo khổ, vì chia sẻ thì ít, ích kỷ thì nhiều, oán than thì nhiều, cầu nguyện thì ít.

Trước đây, con người muốn làm từ thiện, muốn chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo khó, khốn khổ họ cần phải có tiền thật, bạc thật họ mới có thể, thể hiện được hành động chia sẻ hoặc giúp đỡ cho người khác. Trường hợp, không tiền không bạc, không vật chất mà muốn giúp đỡ người khác, thì chỉ có nước là cầu xin, nguyện ước cho người khác được tai qua nạn khỏi, no cơm ấm áo. Nhưng cầu nguyện như vậy thì chính họ lại bị phạm vào luật vô vi, kiểu nào thì người nghèo cũng không biết làm sao để có thể thoát được kiếp nghèo.

Nhưng trong thời kỳ này mọi chuyện đã đổi thay, một người không có một xu dính túi vẫn có thể giúp đỡ cho người khác tạo nên vật chất. Việc làm chỉ đơn giản là thành tâm cầu nguyện Thượng Đế giúp cho đối tượng mà họ đang hướng tới, nghĩ tới thoát khỏi sự nghèo khổ, vượt qua nỗi đau thương và gặp nhiều may mắn. Cầu nguyện cho người khác cũng tức là cầu ngyện cho chính mình. Ta cầu nguyện Thượng Đế ban ai có được điều gì, ta cũng sẽ có được điều đó, nhưng không còn phạm luật vô vi. Nó như là một minh chứng cho lời nói của Đức Chúa Guêsu cách đây 2000 năm. Và lời khuyên đó của Ông ta đến thời điểm này đã trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.

Tân ước – Mátthêu, Chương 7 câu 7-11.

Cứ xin thì sẽ được (Lc 11:9-13)

7 “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.8 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho.9 Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá?10 Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?11 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?”

Lưu ý, cầu nguyền trong thời kỳ ân điển thực sự sẽ có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng riêng những ai sinh trước năm 2000 lời cầu nguyện của họ sẽ khó thành công. Vì họ là những linh hồn còn vướng nghiệp quả, định mệnh, vì họ phải trải nghiệm cho hết những gì mà họ đã chọn cho mình trong tiền kiếp. Những linh hồn sinh từ năm 2001 đến 2012 lời cầu nguyện của nhóm người này có hiệu quả hơn. Chỉ có những linh hồn sinh sau 21-12-2012 thì lời cầu nguyện của họ mới thực sự hiệu quả, vì họ không còn ảnh hưởng bởi định mệnh.

Đúng vậy, đây là một sự thật trong thời đại của chúng ta, hãy thường xuyên cầu nguyện Thượng Đế, nhân danh Thượng Đế mà cầu xin. Cầu xin Bà ta trao hoà bình cho thế giới, trao hạnh phúc cho mọi dân tộc, trao cuộc sống ấm no đầy đủ cho mọi người. Nhiều người cầu xin càng mau hiệu quả, tất cả cầu xin hiệu quả tức thời. Chúng ta hãy thành tâm thành ý cầu xin cho mình, cầu xin cho người, cầu xin liên tục không ngần ngại, không sợ hãi, năng lượng tư tưởng cầu nguyện của chúng ta tích tụ càng nhiều càng mau thành hiện thực.

Nhưng trong thực tế, những đầu của thế kỷ 21, nhiều khi ta thấy rằng sự cầu xin của ta không được Thượng đế phúc đáp. Mặc dầu ta đã cầu xin Thượng Đế liên tục và rất chân thành. Từ sự thật đó ta thấy dường như niềm tin của ta không còn mãnh liệt như lúc đầu, sự tin tưởng của ta đối với Thượng Đế dường như càng lúc càng suy giảm. Không phải rằng vì ta không ý thức được sự thật về Thượng Đế và thế giới tâm linh, không vì rằng ta không tôn kính, yêu thương Thượng Đế. Nhưng vì ta có cảm giác như mình bị bỏ rơi, rằng ta không quan trọng gì cả trong mắt của Thượng Đế. Ta có cảm giác ngại ngần, sợ hãi và xấu hổ với chính sự cầu nguyện, xin xỏ của mình. Vì vậy, càng lúc ta càng không dám, hay nói cho đúng hơn là ta không còn muốn cầu xin Thượng Đế nữa về bất kỳ điều gì. Trên thực tế điều này rồi sẽ xảy ra, nhưng nguyên nhân đã được giải thích trong phần ‘lưu ý’ phía trên. Mặc dù mọi thứ có thể xảy ra với ta như đã được miêu tả, nhưng không vì thế mà ta từ bỏ việc cầu nguyện, cầu xin Thượng Đế ban cho ta điều ta thiếu, sự ta cần. Tự ta phải có sự kiên nhẫn, có niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế, ta phải luôn tin rằng Thượng Đế sẽ mang đến cho điều mà ta đã cầu xin sớm nhất có thể. Ta phải luôn giử vững niềm tin rằng Thượng Đế không bao giờ dối gạt ta, không bao giờ bỏ rơi ta, sớm muộn gì rồi Thượng Đế cũng sẽ phúc đáp tấm chân tình của ta. Thực ra thì ta cũng chẳng cần phải ngần ngại, xấu hổ hay sợ hãi gì khi ta cầu xin Thượng Đế. Bởi sự cầu xin của ta là cầu xin Đấng sáng tạo tối cao vĩ đại, chứ không là cầu xin một người phàm tục bình thường. Chúng ta cần phải ý thức duy trì được niềm tin cốt lỏi, chắc chắn chúng ta sẽ thành công trên bất kỳ phương diện nào.

Hãy cầu nguyện, hãy làm từ thiện, hãy chia sẻ, hãy giúp đỡ cho người khác bằng chính tâm hồn rộng mở của mình, bằng chính tình yêu thương từ con tim chân thật của mình. Bằng sự hiểu biết, bằng vật chất, bằng tất cả những gì chúng ta có, chúng ta sẽ có Thiên đàng. Quy luật của thế giới tâm linh; cho đi là nhận được, mình vì mọi người, không cần bận tâm diễn biến sẽ tiếp theo là gì. Nhưng hành động của vế thứ nhứt sẽ tạo thành diễn biến của vế thứ hai.

Luật ân điển, ngoài việc giúp cho những người thiếu thốn nghèo khổ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Luật ân điển còn mở ra cho những người giàu có, một cơ hội được giải thoát và cứu rỗi. Tự thân những người giàu đã biết rằng linh hồn mình đến với thế gian, chưa kinh nghiệm, chưa trải nghiệm được nhiều về các tính cách mặt trái Thiên đàng.

Nhưng luật ân điển sẽ dành cho họ một cơ hội để trở về dưới mái nhà của Thượng Đế, nếu họ chấp nhận buông bỏ, thức tỉnh và giác ngộ. Điều này đã được Đức Chúa Gêusu nói đến trong. Tân ước – Mátthêu, Chương 19 câu 16-22.

Người thanh niên có nhiều của cải (Mc 10,17 -22; Lc 18: 18 -23 )

16 Bấy giờ có một người đến thưa Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? “17 Đức Giê-su đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.”18 Người ấy hỏi: “Điều răn nào? ” Đức Giê-su đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian.19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và “Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.”20 Người thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không? “21 Đức Giê-su đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.”

Qủa thật, lời của Ông ta Đức Chúa Guêsu là Chân lý của trước đây 2000 năm, đến bây giờ vẫn không thay đổi. Những người giàu có hãy vì mình mà hành động theo tiếng gọi của linh hồn, theo lời khuyên của để có được Nước Trời. Hãy thức tỉnh đừng ngần ngại và đừng tự cho mình chưa trải nghiệm đầy đủ. Trải nghiệm, đầy đủ hay chưa đầy đủ đến thời điểm này không còn quan trọng. Vì chúng ta đã có luật ân điển trợ giúp, chỉ cần ý thức giác ngộ thực hiện theo lời khuyên của Chúa Guêsu một cách dứt khoát, ta sẽ có được Nước Trời.

Tân ước – Mátthêu, Chương 6 câu 24. (Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của (Lc 16,13). 24 Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.”

Trường hợp, những người giàu thức tỉnh và ý thức giác ngộ để quay về, Thượng Đế sẽ áp dụng luật ân điển cứu rỗi cho họ. Một thời gian, sau khi trở lại với thân phận Thần thánh của chính mình, Thượng Đế sẽ cho các linh hồn này đi đến những sự sống mới vừa trải nghiệm, vừa thực hiện sứ mệnh. Trên Trái đất chúng ta đã có không ít những linh hồn như vậy từng xuất hiện trong đời sống.

Luật ân điển trợ giúp cho những thân phận thiếu thốn về vật chất, nâng cao được cuộc sống.

Luật ân điển trợ giúp cho những người giàu có về vật chất, có cơ hội trở về dưới mái nhà của Thượng Đế.

Luật ân điển trợ giúp cho những linh hồn chưa trải nghiệm đầy đủ tính cách mặt trái của Thiên đàng, nhưng thức tỉnh kịp lúc.

5 – Thời kỳ hữu vi.

Thời kỳ hữu vi bắt đầu từ năm 2000, đến 2012 luật hữu vi chính thức đi vào đời sống của con người. Trước những năm 2000 Thượng Đế đã áp dụng luật vô vi để cho con người tự do trải nghiệm mọi điều, mọi thứ theo sự chọn lựa của con người. Thượng Đế và các thế lực của thế giới tâm linh không can thiệp vào tự do ý chí của con người, con người có thể tự do suy nghĩ và hành động theo ý muốn của mình. Thượng Đế và các Thiên thần chỉ quan sát và giúp đỡ cho con người trải nghiệm được những gì mà họ đã lựa chọn, dựa theo luật nhân quả. Con người có quyền quyết định mọi hành động theo sở thích, có thể đó là hành động tội ác nhất hay từ bi nhất vẫn không có ai ngăn cấm, không trừng phạt, không ban thưởng.

Nhưng kể từ năm 2012 trở đi, Thượng Đế sẽ áp dụng luật hữu vi để điều hành và dẫn dắt con người trở về nhà. Vì vậy, trong thời gian này mọi suy nghĩ và mọi hành động dẫn đến tội ác, dẫn đến xung đột, dẫn đến chiến tranh, dẫn đến áp bức bóc lột, dẫn đến nghèo đói…tất cả đều bị can thiệp.

Thời gian từ đây đến ngày phán xét không còn nhiều. Vì vậy Thượng Đế phải áp dụng luật hữu vi nhằm giúp Loài người tiến bộ về mặt tinh thần, văn minh về mặt xã hội, để tiến gần với những nền văn minh tiến hoá cao trong vũ trụ.

Thượng Đế, không áp đặt ý muốn của mình lên tự do ý chí của con người. Việc làm đầu tiên của Thượng Đế trong thời kỳ này là ban rãi tri thức ánh sánh để con người có thể nhận thức sự thật về Thượng Đế và thế giới của con người sau này. Tiếp theo là Thượng Đế kêu gọi mọi người thức tỉnh, sau cùng nếu những ai không chấp nhận thức tỉnh Thượng Đế sẽ can thiệp.

Giai đoạn kêu gọi sự thức tỉnh cho con người chỉ diễn ra trong 60 năm “một hoa giáp”. Sau năm 2072 kể từ năm 2012, những ai không chấp nhận thức tỉnh sẽ không còn cơ hội. Số người này sẽ được Thượng Đế đưa những hành tinh khác tiếp tục trải nghiệm. Mặc dù trong số họ đã có không ít người trải nghiệm đầy đủ tính cách mặt trái của Thiên đàng.

2072 = 2+0+7+2 = 11. 1-1 là biểu thị kết thúc chia tách nhị nguyên.

Sau năm 2072, thời hạn kêu gọi thức tỉnh sẽ kết thúc, lúc này các thế lực của Thượng Đế sẽ can thiệp triệt để vào thế giới tiêu cực.

Luật hữu vi can thiệp lên những linh hồn không chấp nhận thức tỉnh, cho dù họ đã trải nghiệm đầy đủ tính cách mặt trái của Thiên đàng.

6 – Thời kỳ bảo bình.

Thời kỳ bảo bình cũng bắt đầu từ năm 2000 và vẫn có 12 năm giao điểm.

Đến thời điểm này con người đã tham dự qua rất nhiều trò chơi, chơi giàu có – chơi nghèo hèn, chơi no ấm – chơi đói khổ, chơi quyền thế – chơi thấp hèn, chơi tình thương – chơi tội lỗi, chơi chiến tranh nhưng chưa chơi trò chơi hoà bình.

Vì vậy, trong thời gian này con người phải tiến hành tập chơi trò chơi hoà bình để hướng đến một nền hoà bình vĩnh cửu trên Trái đất chúng ta.

Trước đây, trong tất cả các trò chơi mà con người tham gia, thì chiến tranh có thể nói là một trò chơi nguy hiểm nhất mà con người đã từng được sáng tạo ra. Nhưng xét cho cùng chiến tranh cũng là một trò chơi đem lại cho con người nhiều kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm và nhiều cảm xúc nhất, hơn tất cả những trò chơi còn lại.

Chiến tranh là cái diễn tả trạng thái bên trong của mỗi cá nhân, tập thể và của cả thế giới ra bên ngoài. Chiến tranh được xuất phát từ nhiều trạng thái tình cảm nhất. Đầu tiên phải kể đến là sự sợ hãi, khi con người sợ thiếu thốn, sợ không đủ, sợ không được người khác tôn trọng, tiếp theo là lòng ham muốn, tham lam, ích kỷ. Ngoài ra tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, cũng là nguyên nhân lớn, tinh thần này có thể khiến cho cả một dân tộc có ý thức coi thường những dân tộc khác. Họ tự cho mình là dân tộc cao quý hơn, mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, đáng được tôn trọng hơn. Các trạng thái tình cảm này diễn tiến liên tục sẽ thúc đẩy họ tiến hành chiến tranh nhằm thoả mãn tham vọng thống trị – tham vọng trở thành nước bá chủ cai trị những nước chư hầu và vơ vét tài sản, tài nguyên của nước yếu.

Chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa yêu nước trên thực tế chỉ là sự biến tướng từ một cái tôi cá thể, sang một cái tôi lớn hơn. Sự biến tướng từ cái của tôi sang cái của chúng tôi, nhưng không là cái của chúng ta. Tôi và chúng tôi vẫn luôn là một diễn biến gây chia rẽ. Chủ nghĩa yêu nước không là một tình yêu trong sự hoà hợp tổng thể, mà vẫn còn là một sự chia tách. Chừng nào vẫn còn tư tưởng chủ nghĩa quốc gia, chừng nào vẫn còn chủ nghĩa yêu nước phân lập. Chừng nào vẫn còn sự chia rẽ bằng cái tôi, bằng cái của chúng tôi, khi đó còn xung đột còn chiến tranh.

Tình thần tự hào Tôn giáo là nguồn gốc gây ra các cuộc Thánh chiến. Đã có một số Tôn giáo trên thế giới tự cho tôn giáo của mình là số một, là cao siêu nhất, tự cho giáo lý của tôn giáo mình là toàn hảo nhất. Từ đó họ dùng sức mạnh vũ lực khống chế bắt buộc người khác phải tin theo niềm tin của họ, theo đuổi tôn giáo của họ. Họ nhân danh Thượng Đế, bắt buộc những người khác tôn giáo, chấp nhận và quy thuận Tôn giáo của họ, bằng ngược lại họ sẽ đàn áp giết hại những ai bất phục.

Sự sợ hãi, lòng tham, tính ích kỷ và tinh thần tự tôn, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tinh thần tự tôn- tôn giáo là những nguyên nhân chính gây nên rất nhiều cuộc xung đột đẩm máu và nhiều cuộc chiến tranh lớn, nhỏ xảy ra trên thế giới.

Trong nhiều ngàn năm qua con người đã tích cực tham gia rất nhiều vào trò chơi chiến tranh. Cái giá mà con người phải trả, cái mà con người kinh nghiệm được trong trò chơi chiến tranh là tốt hay xấu, là đúng hay sai, giờ chúng ta không cần phán xét. Vì tất cả mọi thứ còn lại chỉ là ký ức.

Điều quan trọng hơn để chúng ta biết là hiện nay con người đang sống trong thời kỳ bảo bình. Vì vậy, trong tương lai gần Thượng Đế sẽ không chấp nhận và không cho phép chiến tranh tiếp tục xảy ra trên Trái đất. Sau thập niên 30 của thế kỷ 21các thế lực tâm linh sẽ can thiệp mạnh mẽ, nên sẽ không còn đất sống cho chiến tranh. Trò chơi chiến tranh phải được kết thúc vĩnh viễn trên Trái đất.

Trong những năm đầu của thời kỳ bảo bình các thế lực của Thượng Đế đã tham gia bảo trợ cho an bình Nhân loại. Và sẽ tiếp tục bảo trợ cho hoà bình thế giới, cho đến khi có được một nền hoà bình trọn vẹn.

Trong thời kỳ này, không có một con người nào, một thế lực nào, một quốc gia nào, một tổ chức nào còn có cơ hội tiến hành chiến tranh. Đây là thời kỳ bảo bình và cũng là thời kỳ hữu vi. Vì vậy các thế lực của Thượng đế sẽ can thiệp triệt để và trực tiếp vào những ai, những tổ chức nào hay quốc gia nào có ý định xúc tiến xung đột, chiến tranh.

Trong thời kỳ này con người phải tự thức tỉnh và ý thức mình là ai? Và để có được sự thức tỉnh hoàn toàn, để có được đời sống Thiên đàng, để trở về dưới mái nhà của Thượng Đế. Con người phải tự nguyện từ bỏ tham vọng thống trị bá quyền, từ bỏ ham muốn về những chế độ độc tài chuyên chế, từ bỏ chế độ cai trị áp bức bóc lột, từ bỏ những tham vọng chiến tranh để trở thành bá chủ. Trường hợp, con người không có được ý thức giác ngộ để trở về, các thế lực của Thượng Đế sẽ can thiệp trực tiếp vào ý chí của họ để chấm dứt mọi ý đồ đen tối đang hình thành trong tâm trí họ. Và biện pháp tiếp theo là đưa họ đến với cái chết và cuối cùng đưa những linh hồn này đến một hành tinh khác tiếp tục trải nghiệm.

Trong thời đại này con người sẽ phải tham gia trò chơi hoà bình và thân ái vì trò chơi xung đột và chiến tranh đã không còn được Thượng Đế cấp phép nữa. Nếu con người vẫn tiếp tục có suy nghĩ và hành động về trò chơi chiến tranh là đi ngược lại xu thế chung của thời đại và ý muốn của Thượng Đế.

“Trò chơi là Trời cho, Trời không cho trò không chơi” Đúng là trong thời đại này chúng ta không nên chơi những trò chơi nguy hiểm chết người như trò chơi chiến tranh. Thời đại mới con người phải chấp nhận từ bỏ xung đột và chiến tranh vì ba lý do:

– Thứ nhất: Tiến hành xung đột gây ra chiến tranh là không còn cần thiết cho sự trải nghiệm tích cực. Các cảm xúc do chiến tranh gây ra không còn có lợi về mặt tâm linh và đời sống cho con người trong thời kỳ bảo bình.

– Thứ hai: Chiến tranh xảy ra trong thời điểm này sẽ làm ảnh đến quá trình trở lại thân phận Thần thánh của toàn bộ Loài người, vì thời gian còn lại cho những trải nghiệm tích cực là không nhiều.

– Thứ ba: Nếu Thượng Đế, vẫn cho phép chiến tranh tiếp tục xảy ra trong thời gian này sẽ phá hỏng toàn bộ kế hoạch mà Ngài sắp đặt cho Loài người.

Thượng Đế không áp đặt ý muốn của mình lên tự do ý chí con người. Trong giai đoạn này Thượng Đế, cho phép con người được quyền tự do lựa chọn một trong hai con đường.

– Con đường thứ nhứt là tự thức tỉnh giác ngộ để trải nghiệm những trò chơi tích cực còn lại và khi thời gian đến sẽ quay về dưới mái nhà của Thượng Đế.

– Con đường thứ hai, nếu ai vẫn tiếp tục ham muốn đời sống tiêu cực trần gian không chấp nhận thức tỉnh. Họ sẽ phải đi đến những hành tinh mới như Trái đất của chúng ta trước đây gần 12000 năm để tiếp tục trải nghiệm chọn lựa của mình.

Là thời kỳ bảo bình, chắc chắn các thế lực tâm linh sẽ bảo trợ hoà bình cho Trái đất. Nhưng con người sớm muốn có hoà bình, mọi người phải tự ý thức sống hoà bình từ trong nội tâm của chính mỗi người, cư xử thân ái, ôn hoà, yêu thương. Và cầu nguyện Thượng Đế hãy đem hoà bình đến cho nhân loại, hoà bình sẽ có ngay tức thì.

7 – Thanh toán bù trừ.

Thanh toán bù trừ không đại diện cho một thời kỳ, nhưng là luật bù trừ.

Trong thời kỳ này, các thế lực tâm linh sẽ vận dụng luật nhân quả, luật ân điển và luật hữu vi để vận hành luật bù trừ. Thượng Đế, ứng dụng luật thanh toán luật bù trừ nhằm tái cân bằng mọi sự việc còn nhiều bất cập đã và đang ra trên Trái đất. Từ nay cho đến ngày phán xét, các thế lực của Thượng đế, sẽ can thiệp tái phân phối và điều tiết mọi thứ từ; tri thức ánh sáng cho đến thời tiết, khí hậu, quyền lực, tài nguyên Trái đất, của cải của loài người. Phân phối lại toàn bộ mọi thứ, từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi nhiều đến nơi ít, từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác. Luật bù trừ của Thượng Đế, sẽ giúp cho mọi người trên Hành tinh có được một đời sống đầy đủ, tốt đẹp và cân bằng hơn.

Nói như vậy không có nghĩa là trước đây khi chưa áp dụng luật bù trừ, Thượng Đế đối xử thiên vị, thiếu công bằng với con người. Thượng Đế luôn yêu thương và hành xử tuyệt đối công bằng với tất cả mọi linh hồn. Nhưng trong các thời kỳ trước là thời gian con người trải nghiệm mặt trái Thiên đàng , trải nghiệm tiêu cực. Vì vậy, Thượng Đế đã áp dụng luật định mệnh, kết hợp với luật nhân quả và luật vô vi điều hành thế giới. Mọi thứ xảy đến cho con người trước đây là được hay mất, có hoặc không, đều do con người tự quyết định. Nhưng trước đây chúng ta không thấy được sự công bình của Thượng Đế, vì chúng ta đã quên đi quá khứ và không biết mình đã chọn điều gì trong tiền kiếp. Chúng ta nên hiểu rằng, Thượng Đế chỉ là người mang đến thứ mà con người đã chọn lựa theo ý muốn của họ trong tiền kiếp, tuyệt đối công bằng không thiên vị. Nhưng đó là những việc làm của các thế lực Thượng Đế, nhằm thực hiện luật công bình trong quá trình tiến hoá của Nhân loại thời kỳ trước 2012.

Ngày nay, thế giới đã bước qua thời kỳ tiếp nhận ánh sáng, ân điển, hữu vi, bảo bình và con người không còn bị luật định mệnh và nghiệp quả chi phối. Vì vậy, Thượng Đế sẽ thực hiện luật công bình dựa trên luật nhân quả tức thời và luật thanh toán bù trừ trong minh bạch mà con người có thể trông thấy và nhận biết.

8 – Những điều liên quan trong thời đại mới.

Nhân loại vừa trải qua một thời kỳ quá nhiều đau khổ trong bóng tối và nhờ ơn Thượng đế mọi sự đã qua, giờ là lúc mọi thứ sẽ thay đổi. Nhưng thực ra trong hiện tại mọi sự chỉ bắt đầu, bởi thực hiện một kế hoạch dù lớn hay nhỏ đều phải có thời gian và trình tự. Kế hoạch đưa con người trở về nhà của Thượng Đế là một kế hoạch vĩ đại và toàn tri, vì vậy mọi việc diễn ra đã nằm trong lộ trình của Ngài.

“Tôi không bao giờ tin Đức Chúa Trời chơi xúc xắc với thế gian này.” Albert Einstein.

Vì vậy, những thập niên đầu của thế kỷ 21, chúng ta vẫn phải sẽ còn chứng kiến nhiều bất ổn, nhiều tội ác xảy ra trên thế giới. Chúng ta vẫn còn phải chứng kiến nhiều việc làm gây bất ổn, chia rẽ, xung đột vì tham vọng và lợi ích, bởi các tập đoàn cầm quyền tham lam, ích kỷ, tối tăm. Chúng ta còn phải chứng kiến nhiều tiêu cực xảy ra như: chiến tranh, xung đột, giết người cướp của, trộm cắp, biển lận, hiếp dâm, bạo hành, đàn áp vv…

Thời đại mới đã đến, nhưng vẫn còn nhiều tiêu cực xảy ra vì hai nguyên nhân.

– Thứ nhất, chúng ta biết rằng từ những năm đầu của thế kỷ 19 dân số thế giới chỉ khoảng 1 tỷ người, nhưng cho đến nay đã lên đến hơn 7 tỷ người. Trong vòng hơn 200 năm, nhưng có đến sáu tỷ linh hồn đến với trái đất đầu thai làm người. Nhưng trong số này ước chừng đã có đến hơn một nữa là những linh hồn mới, số còn lại là những linh hồn đến từ những hành tinh khác tiếp tục trải nghiệm. Trải nghiệm là một quá trình dài lâu và gian nan, thông qua rất nhiều kiếp làm người. Số những linh hồn đã trải nghiệm dang dở tại những sự sống đi trước chúng ta, đã đến Trái đất tiếp tục trải nghiệm là những linh hồn già, có nhiều kinh nghiệm và khôn ngoan. Nhưng với số linh hồn mới, họ chỉ mới trải qua vài ba kiếp làm người, nên họ vẫn còn là những linh hồn non trẻ. Thời gian trải nghiệm của họ là chưa nhiều, vì vậy họ sẽ không đủ khôn ngoan để tránh khỏi những suy nghĩ và hành động tiêu cực.

– Thứ 2, trong thực tại của thế giới có rất nhiều linh hồn non trẻ đang hiện hữu chung quanh chúng ta và mục đích chính của họ là tìm kiếm những trải nghiệm tiêu cực như thế nào?. Tìm kiếm cái mà linh hồn họ đã từng ước muốn trước khi đi đến thế giới này. Nhưng không là tìm kiếm sự thức tỉnh như thế nào?. Chúng ta cần ý thức rằng; chưa đến lúc để họ tìm kiếm sự thức tỉnh, nếu muốn họ cũng sẽ không được các thế lực của Thượng Đế trợ giúp. Sự thức tỉnh của những linh hồn non trẻ sẽ phá hoại mục đích chính của họ và ảnh hưởng đến kế hoạch của Thượng Đế.

Chúng ta hãy chấp nhận thực tại, và hãy chúc phúc cho họ nhưng không cần phê phán hay lên án họ. Bởi hình ảnh của họ hôm nay cũng chính là hình ảnh của chúng ta trước đây, những hành động của họ hôm nay cũng là những hành động mà ta đã từng thực hiện trong nhiều kiếp trước. Nếu chúng ta chưa bao giờ hành động trông giống họ như hôm nay, chúng ta sẽ không bao giờ thức tỉnh như hôm nay. Nếu chúng ta chưa học hết các bài học bóng tối, các thế lực tâm linh sẽ không giúp chúng ta học bài học ánh sáng. Bàn luận, phê phán, chỉ trích, phần lớn là thói quen tán gẩu, câu chuyện làm quà, phiếm bàn về việc của người khác không ảnh hưởng đến ta, nhưng dù sao thì đó vẫn là hành vi tiêu cực. Sức mạnh phá hoại của sự bàn tán vô trách nhiệm là không thể lường hết. Phê phán, chỉ trích, lên án, thể lý hay việc làm của người khác vì lợi ích bản thân, là thể hiện sự ích kỷ, ganh ghét, tự cao và là hành động rất tiêu cực. Xét đoán không bao giờ mang lại kết quả tích cực cho người khác hay cho chính mình. Vì khi ta tiến hành nói xấu, vu khống, chỉ trích, bôi nhọ người khác tức là ta đã gởi cho họ một loạt năng lượng tối và nguồn năng lượng này cũng sẽ phản hồi lại cho ta. Trong thời kỳ ân điển này, thay vì lên án, chỉ trích người khác, ta nên chúc phúc cho họ, bởi chúc phúc cho người khác cũng tức là chúc phúc cho chính mình. Hơn thế nữa, chúc phúc cho người khác không làm mất nhiều thời gian quý báu của ta và tư tưởng của ta cũng sẽ không bị mệt mỏi vì bị vướng bận bởi những vấn đề của người khác nhưng ta không giúp được gì.

Phê phán, lên án, chỉ trích, tư tưởng, hành động của người khác, có khi là sai lầm của chính ta, nhưng không là sai lầm của họ. Chúng ta phê phán người khác là không có lịch sự, không điềm đạm, không hài hoà, không có lòng thương xót, không có lòng từ bi, bác ái vv…có khi chỉ là do chủ quan, võ đoán của chính ta, nhưng không là hiểu biết thấu triết bản chất sự thật của vấn đề.

Ví dụ; Cùng lúc ta và một người khác đang đói, với ta, thì ta có thể vào quán chọn ăn phở hoặc ăn cơm nhằm giải quyết cái đói, nhưng người đó lại không làm như ta mà thay vào đó họ lại chọn cách xin ăn, hoặc có thể cướp giựt của người khác để ăn. Sự việc từ trong ví dụ này, nói cho chúng ta biết rằng, không phải vì người đó không có ý muốn hành động giống như ta, nhưng vì thời điểm đó trong túi họ không tiền. Vậy hỏi một người trong túi không có một xu làm thế nào mà người đó dám thực hiện việc vào quán ăn uống như ta.

Ví dụ; Cùng lúc ta và một người khác nghe một người nước ngoài hỏi chuyện, riêng ta, ta đã nghe và trả lời với người khách, nhưng người đó chẳng những không tham gia mà thay vào đó là chửi thề. Sự việc từ trong ví dụ thứ hai này,chỉ cho chúng ta biết rằng, không phải người cùng với ta không có ý muốn thể hiện sự hiểu biết của mình cho người khác thấy. Nhưng vì trong thời điểm đó họ không hiểu ngôn ngữ của người khách, không hiểu người khách nước ngoài nói gì. Vì vậy, thay vì tham gia trả lời cho người khách cùng với ta, họ lại chửi thề vì bực bội, vì cảm thấy mình bị tổn thương, vì sợ người khác coi thường. Tâm lý phản vệ thiếu ý này xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân, vì vậy những hành vi mà họ đã thể hiện không thể chứng minh đó là ý muốn thực sự của họ.

Trong thực tế sống chúng ta phải biết rằng, bất cứ ai cũng muốn thể hiện mình là người tốt, hành động đúng đắn, nói năng ôn tồn lịch sự, ai cũng muốn thể hiện được bản thân mình trong con mắt của người khác “có tóc không ai muốn làm kẻ trọc đầu”. Nhưng thực ra con người ta muốn làm một việc gì, thực hiện bất cứ một hành động nào, không phải chỉ có muốn là được. Muốn là một việc, thực hiện được hay không là một việc khác. Người ta chỉ có thể sử dụng cái người ta có, nhưng không thể sử dụng cái người ta không có. Khi mà thời điểm con người ta chưa kinh nghiệm qua, chưa trải nghiệm tới, không có dữ liệu về cái họ muốn, về cái mà chúng ta gọi là lịch sự, điềm đạm, hài hoà, lòng thương xót, lòng từ bi, bác ái… vậy hỏi lấy gì họ đem ra sử dụng. Vì vậy, khi chúng ta chê trách, phê phán lên án người khác là chúng ta đã hành xử theo định kiến chủ quan của ta. Và từ định kiến chủ quan của ta, ta áp đặt ý muốn của ta lên người khác, làm cho chúng ta trở thành kẻ võ đoán, tự cao, tự mãn.

Phê phán, lên án, chỉ trích, tư tưởng hành động của người khác tương tự như một người đã từng sống trong nghèo khó, đã từng ăn mày tình thương của nhiều người. Nhưng khi người này vừa mới làm ăn khấm khá, có được chút đỉnh tiền bạc, đã vội quên đi quá khứ và sẵn sàng phê phán, khinh bỉ, xa lánh những người nghèo khó. Không lên án, không phê phán người khác, không có nghĩa là ta đạo đức giả, cũng không có nghĩa là ta tốt đẹp hơn họ, hoặc bao dung cho họ, nhưng là ta đồng cảm với họ. Vì ta biết, ta cũng đã từng như họ hôm nay, vì ta biết ta và họ là từ một cội nguồn.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, người làm công tác phụng sự ánh sáng, phụng sự tâm linh chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi nhóm linh hồn mới. Vì họ sẵn sàng công kích, đã phá, từ chối nghe bất cứ sự thật nào, họ thậm chí sẽ chửi rủa, lên án những ai nói đến tâm linh, nói đến sự thật. Nhưng sứ mệnh của những Lightworker đã được Thượng Đế giao phó vẫn phải tiến hành, mặc dù trên hành trình của họ trong thời điểm hiện tại không hề dễ dàng.

Trong thực tế những ai có cơ may tiếp cận được với Thượng Đế hoặc cá nhân các chân sư đều có nguy cơ tưởng tượng rằng mình là người đặc biệt. Nhưng trong đó cũng có một số ít người ban đầu được cá nhân các chân sư dìu dắt rất tận tình. Nhưng thời gian sau đó họ nhận được những thông điệp kỳ lạ và không còn được minh triết như lúc đầu. Vì vậy số người này cho rằng họ đã bị gặp phải chân sư giả và các thông tin họ nhận là giả ánh sáng. Họ cho rằng hành động trên là do các thế lực tối từ những sự sống ngoài Trái đất thực hiện vì một mục đích nào đó. Nhiều người vẫn luôn cho rằng các thế lực này làm như vậy là nhằm muốn khống chế và tước đoạt năng lượng ánh sáng của họ. Mà đúng như vậy thật, bởi họ luôn phải nhận được các thông tin nhiễu loạn, từ đó họ không thể nhận ra đâu là sự thật. Thực ra, trong thế giới của Thượng Đế không cái gọi là ánh sáng giả, tương tự như vậy không có cái gọi là sự thật giả. Ánh sáng luôn là ánh sáng, tương tự như vậy sự thật luôn là sự thật. Bên kia ánh sáng là bóng tối, bên kia sự thật là điều không thật. Tất cả mọi nguồn thông tin được gởi đến cho con người từ ngoài Trái đất, đều do các chân sư thực hiện. Tương tự như vậy, chân sư là chân sư không có chân sư giả hoặc chân sư chưa đủ trình độ hay chân sư bóng tối. Chân sư là bậc thầy về sự thật, mà sự thật là ánh sáng.

Thực ra chỉ có những người tâm địa không trong sáng mới bị nhận những thông điệp tối, còn được gọi là thông tin nhiễu loạn. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự lạc lối của chính họ. Thông thường…xxx bỏ một đoạn.xxx.. chỉ có những ai đã trải nghiệm đầy đủ các tính cách mặt trái Thiên đàng và có ý thức giác ngộ mới được các thế lực tâm linh hiệu chỉnh. Hiệu chỉnh là nhằm giúp họ có thể tiếp nhận được thông tin ngoại cảm và từ đó sẽ có cơ hội tiếp cận sự thật. Ban đầu là như vậy, nhưng sau khi đã được hiệu chỉnh có một số người đã quên đi mục đích của chính mình và lạc lối vì mục đích tiêu cực nào đó như; lợi ích, tham vọng hay quá tự cao, tự mãn. Nó là nguyên nhân họ nhận thông điệp tối nhằm thức tỉnh họ lại một lần nữa.

Ngoài ra còn một lý do khác quan trọng hơn mà các bậc thầy dẫn dắt tâm linh hướng đến nhằm giúp người đệ tử trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động. Thông thường ban đầu các bậc thầy dẫn dắt người học trò bằng các thông điệp rất minh triết và chứa đựng nhiều sự thật, kể cả các thông tin tiên tri mang tính cá nhân của người học trò. Nhưng càng về sau những thông điệp của người thầy càng lúc càng khó hiểu, thật giả lẫn lộn, trong đó có cả những thông điệp mang tính đe doạ thấp kém sai sự thật. Vì sao các bậc thầy lại có những hành động kỳ lạ như vậy? Câu trả lời thật đơn giản là; chỉ vì người thầy muốn nhìn thấy người đệ tử của mình, tự đứng trên đôi chân của mình, không phụ thuộc vào người thầy trong ý thức và hành động. Điều momg ước lớn lao nhất của người thầy là được nhìn thấy người học trò của mình trưởng thành hơn trong nhận thức, phải tự biết phân biệt và khẳng định đâu sự thật, đâu là điều không thật. Người thầy muốn ở người học trò phải tự tin với hiểu biết chân thật của chính mình, không bị phân tâm, không bị lay động tư tưởng bởi các thông tin sai sự thật, do từ người thầy gởi đến hay do từ bất kỳ nguồn thông tin nào mà người học trò tiếp nhận được. Tóm lại người thầy dẫn dắt tâm linh luôn có những hành động theo nhiều cách khác nhau nhằm giúp người học trò của mình không bị phụ thuộc bất cứ ai. Giúp người học trò trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động bằng sự tự tin và tự do hoàn toàn trong nhận thức nhằm sáng tạo ra bản ngã cho chính người học trò.

Để có thể khẳng định không có cái gọi là ánh sáng giả, chân sư giả hay thế lực tối ngoài Trái đất. Chúng ta cần phải nhận ra một sự thật, người làm chủ và sử dụng được công nghệ siêu sóng não để gởi thông tin đến cho con người, không thể là người trong các nền văn minh tiến hoá thấp. Nhưng tất cả họ đều là những người trong các nền văn minh tiến hoá cao, tất cả họ là chân sư, là Thần thánh, là những người thức tỉnh hoàn toàn. Một người thức tỉnh hoàn toàn không bao giờ vì danh vọng, vì lợi ích bản thân và không bao giờ làm bậy vì thiếu ý thức. Chỉ có con người trong tình trạng quên lãng thế tục mới vì danh vọng, vì lợi ích và làm bậy vì thiếu ý thức. Tất cả mọi hành động của các thế lực tâm linh trong vấn đề này đều xuất phát từ ý muốn và hành động của chính ta. Vì vậy trước khi trách Họ, ta hãy nhìn lại chính mình “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Vì vậy, nếu ai tự cho mình là cao siêu, minh triết, đắc đạo – tự cho ta là người được Thượng Đế quan tâm nhất và có suy nghĩ mình đã được giải thoát sẽ là không thực tế. Tư tưởng đở đầu như vậy sẽ không có lợi cho quá trình tiến đến giải thoát của chính ta. Từ những suy nghĩ sai lệch thực tế về bản thân, có thể dẫn ta đến với sự tự cao, tự mãn, không coi ai ra gì và sẽ tự cho mình là người hiểu biết, thông tuệ hơn người khác. Tự cao, tự mãn là tự kết thúc tiến trình mở rộng tri thức, hiểu biết, trí tuệ của chính mình. Tự cao, tự mãn là tự kết thúc tiến trình tìm kiếm sự thật và đóng khung tư tưởng của chính mình trong định kiến.

Chinh phục đỉnh cao của trí tuệ, tương tự như nhà leo núi luôn ham muốn chinh phục những đỉnh núi mới, cao hơn các đỉnh núi đã chinh phục qua. Khi một nhà nhà leo núi, đã đạt đỉnh của một ngọn núi, thì dù có tiếp tục với bất cứ lối nẻo nào vẫn là đi xuống, không bao giờ là lối đi lên. Vì vậy, nếu nhà leo núi vẫn còn muốn tiếp tục với đam mê chinh phục những đỉnh núi khác cao hơn, bắt buộc họ phải rời bỏ đỉnh núi mà mình đã chinh phục, trở lại mặt Đất. Trường hợp con người trên hành trình chinh phục đỉnh cao trí tuệ cũng vậy. Một vài hiểu biết, một vài chục hiểu biết, một vài trăm hiểu biết, một vài ngàn hiểu biết chưa phải là hiểu biết tất cả, nhưng cũng chưa chắc chắn là những hiểu biết của ta, tất cả là sự thật. Sự hiểu biết trong ý thức nhận biết của trí tuệ mà Thượng Đế trao cho con người là vô tận. Nhưng những hiểu biết của ta trong thời kỳ quên lãng thực sự rất hạn hẹp. Nếu chúng ta không ý thức rõ ràng về vấn đề này, rất có thể nó là nguyên nhân đưa ta vào con đường tự cao, tự mãn và đánh mất sự khiêm tốn cần thiết trên con đường hành đạo. Tự cao, tự mãn là đóng khung tư tưởng hiểu biết trong quá khứ, là sống với quá khứ bỏ quên hiện tại và không tiếp tục sáng tạo tương lai. Tư tưởng tự cao, tự mãn tương tự như nhà leo núi đã chinh phục xong một ngọn núi, nhưng không trở lại mặt đất mà tiếp tục sống ở đó để tự tận hưởng niềm vinh quang của mình.

Người phụng sự ánh sáng, phải là người luôn ý thức được sự thật, không phân biệt đối xử và không chia tách nhị nguyên. Người phụng sự ánh sáng, phải là người luôn có cái tâm trong sáng, đầy tình yêu thương, vui vẽ, chan hoà, không tự cao, tự mãn và không chấp nhặt. Jiddu Krishnamurti là một tiêu biểu về nhân cách người thầy dẫn dắt trong thời đại mới. Ông ta cư xử với một lãnh đạo cao cấp cũng giống như với một người bình thường, xét trên mọi góc độ hình thức cũng như nội tâm. Ông ta đã phủ nhận tất cả mọi thứ bậc tinh thần và chối bỏ rất nhiều thứ, điển hình là giải tán dòng tu năm ngôi sao có sẳn 3000 tín đồ đang chờ đợi sự lãnh đạo của Ông. Ngoài ra Ông ta còn không bao giờ tự nhận mình là một chân sư được phái đến từ Nước Trời và cũng không nhận bất cứ một đệ tử nào.

Trong thời kỳ trước, khi các chân sư đến Trái đất thực hiện sứ mệnh rao giảng chân lý, đồng thời Họ phải vừa thực hiện cái gọi là phép màu nhằm tạo cho con người niềm tin. Vì đời sống của Nhân loại trong các thời kỳ trước rất lạc hậu, lạc hậu về ý thức, lạc hậu về công nghệ và mọi mặt đời sống. Cho nên các chân sư phải thể hiện nhiều hình thức công nghệ siêu việt ngoài sức hiểu biết của con người ngày đó, nhằm tạo ra một sự khác biệt về thân phận của Họ. Nhưng trong những thập niên gần đây và ngày nay điều đó đã trở nên không cần thiết, các chân sư đến trần gian là chỉ để rao giảng sự thật.

Trên thực tế, Thần thánh thể hiện quyền phép cũng có nghĩa là Thần thánh thể hiện một diễn đạt của công nghệ. Ngày nay, các chân sư rất ít khi thể hiện cái gọi quyền phép là nhằm tránh cho con người tiếp tục duy trì những niềm tin sai lệch về sự siêu hình của Họ. Điển hình là việc hiệu chỉnh cho những người thức tỉnh trong thời gian này, hiệu chỉnh thực ra chỉ là một hình thức chữa bệnh không hơn không kém. Nhưng khi các Thiên thần thực hiện công việc chữa bệnh thường sẽ rất nhẹ nhàng và hầu như mọi người bệnh không hề hay biết là mình đang được chữa bệnh. Nhưng ngược lại khi tiến hành hiệu chỉnh cho ai đó, người được hiệu chỉnh sẽ rất đau đớn về thể xác lẫn tinh thần đôi khi sự đau đớn kéo dài trong nhiều tháng.

Trên thực tế với khả năng tri thức cọng với công nghệ siêu đẵng của Họ thì việc hiệu chỉnh cho con người không gây ra đau đớn là một việc làm hết sức dễ dàng. Đơn giản nếu Họ tiến hành công việc hiệu chỉnh trong giấc ngủ và gây mê trước khi hành động, chắc chắn chúng ta sẽ không phải trải qua sự đau đớn. Nhưng Họ đã không làm như vậy; để cho người được hiệu chỉnh trải qua nỗi đau thể xác theo lộ trình và kết thúc một cách nhanh chóng như chưa hề có điều xảy ra. Là nhằm mục đích tạo cho người được hiệu chỉnh nhận thức rõ ràng hơn, rằng đã có một can thiệp của các thế lực tâm linh. Nhận thức về một can thiệp của công nghệ siêu đẵng và sự hữu hình của Họ, thông qua việc làm siêu hình.

Trong thời kỳ ánh sáng Thượng Đế và các chân sư luôn mong muốn con người tiếp nhận được ánh sáng sự thật, nhằm xoá bỏ những niềm tin sai lầm lạc lối. Vì vậy, trong thời gian này những người phụng sự ánh sáng “Lightworker” có thể tiếp cận với các Đấng thông qua đường truyền siêu sóng não. Nhưng đừng quá mong chờ và ước muốn quá nhiều rằng mình sẽ sở hữu một quyền phép nào đó. Vì trên thực tế nếu ai đó có thể thực hiện được một quyền năng nào đó như nói tiên tri, sử dụng nhân điện chữa bệnh trong lúc này, không phải là tự thân họ làm nên được điều đó. Thực ra mọi quyền phép con người sở hữu và thực hiện được trong lúc này, tất cả đều phụ thuộc vào sự trợ giúp của các thế lực người ngoài Trái đất, thông qua công nghệ. Một tư tưởng, một việc làm, một hành động phụ thuộc, cho dù phụ thuộc vào bất kỳ người nào kể cả Thượng Đế không bao giờ là con đường đi đến giải thoát.

Người phụng sự ánh sáng là người dìu dắt những người đang trong bóng tối đến với ánh sáng. Khi ta truyền đạt tri thức ánh sáng, những linh hồn già tự khắc sẽ ý thức được đâu là sự thật, nhưng những linh hồn non trẻ có thể sẽ tìm cách phản bác và chống lại ta. Nhưng để có thể nhận biết được đâu là một linh hồn già và đâu là một linh hồn non trẻ chúng ta không thể đánh giá họ từ phía bên ngoài. Một người thầy chùa, một hoà thượng, một linh mục, một mục sư, một người tu hành chưa chắc là một linh hồn già. Nhưng có khi, linh hồn già là một thương nhân, một bác sĩ, một luật sư, một người đạp xích lô, một người nông dân nghèo khó… Vấn đề, để có thể nhận biết đâu là một linh hồn già, đâu là một linh hồn non trẻ, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm quan sát và nhận định của một Lightworker.

Vì vậy, ta phải ý thức là không nên tranh cãi, không hơn thua với những linh hồn non trẻ, hay bất cứ một người nào không đồng quan điểm với ta, nhưng là chúc phúc cho họ. Tuy nhiên, ta phải nhớ rằng ta không thể truyền đạt những gì mà ta đã không tuyên bố là của riêng ta, bởi mọi sự nghi ngờ không bao giờ là sự thật. Tự tuyên bố là của riêng ta trước khi truyền đạt còn được biết đến như là một sự thể hiện bản ngã, trên nền tảng chân ngã của chính ta. Ta chỉ nên truyền đạt những gì ta hiểu biết, đã ý thức thấu triệt trên nền tảng của sự thật, ta không nên nói nhiều đến những điều ta chưa hiểu biết thấu đáo, chưa ý thức rõ ràng. Bởi nếu ta nói nhiều đến điều ta chưa hiểu hết, chẳng những ta không giúp được người khác, trái lại còn gây cho người khác sự nhầm lẫn và lạc lối trong nhận thức. Ví dụ: Khi ta đề cập đến vấn đề luân hồi, nhưng ta giảng giải theo cách cũ bằng nhận thức 3d lỗi thời. Trong đó ta đề cập đến Thiên đàng, Địa ngục, cưa xẻ trừng phạt, ban thưởng là sai với sự thật. Nếu ta làm như vậy cũng có nghĩa là ta cố ý thể hiện sự hiểu biết của mình cho người khác nhằm loè bịp người khác, cố ý gây ấn tượng cho người, nhưng không trên nền tảng chân thật.

Có thể những gì ta nói không dựa trên nền tảng của sự thật, người tiếp nhận không thể nhận biết, nhưng chắc chắn Thượng Đế biết. Vì vậy nếu ta còn yêu quý, tôn kính Thượng Đế và còn muốn tiếp tục tiến hoá trên hành trình tìm kiếm sự giải thoát ta sẽ không làm như vậy. Truyền đạt nhưng không áp đặt, truyền đạt nhưng không trói buộc mà giúp cho người được truyền đạt có được một không gian suy tưởng tự do hoàn toàn trong nhận thức. Người tiếp nhận thông điệp, ý thức được bao nhiêu không quan trọng bằng thông điệp được gởi đi chứa đựng được bao nhiêu sự thật.

Ngoài ra chúng ta còn phải biết phân biệt thế nào là một người thăng thiên, thức tỉnh? Thế nào là một Lightworker? Thế nào là một Lightworkers’ Guidelines? Như đã biết tất cả mọi người không loại trừ bất cứ người nào, sau khi đã trải nghiệm đầy đủ mặt trái Thiên đàng và thông qua nhận xét của các thế lực Thượng Đế xác định đủ. Khi đó những người này sẽ được các thết lực tâm linh hiệu chỉnh, nhằm giúp cho họ thăng thiên, thức tỉnh. Thượng Đế thực hiện việc hiệu chỉnh cho ai đó là trợ giúp cho người đó thức tỉnh được chính mình nhằm tiếp cận sự thật và có những hiểu biết cần thiết để hiện thực việc trải nghiệm tích cực của chính người đó. Nhưng không phải tất cả những người được hiệu chỉnh đều là Lightworker. Hiệu chỉnh là đặc ân của Thượng Đế dành cho tất cả những ai đã trải nghiệm bóng tối đầy đủ, nhưng không là đặc ân dành riêng cho bất cứ người nào. Người được chọn làm Lightworker là những người đã từng theo đuổi tâm linh, là các chức sắc tôn giáo và là những người có kinh nghiệm rao giảng trước công chúng từ trong tiền kiếp.

Vì vậy, trong hiện tại họ phải là những người có trách nhiệm hơn với chính mình, với cộng đồng và với trước Thượng Đế. Nhưng không là những linh hồn đặc biệt hơn, cao quý hơn những linh hồn khác. Chúng ta phải biết rằng, trong thế giới của Thượng Đế không có linh hồn nào lại cao quý hơn linh hồn nào, không có linh hồn nào lại đặc biệt hơn linh hồn nào. Nhưng là linh hồn có trách nhiệm cao hơn đối với cộng đồng, với toàn bộ sống trong Vũ trụ. Tương tự như vậy, Lightworker là những người phải có trách hơn với chính mình và với cộng đồng, nhưng không là người đặc biệt hơn. Lightworker là những người tiếp tay cùng các thế lực của Thượng Đế truyền đạt những thông điệp ánh sáng phục vụ cộng đồng. Lightworker là công nhân ánh sáng, lao động ánh sáng là những người vì ánh sáng vì sự thật phục vụ cộng đồng. Nhưng không là người phải có trách nhiệm tìm kiếm sự thật, không là người phát ngôn những sự thật đã bị các thế lực của Thượng Đế che dấu lâu nay. Lightworker trong thời đại mới tương tự như các môn đồ của Đức Phật, các môn đệ của Đức Chúa Guêsu trước đây. Họ phải là những người đầu tiên nhận thức thấu triệt, hiểu biết thấu đáo về tư tưởng, về chân lý của Đức Phật, của Đức Chúa đã truyền đạt cho họ. Và từ trên nền tảng hiểu biết đó họ sẽ rao giảng, truyền đạt những chân lý, những sự thật này cho các tín đồ, cho cộng đồng. Mặc dù cả cuộc đời của họ luôn phụng sự chân lý, luôn nói về sự thật nhưng họ không phải là người phát ngôn đầu tiên về sự thật, về những chân lý tối hậu và về những gì họ hiểu biết sau khi được truyền đạt. Vì họ không phải là sứ ngôn nhận sứ mệnh từ Thượng Đế giao phó.

Lightworker hay bất cứ một người nào trong thế giới này, có quyền tìm kiềm sự thật cho chính mình. Nhưng không nên sử dụng hiểu biết định kiến lỗi thời của mình kết hợp với những kiến thức mới của người khác sáng chế, xào nấu tạo ra những phát ngôn, tạo ra những bài viết, tạo ra những cuốn sách không trên nền tảng sự thật. Vì những việc làm này sẽ gây tác hại cho chính họ và người khác, nó là nguyên nhân tạo ra nhận thức sai lầm cho người tiếp cận. Trong vô tình họ đã dẫn dắt người tiếp cận thông tin do họ sáng chế ra, tự thay đổi hình thức mê tín cũ của mình, chuyển sang một hình thức mê tín mới. Một người bình thường, một người đã được hiệu chỉnh, một Lightworker nói rằng tôi không biết những điều tôi chưa biết, nóí rằng tôi chưa hiểu hết, chưa thấu triệt hết về một điều nào đó sẽ không có ai chê trách họ và Thượng Đế cũng không phiền lòng. Ngược lại, họ sẽ nhận được sự quý trọng của nhiều người vì đức khiêm tốn của chính mình. Nhưng nếu họ không biết, không ý thức thấu triệt sự thật, mà lại nói dối theo cách của mình, cố gắng thể hiện mình là người hiểu biết, tự cho mình là người thông tuệ, cũng tức là họ cố gắng thể hiện sự tự cao, tự đại của họ nhằm tìm danh vọng và làm hại cho người khác trong sự ham muốn ích kỷ của họ.

Riêng Lightworkers’ Guidelines thực chất là những người hướng dẫn, dẫn dắt Lightworker cũng có nghĩa họ là các chân sư, đạo sư, các bậc thầy dẫn dắt tâm linh vô hình hoặc hữu hình.

Trên thực tế, Thượng Đế đã sắp đặt mọi điều rất hoàn hảo và toàn tri. Trong thời điểm hiện tại, những linh hồn non trẻ lại là cứu cánh cho những linh hồn già đã thức tỉnh. Những suy nghĩ và hành động tiêu cực của các linh hồn non trẻ là cơ hội cho những linh hồn già trải nghiệm tích cực. Tất cả mọi suy nghĩ sai lầm, mọi hành động tội lỗi, xấu xa, tăm tối của họ là cơ hội cho những linh hồn già thể hiện cái gọi là tấm lòng từ bi, bác ái, bao dung, tha thứ… của mình đối với người khác. Tóm lại, họ chính là những người tạo ra cơ hội cho những linh hồn già trải nghiệm các tính cách tích cực.

Chúng ta luôn nhận thấy một điều; khi một sự ác xảy ra và kết thúc là mầm của một sự thiện phát sinh và nẩy nở. Đằng sau một hành động sai phạm, tội lỗi của chính mình có thể là sự ăn năn, ray rức, hối lỗi. Đằng sau một hành động tội ác của chính ta, có thể không có ai hay biết, nhưng sẽ có sự nhìn nhận, quan sát, phân tích, chỉ trích, lên án của người khác.

ŸVí dụ: Vụ án 5 thanh niên hiếp dâm cô gái trên xe buýt xảy ra ở Delhi, Ấn độ.

Tội ác xảy ra là điều không ai mong muốn, ngay bản thân của những người trực tiếp phạm tội chưa chắc đã mong muốn điều đó. Gần như tất cả mọi việc kể cả tội ác xảy ra vì sự sợ hãi, lòng ham muốn hoặc từ nhu cầu sống của con người đều phụ thuộc vào dữ liệu mà họ có được. Tất cả mọi vụ án hiếp dâm xảy ra cũng phụ thuộc vào dữ liệu can phạm có được. Chúng ta nhận thấy rằng đối với những người sở hữu được nhiều dữ liệu thì việc để thoả mãn một ham muốn tình dục là điều hết sức dễ dàng đối với họ. Họ có thể hoạt động tình dục với người vợ, người tình thậm chí với những cô gái bán dâm xinh đẹp nếu muốn. Nhưng thường thì một người hoạt động tình dục thường xuyên và đầy đủ, nhu cầu của họ gần như luôn được đáp ứng, cũng tức là họ đã có được sự bảo hoà trong ham muốn. Vì vậy đối với nhóm người có nhiều phương tiện và dữ liệu họ sẽ không để xảy ra việc bị phạm tội hiếp dâm hay cưỡng dâm.

Nhưng đối với nhóm người thiếu phương tiện và dữ liệu trầm trọng sẽ khác. Nhu cầu tình dục luôn trổi dậy và thúc giục trong họ, nhưng họ lại phải luôn khống chế, kìm hãm một cách cưỡng bức cảm xúc tự nhiên của mình. Họ không biết phải làm cách gì để giải quyết những cảm xúc ham muốn luôn hiện hữu trong họ. Bởi họ không có được vợ, bạn tình, không có tiền để mua dâm. Ngoài ra những phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo và nhiều vấn đề khác thuộc tinh thần luôn trói buộc cảm xúc của họ. Vì vậy khi các cảm xúc trong họ bị dồn nén đủ lâu, đủ lớn, đến đỉnh điểm tự nó sẽ vỡ ra và khi đó họ sẽ không còn kiểm soát được chính mình. Và việc gì đến sẽ phải đến, lúc này họ sẽ bất chấp niễm sao thoả mãn được ham muốn đã bị dồn nén quá lâu trong họ. Người thực hiện hiếp dâm, cưỡng dâm luôn là những người thiếu dữ liệu và bị dồn nén tâm lý, cảm xúc quá lâu, quá lớn.

Dữ liệu cũng có nghĩa là thông tin là kiến thức, tri thức là công cụ tạo ra phương tiện cho mọi nhu cầu sống. Ví dụ; Cùng lúc hai người đều bị thất nghiệp, nhưng một người có hai bằng đại học, người còn lại văn hoá chỉ đến lớp ba. Nhưng để giải quyết nhu cầu sống thực tại buộc họ phải có tiền. Người có hai bằng đại học khi mất việc làm này, họ có tìm một công việc khác phù hợp với khả năng và trình độ của họ, có thể thu nhập sẽ thấp hơn nhưng đổi lại họ tiếp tục có việc làm. Nhưng với người trình độ lớp ba họ thực sự rất khó khăn trong vấn đề tìm kiếm một công việc khác. Vì vậy, một khi bị mất việc quá lâu, đồng thời nhu cầu sống của họ là không thể không đáp ứng nên có thể dẫn họ đến hành động tiêu cực. Ví dụ; Cùng lúc hai người đều bị người yêu phụ bạc, nhưng người từng trải hơn, kinh nghiệm sống phong phú hơn, giao tiếp rộng rải hơn sẽ sớm khắc phục được nỗi đau mất người yêu. Riêng người kia ít từng trải, kinh nghiệm sống nghèo nàn, quan hệ sống khép kín rất dễ dẫn đến thất tình, trầm cảm hoặc tự sát. Nói chung tất cả mọi thứ có liên quan trong sống, như tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, cảm nghiệm đều là dữ liệu.

Trở lại câu chuyện hiếp dâm tại Ấn Độ là tội ác không ai mong muốn. Nhưng kết quả của nó lại khơi dậy tình yêu thương và sự đồng cảm của rất nhiều người dành cho cô gái và những thân phận gặp chuyện không may tương tự như cô gái. Hành động vô cùng tiêu cực này đã khiến cho nhiều người trên thế giới quan tâm và nó có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều người suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề tình dục của con người.

Qủa thực, tình dục là món quà thiêng liêng và vĩ đại, là phần thưởng duy nhất mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người trước khi đi vào quên lãng mang theo tới Trái đất. Tình dục là một trong số những món quà thiêng liêng và vĩ đại nhất do Thượng Đế sáng tạo ra. Và Người đã ban tặng cho con người được toàn quyền sử dụng trên Trời, dưới đất cũng như mọi sự sống trong Vũ trụ. Tình dục tích cực là thứ đã mang lại cho con người nhiều cảm xúc tuyệt vời nhất và cho con người niềm hạnh phúc vô cùng to lớn. Con người trên Trái đất sống chung với tình dục, Thần thánh và các sự sống tiến hoá cao trong Vũ trụ vẫn luôn sống chung với tình dục. Thần thánh là con người trần thế gán ghép cho Họ, riêng đối với Họ thì Họ không bao giờ tự cho mình là Thần thánh. Họ biết rằng; Họ là người trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn, và con người trần thế rồi cũng thức tỉnh như Họ. Vì vậy, Thần thánh cũng như con người thế tục, tình dục là thứ không thể thiếu trong đời sống, vì nó là món quà tuyệt vời của Thượng Đế đã ban tặng.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng sau ngày 1-5-2334, chúng ta sẽ được cứu rỗi và sẽ được giải thoát. Cũng có nghĩa là chúng ta sẽ thức tỉnh hoàn toàn và trở lại thân phận Thần thánh vốn dĩ của chúng ta. Nhưng mọi sự vẫn diễn ra nơi đây, trên Trái đất này và mọi điều vẫn không có gì thay đổi trong đời sống. Tất cả chỉ đơn thuần là một sự tiếp nối đời sống bằng ý thức hoàn hảo hơn của con người, trên Trái đất. Cũng có nghĩa là sau khi thức tỉnh hoàn toàn chúng ta vẫn không thể từ bỏ tình dục, đồng nghĩa với việc Thần thánh vẫn tiếp tục hoạt động tình dục. Chúng ta không thể nào từ bỏ món quà quá tuyệt vời của Thượng Đế trong tình trạng quên lãng hay đã thức tỉnh hoàn toàn. Từ bỏ tình dục là từ bỏ một phần của Thượng Đế, là chối bỏ một món quà tuyệt vời nhất mà Người ban tặng cho chúng ta.

Tình dục thiêng liêng là như vậy, nhưng trên thực tế từ trước tới nay có không ít người luôn xem tình dục là tội lỗi, là xấu xa và luôn che đậy. Từ những quan niệm hết sức sai lầm về tình dục của một số tôn giáo. Từ những giáo điều kỳ quặc, gia phong, lễ giáo, hình thức, truyền thống cổ hủ, sĩ diện của con người, đã bóp nghẹt không gian sống tự do của tình dục. Tình dục là bản năng gốc của con người, mọi sự khống chế, trói buộc, giam hãm ham muốn tình dục thiêng liêng của con người quả thực là sự tệ hại.

Tư tưởng sai lầm có hệ thống của con người đã dẫn đến tình trạng mãi dâm tràn khắp, dẫn đến ngoại tình, cưỡng dâm, hiếp dâm bất chấp hậu quả. Tình dục tự nguyện trong yêu thương luôn là hành động thiêng liêng đáng khích lệ, vì tự thân nó luôn mang lại cho con người hạnh phúc và cảm giác muốn được sống. Tự thân tình dục không có tội lỗi, chỉ có những người lợi dụng tình dục vì lợi ích, những người hoạt động tình dục tiêu cực trái với tự nhiên (Không ám chỉ những người có trục trặc về giới tính như gay hay lesbian), mới mang tội lỗi. Tư tưởng ích kỷ, sở hữu, chiếm đoạt lâu nay của con người trong nhận thức 3d đã biến tình dục thành nô lệ và tội lỗi. Khi con người không còn tư tưởng ích kỷ, sở hữu, chiếm đoạt trong vấn đề tình dục, tự thân tình dục sẽ trở nên thiêng liêng. Chừng nào con người vẫn còn quan niệm tình dục như là một công cụ của sinh sản, cho việc duy trì nòi giống, chừng đó tình dục không là thứ mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Thực ra tình dục là đền thờ của thể xác, nhưng không là một công cụ nhằm làm thoả mãn ham muốn của thể xác.

Trên thực tế đời sống của Nhân loại trong các thời kỳ trước đây, kể cả trong hiện tại, người ta luôn diễn giải, nhận định mọi điều, mọi thứ bằng nhận thức 3d, bằng quan niệm một chiều của người ta. Để rồi từ đó người ta luôn bóp méo sự thật, xuyên tạc sự thật về nhiều vấn đề theo định kiến trần thế của người ta. Và tình dục cũng không ngoại lệ, vì vậy vấn đề được người ta gọi loạn luân xuất phát từ Kinh Thánh KiTô giáo cũng đã được người ta đem ra mổ xẻ, phê phán, lên án kịch liệt theo quan điểm trần thế của họ. Điển hình là cuốn “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene -“Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker, viết về những sự kiện loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh vv…

Về vấn đề kỳ thị phái nữ có trong Thánh Kinh, chúng ta cần phải có cái nhìn thực tế rằng nó không thuộc về Kinh Thánh nguyên bản. Nhưng là được sửa chữa bởi quan điểm của các nhà chép kinh và các nhà lãnh đạo KiTô giáo thời trước. Họ đã tự động hiệu chỉnh Kinh thánh theo chiều hướng có lợi cho phái mạnh, vì trong suy nghĩ của họ thời kỳ đó Thượng Đế là đàn ông. Trên thực tế, phần lớn những gì thuộc về Kinh Thánh nguyên thuỷ đã không còn nguyên bản. Người ta có thể sửa chữa bất cứ điều gì trong Kinh Thánh miễn sao là có lợi ích cho tôn giáo, theo quan điểm của họ trong từng thời kỳ. Nhưng nói như thế không có nghĩa là người ta sửa chữa tất cả mọi điều đã được ghi chép trong Kinh Thánh. Nếu Trong Kinh Thánh có những điều, những việc mà ý thức của người ta với không tới, không hiểu nổi họ sẽ không sửa chữa, vì nếu có sửa chữa cũng không mang lại lợi ích gì cho tổ chức của họ, tất nhiên là họ để nguyên. Mặc khác người ta cũng không dám xoá bỏ những điều đã ghi chép không có lợi cho tổ chức của họ trong Kinh Thánh. Vì vậy, vấn đề được người ta gọi loạn luân được đề cập trong Kinh Thánh KiTô giáo là còn nguyên vẹn và có thật. Nhưng khi người ta lên án, phê phán vấn đề này là vì họ không thấu triệt được chân tướng sự thật và vì định kiến bởi phong tục, tập quán, lễ nghi, hình thức của chính con người.

Nhưng một khi người ta đã thấu triệt sự thật, thấu triệt về các quy luật sống trong Vũ trụ người ta sẽ không còn cho nó là quan trọng, không còn cho nó là vấn đề nữa. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi một Người Con, một người Cháu đời thứ ba hoặc thứ tư của Thượng Đế xuống trần trải nghiệm. Và sự trải nghiệm này sẽ phải kéo dài trong nhiều ngàn năm và Họ cũng như mọi linh hồn khác phải trải qua hàng trăm kiếp luân hồi, tạo ra hàng vạn, hàng triệu nghiệp quả. Và quả thực, họ cũng đã từng chung sống với hàng trăm, hàng ngàn những người vợ, người chồng, người tình khác nhau trên trần thế. Vậy hỏi, những người này không phải đã từng ân ái, đã từng làm tình với chính con cháu của họ hay sao? Vậy hỏi, những người đã từng là vợ là chồng, là người tình của những người này không phải đã từng loạn luân với chính ông bà, cha mẹ của họ hay sao? Loạn luân thực sự là một việc làm không thể chấp nhận được trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào của con người. Loạn luân cận huyết sẽ gây ra những hệ luỵ rất tiêu cực, không lý nào các Đấng sáng tạo vĩ đai không nhận thức được điều này mà còn mặc khải cho con người để viết ra điều này trong Kinh Thánh. Thực tế trong trường trải nghiệm trần thế đã xảy ra như vậy, về tinh thần là loạn luân nhưng xét về thể chất thì không. Nhưng một khi mà tinh thần của chính ta, không thể nhận thức được ta là ai, khi mà ý thức của chúng ta hoàn toàn đi vào quên lãng. Vì vậy cái được người ta cho là loạn luân được đề cập trong Kinh Thánh, không là loạn luân nhưng là chỉ là những cuộc chơi cần thiết trong trường trải nghiệm trần thế. Không lẽ vì quên lãng mà chúng ta bị mang tội lỗi, không lẽ vì trải nghiệm trần thế mà chúng ta bị kết án. Thực ra không một ai phải mang tội lỗi gì trong vấn đề này, khi mà tất cả Họ và con cháu của họ đang trong tình trạng quên lãng, tối tăm, đang trong trường trải nghiệm trần thế. Nếu có thể bị kết án thì chúng ta phải kết án tất cả, kết án toàn bộ loài người trên thế giới và kết án cả Thượng Đế. Qủa thực, nếu ai chưa từng kinh nghiệm qua, chưa từng trải nghiệm qua cái gọi là tình dục loạn luân như thế, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại Thiên đàng, không bao giờ trở nên thức tỉnh hoàn toàn.

Nếu con người ta thấu triệt được sự thật về nguồn gốc của chính người ta và tự hỏi lại chính họ. Chắc rằng họ sẽ không bao giờ họ lên án, phê phán những điều chân thật đã được viết ra trong Kinh Thánh, vì họ biết họ cũng không trong sạch như tưởng tượng của họ. Kinh Thánh đã đề cập đến tình dục là đề cập đến một sự thật không che đậy, nhưng ẩn tiềm nhiều bí mật về một chân lý tối hậu.

Vì vậy, vấn đề tình dục được mô tả trong Kinh Thánh cũng là một gợi ý cho việc chúng ta tìm kiếm sự thật cho chính chúng ta, nhưng không quá nghiêm trọng, không quá ghê gớm như người ta vẫn thường hay tưởng tượng. Không thấu triệt được sự thật, không nhận thức được vấn đề là nguyên nhân khiến người ta có ảo tưởng rằng mình là người tài ba lỗi lạc, giỏi giang, thanh sạch đến độ có quyền lên án, phê phán sự thật. Đức Chúa Guêsu biết chắc rồi con người sẽ hành xử theo cách của Nhân loại thế tục, dựa trên những hiểu biết hạn chế của chính con người trong cuộc sống trần thế. Cho nên Ông ta đã cố tình nhắc nhở con người trong thời kỳ Ông ta xuống thế. Tân ước Mátthêu – Chương 7, câu 1-5

Đừng xét đoán (Lc 6:37-38,41-42) “1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”

Ngoài ra, quan niệm hôn nhân của KiTô giáo là một sự kết hợp thiêng liêng của Thượng Đế dành cho người nam và người nữ là đời đời không chia tách. Quả thực, đây là một quan điểm, một hiểu biết hoàn toàn đứng đắn và chân thực. Nhưng là đứng đắn và chân thực dành cho những sự sống tiến cao trong Vũ trụ, là sự thật trong thế giới Thần thánh, thế giới của những người thức tỉnh hoàn toàn, là sự thật từ khởi thuỷ. Nhưng không là quan điểm hợp lý, không là sự thật dành cho Nhân loại thế tục trong tình trạng quên lãng thời kỳ trải nghiệm. Trong thực tế, những ngôn từ mà con người thường hay sử dụng trong tình yêu đôi lứa và hôn nhân thế tục như: một nữa của chính mình, một nữa bên kia của cuộc đời, cái gọi đời đời, kiếp kiếp chỉ là ảo tưởng, giả tạm của chính con người trong trường trải nghiệm thế gian, trong cuộc chơi tiến hoá của chính chúng ta. Tất cả, mọi cuộc hôn nhân xảy ra trên thế gian này, có thể nói là chưa bao giờ có một cuộc hôn nhân nào được coi là hôn nhân đời đời và trường cửu. Trên thực tế, trong hiện tại không một ai có thể tìm thấy một nữa thực sự của chính mình, chúng ta sẽ không thể nào biết được một nữa thực sự của ta là ai và ở đâu. Chỉ đến khi chúng ta thức tỉnh hoàn toàn, nhớ lại tất cả mọi điều mọi thứ, chúng ta mới thực sự biết một nữa của ta là ai, chúng ta mới thực sự biết người vợ, người chồng sinh đôi của ta lúc khởi thuỷ là ai. Chỉ đến lúc đó chúng ta mới biết thực sự biết cái cảm giác một cuộc hôn nhân đời đời, không thể chia tách là như thế nào?

Hôn nhân thế tục là một sự kết hợp xuất phát từ sự chọn lựa của chính mỗi người, của cha mẹ, của những người có thẩm quyền đối với họ, kết hợp cho họ. Nhằm xây dựng nên gia đình, tạo ra nền tảng sống cho thế giới và nhằm tìm kiếm sự trải nghiệm. Nhưng không là sự kết hợp theo ý muốn của Thượng Đế. Chúng ta nên biết, hôn nhân thế tục là sự chọn lựa tự nguyện của chính con người, Thượng không can thiệp. Vì vậy, con người phải ý thức là không nên đưa Thượng Đế ra làm chiếc khiên che chắn cho ý muốn của chúng ta. Không nên nhân danh Thượng Đế để thoả mãn ham muốn của bản thân, và lợi ích cho tổ chức của mình.

Từ trong cái thế giới trần tục này, trong cái thế giới mà mọi người đang trong tình trạng quên lãng, không thể ý thức hoàn toàn. Chúng ta hãy thử một lần tự hỏi chính ta và tự cho ta câu trả lời. Rằng nếu như người vợ hay người chồng của ta không còn đáp ứng những nhu cầu trải nghiệm của chính ta. Và về phần ta, ta cũng không còn tìm thấy được một niềm vui nào trong sống, cùng với người bạn đời. Hay có thể nói là ta luôn nhận nhiều sự buồn khổ, luôn nhận nhiều sự rắc rối, ưu phiền từ phía người bạn đồng hành đem lại cho ta. Vậy hỏi ta có nên duy trì mối quan hệ này nữa hay không? Vậy hỏi ta có phải cần thiết phải tiếp tục chịu đựng sự đau khổ, và duy trì sự buồn phiền mà đối phương luôn mang lại cho ta nữa hay không? Có cần thiết phải duy trì mối quan hệ này, vì một lời hứa, vì một uy quyền mơ hồ nào đó hay không? Và nếu như ta không dám từ bỏ, một lần nữa ta hãy tiếp tục đặt cho ta câu hỏi, là từ đâu và từ thế lực nào bắt buộc ta phải chịu đựng những điều tồi tệ đó. Và người đó là ai? Có phải là Thượng Đế không? Hay là một tổ chức nào, một người nào, một thẩm quyền nào?

Câu trả lời sẽ là: không, Thượng Đế không bắt buộc con người phải chịu đựng bất cứ điều gì, chịu đựng đau khổ không phải là thứ mà Bà ta muốn dành cho những đứa con yêu quý của Bà ta. Không, không một tổ chức tôn giáo nào hay một ông Linh mục, Mục sư nào đủ thẩm quyền bắt buộc ta. Cha mẹ của chúng ta, hay phong tục, tập quán, nền tảng gia phong lễ giáo cũng không thể bắt buộc được ta? Không, không có cha mẹ nào lại muốn nhìn thấy con cái mình chịu đựng đau khổ bao giờ, vì vậy cha mẹ cũng không bắt buộc ta. Phong tục, tập quán, nền tảng gia phong, lễ giáo không đủ uy quyền bắt buộc ta. Câu trả lời là chính ta, ta đã tự trói buộc ta vào với sự chịu đựng và đau khổ, bởi một lời hứa ngu ngốc nào đó, bởi sự u mê, dốt nát, tối tăm thiếu ý thức của chính ta trói buộc ta. Tự trói buộc đời mình vào một người nào đó, vào một cái gì đó mà bản thân không mong muốn, không chấp nhận, nhưng chỉ vì một lời hứa, cũng tức là phản bội lại chính mình. Có nhiều sự trong đời để không phản không phản bội người khác, ta phải tự phản bội lại chính ta. Nhưng trong tất cả mọi hình thức phản bội, thì phản phản bội chính mình là hình thức phản bội cao nhất, bởi nó là thứ gây ra cho ta sự đau khổ nhiều nhất.

Trường hợp nếu ta nhận thức thấu triệt sự thật của vấn đề, thì sẽ không một ai có thể trói buộc, không một ai có thể bắt buộc được ta làm theo ý muốn của họ. Không có ai, không có tổ chức nào có thể đủ sức mạnh bắt buộc ta phải chấp nhận chịu đựng và đau khổ. Nếu ta thấu triệt, ta sẽ xem người vợ hay người chồng thậm chí là con cái, cha mẹ, bạn bè…của ta chỉ là những người bạn đồng hành và ta cùng họ chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong sống trên tinh thần tự nguyện, nhưng không là ép buộc. Nếu ta có ý thức, ta sẽ xem những người thân của ta, là những người cùng ta sống và yêu thương nhau để trải nghiệm qua trần thế, cùng nhau tiến hoá, nhưng không là sở hữu họ. Nếu ta thấu triệt được sự thật vấn đề, thì khi trong sống ta nhận ra mối quan hệ giữa ta và người bạn đồng hành, không còn mang lại lợi ích cho nhau trong trải nghiệm, không còn chung chí hướng, không thể đi chung trên một con đường. Ta sẽ chấp nhận chia tay với họ và chúc phúc cho họ. Ngược lại, nếu người bạn đồng hành của ta cũng nhìn thấy điều như ta thấy, mà nguyên nhân xuất phát từ ta, thì ta cũng nên vui vẽ để họ rời xa ta, nhằm tìm kiếm mục đích của riêng họ, không níu kéo và cũng không nên quá đau lòng.

Thực ra, là vợ là chồng, là con là cháu hay bất kỳ mối liên hệ nào trong sống của con người trần thế, chỉ là những mối quan hệ giả tạm. Nó là những mối quan hệ giúp cho mỗi linh hồn của chúng ta trải nghiệm qua trần thế và sáng tạo bản ngã, nhưng không là những mối quan hệ mang tính trường cửu. Vì lẽ đó mối quan hệ vợ chồng trần thế cũng không ngoại lệ, nếu còn yêu nhau thì hãy sống cùng nhau và dành cho nhau tình yêu chân thành nhất có thể trong bất cứ hoàn cảnh nào, cùng nhau chia sẻ tất mọi điều trong sống và cùng nhau tiến hoá. Nếu đã hết yêu nhau và không còn tìm thấy mục đích chung trong sống nữa thì hãy chia tay nhau trong vui vẽ, không hận thù, không oán ghét nhưng là chúc phúc cho nhau trên con đường mới của riêng mỗi người. Đừng sợ hãi về bất điều gì bởi sự chia tay này và cũng đừng vì lòng ích kỷ, sĩ diện, tự ái, lợi ích của bản thân mà cố gắng sở hữu, níu kéo, giam cầm người bạn đời một thời của mình.

Từ nơi đây chúng ta chỉ nói lên một sự thật từ quan sát, nhưng không là phê phán bất cứ ai, kể cả là tác giả của những cuốn sách phê phán Kinh Thánh. Trên thực tế chỉ có nơi đây, trên Trái đất này xưa kia và trong hiện tại. Và những nơi chốn con người gọi là trần gian thì con người mới có thể muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì cứ nói, muốn hành động ra sao thì cứ hành động, không kể, không cần thiết đó là thiện hay ác, là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Vì vậy, nếu có ai đó đã phê phán, lên án Kinh Thánh, thì đó cũng chỉ là ý kiến của riêng họ, ý muốn của riêng họ, Thượng Đế không can thiệp và cũng không trách phạt. Nhưng trong thế giới của Thượng Đế, thế giới Thần Thánh, thế giới của những con người thức tỉnh hoàn toàn người ta không thể hành xử giống như con người thế tục. Trên thực tế không phải là họ không dám, nhưng vì bản thân của mỗi người trong họ không bao giờ muốn bất cứ cái gì cho riêng mình, cho nên họ không hành động như cách của con người thế tục. Tất cả mọi suy nghĩ, hành động và việc làm của họ luôn dựa trên nền tảng ý thức cao nhất, ý thức hoàn toàn, nên họ không hành xử giống như ta.

Trên thực tế, có rất nhiều người theo đuổi tôn giáo, theo đuổi tâm linh đã luôn kiềm chế cảm xúc thiên tính tự nhiên của mình, trong đó việc cố gắng từ bỏ tình dục là tiêu chí lớn của họ. Trong họ luôn thường trực một nỗi sợ hãi lớn lao, rằng quan hệ tình dục là không thanh sạch, là nhớp nhúa, là có tội khi tiếp cận với Thần, Phật, Thượng Đế của họ. Họ luôn nghĩ rằng; nếu muốn được giải thoát, được cứu rỗi thì bản thân phải từ bỏ tình dục, từ bỏ ham muốn thể xác. Họ luôn nghĩ rằng nếu đã tu hành mà còn hoạt động tình dục là còn ham muốn nhục thể, vì vậy sẽ không thể đạt được Niết bàn hay Thiên đàng. Suy nghĩ này được hình thành bởi tư tưởng; thể xác là thứ không còn cần thiết nữa, là thứ bỏ đi sau khi con người đạt Niết bàn hay Thiên đàng. Thực ra khi Thượng Đế sáng tạo ra Vũ trụ và sự sống, thì sự sống là thứ mà Người luôn trân quý và duy trì vĩnh cửu. Sự sống của con người là sự hoạt động của 3 thể đồng thời; thể xác, trí tuệ và tinh thần, một linh hồn không còn hoạt động trong thể xác là chết. Sự sống trong qúa khứ, hiện tại và tương lai; sự sống của Thượng Đế, Thần thánh và con người luôn phải được duy trì trong 3 thể đồng nhất là thể xác, trí tuệ và tinh thần.

Thực hiện từ bỏ hoạt động tình dục của một số người tu hành ảnh hưởng bởi gương của Đức Phật, Đức Chúa Guêsu và các chân sư, những người đến từ Nước Trời. Họ thường có ý niệm các chân sư là những người không hoạt động tình dục và không còn ham muốn tình dục. Thực ra, đã có một sự nhầm lẫn trong cách nghĩ của số người này.

– Thứ nhất, các chân sư khi xuống thế thực hiện sứ mệnh Họ thường chỉ đi một mình không mang theo vợ hoặc chồng, vậy hỏi Họ hoạt động tình dục với ai.

– Thứ hai, khi đã được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn các chân sư sẽ luôn trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn. Một con người trong tình trạng thức tỉnh hoàn thì người đó có thể làm bất cứ điều họ muốn.

Vì vậy, các chân sư không cần phải chọn phương án lấy một người vợ trần thế để hoạt động tình dục, bởi điều đó đối Họ là không cần thiết. Hơn nữa làm như vậy sẽ nẩy sinh một tình yêu thiên vị, không hợp với tính cách Thiên tính bản tâm của họ. Ngoài ra thực hiện hành động tình dục với một người, không phải là người vợ thực sự của mình, đối với Họ là không lành mạnh. Họ luôn có nhiều phương án khác nhau để thực hiện ý muốn của mình khi còn tại thế. Trên thực tế, tất cả những linh hồn vĩ đại trong tình trạng thái thức tỉnh hoàn toàn Họ có khả năng tự phân mảnh linh hồn ra nhiều lần để làm công việc phụng sự trên các hành tinh chưa được cứu rỗi. Các linh hồn tối cao như Đức Chúa Guêsu, Đức Phật Thích Ca hay những linh hồn Ngôi hai khác có thể tự phân linh hồn của mình ra thành 12 mảnh hoạt dộng độc lập tại một thời điểm. Trong số đó nhiều phân mảnh vẫn ở lại trong các thế giới tiến cao hơn để hướng dẫn các phân mảnh trong các thế giới thấp hơn. Nhưng cho dù là ai ngoại trừ Thượng Đế, thì khi mà linh hồn người đó đang trong tình trạng quên lãng để thực hiện trải nghiệm, không một ai được quyền phân mảnh linh hồn. Vì khi đang trải nghiệm mà chỉ cần có một phân mảnh linh hồn thức tỉnh hoàn toàn, thì mọi cảm xúc chân thực trong trường trải nghiệm sẽ trở nên vô nghĩa. Đây là luật của Thượng Đế, luật Vũ trụ dành cho tất cả mọi thân phận hiện hữu trong thế giới tương đối.

“( Đoạn này bỏ xxx Mỗi ngày Họ thiền định, nhập định vài tiếng đồng hồ hoặc trong giấc ngủ của thể xác trần thế, linh hồn Họ có thể trở về sống trong một thể xác khác tại Nước Trời. Và trong thời gian này, Họ có thể hoạt động tình dục với người vợ, người chồng của Họ tại Nước Trời hoặc làm bất cứ việc gì Họ muốn, chúng ta không thể nào biết được. Với Họ, sự đi lại giữa Nước Trời và trần thế là điều hết sức dễ dàng, bởi tốc độ di chuyển của linh hồn bằng siêu sóng não trong Vũ trụ bằng với tốc độ của suy nghĩ. )

Hoạt động tình dục với một người không phải là người vợ, người chồng thực sự của mình trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn đối với các chân sư là một hành động không lành mạnh. Vì vậy, sau khi Đức Phật Thích Ca thức tỉnh hoàn toàn, Ngài đã chấm dứt mối quan hệ với người vợ trước đó của Ngài.

ŸVí dụ: Vụ bắn hạ chiếc Boeing 777 mang ký hiệu M17 của hãng hàng không Malaysia trên vùng trời Uraina làm chết 298 người thực sự là một tội ác. Chúng ta không cần phải đi đến kết luận hành động này là do quân ly khai hay quân của nhà cầm quyền chính phủ Uraina gây ra. Nhưng khi tội ác này xảy ra và kết thúc thì nó lại mở ra cho nhiều người, nhiều chính phủ quan tâm, suy nghĩ về sự an toàn về hàng không, hàng hải trên vùng trời, vùng biển trên toàn thế giới. Họ sẽ lên án và chỉ trích chiến tranh và xung đột, sẵn sàng lên án một nhóm người nào đó vì lợi ích của mình, làm ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người. Từ một tội ác xảy ra sẽ khiến con người nhìn lại chính mình, thức tỉnh lương tâm của chính mình. Và cũng từ tội ác này có thể khiến các quốc gia xích lại gần nhau, xoá bỏ hận thù, từ bỏ xung đột, từ bỏ chiến tranh.

ŸVí dụ: Vụ hành quyết bằng cách chặt đầu nhà báo Mỹ Jame Foley của tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq. Và cho dù chúng ta có nhận định theo quan điểm nào thì việc làm này vẫn được coi là một hành động vô cùng dã nam và tàn bạo.

Nhưng tội ác này cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh Nhân loại, nó có thể sẽ làm thức tỉnh những người có lương tâm, có trách nhiệm với sự an nguy và hoà bình của thế giới. Nó có thể là nguyên nhân thúc đẩy con người, kể cả những người đang theo Đạo Hồi chân chính nhìn nhận một thực tế về sự lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị, nhằm thoả mãn tham vọng điên cuồng của một nhóm người. Họ đã lợi dụng tôn giáo, nhân danh Thượng Đế và lợi dụng niềm tin của các tín đồ như một công cụ làm thoả mãn tham vọng của chính họ. Nhưng cho dù họ có nhân danh ai thì việc làm của họ không bao giờ là quang minh lỗi lạc và được chính nghĩa ủng hộ. Trong thực tế tự thân họ biết việc làm của mình là phi nghĩa. Họ luôn có một cảm nhận rằng hành động của họ trong thời đại mới là không hợp với ý muốn của Đấng Thánh Allah. Vì vậy, họ luôn sống trong nỗi sợ hãi, luôn che đậy, lẫn trốn thậm chí che cả khuôn mặt của mình lại trong hành sự. Bản bất thực từ những việc làm của họ đã tự tố cáo sự mê muội và thiếu hiểu biết sự thật về Thượng Đế trên con đường đi đến giải thoát của chính họ.

Nhưng có lẽ chúng ta cũng chẳng cần phê phán, lên án việc làm của họ là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Sự việc đã xảy ra và có thể sẽ tiếp tục xảy ra, vấn đề của chúng ta là ngăn chận không cho chúng tiếp tục xảy ra vì nó những tiêu cực làm phá hỏng tiến trình đi đến hoà bình của toàn bộ Nhân loại. Nhưng để ngăn chận, trước tiên chúng ta phải nhận biết sự thật của nguyên nhân từ sự quan sát của chính chúng ta, nhằm giúp chúng ta có một sự thay đổi cụ thể trong nhận thức. Quan sát không định kiến sẽ giúp chúng ta tránh một phản ứng. Vì phản ứng không là sự thay đổi nhưng là một xung đột diễn ra trong cái trí, ảnh hưởng bởi thành kiến của ký ức. Thay đổi mới có thể giúp cho chúng ta cảm nhận được sự thật và hành động theo tiếng gọi của sự thật.

Tất cả những linh hồn đầu thai làm người trước năm 2012 vẫn còn bị ràng buộc bởi định mệnh và nghiệp quả. Cho nên, dù trong kiếp này có rất nhiều người đã ý thức, giác ngộ và không còn hành động tiêu cực, nhưng họ vẫn phải trải nghiệm tiêu cực. Vì họ phải diễn cho bằng hết cái kịch bản mà họ đã viết ra, họ phải trải nghiệm cho bằng hết những gì mà họ chọn cho mình trong tiền kiếp. Vì những nguyên nhân này, cho nên trong hiện tại và những ngày tháng của nữa đầu thế kỷ 21, chúng ta vẫn còn phải chứng kiến nhiều tiêu cực xảy ra trong đời sống.

Sau năm 2012, những linh hồn non trẻ sẽ dần không được đầu thai trên Trái đất nữa. Họ sẽ được Thượng Đế cho đầu thai làm người, trên những sự sống mới trong Vũ trụ. Những linh hồn ra đời sau 2012 phần lớn là những linh hồn già, họ sẽ rất thông minh và khôn ngoan. Thế hệ của lớp người này phần lớn sẽ hơn hẳn ông bà, cha mẹ của họ về nhiều mặt, bao gồm cả về tri thức, nhân cách, cả về nhận thức tâm linh, vì họ là những linh hồn già được chọn trở lại. Ngoài ra còn có nhiều những linh hồn già khắp nơi trong thiên hà liên tục xuất hiện trên Trái đất, nhằm tiếp tục thực hiện nốt những trải nghiệm đang còn dang dỡ trước đó của họ.

Thời gian cho phần đông lớp người này lớn lên và trở lại, cũng chính là thời gian những linh hồn non trẻ đầu thai nơi khác và đó cũng là lúc mọi thứ sẽ thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Trong tương lai gần không phải những linh hồn non trẻ tất cả đều phải rời Trái đất đầu thai nơi khác. Nhưng vẫn còn đó khá nhiều những linh hồn non trẻ vẫn tiếp tục đầu thai trên Trái đất, bởi họ là cơ hội cho những linh hồn già trải nghiệm tích cực.

Nhưng sau 2012 cũng sẽ còn những đứa trẻ ra đời không được hoàn hảo như; tật nguyền, thiểu năng…Trong các trường hợp này, không phải những đứa trẻ này bị nghiệp quả, nhưng là nghiệp quả của những người làm cha mẹ ra đời trước 2012. Bởi họ là những người vẫn còn bị ảnh hưởng bởi định mệnh, đứa con là một phần trong định mệnh mà họ phải trải nghiệm. Phần lớn các linh hồn đầu thai trên Trái đất sau 2012, trong tình trạng không hoàn hảo, là các Thiên thần tự nguyện.

Sau 2012, nơi chốn đầu thai của linh hồn sẽ không còn tuân theo quy luật quan hệ nhân quả trong tiền kiếp nữa. Thời kỳ sau 2012 con người được sinh ra sẽ không còn bị phụ thuộc vào những cái gọi là định mệnh, nghiệp quả nữa. Ví dụ; Trước đây nghèo khổ hay giàu có, quyền lực hay thấp hèn, hạnh phúc hay đau khổ mọi số phận luôn bị phụ thuộc vào định mệnh bởi ta sáng tạo nên trong tiền kiếp. Thậm chí những người thuộc nhóm Gay hay Lesbian vẫn là những người đã bị ảnh hưởng bởi định mệnh. Nhưng trong thời gian tới, những người thuộc nhóm này sẽ giảm hẳn, cho đến không còn nữa trên Trái đất này. Và vì thế mọi đạo luật và đặc ân mà con người có ý muốn soạn thảo dành cho nhóm người này, chưa hoàn thành đã không còn đất sử dụng. Sau 21/12/2012 Thượng Đế, sẽ sắp đặt cho những linh hồn đã trải nghiệm tiêu cực đầy đủ, đầu thai vào các gia đình giàu có, nhiều truyền thống. Sắp đặt cho những linh hồn trải nghiệm tiêu cực chưa được đầy đủ, đầu thai vào các gia đình bình thường, thu nhập thấp. Mọi sự sắp đặt của Thượng Đế trong thời đại mới là nhằm giúp mọi linh hồn có được cái họ cần và có được Nước Trời.

Thời gian đầu của thời đại mới, Thượng Đế và các Thiên thần sẽ không can thiệp quá nhiều vào quyền tự do cá nhân của con người, nhưng chỉ kêu gọi thức tỉnh. Thời gian đầu, kế hoạch của Thượng Đế chủ yếu tập trung vào việc truyền đạt tri thức ánh sáng cho con người. Đây là một công việc cần thiết nhất trong lúc này, nhằm giúp cho Nhân loại ý thức được sự thật về nguồn gốc của con người – ý thức được sự thật về Thượng Đế và thế giới tâm linh. Một khi con người đã hiểu biết sự thật một cách khoa học, con người sẽ ý thức loại bỏ những kiến thức lạc hậu và những niềm tin sai lầm, mê muội, tối tăm đã từng ăn sâu trong tâm thức. Một khi con người đã nhận thức thế nào là sự thật, con người sẽ tự động thay đổi suy nghĩ và sống phù hợp với thân phận Thần thánh vốn dĩ của chính mình.

Trong thời điểm hiện tại, Thượng Đế và các Thiên thần sẽ ngăn chặn không để cho những cuộc chiến tranh mang tầm ảnh hưởng lớn xảy ra trên thế giới. Ngoài ra, công việc chủ yếu của các thế lực tâm linh là giúp cho con người tiếp cận sự thật, bằng nhiều phương thức khác nhau. Ngoài những phương tiện siêu hình như ngoại cảm, thiền định, nhập đồng truyền thống, các Thiên thần sẽ thể hiện sự hiện hữu của mình bằng nhiều hình thức vật lý chẳng hạn như là đĩa bay, hạm đội Vũ trụ và những việc làm cụ thể ngoài sức tưởng tượng của con người nhằm thể hiện sự thật về Họ.

Qúa trình trải nghiệm bóng tối và quá trình trải nghiệm ánh sáng là hai giai đoạn, nhưng cùng một mục đích. Bước vào thời đại mới, nhưng sẽ có rất nhiều người cho rằng; họ không hề nhìn thấy sự thay đổi tích cực nào xảy ra. Nhưng với những người đã thức tỉnh và được hiệu chỉnh họ luôn cảm nhận sâu sắc, rằng đang có nhiều sự thay đổi trong âm thầm. Mỗi người trong chúng ta thay đổi, thế giới sẽ thay đổi, cá thể không thức tỉnh và hành động thức tỉnh, thế giới không thay đổi. Thế giới được hình thành từ từng cá thể riêng rẽ gộp lại, tôi và bạn tạo ra thế giới, thế giới không tạo ra tôi và bạn. Vì vậy, mỗi người sẽ thấy thế giới thay đổi, từ sự thay đổi của chính mình.

Mọi thứ đang thay đổi, diễn ra trong âm thầm, sự thay đổi sẽ tăng dần theo thời gian. Thượng Đế, Đấng toàn tri luôn biết hành động như thế nào để đem lại lợi ích nhiều nhất cho Loài người.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh