Trung Dung Tân Khảo: Phụ Lục 6

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: PHỤ LỤC 6

Giải thích các hình vẽ trong quyển 1

☯ Hình 1: Trung Quốc đạo thống đồ, tr. 40. Có hình: Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công, Khổng Tử. (Trích: Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử tr.178, q.2: Tây Chu sử).

☯ Hình 2: Nhân tâm đạo tâm, tr.49. Tác giả diễn tả bằng hình vẽ tâm hồn con người. Dựa vào những tài liệu Nho Giáo, tác giả phân tâm hồn con người làm hai phần:

  1. a) Nhân tâm biến thiên (tượng trưng băng mặt trăng).
  2. b) Đạo tâm hằng cửu (tượng trưng bằng mặt trời); ý muốn nói trong «tâm» (anima, âme) còn có «Đạo» (logos).

☯ Hình 3: Các tầng lớp của con người, tr.50.

(1) Đồ bản này dùng hình tròn để tượng trưng các tầng lớp trong con người, để đối chiếu với các đồ bản của Copernic về thiên văn (cf. Histoire générale des sciences, Presses universitaires de France, tome II: La science moderne, tr.63; cf. phụ lục VIII hình A của Bohr về nguyên tử.

(2) Đồ bản này phối hợp các đạo giáo và triết học, xác định chân tâm, vọng tâm (hay thần và tâm) minh xác bằng đồ bản hai phần «thể» (essence, être, Nature naturante, le Logos, le Nous, le Verbe, le Noumène, Dieu manifesté...), «dụng» (l’accident, le devenir, le phénomène, nature naturée, l’âme) của một tâm hồn con người muôn thủa.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

(3) Tâm điểm đây chính là điểm bất biến, hằng cửu tùy nơi tùy thời mang những danh hiệu khác biệt, như Hoàng cực, Thần, Đạo, Chân như, Chân, Thể, Hữu, Tạo hóa, Hóa nhi, v.v., le Verbe, le Logos, l’Absolu, le Soi véritable, v.v.)[1]

(4) Nói đến Hữu tức là gợi đến vô, mà đồ bản này không trình bày được, vô hay hư hay không hay Tịch diệt không phải là hư vô, hư không hư ảo mà chính là vô thanh, vô xú, vô hinh, vô tượng, chí hư chí linh; Vô đây là «Đạo ẩn vị hình cố vị chi vô (Trần Trụ). Vô đây chính là trời ẩn (Dieu non manifesté, Dieu le Père). Lão Tử nói «Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô» là nghĩa vậy. Hiểu hai chữ hữu, vô như trên ta sẽ gỡ được mối tơ vò Phật giáo, Lão giáo, v.v.

(5) Phân biệt tâm thần, vọng tâm, chân tâm như trong đồ bản, ta mới hiểu áo nghĩa của các nhà huyền học khi đề cập «vô ngã» (cf. Galates l, 4-20) (cf. Evangelicum secundum Matthaeum caput XVI,25: Qui enim voluerit animam suam salvam facere, perdet eam; qui autem perdiderit animam propter me, inveniet eam.) Đời xưa nói: «Tâm tử thần hoạt» 心 死 神 活 hay «Nhân dục tận nhi thiên lý hiện.» 人 欲 盡 而 天 理 現 [2]

(6) Để hiểu rõ ý nghĩa hình vẽ, hiểu rõ nhiệm vụ các tầng lớp con người, xin đọc thêm mấy bài thơ do tác giả làm hoặc hoặc dịch sau đây:

  1. Vịnh Đạo tâm, Thái cực.

Nhân tâm Thái Cực dữ Thiên đồng,

人 心 太 極 與 天 同

Hoặc vị Đạo tâm, hoặc vị Trung.

或 謂 道 心 或 謂 中

Tán lý bao la khan bất tận,

散 理 包 羅 看 不 盡

Thu thời vi ẩn mịch vô tung.

收 時 微 隱 覓 無 蹤

Tri phong tri tự tri hằng biến,

知 風 知 自 知 恆 變

Giáo kính giáo thành giáo thủy chung.

教 敬 教 誠 教 始 終

Khiết tịnh tinh vi tâm thể đạo,[3]

潔 淨 精 微 心 體 道

Âm dương biến hóa diệu nan cùng.

陰 陽 變 化 妙 難 窮

Phỏng dịch Việt văn:

Thâm tâm sẵn có ảnh trời,

Di luân, trung chính, muôn đời y nguyên.

Khi tung vô tận vô biên,

Khi thu ấm áo im lìm tiếng tăm.

Nguồn cơn rõ lẽ biến hằng.

Kính tin rồi mới thành thân thành người.

Thanh qua người lần bóng Trời.

Âm dương biến hóa ngược xuôi không cùng.

  1. Mượn lời Ecclésiastique (17-3,9)

Trời đã khoác cho người uy võ,

Lại khuôn người in tỏ ảnh mình.

Lại ban cho được uy linh,

Muôn vàn âu hẳn quần sinh đứng đầu.

Ban trí tuệ suy sau xét trước,

Cho ngũ quan xem ngược rõ xuôi.

Huyền vi bày giải đầu đuôi,

Thị phi soi tỏ khúc nhôi ngọn ngành.

Cho tuệ nhãn huyền linh trác tuyệt,

Ngắm trần hoàn mà biết việc Trời.

Tấc thành cô đọng nên lời,

Cao xanh tuyệt diệu, ngàn đời hoan ca.

III. Mượn lời Thiệu Khang Tiết

Tính giả Đạo chi hình thể dã,

性 者 道 之 形 體 也

Tính thương tắc Đạo diệc tòng chi hĩ.

性 傷 則 道 亦 從 之 矣

Tâm giả tính chi phu quách dã,

心 者 性 之 郛 郭 也

Tâm thương tắc tính diệc tòng chi hĩ.

心 傷 則 性 亦 從 之 矣

Thân giả tâm chi khu vũ dã,

身 者 心 之 區 宇 也

Thân thương tắc tâm diệc tòng chi hĩ.

身 傷 則 心 亦 從 之 矣

Vật giả thân chi chu xa dã,

物 者 身 之 舟 車 也

Vật thương tắc thân diệc tòng chi hĩ.

物 傷 則 身 亦 從 之 矣

Dịch Việt văn:

Tính là hình đấng tối cao,

Tính mà thương tổn ứng vào tầng xanh.

Tâm là thành quách bao quanh,

Tâm mà thương tổn, tính đành họa theo.

Thân như non nước mỹ miều,

Xác thân thương tổn, tâm nhiều xác xơ.

Vật là thuyền chở xe đưa,

Đảo điên vật chất thân nhờ vào đâu...

  1. cf. Pháp bảo đàn kinh, quyết nghi phẩm, đệ tam, câu 21.

☯ Hình 4: Tính mệnh song tu, âm dương hợp nhất (Phổ chiếu đồ) tr.55. (Trích: Henri Doré S.J., Recherches sur les superstitions en Chine, 3ème partie. 3ème section, Tome XVIII p.132. Nguyên bản không có giải thích).[4] Theo thiển ý tác giả, thì «Tính mệnh», «nguồn sống» và định mệnh con người đều nằm trong đầu óc (Nê Hoàn cung). Sách Đại Đỗng chân kinh, tr.10, viết: «Cửu thiên chi thượng thần tiên sở cư. Tại nhân tức «Nê hoàn lưu châu cung» thị dã. Thiên mệnh chân nguyên, trước ư tổ khiếu.» 九 天 之 上 神 仙 所 居. 在 人 即 泥 丸 流 珠 宮 是 也. 天 命 真 元 著 於 祖 竅. Muốn tìm được trường sinh, muốn thực hiện được định mệnh, con người phải biết phối hợp âm dương, hay nói cách khác, phải biết phối hợp «tâm, thần». Thế tức là phối hợp «nhật, nguyệt» lại thành «Dịch», thành «Thái cực»... Ta có thể diễn tả bằng phương trình sau:

Thân

(Kim ô; thái dương)

+ Tâm

(ngọc thố; thái âm)

= Thái Cực 太 極

Hay: Nhật+ Nguyệt 月 = Dịch

«Tính mệnh» hay «Chân Nguyên» còn được gọi bằng nhiều danh hiệu khác như: Tâm nguyên, Tính hải, Linh đài, Linh quan, Xích thủy, Chân thổ, Hoàng trung, Huỳnh đình, Qui trung, Tây phương, Giá cá, Huỳnh bà, Trung hoàng, Quan nguyên, Khí hải, Thổ phủ, Huyền khiếu, Sinh môn, Tử hộ, Hoa trì, v.v. (Đây là những danh từ của đạo Lão để trong hình).

Hình 5: Trung quốc tinh tòa khái lược đồ, tr.68. Lấy Bắc Cực làm trung tâm cho xích đạo, Hoàng cực làm Trung tâm cho hoàng đạo. (Trích: Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q.I, tr.49)

Hình 6: Trung điểm trong đồ thư, tr.69-70. Xiển minh huyền nghĩa của Trung cung, Trung điểm trong các đồ bản của cổ nhân. Tùy theo mỗi đồ bản, tâm điểm có thể là khu nữu cho thời gian (Trung cung Minh đường), là chủ chốt cho bát quái (Thái cực) là tinh hoa cho tứ tượng (Ngũ = quinte essence, quintessence).

Hình 7: Trung điểm là Đế vị, Thiên vị (Đế xuất Chấn đồ), tr.77. (Trích: Lô Lăng Cao Tuyết Quân, Dịch kinh lai chú đồ giải, q.12, tr.161)

Hình 8: tr.76. Oum mani padme hum = Ngọc châu viên giác chiếu diệu trong tâm não bộ.

Hình 9: tr.75. Om (Trung điểm, Tuyệt đối thể) là con đường đại đồng. (Hình 8 và 9 trích từ: Anagarika Govinda, Foundation of the Tibetan mysticism. Bản dịch tiếng Pháp của Charles Andrieu: Les fondements de la mystique tibétaine - Spiritualités vivantes, Jean Herbert. Xem ảnh các trang 200, 201). Minh chứng chữ Om (hay Ngọc châu viên giác hay Tạo hóa) nằm ngay trong trung tâm bông hoa sen nghìn cánh (tức là trong Trung tâm não bộ của con người). Theo Áo Nghĩa Thư (Upanishad) thì Liên hoa hay Trung tâm não bộ cũng chính là Thiên cung, nơi Trời (Brahma) ngự trị.[5]

☯ Hình 10: tr.77. Chữ Oum mani Padme tạc trên các vách đá trong xứ Boutan. Tượng trưng chữ Om mani padme Hum bằng bông hoa, và các chữ Om mani padme hum viết bằng chữ Phạn tạc vào các tường đá.[6] Phiên âm sang chữ Hán-Việt là: án ma ni bát minh hồng.唵 嘛 呢 叭銘吽.

☯ Hình 11: tr.75. Cốc thần hay Đạo là Trung điểm trong đạo Lão. (Trích: Lưu Nhất Minh, Chu Dịch xiển chân). Trung điểm của vòng Dịch ở đây được tượng trưng bằng Cốc thần, hay Kim đơn (Lão), Thái cực (Nho), hay Viên giác (Phật). Các chữ viết quanh đại khái có nghĩa là: Âm dương hợp nhất, nguyên tẫn tương giao, lương tri lương năng hỗn thành, thì kim đơn ngưng kết, siêu phàm nhập thánh, đắc đạo phối thiên. Nói cách khác, ta sẽ có Kim đơn, hay Cốc thần, hay kết thành «thánh thai».

Nếu ta viết phương trình:

Dương

(Càn, Nguyên, Thần)

+ Âm

(Khôn, Tẫn, Tâm)

= Cốc Thần

(Thái Cực)

Ta sẽ hiểu hai câu thơ:

Yêu đắc Cốc thần thường bất tử,

Tu bằng Nguyên tẫn lập căn cơ.

☯ Hình 12, Hình 13: A. Nê hoàn cung (Thời chiếu đồ) tr.78; B. hoàn cung (Tẩy tâm thoái tàng đồ) tr.78. (Trích: Henri Doré S.J., Recherches sur les superstitions en Chine: Lao Tse et le Taoisme). Nguyên tác không có chú giải. (cf. Tính mệnh khuê chỉ, I tr.21; II, tr.1). Tác giả mượn hai hình này để minh chứng: Nê hoàn theo đạo Lão là ở trung tâm não bộ. Đạo Lão cho rằng: Trong đầu có chính cung mà Nê hoàn ở chính giữa. (xem hình 12). Chín cung là: Thái hoàng, Đế ất, Đơn huyền, Lưu châu, Cực chân, Nê hoàn, Thiên đình, Động phòng, Minh đường. Độc giả xem kỹ 5 vòng tròn chỗ bụng của hình, sẽ thấy bí quyết luyện đơn của đạo Lão cũng phỏng theo đồ Dịch: vì theo kinh Dịch thì: Thái Cực = Âm + Dương.

Mà theo các đơn gia thì:

Kim Đơn = LY (Cống, Xá Nữ) + Khảm (Diên, Anh Nhi). Tác giả không muốn bàn rộng về vấn đề này ở đây. ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điểm này là Nê hoàn cung hay Thượng đơn điền cũng vậy.[7]

Nê hoàn cung hay Thượng đơn điền được các đạo gia xác định vị trí như sau: (1) Ở trung cung não bộ (xem lại chú giải về hình 4 ở trên. (2) Ta có thể tìm ra, theo phương pháp sau: Từ giữa hai làn lông mi, đi sâu vào 1 tấc (4cm) là Minh đường, hai tấc là Động phòng, ba tấc là Thượng đơn điền hay Nê hoàn.[8]

☯ Hình 14: tr.89, 90. Nê hoàn cung, Liên hoa tâm hay Thiên địa chi tâm tức là não thất 3. Tác giả muốn minh chứng bằng các hình ảnh cơ thể học rằng «Chân tâm» con người ở trung điểm não bộ.

* Hình A. Trích: Séméiologie radiologique; collection médico-chirurgicale à revision annuelle. (Edition médicale Flammarion, p.249) (Encéphalographie gazeuse fractionnée).

* Hình B. Trích: Isadore Meschan (Saunders), An atllas of normal radiographic anatomy, p.271.

* Hình C. Trích: Oliver S. Strong & Adolph Elwyn, Human neuro-anatomy, The Williams and Wilkins Co., p.242.

* Hình D. Trích: Roy R. Grinker MD and Paul C. Bucy MD, Neurology, Charles C. Thomas Publisher Springfield, lllinois USA, p.514.

* Hình E. Trích: Roger Godel, Vie et Rénovation, Gallimard, p.34-48.

☯ Hình 15: tr.83. Não thất ba chụp thẳng. Hình chụp não thất 3 (Nê hoàn cung = 3ème ventricule) Trích: Isadore Meschan (Saunders), An atllas of normal radiographic anatomy, p. 285.

☯ Hình 16: tr.84. Trích: tạp chí Réalités fémina, Juin 1963, No290. Hình A. (Trích hình bìa tạp chí trên): Tinh thể nước đá dưới quang tuyến X (Cristal de glace sous les rayons X). Hình B: (Trích tạp chí đó tr.79): Nguyên tử trong một tinh thể tungstène chụp bằng kính siêu vi phóng đại trên 5 triệu lần (Le microscope à émission d'ions et à champ électrique permet enfin de saisir avec un grossissement supérieur à 5 millions de la perspective des atomes dans un cristal de tungstène).

☯ Hình 17: tr.102. Thiên đạo, Nhân đạo, Vật đạo. Chủ trương: muốn tìm đạo trời phải tìm nơi đáy lòng.

☯ Hình 18: tr.127. Đồ biều tâm tính tương giao và âm dương thuận nghịch. Phân biệt «tính và tâm» đồng thời xiển minh huyền cơ tạo hóa, xác định 2 chiều vãng phản của đạo Trời. Hình này xác đinh Tâm Điểm ở giữa và vòng tròn bên ngoài. Vòng giữa là Bản Thề bất Biến còn vòng bên ngoài là Hiện Tượng biên thiên. Vòng trong là Tính, thì vòng ngoài là Tâm; Vòng trong là Nhất, thì vòng ngoài là Vạn; Vòng trong là Hằng, thì vòng ngoài là Biến; vòng trong là Chân thì vòng ngoài là Vọng; Vòng trong là Tinh thì vòng ngoài là Thô; Vòng trong là Phác Giản thì vòng ngoài là Tần Phiền ; vòng trong là Chính, thì vòng ngoài là Tùy, vòng trong là Đại thì vòng ngoài là Tiểu, vòng trrong là Lý, thì Vòng ngoài là Khí; vòng trong là Bản thì vòng ngoài là Mạt; Vòng trong là Thể thì vòng ngoài là Dụng; vòng trong là Tự (chân tướng) thì vòng ngoài làPhong (dáng dấp); trong là Trường Sinh, thì ngoài là Phù Sinh; trong là Vi Ẩn thì ngoài là Trứ Hiện, Trong là Thái Cực, là Trung thì ngoài là Âm Dương, là Biên Khu.

Và như vậy, cuộc đời con người cũng chia làm 2 phần: ½ đời trước và ½ đời sau, đối đáp nhau:

* Nửa đời trước gồm 32 quẻ Âm từ Cấu đến Khôn.

* Nửa đời sau gồm 32 quẻ Dương tù Phục đến Kiền.

* Nửa đời trước đẩy đưa con người ra Vật Chất, hình hài, ngoại cảnh, ra ngoài ngọn nên tôi dùng 2 chữ Tồ ủy (đi ra Ngọn). Đi ra ngoại cảnh, Thần sẽ bị tán loạn (Tán), sẽ bị khí Âm làm cho Khuất lấp (Khuất), và y như là đi nghịch lại với Trời (Nghịch), là đi ra (Vãng), là Phản lại với Trời (Phản), là đi ra Biến (Biến), là đi xuống, là đi ra Phân loạn (Phân Loạn), là đi vào Âm Đạo, đi vào Địa đạo, đi vào Quan Nguyệt Quật (Đi vào Cung Trăng, vào Vô Minh) theo lời Thiệu Khang Tiết.

* Nửa đời sau khởi đầu bằng quẻ Phục. Phục là biết giác ngộ, là quay lại với Trời. Phục là qui nguyên, phản bản (Qui Nguyên). Thần như Tụ lại, như lớn lên (Tụ, Thân), đi thuận đường Trời (Thuận), như trở lại (Lai), như đi lên (Thượng), như đã biến hóa (Hóa), như được bình an, bình trị (Trị), như đi vào Dương Đạo, Thiên Đạo, như đã tìm ra được Căn Cốt của mình (Kiến Thiên Căn) theo lời Thiệu Khang Tiết.

☯ Hình 19: tr.130. Trung hòa đồ hay ba đoạn đường tiến hóa nhân loại: (a) Âm đạo: chú trọng cải thiện vật chất. (b) Dương đạo: chú trọng cải thiện tinh thần. (c) Trung đạo: hoàn thiện, siêu việt trên các quan niệm thiện, ác.

Bên trái, vẽ vòng Thái cực tượng trưng sự hoàn thiện bất biến khi chưa có hiện tượng manh nha. (Ai lạc hỉ nộ chi vị phát chi vị trung). Bên phải, vẽ vòng dịch thu gọn, gồm hai chiều Âm Dương lượn quanh vòng Thái cực, mô tả thế nào là con đường Trời được được phát huy theo đúng nhịp điệu trời đất. (Phát nhi trúng tiết vị nhi hòa.)

Nếu hiểu Dương là động, Âm là tĩnh, Dương là quí, Âm là tiện ta sẽ thâu tóm được các luật về Âm Dương dịch lý như sau:

- Âm đạo: là đoạn đường trước, đoạn đường đầu (tiên 先 , thủy 始). Đó là giai đoạn đi vào bóng tối (hối 晦 ), đi ra (xuất 出), đi xuống (hạ 下 ) những điều ti tiện (ti tiện 卑 賤 ), phù du, lộ liễu bên ngoài (biểu 表 , hiển 顯 , xuất 出 , ngoại 外 ). Trong giai đoạn này tinh thần còn ù lì (tĩnh 靜), luôn bị ngoại vật chi phối (khuất 屈 ) xa dần Thượng Đế (vãng 往 ), và như xoay lưng (bối 背 ) lại Thượng Đế. Đó là một thứ văn minh tiến bộ dật lùi (thoái 退 ) văn minh vật chất; tinh thần càng ngày càng tiêu ma táng tận (tiêu 消 , táng 喪 ) và cửa Trời y như đã đóng lại (hạp 闔).

- Dương đạo: Dương đạo là một đoạn đường sau (hậu 後 , chung 終 ). Đó là giai đoạn tiến tới ánh sáng (minh 明 ) đi vào (nhập 入 ), đi lên (thượng 上 ) tới những điều tôn quí (tôn quí 尊 貴 ), tới những điều ẩn áo huyền vi (lý 裏 , ẩn 隱 , nhập 入 , nội 內 ). Trong giai đoạn này tinh thần khinh khoát hoạt động (động 動 ), thoải mái không còn bị ngoại vật chi phối (thân 伸 ), tiến dần đến Thượng Đế (lai 來 ), hướng về Thượng Đế (hướng 向 ). Đó mới chính là tiến bộ thật (tiến 進 ). Tinh thần càng ngày càng tăng trưởng, đầy đủ (tồn 存 , tức 息 , doanh 盈 ) và cửa trời y như được mở ra (tịch 闢 ).

Hiểu như vậy có nghĩa là hiểu được Dịch lý. Tiên nho viết: Dịch chi vi đạo: nhất âm nhất dương nhi dĩ: Tiên hậu; thủy chung; động tĩnh; hối minh; thượng hạ; tiến thoái; vãng lai; hạp tịch; doanh hư; tiêu trưởng; tôn ti; quí tiện; biểu lý; ẩn hiện; hướng bối; thuận nghịch; tồn vong; đắc táng; xuất nhập; hành tàng. (Tống Nguyên học án, q.12, tr.6)

Vãng lai giả, dĩ nội ngoại ngôn dã, dĩ tiêu tức ngôn dã; tự nội nhi ngoại vị chi vãng; tự ngoại nhi nội vi chi lai. (Tống Nguyên học án, q.37, tr.3)

Tích thần sinh khí, tích khí sinh tinh, thử tự vô nhi chi hữu dã. Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hóa hư, thử tự hữu nhi chi vô dã. (Hưu Ninh, Y phương tập giải, q.33)

☯ Hình 20: tr.176. Phục Hi bát quái phương vị đồ. (Trích: Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, q.1, tr.35)

☯ Hình 21: tr.177. Dịch tòng trung khởi đồ (vũ trụ tòng trung khởi đồ). Đồ bản này theo đúng thứ tự 64 quẻ của Phục Hi: phía trái 32 quẻ Dương từ Càn đến Phục; phía phải 32 quẻ Âm từ Cấu đến Khôn. Tác giả phỏng theo: (1) Đồ hình 23 trong: Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, q.1, tr.252. (2) Đồ hình: «Suy diễn Chu Tử huấn thích tiên thiên lục thập tứ quái viên đồ âm dương giao thác chi tượng» trong: Phạm Đình Hổ, Hi kinh đồ thuyết, (tài liệu viết tay của Nguyễn Văn Ba).

☯ Hình 22: tr.182. Chu kỳ mặt trăng. Biến tượng của mặt trăng theo thiên văn Âu Mỹ đối chiếu với tiên thiên bát quái. (Trích: Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, q.1, tr.100)

☯ Hình 23: tr.186. Vòng Hoàng Đạo đối chiếu với vòng Dịch. Sự phối hợp này được thực hiện theo những định tắc sau:

(1) Định hướng lại vòng Hoàng Đạo: khởi điểm từ sau ngày Hạ chí (nhất Âm sinh) bát đầu bằng quẻ Cấu theo Thiệu Khang Tiết, và cung Cự giải theo Macrobe

Như vậy quẻ Phục sẽ bắt đầu sau ngày Đông chí, và cung Ma yết. Thiệu Tử thì cho rằng: Cấu là giai đoạn phong trần luân lạc của con người vào vòng trần hoàn vật chất, còn Phục thì khởi đầu đoạn đường giác ngộ, giai đoạn tâm thần bừng tỉnh giấc mộng hoàng lương thế sự, để trở về cùng Thượng Đế. Hai bề Âm Dương ấy cách trở nhau bằng một đường lượn qua tâm. Macrobe gọi cung Cự giải là «cửa người», cung Ma yết là «cửa thần minh» cách nhau bằng cả giải Ngân hà. Sự trùng hợp thực là lạ lùng.

(2) 12 cung Á Âu đồng tên.

(3) Cho 12 cung ứng ngày tháng trong năm, dựa theo các tài liệu của Papus (xem hình trong: ABC de l'occultisme, p.250), và các sách chiêm tinh học Âu (ví dụ: Grande Encyclopédie illustrée des sciences occultes de D. Néroman, Tome II, ch.2: L’influence traditionnelle du Soleil pour chaque signe, chaque mois et chaque degré, p.193 et ss.)

(4) Xếp Nhị thập bát tú vào các cung tương ứng: dựa theo Couvreur, Dictionnaire classique de la langue Chinoise, p.1060 (mục Constellations zodiacales) và những hình vẽ của Trung Hoa ví dụ: hình «Trung Quốc tinh tòa khái lược đồ» (trích: Trung Hoa ngũ thiên niên sử. Xem hình 5 trên đây). Xếp theo lối này tuy nhiên cũng có khác với nhiều sách (xem Qui nguyên trực chỉ, trung quyển, Đỗ Thiếu Lăng dịch chú, tr.362; và Kim Bích cổ văn Long Hổ thượng kinh chú sớ, quyển hạ, tr.20). Sự khác nhau không lạ vì tác giả chú ý tới một vị trí lý tưởng, còn nhiều sách ghi chú vị trí các sao theo từng thời kỳ.) Xếp theo lối này, thì sao Sâm sẽ ở vào cung Song Tử hay Âm Dương tượng trưng bằng hình ☿ (Âm Dương hợp nhất) trong khi theo thiên văn Âu châu thì trong cung ấy cũng có những sao Pollux và Castor. Phải chăng cổ nhân xưa muốn nói rằng: trước khi vào Trung cung cần phải phối hợp cùng Âm Dương, Sâm -Thương phải được đoàn tụ, Pollux - Castor phải được phối ngẫu, Trời - Người phải được kết hợp, cho tới mức tâm tử thần hoạt, vô ngã, vì thế chỉ ghi có Sâm...

(5) Xếp các quẻ tương ứng với 24 tiết trong năm. (Trích: Bửu Cầm, Tìm hiểu kinh Dịch).

(6) Đặt Thái Cực vào giữa vòng Hoàng Đạo, cũng như Âu Châu đặt Thái Dương vào giữa vòng Hoàng Đạo tượng trưng Thượng đế làm khu nữu cho vũ trụ, là căn nguyên và là cùng đích cho vũ trụ.

(7) Vẽ lại vòng Hoàng Đạo Á - Âu phối hợp này mục đích trịnh bày vi ý cổ nhân: muốn tìm về Thượng đế phải biết tùy thời biến dịch, khéo sử dụng cả vật chất lẫn tinh thần để tiến tới tuyệt đỉnh tinh hoa, trước khi vào được Trung Cung Thái Cực. Những tư tưởng này được lưu truyền lại bằng các pho kinh Dịch, Tarot, và Astrologie, bằng các vòng Dịch tiên thiên và vòng Zodiaque. Xin đọc quyển Le Zodiaque của M. Senard sẽ thấy những điểm tương đồng với vòng Dịch rất là kỳ thú.

Hình 24: tr.227. Hình A: Chân tâm hay Thái Cực hay Dịch (Nhật + Nguyệt). Trích: C.G. Jung, Psychology and Alchemy, ảnh 123, p.230 (Hermaphrodite from Hermaphroditisches Sonn-und Mondskind 37, p.16, detail). Có Thái Cực có Âm dương, Biến hằng vạch sẵn đôi đường tử sinh. Hình B: Âm Dương tương thôi và Thái Cực trung hòa. Trích: C.G. Jung, Psychology and Alchemy, ảnh 146, p.280 (Mercurius as «uniting symbol»; from Valentinus duodecim claves, 6 IX, p.396). Thực là: Hai bộ mặt một con người. Trung tâm lại có Trời soi vào lòng.

Hình 25: tr.230. Vừng Thái dương tượng trưng Thượng đế hay Thái Cực ngự giữa hoàn . Trích: C.G. Jung, Psychology and Alchemy, ảnh 181, p.331. (Sun as symbol of God; from Boschius Ars symbolica 127, Symb. CXII Class I, Tab. VII.)

☯ Hình 26: tr.233. Ý nghĩa tâm điểm và vòng tròn trong huyền học Ai Cập. Trích: Freemasonry, Mackey's revised Encyclopedia; mục Point within a circle; Vol.2, p.787-788, với phụ chú: «Egytian point within a circle».

☯ Hình 27: tr.236. Phục Hi cầm Qui, Nữ Oa cầm Củ. Trích: Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q.1, tr.7.

☯ Hình 28: tr.236. Hình Qui Củ dùng làm ấn tín của hội Tam Điểm. Trích: bìa tự điển: Freemasonry, Mackey's revised encyclopedia.

☯ Hình 29: tr.236. Hình Thái Cực (Lưỡng Nghi) cầm qui củ. Trích: C.G. Jung, Psychology and Alchemy, p.357. Hình này tượng trưng Thái Cực đứng trên hỗn độn cầu, tay cầm qui củ, với thất tinh và thần long (Hermaphrodite on the winged planets and the dragon; from Jamsthaler Viatorium Spagyricum 199, p.75)

☯ Hình 30: tr.245. Tâm điểm và vòng Hoàng Đạo trong con người. Các hình chứng minh: (1) Hai mạch Nhâm Đốc là vòng Hoàng Đạo trong người; (2) Tâm điểm là Nê hoàn cung.

Hình A: Nhân diện nại hàn đồ. Trích: Trần Tu Viên, Linh Khu tố vấn tạp chú, q.3, tr.26.

Hình A này trình bày hình 1 con người với 3 tầng:

- Tầng giữa là Bát quái Hậu thiên. Cuối chân là phương bắc là quẻ Khảm. Ngang rốn phía trái là quẻ Cấn.. Ngang ngực là quẻ Chấn, Gần vai là quẻ Tốn. Ly là Đỉnh đầu. Dưới cổ phía phải là quẻ Khôn, ngang ngực phía phải là quẻ Đoài, ngang bẹn phía phải là quẻ Kiền.

- Tầng trong phía trái là 24 Tiết Khí. Bắt đầu là Đông Chí (nơi cuối trục giữa), rồi sang phía trái là Tiểu Hàn, Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, rồi tới Đỉnh đầu là Hạ Chí. Sang phía phải là Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí.

- Tầng ngoài cùng đi từ phía chân trái lên là 12 kinh mạch: Túc quyết Âm Can Kinh, Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tì Kinh. Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào, Thủ Thiếu Dương Kinh Tam Tiêu, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh. Người xưa hay trình bày con người với 24 tiết khí, với 12 kinh mạch ý nói con người luôn biến thiên tiến hóa.

Hình B: Ngọc đỉnh, kim lô. Trích: Thiên Phong Lão Nhân Triệu Tị Trần, Tính mệnh pháp quyết minh chỉ, q.2, tr.1. Trang 2 có chú: Ngọc đỉnh chính tại đại não trung tâm nội tàng nhất bào, vi tiên thiên chân tính sở cư chi xứ tức nguyên thần thất dã. 玉 鼎 正 在 大 腦 中 心 內 藏 一 胞, 為 先 天 真 性 所 居 之 處 即 元 神 室 也. cf: Tính mệnh khuê chỉ, q.2, tr.56: Bạch Tổ vân: Duy nhân đầu hữu cửu cung, trung nhất cung danh viết Cốc thần... 白 祖 云: 唯 人 頭 有 九 宮, 中 一 宮 曰 谷 神.

☯ Hình 31: tr.259. Trung là tâm điểm vòng Dịch.

Cắt nghĩa chữ Trung bằng tâm điểm của vòng Dịch. Mà tâm điểm của vòng Dịch tức là Thái Cực, là Thiên. Trích: Kim bích cổ văn Long Hổ thượng kinh chú sớ, q.Hạ, tr.20.

☯ Hình 32: tr.261. Trời ở trong người. Trích: Trần Việt Nhân và Trương Thế Hiền, Đồ chú nạn kinh mạch quyết, Hương Cảng Trường Hưng thư cục, tr.78. Thay chữ Trung hình 18 bằng chữ Thiên. Chữ Thiên trong hình vẽ này đặt giữa 12 kinh mạch; phải chăng đó là một hình ảnh của thuyết «Thiên nhân tương dữ» trong triết học Á Đông ?

☯ Hình 33: tr.264. Vòng tuần hoàn của nhân loại. Hình này phác họa con người toàn diện với 7 tầng lớp và hai chiều tiến thoái của cuộc đời. Phóng ngoại là tiến về xã hội, nhân sinh, hướng nội là tiến về luân lý đạo đức.[9]

☯ Hình 34: tr.267. Thiên đạo, Nhân đạo, địa đạo. Phác họa con người lý tưởng «quán tam tài». Đầu tải thiên, túc lý địa (đầu mang Trời, chân đạp đất). Tác giả muốn đưa Thiên địa chi tâm vào trung tâm não bộ con người. Huỳnh Đình kinh viết: Tử dục bất tử tu Côn Lôn 子 欲 不 死 修 崑 崙 , và chú thích Côn lôn là đầu, là Nê hoàn nằm trong não bộ (Huỳnh Đình ngoại cảnh kinh, tr.2)

Hình 35: tr.277. Con đường Trung Dung, hay con đường hoàn thiện đã nằm gọn trong tâm thần con người. (Le royaume de Dieu est en nous).

Bị Chú: Các hình chụp điều có ghi rõ đã trích ở sách nào để độc giả tiện việc tra tầm suy cứu. Số trang nêu ở đây (ở sau hình vẽ) là ở sách in.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh