Trung Dung Tân Khảo: Chương 13. Đạo Chẳng Xa Người

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 13. ĐẠO CHẲNG XA NGƯỜI

第 十 三 章

子 曰: 道 不 遠 人. 人 之 為 道 而 遠 人, 不 可 以 為 道. 詩 云: 伐 柯 伐 柯, 其 則 不 遠. 執 柯 以 伐 柯, 睨 而 視 之, 猶 以 為 遠. 故 君 子 以 人 治 人, 改 而 止. 忠 怒 違 道 不 遠. 施 諸 己 而 不 愿, 亦 勿 施 於 人. 君 子 之 道 四; 丘 未 能 一 焉. 所 求 乎 子 以 事 父, 未 能 也. 所 求 乎 臣 以 事 君, 未 能 也. 所 求 乎 弟 以 事 兄, 未 能 也. 所 求 乎 朋 友, 先 施 之, 未 能 也. 庸 德 之 行, 庸 言 之 謹, 有 所 不 足; 不 敢 不 勉; 有 余, 不 感 盡. 言 顧 行, 行 顧 言, 君 子 胡 不 慥 慥 爾?

PHIÊN ÂM

Tử viết: «Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo.» Thi vân: «Phạt kha phạt kha, kỳ tắc bất viễn.» [1] Chấp kha dĩ phạt kha, nghễ nhị thị chi, do dĩ vi viễn. Cố quân tử dĩ nhân trị nhân, cải nhi chỉ. Trung thứ vi đạo bất viễn. Thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân. Quân tử chi đạo tứ; Khưu vị năng nhất yên. Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, vị năng dã. Sở cầu hồ thần dĩ sự quân, vị năng dã. Sở cầu hồ đệ dĩ sự huynh, vị năng dã. Sở cầu hồ bằng hữu, tiên thi chi, vị năng dã. Dung đức chi hạnh, dung ngôn chi cẩn, hữu sở bất túc; bất cảm bất miễn; hữu dư, bất cảm tận. Ngôn cố hạnh, hạnh cố ngôn, quân tử hồ bất tháo tháo nhĩ ?

CHÚ THÍCH

- Phạt = đẽo. - Kha 柯 = cán rìu. - Tắc 則 = khuôn mẫu. - Nghễ 睨 = tà thị 斜 視 = trông nghiêng. - Trung 忠 = tận kỷ viết trung. - Thứ 恕 = như kỷ viết thứ.[2] - Vi 違 = ly khai = xa cách. - Đạo 道 = suất tính = theo tiếng lương tâm. - Khưu 丘 = Tên đức Khổng (người ta đọc trại là Kỳ). - Hồ 胡 = sao? - Tháo = miệt mài chăm chắm.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

DỊCH CHƯƠNG XIII

Đạo trời không xa người

Đức Khổng nói:

«Đạo luôn gần gũi người đời,

Những ai lập đạo xa vời chúng nhân,

Hiếu kỳ, lập dị, là nhầm.»

Kinh Thi viết:

«Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,

Trông lại nhìn cố đấu cho in.»

Ngắm đi ngắm lại liền liền,

Đẽo lui đẽo tới, mắt xem chưa vừa.

Nên quân tử khi lo giáo hóa,

Sửa trị người sẵn khuôn người.

Thấy người giác ngộ thì thôi,

Đã chiều cải hóa liệu bài ta ngưng.[3]

Phương pháp tu thân:

  1. Tôn chỉ tổng quát

Theo đạo lý hết lòng hết dạ,

Đối với người tất cả như mình.

Thế là sắp tới tinh thành,

Điều mình thoái thác chớ dành cho ai.[4]

  1. Bốn bổn phận

Đạo quân tử ở đời có bốn,

Khâu chưa làm đến chốn đến nơi;

Thờ cha đứng đắn hẳn hoi,

Tận tình hiếu thảo xứng người con ngoan.

Làm dân đúng phận thần dân,

Một lòng phụng sự quốc quân cho bền.

Làm em cho đáng nên em,

Phận em bề dưới phục quyền người anh.

Bạn bè chung thủy vẹn tình,

Giúp người bước trước ta dành ta đi.

Tu nhân đức, hành vi thường nhật

Nói năng thời đúng mực căn cơ.

Hành vi khiếm khuyết nên lo,

Nói năng thái quá liệu mà bớt đi.

Lời nói với hành vi phù hợp,

Nói làm sao làm khớp như in.

Lòng người quân tử triền miên,

Thấp tha, thấp thỏm, mới nên công trình.[5]

BÌNH LUẬN

Chương này tiếp tục nghị luận rằng Đạo chẳng xa người mà những lề luật chi phối nhân luân cũng sẽ được rút ra ngay nơi con người.

  1. Đạo chẳng xa người

Đạo chẳng xa người, vì Đạo tức là chân lý ở trong lòng người. Cho nên lập Đạo cũng chỉ cốt làm cho sáng tỏ, rõ rệt cái chân lý ấy mà thôi.

Nếu Đạo cần cho con người, thì có người là có Đạo, cho nên Đạo chẳng thể xa người, mà đã có ngay ở trong tâm khảm con người.[6] Đức Khổng lấy câu Kinh Thi «Phạt kha phạt kha, kỳ tắc bất viễn» mà chứng minh điều đó.

Cổ nhân vốn tin rằng định luật phép tắc chi phối muôn vật đều đã được ghi tạc sẵn trong lòng vạn vật. Kinh Thi viết:

Thiên sinh chưng dân 天 生 蒸 民

Hữu vật hữu tắc 有 物 有 則

Dân chi bỉnh di 民 之 秉 彝

Hảo thị ý đức.[7] 好 是 懿 德

(Trời sinh ra khắp muôn dân,

Vật nào phép nấy định phân rành rành.

Lòng dân chứa sẵn căn lành,

Nên ưa những cái tinh thành tốt tươi.)

Kinh Thư viết: «Thượng Đế giáng trung vu hạ dân.» [8] (Thượng Đế đã ban khuôn phép hoàn hảo cho muôn dân.)

Cho nên muốn lập đạo chỉ cần làm sáng tỏ những lề luật đã ghi tạc trong thâm tâm con người.

Như vậy đối với Khổng giáo cũng như đối với các đại hiền triết Á Đông, trong con người tương đối, biến thiên còn có con người hoàn thiện, còn có con người tuyệt đối, bất biến, toàn hảo. Đó là con người lý tưởng mà con người phải thực hiện.[9]

Cụ Phan Bội Châu giải: Chữ nhân (trong câu dĩ nhân trị nhân) ở trên là chân lý của người tức là Đạo, chữ nhân ở sau là thân thể của người tức là nhân. Lấy đạo người trị người, chính là kiểu mẫu không xa, lại thiết tha hơn phạt kha kia nữa.[10]

Cụ cũng cho rằng: «Đạo tức là chân lý ở trong lòng người; nên làm đạo cũng chỉ cốt cho rõ rệt cái chân lý ấy mà thôi. Chân lý ở trong lòng người rồi thì người tức là đạo rồi, không cần phải bỏ tách rời người ra mà tìm đạo ở nơi cao xa khác.» [11]

Nôm na mà nói, thì phải lấy lương tâm làm nguồn gốc đạo lý và nhân luân. Thánh hiền muôn đời chỉ làm sáng tỏ những lề luật của lương tâm, chứ không thêm bớt chi được cả.

Cho nên lương tâm hơn mọi thứ sách vở, vì nó có trước mọi sách vở, và sẽ tồn tại hơn mọi sách vở. Nó đã xuất hiện với người đầu tiên, và sẽ hiện diện nơi con người sau chót trong trần thế.

Vì thế Lục Tượng Sơn chủ trương phải nắm vững được tâm mình.[12]

Vương Dương Minh có thơ rằng:

Lương tri tựu thị độc tri thì,

良 知 就 是 獨 知 時

Thử tri chi ngoại cánh vô tri.

此 知 之 外 更 無 知

Nhân nhân đô hữu lương tri tại,

人 人 都 有 良 知 在

Tri đắc lương tri khước thị thùy.[13]

知 得 良 知 卻 是 誰

  1. Định luật phép tắc chi phối con người đã nằm sẵn trong con người

Những định luật chi phối nhân luân ta tìm thấy ngay nơi con người. Chương này đan cử ít nhiều định luật:

a- Trung thứ 忠 恕 : Hoàn thiện mình, coi người như mình.

b- Định luật hiệt củ 絜 矩 (loi de là réciprocité) hay là suy kỷ cập nhân.

- Việc gì mình muốn người làm cho mình, hãy làm cho người.

- Việc gì mình không muốn làm cho mình, hãy đừng làm cho người.[14]

Áp dụng định luật này vào nhân luân, ta sẽ suy ra những bổn phận của quân-thần, phụ-tử, phu-phụ, bằng hữu, huynh-đệ, v.v. Đây Trung Dung chỉ đề cập một cách tượng trưng đến bốn bổn phận. Đại Học cũng áp dụng định luật hiệt củ 絜 矩 để đối đãi với mọi người cho phải đạo.[15]

c- Thận trọng trong mọi hành vi ngôn ngữ thường ngày

Luận Ngữ viết: «Ra khỏi nhà thì trang trọng như đón khách quý; tiếp xúc người thì kính cẩn như đang hành lễ.» [16]

Trung Dung, chương 29, viết rõ ràng hơn:

«Mỗi động tác quân tử đều nêu như mẫu mực,

Mỗi hành vi là khuôn phép chúng nhân theo.

Mỗi lời nói, thiên hạ đời sau sẽ nương vào,

Người xa ngưỡng vọng, người gần không ngán.» [17]

Tóm lại, đạo làm người cần phải tuần thuận thiên lý, mà thiên lý là cái gì thông thường, vĩnh cửu, phổ quát khắp bàn dân thiên hạ, khắp mọi nơi, mọi đời, không có gì là tạm thời hay ước lệ, giả tạo, cưỡng ép.[18]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh