Trung Dung Tân Khảo: Lời Nói Đầu

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: LỜI NÓI ĐẦU

* Hỡi các nước hãy ca tụng Chúa!

ngợi khen Người, tất cả các dân!

(Thánh vịnh 117)

Laudate Dominum omnes gentes,

Laudate eum omnes populi.

(Psalmus 117)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

* ... Những người vội vã, những kẻ phù du sẽ ngạc nhiên và bực bội vì trong giờ phút khẩn trương nước sôi, lửa bỏng như nay, mà lại viết cuốn sách không màu sắc thời gian, không liên quan đến thời cuộc, mà lại muốn đặt vấn đề trên những dữ kiện vĩnh cửu. Nhưng thực ra, vĩnh cửu là con đường ngắn nhất từ thời gian này sang thời gian khác, vả lại cuộc đời thường lạc hướng và có vô số lỗi lầm.

... Les gens hâtifs et éphémères s'étonneront et se scandaliseront qu'en une heure où le temps presse, où les décisions menacent, un livre ait été écrit pour sortir de l'actualité et pour tenter de reposer le problème dans ses données éterrnelles. Mais c'est que l'eternité reste le plus court chemin d'un temps à un autre temps: l'actualité souvent dévie et ne compte pas ses erreurs. (Robert Aron, Retour de l'Eternel, Edition Albin Michel, 13-16 passim et Anthologie juive, page 516).

* ... Đạo ta chỉ dùng một nguyên lý mà bao quát hết.

... Ngô đạo nhất dĩ quán chi.

Mua đá năng lượng:

吾 道 一 以 貫 之

(Luận ngữ, Lý nhân đệ tứ)

... Un unique principe me suffit pour tout embrasser. (Granet, la pensée chinoise, page 15)

* Công tôn Sửu nói: «Đạo ngài thời cao thật, đẹp thật, nhưng y như lên Trời, tưởng chừng không sao đạt tới được. Sao ngài chẳng hạ thấp xuống cho vừa sức người, để họ hằng ngày ra công học tập.»

Mạnh tử đáp: «Người thợ khéo không vì người thợ vụng mà bỏ thằng, mặc. Chàng Nghệ không vì kẻ bắn dở mà thay đổi phép dương cung. Người quân tử dạy dương cung, nhưng không bắn hộ... Lập ra Trung đạo, ai có sức thì theo...»

Công tôn Sửu viết: «Đạo tắc cao hỹ, mỹ hỹ, nghi nhược đăng thiên nhiên, tự bất khả cập dã. Hà bất sử bỉ vi khả cơ cập, nhi nhật tư tư dã.»

Mạnh tử viết: «Đại tượng bất vị chuyết công cải phế thằng mặc. Nghệ bất vị chuyết xạ biến kỳ cấu luật. Quân tử dẫn, nhi bất phát... Trung đạo nhi lập; năng giả tùng chi.» (Mạnh Tử, Tận tâm, thượng, đoạn 41)

公 孫 丑 曰: «道 則 高 矣, 美 矣.宜 若 登 天 然, 似 不 可 及 也. 何 不 使 彼 為 可 幾 及, 而 日 孳 孳 也.»

孟 子 曰: «大 匠 不 為 拙 工 改 廢 繩 墨. 羿 不 為 拙 射 變 其 彀 率. 君 子 引, 而 不 發... 中 道 而 立; 能 者 從 之.»

LỜI NÓI ĐẦU

Ba tập Trung Dung tân khảo đều có mục đích:

Khảo sát một quan niệm then chốt mà đạo Khổng gọi là tâm pháp 心 法.

Quan niệm đó là:

  1. Chẳng những tin có Trời, mà lại tincó Trời ngự trị ẩn áo nơi đáy lòng mình. Trong «Nhân tâm nghiêng ngửa» đa đoan còn có «Đạo tâm ẩn áo»:«Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi.» 人 心 惟 巍 道 心 惟 微.
  2. Đạo tâm, ảnh tượng Trời ẩn áo đó chính là Tính (nature esprit, essence) hiểu theo nghĩa siêu hình.
  3. Như vậy Tính sẽ là Nguồn sống thiêng liêng, là Tinh (Essence), là Nhất (Unité), là Thành, là Toàn thiện (Perfection).
  4. Và là mệnh Trời (volonté pine:Thiên mệnh chi vị tính天 命 之 謂 性).
  5. Theo mệnh Trời đó chính là Đạo (Suất tính chi vị đạo率性 之 謂 道).
  6. Niềm tin tưởng đó sẽ làm cho mình kính sợ, lo sửa tâm hồn để trở nên hoàn thiện.
  7. Hoàn thiện là lên tới«Thái cực»tuyệt đỉnh công phu, kết hợp với Trời (Phối thiên).
  8. Như vậy là đi từ«Thiên nhân tương dữ» (alliance) khởi thủy đến chỗ «Thiên nhân nhất quán» (Union mystique) tận cùng.

TÓM LẠI:

Trời là trung tâm điểm nhân loại (Trung 中) bất biến trường tồn (Dung 庸). Mục đích Trung Dung là cố gắng tu luyện để đi từ biên khu trần thế, xác thân, lý trí, tâm hồn vào tới được trung tâm điểm đó, và từ chỗ biến thiên của cuộc đời vào tới chỗ bất biến trường tồn đó.

Nhưng dĩ nhiên đó là một công trình tuyệt khó. Chỉ có bậc chí thành, chí thiện mới gọi được là «đắc trung» 得 中. «Đắc trung» là «đắc Đạo» 得 道; «đắc Đạo» là «phối thiên» 配 天.

Trung Dung tức là giai đoạn «Huyền đồng» (tâm dữ Huyền đồng 心 與 玄 同 - Union de l'âme au Principe, Union mystique, mysticisme), điểm hội tụ của triết và đạo, là «cùng lý» của đời sống con người.

Nhân tử NGUYỄN VĂN THỌ cẩn chí

Saigon, ngày 1-4-1964

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh