Trung Dung Tân Khảo: Chương 30. Thánh Nhân Dữ Thiên Đồng Đức

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 30. THÁNH NHÂN DỮ THIÊN ĐỒNG ĐỨC

第 三 十 章

仲 尼 祖 述 堯, 舜, 憲 章 文 武, 律 天 時, 下 襲 水 土; 辟 如 天 地 之 無 不 持 載, 無 不 覆 幬; 辟 如 四 時 之 錯 行; 如 日 月 之 代 明. 萬 物 并 育 而 不 相 害. 道 并 行 而 不 相 悖. 小 德 川 流; 大 德 敦 化. 此 天 地 之 所 以 為 大 也.

PHIÊN ÂM

Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng luật thiên thời, hạ tập thủy thổ; thí như thiên địa chi vô bất trì tải, vô bất phúc đảo; thí như tứ thời thác hành; như nhật nguyệt chi đại minh. Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội. Tiểu đức xuyên lưu; đại đức đôn hóa. Thử thiên địa chi sở dĩ vi đại dã.

CHÚ THÍCH

- Tổ thuật 祖 述 = noi theo dấu tích. - Hiến chương 憲 章 = những công việc khuôn mẫu cho đời, như chế độ, lễ nhạc, tất cả thấy rõ ràng đợi ta trông thấy. (chú thích của cụ Phan Bội Châu) [1]

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

DỊCH CHƯƠNG 30

Thánh nhân dữ thiên đồng đức

Đức Khổng tiếp nối đạo Thuấn Nghiêu,

Làm sáng tỏ lối đường Văn Võ.

Trên thuận thiên trời, dưới theo thủy thổ,

Như đất trời bát ngát bao la.

Che chở muôn loài khắp gần xa,

Như tứ thời luân lưu chuyển động.

Như nhật nguyệt hai vầng chiếu rạng,

Muôn loài cùng chung sống chẳng hại nhau.

Đi một chiều, chẳng phản bội chi đâu,

Tiểu Đức như sông ngòi dinh dưỡng.

Đại Đức luôn hóa sinh tăng trưởng,

Phép tắc trời cao cả xiết bao! [2]

BÌNH LUẬN

Chương này tán tụng đức độ đức Khổng, và cho rằng đức độ ngài cao siêu sánh với đất trời.

Ngài truyền thuật lại đạo Nghiêu Thuấn, xiển minh nền chính trị Văn Võ, sống hợp thiên thời và thủy thổ.

Ngài như Trời không gì không bao dung che chở, như đất không gì không cưu mang. Ảnh hưởng ngài không hề ngừng nghỉ như bốn mùa vần xoay đắp đổi, như mặt trời mặt trăng lần lượt sáng soi, làm cho vạn vật vui sống bên trong mà không tác hại lẫn nhau, làm cho nhật nguyệt tinh cầu vần xoay, thời tiết biến đổi mà không lộn lạo.

Ngài cũng như trời đất: đức nhỏ thì như sông suối, lưu thông thấm nhuần khắp chốn; đức lớn thì nồng hậu làm cho vạn vật sinh hóa, ảnh hưởng bao la như vậy mới đáng bậc thánh nhân, cũng như mới là trời đất.[3]

Thế tức là chương này chủ trương ‘thánh nhân phối thiên’. Thánh nhân hợp nhất với Trời. vì vậy ảnh hưởng cũng bao la sâu rộng như Trời. Nho giáo trước sau vẫn chủ trương rằng những bậc thánh nhân có đạo đức siêu việt sẽ phối hợp được với Thượng Đế.

Trình Tử viết: «Đạo thánh nhân cũng như là Trời vậy.» [4] Có người hỏi ông: «Thánh đạo và Thiên đạo khác nhau thế nào?» Ông đáp: «Không khác.» [5]

Tôn Chung Nguyên viết: «Trời với thần là một, thánh với Trời cũng chẳng là hai.» [6]

Trương Tái viết: «Đã học tất phải nên như thánh nhân mới được thôi. Đòi biết người mà chẳng biết Trời, chỉ cầu làm hiền nhân mà chẳng cầu làm thánh nhân, đó là cái tệ hại của các học giả từ thời Tần, thời Hán đến nay.» [7]

Vì thế chương 26 của Trung Dung đã đan cử trường hợp Văn Vương, nay lại đan cử trường hợp Khổng Tử.

Thực ra chính đức Khổng cũng tin rằng mình là vẻ sáng của Trời như Văn Vương, và luôn bắt chước Trời mà hành sự.[8]

Ước vọng của thánh hiền từ ngàn xưa là tu thân tích đức, khuếch sung thiện đoan, hàm dưỡng thiên tính nơi mình để đạt tới mức cao siêu, toàn mỹ như Trời.

Kinh Thư (Khang Cáo) viết: «Hoằng vu Thiên.» Đại Học (ch.1) viết: «Chỉ ư chí thiện.» Trung Dung (ch.27) viết: «Tuấn cực vu Thiên.» đều không ngoài ý đó.

Nhưng cái hay của Khổng giáo là chủ trương: không phải chỉ có Khổng Tử mới giữ được địa vị độc tôn, mà trước Khổng Tử đã có Nghiêu, Thuấn, Đại Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công; sau đức Khổng cũng có nhiều bậc thánh nhân khác ra đời. Vì thế Trung Dung mới nói: «Bá thế dĩ sĩ thánh nhân nhi bất hoặc.»

Tào Giao (ông Giao, em vua nước Tào) hỏi Mạnh Tử rằng: «Có phải mọi người đều có thể nên được như Nghiêu, Thuấn được chăng?» Mạnh Tử đáp: «Phải. Sở dĩ chúng ta không được như Nghiêu, Thuấn là vì chúng ta không muốn mà thôi.» [9]

Trong bài tựa quyển Khổng học đăng, cụ Phan Bội Châu viết: «Hễ ai đọc bản sách này trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Platon, ta là Kant. Chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có Đông Tây, mà tâm lý in như nhau. Thánh hiền tức là ta. ta tức là thánh hiền. Ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi.» [10]

Mấy lời trên chứng tỏ cụ Phan thâm hiểu đạo Nho vậy.

Để kết thúc chương này ta có thể mượn lời sách Khải Huyền (Apocalyse): «Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi ngài.» [11]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh