Trung Dung Tân Khảo: Chương 25. Thánh Nhân Trong Ngoài Trọn Hảo

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 25. THÁNH NHÂN TRONG NGOÀI TRỌN HẢO

第 二 十 五 章

誠 者, 自 成 也; 而 道, 自 道 也. 誠 者, 物 之 終 始, 不 誠 無 物. 是 故 君 子 誠 之 為 貴. 誠 者, 非 自 成 己 而 已 也, 所 以 成 物 也. 成 己, 仁 也; 成 物, 知 也; 性 之 德 也, 合 外 內 之 道 也. 故 時 措 之 宜 也.

PHIÊN ÂM

Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý.[1] Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

CHÚ THÍCH

- Thành 誠 = sự hoàn thiện. Thị cố quân tử thành chi vi quí 是 故 君 子 誠 之 為 貴 = Pour cette raison, le sage met la perfection au-dessus de tout (Couvreur dịch).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

DỊCH CHƯƠNG 25

Thánh nhân trong ngoài trọn hảo

Thành là tự mình nên hoàn thiện,

Đường tinh thành phải kiếm cho ra.

Mua đá năng lượng:

Thành là cùng đích duyên do,

Duyên do cùng đích khắp cho muôn loài.[2]

Bỏ lẽ ấy khôn bài có vật,

Nên hiền nhân quý nhất chữ thành.

Hoàn thành không những riêng mình,

Rồi ra hoàn thiện quần sinh muôn loài.

Hoàn thành mình là người nhân đức,

Tác thành vật là bực thông minh.[3]

Thiên nhiên tự tính uy linh,

Trong ngoài hai mặt một mình quán thâu.

Nên quân tử biết câu sau trước,

Xếp thời giờ tổ chức cho hay.[4]

BÌNH LUẬN

  1. Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã.

Chí thành là đạo Trời, và cũng là đạo của thánh nhân. Thành chi (trở nên hoàn thiện) là đạo quân tử, là đạo người.

Thành là đạo Trời, là đạo thánh nhân vốn tự nhiên mà có. Nơi Trời, nơi thánh, sự hoàn thiện đã sẵn có nơi mình, mà đạo lý cũng đã sẵn có nơi mình,không phải cầu cạnh nơi đâu.

Cụ Phan Bội Châu bình rằng: «Tự thành ở đây cũng như tự cường, tự lập, tự trị. Sở dĩ mình nên được mình chỉ là mình làm lấy mình, nên không phải vay mướn nhờ cậy ai cả, nên bảo rằng tự thành; mà sở dĩ tự thành được là gốc ở cái tinh thần chân thật, nên nói rằng ‘Thành giả, tự thành dã’. [...] Xem ở hai chữ tự đạo thời chúng ta nên biết rằng ta đã là người thời chính giữa chân lý của mình ta làm nên người tức là đạo. dầu Phật, dầu thánh, dầu Thượng Đế, dầu Thiên chúa cũng chỉ ở giữa mình ta mà thôi, không bao giờ ở ngoài mình ta mà có đạo, nên nói rằng tự đạo.» [5]

Vì thành là đạo Trời, là đạo thánh nhân,[6] nên có sách áp dụng câu ‘Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã.’ vào Trời, vào Thượng Đế.[7] Tưởng giải như vậy cũng chẳng có sai.

  1. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật.

Thượng Đế hoàn thiện là gốc gác phát sinh ra muôn vật. Như vậy gốc gác muôn vật dĩ nhiên là hoàn thiện. Hơn nữa vạn vật dẫu biến hóa đa đoan đến mức nào, rồi ra lúc chung cuộc cũng phải trở về nguyên bản là Thượng Đế.[8] Đó là định luật tuần hoàn. Cho nên sự hoàn thiện cũng chính là mục đích muôn loài.

Không Trời, dĩ nhiên không người, không vạn vật. Nhưng sinh muôn vật mà không để cho biến thiên tiến hóa cho tới hoàn thiện, thì sinh ra đã vô nghĩa, mà biến hóa cũng vô nghĩa. Cho nên dù xét về phương diện nguyên thủy, quá trình biến hóa, hay cùng đích, thì sự hoàn thiện cũng vẫn là lẽ sống muôn loài.

  1. Cố quân tử thành chi vi quý.

Hiểu biết đầu đuôi của cuộc thế, hiểu biết ý nghĩa sâu xa của lẽ biến dịch, tuần hoàn, cũng như của cuộc đời, dĩ nhiên người quân tử lấy sự hoàn thiện mình làm quý.

  1. Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

Thành kỷ là hoàn thiện mình, thành vật là cải thiện hoàn cảnh bên ngoài. Người hoàn thiện phải có đủ hai mặt trong ngoài, không thể khinh khi một khía cạnh nào. Sách Ecclésiastique nói: «Mọi sự đều có một lúc, mọi vật đều có một thời ở dưới trời này.» [9] Cho nên dồn cả thời gian vào công việc chắc không phải là thuận theo ý Trời.

Á Đông ta từ trước đến nay thường chỉ chú trọng nội tâm, mà quên đi hoặc coi thường ngoại cảnh, nên đã phải chứng kiến cảnh bao nhiêu triệu sinh linh đói khát lầm than. Đó cũng là một bài học cần phải được ngẫm nghĩ.

Sống trong thế giới tương đối, dĩ nhiên là phải chấp nhận hai chiều, hai mặt biến thiên, cần phải có cả trong lẫn ngoài, bỏ một phương diện nào cũng có thể gọi là không hoàn toàn. Cho nên cái hay là phải biết sắp đặt thời giờ.

Tuổi trẻ thì để tâm nhiều hơn đến xác thân, vật chất, ngoại cảnh, quốc gia, xã hội. Tuổi già cần chú trọng phương diện nội tâm. Thế mới đúng là chiều Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng của trời đất.[10]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh