Trung Dung Tân Khảo: Chương 13. Sử Quan Theo Trung Dung Và Dịch Lý

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 13. SỬ QUAN THEO TRUNG DUNG VÀ DỊCH LÝ

Con người cần được đặt lại vào trung tâm vũ trụ, điểm xuất phát của con người. Xưa khi trình độ hiểu biết còn thấp kém, con người đã xa lìa, thì nay, trong tay sẵn có những kiến thức mới về không gian con người cần phải quay về trung tâm điểm ấy.[1]

Nghiên cứu Trung Dung và Dịch lý, chúng ta có thể tìm ra một sử quan mới mẻ.

Xưa nay, nhiều người vì có quan niệm «tĩnh» về vũ trụ, nên cho rằng con người, đời nào cũng giống đời nào sinh ra là để chịu khổ sở gian truân, ngõ hầu đền bù những tội ác xa xăm và hiện tại; cho đời là bể khổ, đầy châu lệ, chỉ muốn thoát ly đời; cho xác thân là thù địch; cố dày vò thân xác để được coi là nhân là đức; cúi đầu chịu mọi sự gian nan thống khổ, coi đó là những hình phạt của thần thánh; suốt đời nơm nớp lo âu, khẩn cầu thần nọ thánh kia hộ trì cho mình siêu thoát, một khi nước mắt tắt hơi.

Một quan niệm như vậy dĩ nhiên làm mất hết vẻ hiên ngang và hùng khí của con người, coi con người như một thứ đồ chơi để thần minh tha hồ dập vùi theo ý thích, thương thì để nguyên, giận lên thì phá phách cho tan tác thành tro bụi, coi lịch sử như đã đi đến tuyệt đích không còn gì để diễn tiến nữa; tô vàng son cho một dĩ vãng mình không tham dự; oán than chê bai cuộc sống hiện tại, cho rằng chẳng mấy huy hoàng…

Nhưng, nếu ta có một cái nhìn bao quát cởi mở hơn, nếu ta có một quan niệm «động» về lịch sử, ta sẽ thấy con người thực ra, đã, đang, và còn, sẽ tạo cho mình một lịch sử rất ly kỳ, lắm truân chuyên, nhưng cũng lắm vinh quang. Trên thực tế, con người luôn luôn tiến hóa ấy.

Nói đến tiến hóa, tức là phải nói đến chiều hướng và mục phiêu của cuộc tiến hóa đó. Cho nên đề cập sử quan nhân loại, là đề cập chiều hướng tiến hóa của nhân loại, những giai đoạn dĩ vãng và tương lai trên con đường tiến hóa ấy, cũng như mục đích và kết quả của công cuộc tiến hóa ấy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Trung Dung đã cho ta biết căn bản của nhân quần, thì cũng chỉ luôn cho ta biết mục phiêu của nhân loại. Đâu là căn bản vũ trụ, nhân quần? Trung điểm, Trời ! Đâu là mục phiêu của nhân loại của quần sinh? Cũng vẫn là Trời là trung điểm !

Vòng Dịch Phục Hi sẽ cho ta biết các chặng đường tiến hóa của nhân loại, từ ban sơ cho tới chung cuộc. Dịch Văn Vương phơi bày cho ta thấy cùng một lúc mọi giá trị của đất Trời.[2]

Ta thường thấy, trong Kinh Dịch, 64 quẻ xếp theo hình vuông, lồng trong 64 quẻ xếp theo hình tròn. Hình vuông tượng trưng cho không gian, cho các giá trị phô diễn đồng thời trong không gian. Hình tròn tượng trưng cho thời gian, cho các giá trị phô diễn liên tiếp trong thời gian.[3] Dịch là phản ảnh cuộc đời. Cho nên ta cứ việc nhìn bao quát các nếp sống của cá nhân và đoàn thể diễn ra cùng một lúc trong không gian hoàn vũ, là ta có thể suy ra được các lớp lang lịch sử của nhân loại liên tục diễn tiến trong thời gian….

Thực ra, vấn đề chiều hướng và giai đoạn của lịch sử không phải là một vấn đề mới mẻ.

Mua đá năng lượng:

Auguste Comte (1798-1857) trước đây, đã tìm ra ba giai đoạn của lịch sử:

  1. Trạng thái thần quyền (état théologique).
  2. Trạng thái siêu hình (état métaphysique).
  3. Trạng thái thực tiễn (état positif).

Nhưng, ta thấy quan niệm trên chỉ cho ta biết dĩ vãng và một phần nào hiện tại, còn tương lai vẫn chìm đắm trong mơ hồ, bí ẩn.

Dựa vào Dịch và Trung Dung ta có thể tìm ra một chu kỳ lịch sử mênh mông bát ngát hơn nhiều.

Chúng ta, đại khái, có thể phác họa chu kỳ lịch sử nhân loại bằng chín giai đoạn sau:[4]

  1. Giai đoạnthần quyền(Tốn)
  2. Giai đoạnsiêu hình(Khảm)
  3. Giai đoạnthực tiễn(Cấn)
  4. Giai đoạnvật chất(Khôn)
  5. Giai đoạngiác ngộ(Chấn)
  6. Giai đoạnnhân đạo(Ly)
  7. Giai đoạnnghệ thuật đạo đức(Đoài)
  8. Giai đoạnthiên đạo(Càn)
  9. Giai đoạntoàn thiện toàn mỹ. (Giai đoạnhuyền đồng, Thái cực)[5]

Chu kỳ lịch sử nhân loại khó ước lượng được là bao nhiêu năm. Thiệu Khang Tiết cho là 129.600 năm (360 x 360).[6]

Đã là diễn tiến của lịch sử cũng như của con người đều theo định luật doanh hư, tiêu tức, vãng lai, tiến thoái của đất Trời.

Trong nửa chu kỳ đầu, tinh thần dần dần suy, vật chất dần dà thịnh. Trong nửa chu kỳ sau, vật chất dần dà suy, tinh thần dần dà thịnh.[7]

Lẽ âm dương tiêu trưởng trong các học thuyết Âu Á

Nhịp điệu thăng trầm suy thịnh của lịch sử nhân loại cũng được áp dụng trong khúc hòa ca của vũ trụ và vạn vật.[8]

Lẽ âm dương tiêu tức vãng lai trong hoàn võ và trong con người

Đó là diễn tiến theo hai chiều âm dương của vòng Dịch.[9]

Dựa trên những hiện tượng lịch sử, thì nhân loại mới đang đi giữa giai đoạn thực tiễn và giai đoạn vật chất. Nghĩa là con đường tiến hóa của nhân loại còn xa lắc, xa lơ, tương lai nhân loại còn muôn vàn rực rỡ.

Con người còn phải lao lung vất vả, còn phải suy tư, lao tác, còn phải khám phá, còn phải khám phá, còn phải đào thải, còn phải lọc lõi nhiều mới tiến tới vinh quang được.

Đi đến hết giai đoạn vật chất, con người sẽ đi đến chỗ bế tắc, đến đầu đường; muốn khỏi tiêu diệt, tất nhiên phải quay lưng lại vật chất mà hướng về phía tinh thần, thế là Phục sinh, (Régénération Palingénésie), là Hồi phục (conversion). Dịch gọi thế là «Cùng tắc thông,» hay «cùng tắc biến».

Đi vào con đường vật chất tức là đi vào con đường trụy lạc, sa đọa tinh thần (dégénération, chute). Đi vào con đường tinh thần, là đi vào con đường giải thoát, phục sinh (rédemption, salut, régération).

Cổ nhân đã xác định thời kỳ hồi phục của con người. Thời kỳ ấy chính là thời kỳ đen tối nhất của nhân loại, tượng trưng bằng giờ Tý (nửa đêm); và bằng quẻ Khôn (hoàn toàn vật chất).[10]

Nhưng giữa tăm tối, ánh sáng sẽ hiện ra, giữa chết chóc sự tái sinh sẽ mầm mống; sau thời kỳ vật chất vô thần, con người sẽ hồi hướng và quay trở về với giá trị tinh thần.

Sự sinh lại ấy, người xưa ví như là con người được thai nghén lại một lần nữa, vì thế dùng chữ Tý 子 (Tý= Tử =Con), chữ Nhâm 壬 (đồng âm với chữ Nhâm 妊 có mang), chữ Thai 胎 để chỉ thời kỳ đó.[11]

Chu kỳ lịch sử tiên đoán bằng các Vòng Dịch, Can chi, và Trường sinh

Thời kỳ ấy là thời kỳ «Hồi Phục», vì nhân loại đã thấy được «thiên địa chi tâm».[12]

Theo sử quan này, thì con người mới đầu dĩ nhiên là phải gian truân, phải phong trần (Cấu = Phong trần), nhưng đến chung cuộc, sẽ được hiển vinh hạnh phúc (Càn = Trời, Đế Vương ; Bính đinh = Sáng sủa, rực rỡ, v.v.)[13] để rồi vào yên nghỉ trong Trung cung, trong Thái cực, Hoàng cực..

Mỗi cá nhân cũng phải đi theo đúng con đường đã vạch cho nhân loại và hoàn võ, nhưng tùy sự hiểu biết, tùy theo tốc độ của trí tuệ, tùy theo công phu tu luyện, thời gian trên trở nên co giãn vô hạn định:[14]

Vì:

- 129.600 cũng là một chu kỳ.

- 25.920 cũng là một chu kỳ.[15]

- Một năm cũng là một chu kỳ.

- Một tháng cũng là một chu kỳ.

- Một ngày cũng là một chu kỳ.

- Một hô một hấp cũng là một chu kỳ.

- Một chớp mắt cũng là một chu kỳ (vì cũng gồm hai chiều âm dương, động tĩnh, hạp tịch của Trời đất.)[16]

Con đường thăng trầm, gian lao ấy tức là con đường định mệnh của nhân loại. Theo từ ngữ Ấn Độ thì đấy là duyên nghiệp, duyên kiếp của con người (Karma). Tìm ra được vòng duyên nghiệp ấy mới biết đâu là con đường giải thoát…[17]

Mỗi giai đoạn lại cho con người trông thấy một khía cạnh của toàn thể bao la, mỗi giai đoạn lại làm cho con người giàu có thêm về một loại tư tưởng, lại khoác cho con người một bộ mặt mới.

Suy rộng ra, như trái đất có lúc xa lúc gần mặt trời, thì nhân loại cũng có lúc xa lúc gần Thượng đế, nhưng vòng tiến hóa con người đã vạch sẵn từ muôn thuở, cũng như vòng chu luân của trái đất và các vì sao đã được vạch sẵn khi chúng vừa được tạo dựng nên.

Thế tức là:

«Người tận thế, đất sét xưa nặn lại,

Hạt trường sinh gieo từ buổi hỗn mang,

Ngày khai thiên, Trời đã chép kỹ càng,

Toàn lịch sử của muôn nghìn thời đại.» [18]

Con người sinh ra đời, cần phải phát huy mọi khả năng của mình, thực hiện mọi giá trị tiềm ẩn trong mình, và chỉ được dừng chân đứng lại khi đã đạt mức chí thành, chí thiện[19] khi đã thoát mọi tình tướng, danh sắc hiện tượng bên ngoài, trở về được với hư vô, Diệu hữu,[20] vì mục đích của nhân loại cũng như của cá nhân là đạt tới toàn thể.

Nói tóm lại, Trung Dung, trung điểm vừa là khởi điểm vừa là cùng đích con người (alpha et omega), còn vòng Dịch với các hào quái tượng trưng cho sự thăng trầm, suy thịnh và các giai đoạn lịch sử con người.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh