Trung Dung Tân Khảo: Chương 6. Hai Chữ Trung Dung

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 6. HAI CHỮ TRUNG DUNG

Viết sách khó, nhưng tìm nhan đề sách cũng chẳng phải dễ. Sách là nhan đề phân tán ra, nhan đề là sách cô đọng lại.

Tiền nhân xưa chắc đã lao tâm, khổ tứ nhiều mới tìm ra được hai chữ Trung Dung. Hơn nữa, với sự sâu sắc thâm trầm cố hữu, chắc các ngài cũng đã cố làm sao cho hai chữ Trung Dung được thật sâu sắc thâm trầm.

Ngược lại, ngày nay muốn tìm hiểu hai chữ Trung Dung cũng không phải là chuyện dễ. Phải khảo cứu từ nguyên, nghiên cứu tượng hình (symbole), căn cứ vào lời giải thích của các danh nhân danh sĩ lịch đại, mới mong tìm ra manh mối được.

Trung 中, theo từ nguyên[1] là một mũi tên bắn trúng hồng tâm.

Trung 中là giữa, là tâm điểm (centre); Dung 庸 là thường (permanent, éternel), là bất biến (immuable, invariable).[2]

Hội những ý trên ta đã thấy mục đích Trung Dung là muốn tìm cho ra tâm điểm vũ trụ, tâm điểm cuộc đời, băng qua mọi biến thiên, để trở về tâm điểm bất biến hằng cửu ấy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Xét về tượng hình (symbole), ta thấy trung điểm, trung cung từ Á sang Âu, tự cổ chí kim, luôn luôn tượng trưng cho ngôi vị tối thượng.

HÌNH 5: Trung Quốc tinh tòa khái lược đồ.

Để chứng minh điều ấy, chúng ta hãy nên phóng khoáng, đừng gò bó mình vào trong đời Xuân Thu, Chiến Quốc, trong biên giới Trung Hoa, hay phạm vi Nho giáo, mà hãy tạm cho lòng chu du khắp bốn phương, tung hoành trong lịch sử nhân loại để tìm hiểu chữ Trung.

Khảo sát thư tịch Nho giáo, ta thấy trung điểm, trung dung bao giờ cũng tượng trưng cho ngôi chí tôn vô đối. Đó là:

Mua đá năng lượng:

- Hoàng Cực trong thiên văn.[3]

- Thiên Trì trong la bàn địa lý.[4]

- Thái Cực trong thiên Tiên thiên bát quái.

- Ngũ thập trong Hà Đồ.[5]

- Ngũ trong Lạc Thư.

- Hoàng Cực trong Hồng Phạm Cửu Trù.

- Trung Cung trong Minh Đường.[6]

Dịch luôn đề cập đến Trung,[7] Trung Hành,[8] Trung Đạo.[9]

HÌNH 6: Trung Điểm trong Đồ Thư.

Dịch chủ trương: Chính trung là ngôi vị của trời[10] và người quân tử phải thông hiểu nghĩa lý của chữ Trung.[11]

HÌNH 7: Đế xuất Chấn đồ

Hình trích trong Dịch kinh lai chú đồ giải của Lô lăng Cao tuyết Quân và Vĩnh xuyên Lăng hậu tử.

Trung điểm của bát quái đồ có viết chữ Đế 帝 và 5 chấm (Nơi dưới chú: «Vương Tạo hóa chi tôn xưng tức Thiên, Ngũ dã.» 王 造 化 之 尊 稱 即 天 五 也. Nghĩa là: Đế hay Vương là tiếng để tôn xưng đấng Tạo hóa tức Trung, tức ngũ.

Trong quyển Dịch kinh lai chú đồ giải có một đồ hình Hậu thiên bát quái, ở tâm điểm có chữ Đế.[12]

Lễ Ký cho rằng: Trung Dung là đạo của bậc vương giả.[13]

Đọc Mạnh Tử ta cũng thấy chữ Trung bao hàm nghĩa hoàn thiện.[14]

Đời Hán, Vương Thông cũng đề cập tới «trung thuyết» theo vi ý của Dịch và chủ trương:

«Mặc cho biến hóa muôn nghìn,

Trung tâm ta vẫn giữ nguyên chẳng rời.» [15]

Đến đời Tống, chữ Trung trở nên minh xác hơn.

Ngũ Phong (Hồ Hoằng, ?-+1163) định nghĩa Tính là tuyệt đối siêu việt trên các quan niệm thiện ác, và chủ trương Trung tượng cho Tính.[16]

Lam Điền Lữ Thị cũng cho rằng: «Trung chính là Tính, là Thiên đạo.» [17]

Nhưng đọc những lời tranh luận của Chu Hi và Lục Tượng Sơn chữ Trung và chữ Thái Cực[18] ta mới hiểu rõ ràng quan niệm của tiên nho về chữ Trung.

Chu Hi cho rằng Thái Cực ở trung tâm vạn vật nhưng Thái cực không phải là trung điểm. Trung như vậy chỉ là ngôi vị của Thái Cực.[19]

Ông viết: Gọi là cực để diễn tả sự chí cực của Lý ây, gọi là Trung để diễn tả sự không lệch lạc của Lý ấy. Tuy cùng một lý, nhưng danh nghĩa phải dùng cho tùy nghi, thích dáng.[20]

Lục Tượng Sơn phóng khoáng hơn, chủ trương dứt khoát rằng: Trung là cực. Ông viết: Cực cũng là Lý ấy, Trung cũng là Lý ấy.[21]

Lại nói: Gọi là Nhất hay Trung cũng vẫn là Thái Cực.[22]

Khảo sát nền văn học nước nhà, ta thấy Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) cũng đã thấu nghĩa chữ Trung, thấu hiểu định mệnh cao sang con người.

Năm Nhâm Thìn (1532)- lúc ấy Cụ 41 tuổi - nhân cùng các hương lão dạo chơi bến Trung Tân 中 津 bên sông Tuyết Giang, Cụ thấy hai chữ Trung Tân có thể bao quát đạo làm người nên cho xây một quán gọi là quán «Trung Tân», dựng một bia gọi là bia «Trung Tân» trên bến sông, để truyền sở học uyên nguyên lại cho hậu thế.

Cụ cắt nghĩa Trung là hoàn thiện, Tân là bến bờ, ý muốn nói con người chỉ được dừng chân nơi bến bờ hoàn thiện.[23]

Nhân sinh quan của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là nhân sinh quan của Trung Dung, Đại Học; nhân sinh quan của các bậc thánh hiền.

Tổng hợp các quan điểm thánh hiền Nho giáo, ta thấy Trung là ngôi vị của Thái Cực, của Hoàng Cực, bất thiên, bất ỷ, là nguồn gốc vạn vật, và là tuyệt đỉnh hoàn thiện làm tiêu chuẩn cho muôn loài, muôn vật vươn lên.

Mở rộng tầm khảo sát, ta sẽ thấy trung tâm, trung điểm bao giờ cũng tượng trưng cho căn nguyên, cho Tuyệt đối thể và Trung đạo là đạo «vô thượng», là đạo Huyền đồng (mysticisme), hay là Thiên đạo. Vì thế các nhà huyền học (mystiques), tự cổ chí kim, không phân đạo giáo, đều truyền thụ cho nhau một chữ Trung.

Huyền học Hồi giáo gọi trung điểm là thiên cung (station pine).[24] Huyền học Do Thái (Qabbalah hébraðque) gọi Trung điểm là «Thánh điện» (Saint Palais),[25] hay Trung cung (the Middle Chamber).[26]

Phật giáo cũng đề cập nhiều tới Trung Đạo (Majjhimā patipadā). Đức Phật Thích Ca đã tìm ra Trung Đạo và Trung Đạo đem lại cho con người viên giác thanh tịnh, niết bàn.[27]

Thiên Thai Tông gọi Thật Tướng là Trung Đạo.

Hoa Nghiêm Tông lấy Pháp Giới làm Trung Đạo.

Pháp Tướng Tông lấy Duy Thức làm Trung Đạo.

Trung là duy nhất, tuyệt đối, tuyệt đãi, là căn nguyên sinh vạn pháp.[28]

Trung Đạo, trung điểm ấy tức là điểm bất biến, là chân tâm nằm giữa mọi biến thiên. Quan niệm này được tượng hình bằng chữ Vạn và trục các bánh xe «Bát Chính Đạo», «Thập nhị nhân duyên», ý nói trong thân «Tứ đại giả hợp» vẫn có một điểm chân nguyên vĩnh cửu, trường tôn hay niết bàn bao giờ cũng nằm trong trung tâm luân hồi.

HÌNH 8: Oum mani padme hum = Ngọc châu viên giác chiếu diệu trong liên hoa tâm

= Tuyệt Đối Thể chiếu diệu ở trung tâm não bộ.

HÌNH 9: Oum (Trung điểm, Tuyệt Đối Thể) là con đường đại đồng. (Oum the the path of universality)

Nói cách khác, đó chính là ngọc châu viên giác chiếu diệu trong liên hoa tâm.[29]

Chu Hoành, tác giả quyển «Trúc song tùy bút», trong bài «Phát chân qui nguyên» cũng chủ trương chữ Trung của Trung Dung tức là Chân Nguyên của Phật giáo.[30]

Trong thư tịch đạo Lão, ta thường thấy đề cập đến Trung Đạo, Trung Cung. Trung Cung ấy được gọi là Huyền 玄, là Cốc Thần 谷 神, là Đạo 道, v.v...

HÌNH 10: Hình khắc vào đá để lưu truyền lời chú: «Oum mani padme Hum.»

HÌNH 11: Cốc Thần là Trung Điểm trong đạo Lão

HÌNH 12: Nê Hoàn Cung 泥 丸 宮 (Thời chiếu đồ 時 照 圖)

Lão Tử chỉ có một nguyện vọng, một lý tưởng là Thủ Trung bão Nhất 守 中 抱 一. Như trên trời, Thiên Tâm ở Bắc Cực, thì trong đầu não con người Thiên Tâm ở cung Nê Hoàn, mà Nê Hoàn ở trung tâm não bộ.[31]

HÌNH 13: Nê Hoàn Cung 泥 丸 宮 (Tẩy tâm thoái tàng đồ 洗 心 退 藏 圖)

Thiên tâm ấy không phải là Nhân tâm mà chính là Đạo.[32]

Sách Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ 太 乙 金 華 宗 旨 thường đề cập tới Trung điểm ấy dưới danh hiệu Trung Hoàng[33] và tất cả công phu tĩnh tọa, theo đạo Lão, là cốt tập trung tâm thần cho qui tụ về trung điểm ấy.[34]

Những nhận xét cổ kính của các đạo gia thực ra không đến quá viển vông như ta tưởng.

Các nhà sinh lý học Âu Mỹ tiên tiến hiện nay đang cố dùng các phương pháp khoa học để tìm cho ra «điểm hội tụ» trong đầu não mà họ gọi là «giác giới» (lieu de la compréhension) hay là «não tâm» (le foyer centrencéphalique, le foyer centrencéphalique d’integration) và cho rằng bản ngã ẩn áo sau điểm hội tụ ấy. Tuy nhiên, họ chưa xác định được trung điểm, trung cung là điểm hội tụ. Họ giả thiết: Hạ thị tằng (hypothalamus) là nơi các thần kinh giao hội.

Nhưng nếu ta áp dụng định luật tương tự (loi d’analogie: phép loại suy) ta sẽ phải nhận rằng Trung cung, trung điểm mới là điểm hội tụ, và Nê Hoàn cung của các đạo gia chính là não thất 3 (3e ventricule) trong đầu não con người; vì nơi ấy, phía dưới là giao tuyến của thần kinh mắt (chiasma optique), là nơi giao tiếp các mạch máu trong đầu, nơi ấy cũng là điểm hội tụ của các thần kinh, đồng thời cũng là «trung diểm hình học» của đầu não như các đồ hình giải phẫu, sinh lý và quang tuyến y học hiện đại chứng minh. triết học và đạo giáo, và đồng thời cũng là điểm hội tụ của muôn vạn nẻo đường suy tưởng.

Khảo sát phong tục, ta thấy dân gian bao giờ cũng trọng trung điểm: Chiếu giữa, gian giữa, trung ương đều là chỗ tôn trọng nhất.

HÌNH 14 A

Medical sagittal section of brain; Relationship of the central

sulcus and lateral frissure to the ventricules and skull.

HÌNH 14 B

HÌNH 14 C

HÌNH 14 D

HÌNH 14 E: Le Foyer centrencéphalique

HÌNH 15: Não thất 3 chụp thẳng

Nếu giả thuyết này được chấp nhận thì ta sẽ thấy tâm điểm não bộ sẽ là trung điểm tâm hồn, tuy nằm trong não mà chẳng phải là não; tâm điểm não bộ cũng sẽ là điểm gặp gỡ giữa khoa học thực nghiệm. Nhưng mở rộng tầm quan sát ta thấy trung điểm còn nhiều kỳ bí, huyền diệu hơn: Đài hoa, nhụy hoa điều là tâm điểm của hoa; lúc hoa rơi cánh rã thì đài hoa vẫn còn và chứa đầy nguồn sống cho các thế hệ cây sau.

Nhân, hạt thường nằm trong giữa quả. Những cái vỏ bên ngoài dù có thối nát, thì nhân và hạt vẫn trường tồn với thời gian, để rồi ra đóng lại tấn kịch đời với quang âm, với gió mưa, đất nước.

Đặc biệt nhất là nếu ta dùng được những kính hiển vi tối tân mà nhìn vào đáy lòng vật chất, đáy lòng các tinh thể vi ti của vật chất, ta vẫn thấy Trung điểm uy nghi quen thuộc đó hiện ra bất biến hằng cửu giữa sự tuần hoàn, giao động của muôn nghìn nguyên tử. Ta vẫn thấy sau những biến thiên chất chưởng bên ngoài, còn có chủ chốt hằng cửu bền vững bên trong.

Xưa kia tuy chưa có những phương tiện khoa học tiến bộ như hiện nay nhưng có lẽ vì cứ tiến lên lần hồi trên các nấc thang suy luận mà hiền thánh xưa đã tìm ra Thượng Đế trong trung tâm vũ trụ và trung tâm con người.

Trung tâm vũ trụ, trung điểm tâm hồn chính là lò cừ tạo hóa, sẽ phối hợp mọi mâu thuẫn, khắc phạt.

Tinh thể nước đá dưới X-quang

Tinh thể Tungstène phóng đại 5 triệu lần.

HÌNH 16

Thay vì đứng theo một chiều nào trong tứ duy lục hợp, để bị quáng lòa vì bóng tối, bóng sáng tương tranh, ta vào trung điểm để nhìn bao quát trái phải, thấp cao, ta sẽ thấy mọi tương phản tan biến như mây khói.[35]

Thay vì chuyển vận bằng chân tay, bằng ngũ quan tri giác trong những nẻo đường vô tận của thời gian lịch sử, ta hãy dùng tâm thần một vút bay lên tới Thái Cực, trung tâm, chỗ phát xuất và hội tụ của không gian và thời gian. Ở đấy ta sẽ thấy mọi sự đều có lớp lang, tiết tấu, việc trước hỗ trợ việc sau, lớp ngoài bảo vệ lớp trong, tầng dưới nâng đỡ tầng trên. Tầng tầng lớp lớp bao quanh một tinh hoa duy nhất như muôn cánh hoa ấp ủ đài hoa với nhụy hoa.

Nếu đúng vậy thì đạo Trời cũng rất giản dị chỉ cần phá tan tấm màn vật chất ngu muội, dục tình bên ngoài là vầng dương muôn thủa sẽ hiện ra sáng quắc.[36]

Sau khi khảo sát ý nghĩa chữ Trung, sau khi đã tìm hiểu ý nghĩa của Trung điểm trong thiên văn, địa lý, trong các đồ bản, trong đầu não con người; ta có thể trở lại Nho giáo, trở lại với đề tài của ta.

Bây giờ chắc ta phải nhận chân rằng hai chữ Trung Dung thực là cao diệu. Trung là ngôi vị của Thái Cực, Hoàng Cực. Trung Dung, Trung Đạo chính là đạo «Phối thiên».

Có hiểu như vậy thì nhan đề sách mới hợp với ý nghĩa sách, và hai chữ Trung Dung sẽ nên ngọn đuốc sáng, soi rọi cho công trình khảo cứu của ta sau này.[37]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh