Ánh Sáng Và Con Đường Tâm Linh: Chương 7. Phương Trình Tiến Hóa Của Linh Hồn (Phần 2)

ÁNH SÁNG VÀ CON ĐƯỜNG TÂM LINH: CHƯƠNG 7. PHƯƠNG TRÌNH TIẾN HÓA CỦA LINH HỒN (PHẦN 2)

Ở phần trước ta đã biết rằng, linh hồn có phương trình tiến hóa có dạng:

r=αe, φ∈R (4)

Khoảng cách hoàn Không r của linh hồn phụ thuộc vào α, k và φ.

Khi φ = 0, ta có ekφ = e0 = 1; lúc đó r = α.

Có thể nói khi linh hồn đạt được góc lặp tâm linh φ = 0 thì linh hồn đã quy nhất, hay là bất nhị. Tuy nhiên, lúc này linh hồn vẫn chưa đắc đạo hoàn Không nếu α ≠ 0.

Vì vậy, bất kỳ linh hồn dù phẩm chất hoặc pháp lực siêu việt đến mấy, nếu linh hồn còn mắc nghiệp lực, linh hồn không thể đắc đạo hoàn Không.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Con đường tiến hóa mặc dù có quy luật chung là hình xoắn ốc như đã mô tả, nhưng không phải mỗi linh hồn đều có hành trình là một đường cong (phi tuyến) nhẵn trơn đẹp đẽ như đồ thị minh họa, với các tham số bất biến. Trên hành trình của linh hồn sẽ xảy ra các việc như đi lệch quỹ đạo, đi ngược chiều hướng, rung lắc, tiến nhanh, tiến chậm… đủ các hình thái.

Tạm thời gác lại mối quan hệ tương hổ giữa α, k và φ. Trong một lần tái sinh để thực hiện chương trình tu học của mình, linh hồn có thể định chí tu luyện để thay đổi các tham số α, k cùng với việc giảm giá trị góc lặp tâm linh φ của linh hồn.

Trên hình vẽ, đường tô màu vàng biểu diễn trường hợp linh hồn thay đổi quỹ đạo của mình, từ điểm A của quỹ đạo đường màu đỏ đến điểm B của quỹ đạo đường màu đen.

1943-anh-sang-va-con-duong-tam-linh-chuong-7-phuong-trinh-tien-hoa-cua-linh-hon-phan-2-1.jpg

Kiến giải từ góc độ này, quá trình tu luyện, tiến hóa của các tôn giáo rất khác nhau vẫn tìm được sẽ được điểm chung rất giống nhau, ví dụ như:

- Tịnh độ tông Phật giáo và Thiên Chúa giáo có phương pháp tu thiên về giảm hệ số nghiệp lực α.

- Mật tông Phật giáo và nhánh tu thiên về pháp thuật của Đạo giáo có điểm chung là tăng năng lực hoàn Không bằng cách giảm giá trị hệ số nghịch pháp k.

­- Kinh Kim Cang của Phật giáo và Đạo Đức Kinh của Đạo giáo có điểm chung về giáo lý tu luyện, thúc đẩy linh hồn giảm nhanh góc lặp tâm linh φ.

Ta cũng thấy rằng, trên con đường tiến hóa - con đường hoàn Không, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hành trình của linh hồn. Ba yếu tố này khá tương ứng với các khái niệm về Giới - Định - Huệ của Phật giáo:

  • Giới: Giúp người tu tập giảm được hệ số nghiệp lực α
  • Định: Giúp người tu tập giảm được hệ số nghịch pháp k
  • Huệ: Giúp người tu tập hiểu biết về hành trình tâm linh của họ, giúp họ giảm nhanh góc lặp tâm linh φ.

Trên hành trình đó, các linh hồn cùng giáo phái, cùng pháp môn tu luyện có xu hướng đồng hành quỹ đạo tiến hóa. Vì vậy, lực của giúp đỡ của tăng đoàn sẽ giúp các linh hồn ổn định được quỹ đạo của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lực giúp đỡ của tăng đoàn lại trì hoãn sự tinh tấn của linh hồn có tham số khác biệt. Do đó, trong các giáo phái, pháp môn luôn có những đệ tử được chân sư mật truyền một số thứ phù hợp với họ.

Lại nói, phương trình tiến hóa này cho thấy sự công bình của Thiên đạo.

Giả sử so sánh 2 linh hồn cùng tu học tiến hóa.

- Linh hồn thứ nhất có phẩm chất tu luyện rất tốt, hệ số nghịch pháp k bé, có trí huệ tốt soi đường nên linh hồn có khả năng giảm nhanh góc lặp tâm linh φ về 0. Linh hồn tu luyện sớm quy nhất đạt giá trị khoảng cách hoàn Không của mình là r1 = α1. Đặt tình huống linh hồn có gặp phải sai sót gì đó mà không thực hiện thực hành giảm hệ số nghiệp lực và bị mắc lại ở khoảng cách hoàn Không r1 = α1.

- Linh hồn thứ 2 có phẩm chất tu luyện không tốt, có hệ số k lớn hơn, trí huệ không tốt nên góc lặp tâm linh φ khó tiến về 0. Kết thúc mỗi chu kỳ tiến hóa, linh hồn luôn có khoảng cách hoàn Không r2 = α2.ekφ .

Trong những chu kỳ tiến tiến hóa đầu tiên, ta có α2.ekφ > α1

Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, vì cải thiện được được hệ số nghiệp lực a2 thành a2’, linh hồn thứ 2 có khoảng cách hoàn không α2’.ekφ < α1. Lúc đó, linh hồn thứ 2 đã thực hành tiến hóa tốt hơn linh hồn thứ 1.

Do đó, có những người tu hành suốt đời không thấy có điểm gì nổi bật, nhưng đến cuối đắc đạt của họ tốt hơn những người luôn nổi bật vì cảm ngộ tốt, pháp lực tốt. Đó quả thật là sự công bằng của thiên đạo.

Hành trình tiến hóa của chúng sinh vì vậy mà cực kỳ đa dạng. Các tham số, biến số của phương trình tiến hóa đang mất cân bằng ở điểm nào, linh hồn có xu hướng định chí tu học để khắc phục ở điểm ấy. Vì vậy, một kiếp nhân sinh ngắn ngủi, người thì dọc ngang thế tục để cảm ngộ nhân sinh, giảm hệ số nghiệp lực; người thì bỏ nơi phồn thị, tìm về núi non để giảm hệ số nghịch pháp; người thì một đời lục lọi triết lý, tìm kiếm phương cách giảm φ nhanh chóng… chung quy cũng vì hiệu quả tinh tấn là tốt nhất.

Bạn à, mỗi một chúng ta có một phương trình tiến hóa riêng, nhưng chúng ta đồng dạng một quy luật tiến hóa, vì chúng ta đang sống trong cùng một vũ trụ. Vì vậy, hãy giúp đỡ nhau, đồng hành trên con đường hoàn KHÔNG!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh