Ngẫm Đại Khí Của Người Xưa: ‘Ba Quân Có Thể Mất Đi Chủ Soái, Nhưng Nam Nhi Không Thể Mất Đi Chí Hướng’

NGẪM ĐẠI KHÍ CỦA NGƯỜI XƯA: ‘BA QUÂN CÓ THỂ MẤT ĐI CHỦ SOÁI, NHƯNG NAM NHI KHÔNG THỂ MẤT ĐI CHÍ HƯỚNG’

Trên đường đời, có lúc sóng yên bể lặng nhưng cũng có lúc phong ba bão táp. Có lúc đường thênh thang sáng lạn, nhưng cũng khó tránh khỏi có những lúc phải bước trên cầu độc mộc hiểm nguy. Tuy nhiên, muốn trở thành người đại khí, khó khăn thế nào cũng chỉ là sự tôi luyện. Muốn trở thành một người có cốt khí, có đại khí, thì trước tiên phải tu luyện thành thục 5 loại khí.

1. Người nhìn xa trông rộng, hiển nhiên có đại khí

Làm người chỉ số thông minh thấp cũng không sao, chỉ số cảm xúc thấp cũng không phải là vấn đề gì lớn, nhưng làm người thì khí phách phải lớn. Nói thẳng ra, bạn có thể không thông minh, có thể không biết giao tiếp, nhưng nhất định phải có đại khí.

Nếu như chỉ có một chút chướng ngại đã khiến bạn lùi bước, một vài câu nói xấu đã khiến ban phải bận tâm, nếu đang yên đang lành lại đi ghét bỏ hay thù hận người khác, vậy thì khí chất quá nhỏ nhen. Làm người càng có đại khí, thì càng có nhiều thành công.

Lâm Tắc Từ đời nhà Thanh có một câu đối: “Biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực”.

Đại khí không phải sinh ra là có sẵn, mà trải qua sự tu luyện mới được bồi dưỡng dần dần, đó chính là hạo nhiên chính khí mạnh mẽ và đầy nội lực.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Đại khí sẽ khiến cho từng cử chỉ của một người toát ra sự thanh nhã như hương lan lẩn khuất, sự chính trực kiên định như cây tre, sự kiên cường như hoa mai nở giữa trời đông giá rét.

Phùng Mộng Long trong “Tăng quảng tri nang bổ” viết: “Có thể độ lượng bao dung với kẻ tiểu nhân, thì chính là bậc quân tử”. Đại khí, sẽ khiến cho một người có được sự điềm đạm vững vàng, khéo léo tự nhiên khi làm người hay trong việc đối nhân xử thế.

Người đại khí, không phải là không có thất tình lục dục, mà họ nhìn thấu chuyện đời, hiểu đối nhân xử thế, biết tiến biết lùi, thấu hiểu lòng người, biết giúp mình giúp người để tích phúc.

Cho dù gặp nỗi buồn vô hạn, cũng vẫn nở một nụ cười, không làm cản trở hay ảnh hưởng đến “khí” trong lòng, nội tâm lúc nào cũng giữ một không khí tươi mới, để chúng nuôi dưỡng và tưới mát cho tâm hồn.

2. Xử sự khiêm tốn, không tranh giành mà giữ hoà khí

Hồng Ứng Minh đời Minh từng nói: “Người biết giữ hoà khí, thì trăm cái phúc tự đến”. Xử lý công việc hài hoà, làm người thì luôn giữ hoà khí, không nên tốn thời gian cho việc tranh luận không đâu, bớt chút nóng giận, sẽ được lòng mọi người và các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp hơn, tự nhiên mọi chuyện sẽ thuận lợi, dễ dàng thành công.

Mạnh Tử nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà”. Hoà khí chính là một tấm lòng bao dung, một tinh thần hợp tác, một nhận thức về tính đồng đội, một bầu không khí hài hoà.

Hoà khí là một hình thái bên ngoài, nhưng cũng là một sự tu dưỡng từ bên trong. Người có hoà khí mới có thể giao tiếp với mọi người, mới có thể cùng hợp tác cộng sự, mới có thể có thành công trong sự nghiệp.

Người hoà khí mới có đức dày để nâng đỡ vạn vật, chỉ cần đức hạnh tốt làm việc gì cũng thành. Người có hòa khí biết lấy tấm lòng độ lượng bao dung người khác, công lao vinh danh thì nhường cho người khác, lỗi lầm thì nhận về mình, biết co biết duỗi.

“Có tấm lòng biết tha thứ cho kẻ thất bại, biết chú trọng đến con đường của kẻ thành công”, làm việc gì cũng thấu tình đạt lý, đối đãi với người phải khoan dung thoả đáng.

Người hoà khí, nhiệt tình chứ không hời hợt, trung thành chứ không giả tạo, ban ân cho người khác là chân thành tự đáy lòng, không giữ ở trong lòng, nhưng cũng không khoe khoang với người ngoài, không lợi dụng người khác để đánh bóng tên tuổi, luôn tin rằng “Quân tử lòng luôn bình thản, tiểu nhân buồn bực không nguôi”, quang minh lỗi lạc, chất phác làm người.

3. Gặp khó khăn ra sức gánh vác, chịu nhục chịu khổ nuôi chí khí

Người không có chí hướng thì sẽ không thành công. Có chí thì vạn sự ắt thành. Khổng Tử nói: “Ba quân có thể mất đi chủ soái, nhưng nam nhi không thể mất đi chí hướng”.

Có một mục tiêu nhất định, thứ theo đuổi mục tiêu đó chính là “chí”; một tiếng trống làm tinh thần hăng hái thêm, giữa đường không ngừng nghỉ chính là “khí”, hai thứ hợp lại chính là “chí khí”. Người chí khí không mạnh thì chưa đạt đến đỉnh cao trí tuệ, mọi thành công trong sự nghiệp đều được quyết định bởi điều này.

Khi một người gặp khó khăn, hoặc phải đối mặt với sự sỉ nhục, mà chí hướng vẫn không đổi, một mực kiên trì, thì có thể thấy được chí khí của người đó, người có thể chịu khổ để hoàn thành trọng trách thì sau cùng sẽ đạt được thành tựu to lớn.

Tác giả Tư Mã Thiên đã nhẫn nhịn đến cực điểm, chịu khổ chịu nhục để gây dựng nên sự nghiệp, lưu lại cho đời sau bộ “Sử ký” nổi danh trong lịch sử, chữ “nhẫn” đã được ông đẩy lên đỉnh cao. Sự thống khổ nhục nhã, sự khó khăn khi phải nhẫn nhịn, ý chí để nếm trải sự sỉ nhục, tạo nền tảng để bộ “Sử ký” vĩ đại ra đời!

4. Với bản thân thì phải giữ nguyên tắc, kiên trì giữ niềm tin

Niềm tin quyết định sự quyết đoán và phong cách làm việc của một người. Khi có đủ niềm tin, xử lý mọi việc như sấm rền gió cuốn, dứt khoát nhanh gọn, làm người dám đương đầu đứng đi lên phía trước, anh hùng xuất chúng.

Niềm tin không đủ, thì lúc nào cũng hoang mang sợ hãi, do dự không dám quyết, khiến người khác không tin tưởng, không yên tâm, từ đó dẫn đến sai sót do không nghiêm khắc, hủy hoại thanh danh. Vì vậy, làm người phải tự tin, làm việc thì càng phải tự tin.

Sự tự tin của một một người bắt nguồn từ sự kỷ luật nghiêm khắc với bản thân mình, bởi vì người mà đến bản thân mình cũng không quản nổi, thì làm sao quản được người khác. Lão Tử nói: “Tự thắng giả cường”, người tự thống soái được bản thân chính là kẻ mạnh nhất.

Tự tin không có nghĩa là tự đại kiêu ngạo một cách mù quáng, mà đó là một chính khí đường đường chính chính. Mạnh Tử viết: “Giàu có không bị cám dỗ, nghèo túng không dễ thay đổi, trước cường quyền, bạo lực, không khiếp nhược, hèn nhát, đó mới chính là bậc trượng phu”. Một người trước sau như một, quang minh lỗi lạc, có một khí khái uy nghiêm khiến người người kính trọng, thì sự tự tin lúc nào cũng tràn đầy.

Niềm tin không phải là dũng khí hão của những kẻ vô tri không biết sợ hãi, mà là lòng tin của những người đã có tính toán kỹ càng. Một người có sự tu dưỡng lý luận thâm sâu, có hiểu biết nội hàm phong phú, có năng lực suy luận thành thục, thì sẽ có dũng khí.

Dũng khí bắt nguồn từ học vấn thực, bản lĩnh thực, là kết quả của chăm chỉ học hành, cần cù rèn luyện, tôi luyện kiên trì, tăng cường hiểu biết, chuyên môn thành thạo.

5. Lúc rảnh đọc sách, cả người toát ra phong thái học giả

Cái gọi là “phong thái học giả”, là một kiểu phong độ và khí chất tao nhã, là biểu hiện bên ngoài của một tố chất tốt đẹp.

Phong thái học giả, chính là “khí” trong lành toát ra từ hương thơm của những cuốn sách, nó có thể thuần hóa từ tưởng, cho đến thuần hoá hành động.

Người có phong thái học giả, trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, phòng đọc sách chính là nơi quan trọng để nuôi dưỡng phong thái học giả. Trong phòng đọc sách, sách là đồng hành, sách là bạn bè, lặn ngụp trong biển sách, cùng đàm đạo với những người hiểu biết, học hỏi những tri thức phong phú, vì thế muốn nuôi dưỡng phong thái học giả thì nên đến phòng đọc sách.

Cổ nhân nói: “Công phu là ở bên ngoài”, để bồi dưỡng phong thái học giả không nên gói gọn trong phòng sách mà phải đi ra ngoài. Làm bạn đồng hành với người có trí tuệ, sống hoà mình vào thiên nhiên. Thực tiễn phong phú của cuộc sống xã hội, chính là một “quyển sách lớn”, để nuôi dưỡng phong thái học giả nên ra ngoài phòng sách, cúi mình đón nhận địa khí, khiến phong thái học giả đong đầy nồng đậm thanh khí của đất trời.

Tăng Quốc Phiên nói: “Khí chất của một người, là do bẩm sinh, rất khó để thay đổi, chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất người đó”.

Để một người từ đầu đến cuối giữ được tố chất tốt đẹp của mình, thì nhất định phải bồi dưỡng phong thái học giả từ đầu đến cuối, khiến cho phong thái đó luôn ngập tràn trong tim, và lan tỏa ra khắp không gian, day dứt không ngừng

Phong thái học giả còn có đặc điểm tích lũy sâu dày sau đó mới từ từ bộc phát, mà chỉ có bồi dưỡng thì mới tích lũy được nhiều; bồi dưỡng phong thái học thức không phải chỉ ngày một ngày hai, mà là cả đời.

Tinh Hoa

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh