Các Bậc Anh Hùng Hào Kiệt Trong Thiên Hạ Xưa Nay Đều Có 8 Khí Tiết Này

CÁC BẬC ANH HÙNG HÀO KIỆT TRONG THIÊN HẠ XƯA NAY ĐỀU CÓ 8 KHÍ TIẾT NÀY

Khi nói đến khí tiết của con người, chúng ta thường đề cập tới “bát khí” (8 khí), đó là: cốt khí, đại khí, hào khí, linh khí, hòa khí, và còn có một chút ngạo khí. Có người từng cảm ngộ, “bát khí” một người mạnh mẽ tựa sóng biển thì đó chính là bậc hào kiệt. Người biết giữ khí tiết, dù chết mà vẫn như còn sống; người thất tiết, tuy sống mà như đã chết.

1. Chí khí (ý chí)

Trong “Tiêu diêu du” Trang Tử có nói: “Yến tước an tri hồng hộc chi chí”, nghĩa là chim sẻ làm sao biết được chí lớn của thiên nga. Chí khí của thiên nga vượt xa ngàn vạn dặm, đâu thể cố chấp mãi ở những nhánh cây! Người không có chí thì không thể đứng vững, nước không có nguồn nước không thể chảy.

Người lập chí lớn sẽ vì nó mà nỗ lực, tiền đồ sẽ phát triển không ngừng; người lập chí nhỏ, cũng cần chăm chỉ cố gắng, tạo nên sự khác biệt; người không có chí thì sẽ không đạt được gì cả.

Tô Đông Pha từng nói: “Phát phấn thức biến thiên hạ tự, lập chí độc tẫn nhân gian thư”, ý rằng ham muốn được biết các chữ trong thiên hạ, quyết tâm đọc hết những cuốn sách trong nhân gian. Cuối cùng ông đã trở thành một đại văn hào của cả một thời đại.

2. Chính khí (sự cương trực)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mạnh Tử trong “Công Tôn Sửu” có viết rằng: “Ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí. Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương, dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc tắc vu thiên địa chi gian”. Ý rằng, ta khéo nuôi dưỡng cái tinh thần cương trực. Đó là khí hạo nhiên vĩ đại nhất, cứng mạnh nhất, luôn đứng thẳng mà vô hại, lấp đầy trong trời đất.

Ông nói với mọi người rằng, tính tình cương trực, chính nghĩa, nhân nghĩa và đạo đức khi hợp lại, có thể lấp đầy khắp trời và đất, được thể hiện qua hành vi, khiến “ma quỷ phải nể sợ mà tránh xa”.

Triều đại nhà Tống, anh hùng dân tộc Văn Thiên Tường lúc ở trong ngục đã viết nên “Chính khí ca”: “Thiên địa hữu chính khí, tạp nhiên phú lưu hình. Hạ tắc vi hà nhạc, thượng tắc vi nhật tinh. Vu nhân viết hạo nhiên, phái hồ tắc thương minh”. Tạm dịch: “Trời đất có chính khí, tỏa ra cho muôn loài, là sông núi dưới đất, là trăng sao trên trời, đầy rẫy cả vũ trụ, khí hạo nhiên của người”. Ông khẳng khái bước qua gian nan, lưu danh thiên cổ.

3. Cốt khí (sự bất khuất)

Mạnh Tử trong “Đằng văn công hạ” đã viết: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, tức giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp quyền thế không chịu khuất phục, đấy gọi là cốt khí. Người cốt khí mạnh mẽ thì không gì có thể cản được; người không có cốt khí thì không được an yên.

Vu Khiêm là một công thần của triều đại nhà Minh, trong sự kiện “Thổ mộc chi biến” muốn đảo ngược tình thế, nhưng ông đã bị hãm hại và chết oan. Tác phẩm “Thạch hôi ngâm” của ông khẳng khái viết rằng: “Tan xương nát thịt ta không sợ, chỉ mong giữ được sự trong sạch tại nhân gian”, đã làm trời đất cảm động.

4. Đại khí (sự rộng lượng)

Tuân Tử có câu: “Không leo lên núi, sao biết núi cao; không xuống sông sâu, sao biết đất dày”. Người đại khí tất biết trời cao đất dày. Dáng vẻ của họ uy nghi như núi cao, bụng dạ họ có thể chứa cả dòng sông lớn, nó không chỉ có thể hấp thụ từng hạt bụi nhỏ trên mặt đất, mà còn tải được cả vạn dòng suối nhỏ khắp nhân gian.

Bởi vậy, khắp cơ thể họ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều toát ra một chất đại khí, dám làm dám chịu, không bị lẫn lộn, làm người cởi mở hào sảng, hành vi hào phóng, khiến người khác kính nể.

5. Hào khí (khí khái anh hùng)

Người hào khí là người có tính cách cởi mở, tâm tình vui vẻ, là người chân chất, hào sảng lạc quan, thường không câu nệ tiểu tiết, như Hạng Vũ, Lý Bạch, Tô Thức, Giá Hiên và các anh hùng hào kiệt khác. Họ có thể đối mặt với cuộc sống, cầm lên được bỏ xuống được. Cho dù trải qua bao trắc trở, cũng sẽ không nhụt chí mà tiếp tục dũng cảm bước về phía trước.

Tân Khí Tật có thể được xem là một cư sĩ rất khốn khó, ông thường gặp gian nan, nhưng không bao giờ thay đổi khí chất hào sảng của mình. Trong “Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ” ông viết: “Nhớ năm nào, ngựa sắt giáo vàng, vạn dặm đất, nuốt phăng như hổ”.

6. Linh khí (sự thông hiểu)

Con người đứng đầu trong sinh linh vạn vật, linh khí rất mạnh, mà linh khí thật sự chính là một loại khí chất thông thấu, có thể cảm nhận qua trực giác.

Một người mà tâm trí có thể đạt đến cảnh giới “minh tâm kiến tính”, thì sẽ có linh khí dồi dào bất tận. Có thể thấy điều người khác không thấy, có thể nghĩ được điều mà người khác chưa nghĩ đến, biết được những điều mà người khác còn không biết. Linh khí hiện diện ở khắp nơi, đối với việc thì thấu tình đạt lý; đối với người thì tâm đầu hợp ý.

7. Hòa khí (Thái độ ôn hòa)

Lão Tử nói: “Vạn vật phụ âm nhĩ bão dương, xung khí dĩ vi hòa”, ý rằng vạn vật đều có phần âm phần dương, nên phân bổ đồng đều. Khổng Tử nói: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, ý rằng dùng lễ nghĩa thì hòa là quý.

Những giáo lý xưa tương tự như: hòa khí sinh tài, hòa khí chí tường (hòa khí tạo may mắn), hòa chung cộng tế (đồng tâm hiệp lực), gia hòa vạn sự hưng (nhà hòa thuận vạn sự hưng),… đều dạy phải xem trọng thái độ ôn hòa.

Bình hòa, hòa thuận, hòa khí, hiền hòa, hòa ái, hòa hảo, ôn hòa, hòa nhã,… từ tâm lý đến lời nói hành động, đều thể hiện ra một loại sức mạnh mang sự thân thiện, thiện chí, lương thiện, tử tế và tốt bụng.

8. Ngạo khí (sự tự tôn)

Sống trên đời này, không thể chỉ mãi nhẫn nhịn cầu toàn, mà khi cần thì phải lên tiếng, chứ không thể trở thành khúc gỗ mục được! Bởi vậy, khi đối mặt với sự đe dọa từ hoàng thân quốc thích, Lý Bạch dám hét to rằng: “Dễ đâu cúi đầu khom lưng trước quyền quý, khiến ta chẳng được mặt mày vui”.

Khi đối mặt với mối đe dọa của cái chết, Văn Thiên Tường kiêu ngạo nói rằng: “Nhân sinh từ xưa đến nay ai mà không chết, ta chỉ muốn lưu giữ trái tim yêu nước trong sạch soi sáng sử sách”.

Ngay cả những nữ nhi như Lý Thanh Chiếu, cũng đã dùng câu “Sinh ra là hào kiệt, chết đi cũng phải là ma anh hùng, ngày nay vẫn nhớ Hạng Vũ, kiên quyết không qua Giang Đông”, để bày tỏ tấm lòng yêu nước của mình, một tấm lòng tráng sĩ bi tráng. Ngạo khí như vậy tự nhiên khiến người khác phải khâm phục ngưỡng mộ.

“Bát khí” của nhân sinh không dễ mà tu được. Người ta vẫn thường nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đây thực sự là những chuyện trọng đại trên đời. Nếu tu thân không thể kiên trì bền bỉ, thì nói gì đến việc tề gia, càng làm sao có thể bàn đến trị quốc bình thiên hạ? Bậc hào kiệt, lấy “bát khí” để truyền đi những đức điều tốt đẹp và thức tỉnh lòng người.

Tinh Hoa

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh