Quyền Năng Tư Tưởng

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG

LỜI NÓI ÐẦU

Tôi soạn quyển sách nhỏ này nhằm giúp học giả tìm hiểu bản tính mình, tuy chưa hoàn hảo, nhưng về phương diện trí thức, ít ra nó cũng hữu ích cho kẻ sơ cơ.

Người nào thấu rõ các nguyên tắc trình bày nơi đây có thể cộng tác với thiên cơ để mau tiến hóa, đồng thời các quan năng trí thức của mình cũng phát triển nhanh chóng nữa.

Ðoạn đầu quyển sách này sẽ đem lại nhiều điểm khó khăn cho những độc giả chưa bén duyên với mùi đạo, nên những người đó có lẽ chỉ đọc sơ rồi bỏ qua. Thật ra phần nhập đề là căn bản cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu các mối liên quan giữa trí thức cùng các môi giới của bản tính con người và ngoại cảnh.

Kẻ nào muốn thực hành câu châm ngôn: “Mình tự biết mình” thì chẳng nên giải đãi trước sự cố gắng nhỏ nhen và cũng đừng mong thức ăn tinh thần ngẫu nhiên rơi vào miệng.

Dầu cho tác phẩm nhỏ này chỉ giúp được vài học giả đứng đắn vượt qua một ít trở ngại trên đường hiểm trở thì cũng đủ đạt mục đích rồi vậy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

ANNIE BESAN


PHẦN MỞ ÐẦU

Phải sống một đời sống trong sạch và thanh cao mới có thể nhận thức được giá trị của Minh Triết. Quyển sách nhỏ này ra đời nhằm mục đích nâng đỡ các học giả chân chính muốn áp dụng sự hiểu biết về lý thuyết đã lãnh hội trong khi nghiên cứu giáo lý Thông Thiên Học, ngõ hầu trau dồi bản tính mình và giúp ích nhân loại. Chúng tôi hi vọng sự thông hiểu tinh tường về bản tính trí thức sẽ hướng dẫn những kẻ ấy quyết tâm lánh dữ làm lành.

Cái tính tình thúc giục chúng ta sống một cuộc đời ngay thật sẽ giảm bớt phân nửa giá trị nếu ánh sáng của trí tuệ không soi tỏ con đường lập hạnh của chúng ta. Khác nào kẻ mù, càng đi xa thì càng lạc lối, để rồi rơi xuống hố sâu, và cũng như Chơn Nhơn (Ego) bị vô minh che lấp, xa lìa đường chính, chung cuộc sa đọa vào vực thẳm của chướng ngbiệp.

Avidya - Vô minh - Chính là bước đầu làm cho con người xa lìa Ðơn Nhứt để tiến đến sự chia rẽ. Do đó, người đời còn vô minh thì còn chia rẽ, giảm bớt vô minh thì giảm bớt chia rẽ. Chỉ khi nào con người diệt tận vô minh thì mới an vui tự tại.


HỮU NGÃ LÀ NGƯỜI-HIỂU-BIẾT

Khi nghiên cứu bản tính con người, chúng ta phải phân biệt giữa con người và các thể, giữa Chơn ngã với các lớp y phục bên ngoài.

Chơn ngã thì duy nhất, mặc dù Chơn ngã biểu hiện dưới nhiều hình thức bằng nhiều thể chất khác nhau. Dĩ nhiên, theo nghĩa đầy đủ nhất của từ thì chỉ có cái Ta là Chơn Ngã Duy Nhất. Tỷ như tất cả tia sáng đều do mặt trời phát quang, còn những cái “Ta” tức là con người (Bản ngã) đều là những tia sáng của Ðại Ngã, cũng gọi là Chơn Ngã tối cao phát huy. Vì vậy mỗi người trong chúng ta đều có thể tự hào: “Ta là Ðại Ngã”.

Tuy nhiên, trong mục tiêu hiện thời, chúng ta chỉ đề cập đến một tia sáng, song chúng ta cũng có thể xác định thực tính duy nhất của tia sáng riêng rẽ này, dù nó đang bị màn sắc tướng che khuất.

Tâm thức là Ðơn Nhứt, nhưng tại chúng ta thường hay phân tích nó ra nhiều cách để dễ biện luận, hoặc giả do những giác quan yếu đuối của chúng ta tạo ra những quan niệm sai lầm để chúng ta tạm dùng nơi cõi trần.

Cái Ta là Hữu ngã, tức là Bản ngã luôn luôn biểu lộ chung trong ba trạng thái: “Nhận thức, Ý muốn và Hành động” - do đó phát sanh những tư tưởng, những ham muốn và những hành động. Vả lại trong Bản ngã không có sự phân chia, cho nên toàn thể cái “Ta” hiểu biết, toàn thể cái “Ta” ham muốn và toàn thể cái “Ta” hành động. Ngoài ra các động tác này tương quan, tương ứng với nhau, vì vậy, khi chúng ta hiểu biết thì chúng hành động và ham muốn, khi chúng ta hành động thì chúng ta cũng hiểu biết và ham muốn, và khi chúng ta ham muốn thì chúng ta cũng hành động và hiểu biết.

Khi một chức năng nào vượt quá mức độ thì làm cho chức năng khác suy nhược, nhưng không tiêu diệt hẳn. Như một trong ba trạng thái của Bản ngã là chức năng “nhận thức” dù có tập trung mãnh liệt thế mấy cũng không thể diệt chức năng “ý muốn” và “hành động”. Hai chức năng này vẫn tồn tại và tiềm tàng trong Bản ngã. Hơn nữa, nhờ nghiên cứu tỉ mỉ nên chúng ta mới phân tích được.

Chúng ta gọi ba chức năng đó là “ba trạng thái của Bản ngã”. Thêm vài lời giải thích, có lẽ chúng ta dễ hiểu hơn: khi cái Ta an tĩnh thì trạng thái “nhận thức” phát hiện, nhờ đó chúng ta có thể tiếp nhận hình dáng mọi vật trước mắt. Khi cái Ta chú định vào sự biến đổi của trạng thái, thì phát sanh “Ý muốn”, và khi cái Ta đứng trước một cảnh vật nào, rồi phát động năng lực để tiếp xúc với cảnh vật đó thì sanh ra “Hành động”. Như vậy, chúng ta hiểu rằng ba trạng thái này không phải là sự chia rẽ của Bản ngã như một chia làm ba, cũng không phải ba phối hợp làm một, mà là cái một toàn thể, không chia xẻ được, phát hiện ra ba cách khác nhau.

Thật khó mà quan niệm minh bạch về Bản ngã, chỉ có một cách giản tiện gọi đích danh nó là Bản ngã. Bản ngã là tâm thức, nhạy cảm và luôn luôn hiện hữu. Mỗi người trong chúng ta đều nhìn nhận hiện đang “có Ta”. Không một ai phủ nhận cái “có Ta” hay thẳng thắn quả quyết rằng “không có Ta”. Như Bhavagan Das đã nói: “Bản ngã là căn bản trọng yếu của sự sống... Theo lời ông Vachaspati - Mishra trong Luận giải (the Bhamati) về quyển Shariraka - Bhashya của Ngài Sankaracharya thì không có người nào hoài nghi mà tự hỏi: “Có Ta hay không có Ta”?

Thừa nhận “có Ta”, tức là chấp Ngã, đó là cái thừa nhận đầu tiên, trước hết mọi sự mà không cần phải trưng bằng cớ. Vì không một thực chứng nào có thể làm cho nó vững chắc thêm và cũng không có một phản chứng nào khác làm cho nó yếu bớt được. Cả thực chứng và phản chứng đều căn cứ nơi “Ngã chấp”. Cảm giác không thể bắt bẻ được là vì chúng ta hiện đang Sống đây chỉ cảm biết hơnkém. Khi Vui thích ta cảm thấy “Ta hơn”, nhưng đến lúc Khổ, ta lại cảm thấy “Ta kém”.

Nếu quan sát kỹ lưỡng, chúng ta cảm thấy “Ngã chấp” này diễn tả ba cách riêng biệt:

1 - Sự phản hưởng từ bên trong cái Vô ngã là Sự hiểu biết, nguồn gốc của tư tưởng.

2 - Sự tập trung vào nội tâm là Ý chí, nguồn gốc của ham muốn.

3 - Sự phát triển ra ngoại cảnh là Năng lực, nguồn gốc của sự hoạt động.

Ta hiểu biết hay suy tư”, “Ta ham muốn hay ước vọng”, “Ta phát huy năng lực hay hành động”, đó là ba sự xác định của Ngã chấp, là Bản ngã duy nhất. Tất cả sự biểu hiện đều có thể gom vào một hay của ba đề mục này. Bản ngã cũng chỉ biểu lộ ở cõi trần theo ba phương thế đó mà thôi, giống như các màu sắc biến đổi đều do ba màu chánh. Cũng một lẽ ấy, tất cả những biến tướng của Bản ngã đều do “Hiểu biết”, “Ý muốn” và “Hành động” hợp chung lại.

Cái Ta ham muốn, cái Ta hiểu biết, cái Ta hành động, chính là cái Một trong trường tồn, tạo thành căn bản của cá thể trong Không gian và Thời gian. Ðó là Bản ngã dưới hình thức tư tưởng, là trạng thái của Kẻ-hiểu-biết và cũng là đề mục của quyển sách.

VÔ NGÃ LÀ CÁI ÐƯỢC-HIỂU-BIẾT

Bản ngã vốn “bản tính là hiểu biết”: tự thấy nơi nó phản chiếu nhiều sắc tướng, và do kinh nghiệm, Bản ngã nhận biết rằng nó không thể hiểu biết, hay hành động, hoặc ham muốn xuyên qua những sắc tướng được. Tuy nhiên, nhờ sắc tướng mà Bản ngã mới nhận thức được sắc tướng không thuộc phạm vi kiểm soát của Bản ngã như lúc ban sơ. Bản ngã đã ý thức được sắc tướng và xem sắc tướng như nó. (Mặc dù quan niệm này sai lầm, nhưng rất cần thiết). Vì Bản ngã hiểu biết chớ không phải sắc tướng hiểu biết hay suy tư. Bản ngã ham muốn chớ tuyệt nhiên sắc tướng không ham muốn hay vọng động chi cả. Bản ngã phát huy năng lực chớ sắc tướng không mảy may xê dịch hay hành động gì hết. Bởi vậy, Bản ngã không thể xâm nhập vào sắc tướng để nói: “Ta biết”, “Ta muốn”, “Ta làm”, và sau cùng Bản ngã hiểu rằng mỗi sắc tướng đều có cái “Ngã” riêng biệt, đang biến chuyển dưới hình thức kim thạch, thảo mộc, thú cầm, nhân loại và siêu nhân, đoạn tổng hợp lại bằng một từ ngữ dễ hiểu là “Không Ta”, tức là Vô ngã.

Vô ngã là gì?

Ðó là câu hỏi đã nêu ra từ ngàn xưa và được giải đáp như sau:

Vô ngã nghĩa là “Không Ta” hay là không chấp nhận có Ta. Tất cả những gì mà Ta không hiểu biết, Ta không ham muốn hay là Ta không hành động, đều gọi là Vô ngã.

Lời giải đáp trên đây phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, sau khi lần lượt phân tích các trợ duyên - ngoại trừ bản chất tế nhị cấu tạo Bản ngã - thì Bản ngã hiểu rằng các trợ duyên ấy là nhiều thành phần của Vô ngã, là đối tượng của sự hiểu biết, kết thành “Sự-vật-để-hiểu-biết”, chớ không phải “Người-hiểu-biết”.

Thật ra Bản ngã không khi nào tự xem nó như một đối tượng riêng biệt, chính do bản chất tinh vi hơn hết tạo cho Bản ngã một cái Ta riêng biệt, vì bản chất này rất cần thiết để tạo thành một cá thể. Nếu hiểu biết bản chất đó chỉ là Vô ngã thì chúng ta mới có thể nhìn sâu vào Tất cả.

SỰ HIỂU BIẾT LÀ TRI

Muốn Bản ngã trở thành “Người-hiểu-biết”, còn Vô ngã thành “Cái-được-hiểu- biết” thì giữa đôi bên phải có sự tương quan rõ rệt. Bản ngã phải ảnh hưởng đến Vô ngã và Vô ngã cũng phải ảnh hưởng đến Bản ngã thì mới sanh ra sự hiểu biết.

Sự hiểu biết phân biệt là môi giới giữa Bản ngã và Vô ngã. Ðặc tính của sự hiểu biết sẽ là đầu đề cho chương sau. Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ rằng sự hiểu biết là mối liên kết bao hàm nhị nguyên:

1 - Ý thức được có một cái “Ta” (Bản ngã hay Hữu ngã).

2 - Thừa nhận có một cái “Không Ta” (Phi ngã hay Vô ngã).

Hai yếu tố này phải tương tác nhau mới sanh ra “Sự hiểu biết”.

Người-hiểu-biết, Cái-hiểu-biết, Sự-hiểu-biết - Ðó là Ba trong Một, mà chúng ta cần phải cố gắng tìm hiểu cho tường tận, nếu chúng ta muốn dùng sức mạnh tư tưởng để làm cứu cánh cho mình và phục vụ đời.

Theo thuật ngữ Tây phương: Trí khôn hiểu biết là Chủ thể, vật thể được hiểu biết là Ðối tượng, còn mối liên kết giữa Chủ thể và Ðối tượng là Sự hiểu biết.

Vả lại, chúng ta cần phải hiểu về đặc tính của Người-hiểu-biết và Cái-hiểu-biết, sự tương quan giữa Người-hiểu-biết và Cái-hiểu-biết, sau cùng là cách phối hợp các mối tương quan ấy.

Khi hiểu rõ các điều trên đây, chúng ta đã trải qua một bước dài để đi đến chỗ Mình tự biết Mình, là cơ cấu của Minh triết. Chừng đó chúng ta mới có thể giúp đỡ những người lân cận có hiệu quả và giúp đời đắc lực. Ðó là tiêu chuẩn chân thật của Minh triết và cũng nhờ lòng Từ bi bác ái mà Minh triết cứu độ chúng sanh thoát khỏi phiền não, đến tận bờ giác.

Ðó cũng là đề mục cho sự nghiên cứu của chúng ta. Sách Tâm lý học Cổ truyền rất thâm diệu chép rằng: Ðối tượng của triết lý là diệt khổ. Vì lẽ đó mà các thức giả phải suy tư và cũng vì thế mà sự hiểu biết vẫn được theo dõi không ngừng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh