Chúng

CHÚNG

Vì sao cần có một cộng đồng để tu tập và rèn luyện được hiệu quả.

Chúng, trong chữ Hán nghĩa là số đông, là mọi người, là Tập thể, lấy ý nghĩa trong từ Quần chúng, Đại chúng. Thử hình dung, thử mường tượng mình đang sống ở thời kỳ của Đức Phật, Đức Chúa, rồi lại sống tại các thời kỳ của các ông Lâm Tế, Hoàng Bá rồi mới hiểu ra vì sao thiền sư Thích Nhất Hạnh lại lập ra các Làng tu tập như Làng Mai... Tất cả là vì chữ Chúng. Hình như có quy định gì đó ngày xưa thời nguyên thủy là cứ 4 sư ở gần nhau thì lập thành một Tăng, nhiều Tăng thì lập thành một Chúng, hỗ trợ, trao đổi, cùng tu tập với nhau. Vậy lý do gì mà lại cần có Chúng? Và tác dụng của Chúng như thế nào tới sự tu tập của hành giả?

Bạn thử thực hình dung một chuyến vui chơi, dã ngoại cho một nhóm nhỏ với cái tinh thần "trở về, tiếp xúc tự nhiên, an yên trong chánh niệm" như thế nào nhé!

Cuộc dã ngoại đó có hoạt động ngủ ngoài trời, hoạt động trồng cây tập thể, tắm truồng, bơi sông tập thể, uống trà pháp thoại chia sẻ, thăm thú chùa chiền đền đài cùng nhau. Sau một khoảng thời gian, tư duy và nhìn lại về thử nghiệm đó, bạn sẽ nhận thấy niềm vui an lạc ngắn ngủi ấy đã không được chuyển hóa thành một thói quen an lạc, sự chuyển hóa vào đời sống xã hội sau đó cũng không được hiệu quả cao. Lại nhớ đôi câu đối thỉnh thoảng vẫn thấy treo ở chùa:

Tam nguyệt an cư đình ý mã

Cửu tuần tu học định tâm viên

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nghĩa là:

Ba tháng bình an để dừng lại ý nghĩ chạy rông như ngựa hoang

Chín tuần học tập sửa mình để khống chế được tâm như vượn chuyền cành

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu lớn về thói quen cho thấy, con người rất yếu đuối, cần có 21 ngày để bắt đầu định hình được một thói quen mới và 66 ngày để thói quen đó trở thành thân thuộc. Tức là phải mất 66 ngày liên tục thực hiện, người ta bắt đầu thấy sống với thói quen mới dễ hơn là không có thói quen đó. Điều này khá là gần với 9 tuần (9x7 = 63 ngày) trong câu đối trên.

Robin Sharma, tác giả của cuốn sách đình đám Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari có một phân tích rất thú vị. Ông chia giai đoạn 66 ngày này thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn Chết: phá hủy tư duy cũ, cảm giác như chết đi (cần khoảng 20 ngày)

- Giai đoạn Loạn: cũ mới lẫn lộn, thân tâm vật vã trong sự hỗn độn (cần khoảng 20 ngày)

- Giai đoạn Hồi Sinh: thói quen mới, tư duy mới được hoàn toàn an định vào thân tâm. Cơ thể mới với thân tâm mới ra đời (cần khoảng 20 ngày).

Và ông cho rằng các vĩ nhân đều liên tục trải qua một dạng "luân hồi" liên tục như thế, luôn phá hủy, tạo mới, hồi sinh liên tục với những thói quen mới tốt hơn, và mỗi lần như thế, thân tâm của họ lại được nâng cấp lên một phiên bản mới, liên tục. Và như thế chính là Tu.

Việc dành 66 ngày liên tục cải biến như thế này là điều không phải ai cũng nhận thức được. Vì thế mà nhiều người tìm cách tu tập, sửa mình, giảm cân, tập võ, tập thở, tập yoga.... không thực hiện được là vì một là không vượt qua được bản thân (do năng lực tinh thần quá yếu), hoặc không biết cách tạo ra năng lực tinh thần bổ sung. Chính đây là yếu tố mà cần phải có Chúng. Khi sống trong Chúng, ta có thể có rất nhiều phương pháp để giúp nhau tạo động lực, tạo peer pressure, tạo tâm lý tập thể, tạo niềm vui chung v.v.. để có thêm năng lực tinh thần cần có cho quá trình vỡ kén thành bướm.

Chính vì Chúng quan trọng như thế nên mới có câu

Hổ ly sơn hổ bại

Tăng ly Chúng tăng tàn

Và mỗi người, hãy tự tìm cho mình một Chúng mà ở trong đó ta có thể tinh tấn rèn luyện thói quen mới tốt lành và tích cực, mỗi ngày, mỗi ngày lại luân hồi lên phiên bản cao hơn của chính mình.

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh