Ngại

NGẠI

"Đảo mắt nhìn hư không chẳng còn chướng ngại, Không phân biệt cao thấp, tự tại ngay nơi khoảnh khắc ấy"

- Em cởi áo ngực ra đi

- Thôi, em ngại lắm..... anh tắt đèn đi

- Cảm ơn em giúp việc vừa rồi. Em cầm chút quà cho anh vui

- Thôi, em ngại lắm. Anh cứ làm thế lần sau em chả dám giúp nữa.

- Sang thăm sư phụ đi em

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

- Thôi, đang mưa to, em ngại lắm.

Từ ngại trong tiếng Việt ta đều cho thấy người ta đang lưỡng lự, chẳng muốn (hoặc tỏ ra chẳng muốn) làm một việc gì đó. Người ta thường hay nghĩ nhất tới nguồn gốc của nó ở trong từ "trở ngại". Nay hãy cùng soi sáng từ này.

Có câu: “Lâm la ngại nhật hạ đa hàn” có nghĩa là: Dây leo che lấp mặt trời, mùa hè mà lạnh thế. Nghĩa đầu tiên của "ngại" là che lấp. Che lấp thì không thấy. Che lấp thì tối tăm. Che lấp nguồn sáng, nguồn năng lượng thì vừa tối tăm, vừa lạnh lẽo.

Đạo Phật có nói tới một cảnh giới gọi là "Viên Dung Vô Ngại" nghĩa là dung hòa trọn vẹn tới mức không còn trở ngại (complete combination) hay có nghĩa là Thấy cái tuyệt đối trong cái tương đối và ngược lại.

“Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”, nghĩa là nhìn thấy sáng rõ: Lý tính của chư pháp vốn đầy đủ hay vạn pháp sự lý đều viên dung không trở ngại, không phải một, không phải hai và cũng không còn phân biệt dù các pháp đó thoạt thấy là trái ngược. Thế thì tất cả khái niệm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, dù là phiền não hay là hạnh phúc trần gian đều là chướng ngại cần buông. Buông bỏ chướng ngại khác với buông xuôi. Nếu Cồ Đàm sau khi thành đạo mà buông xuôi, thì chẳng có giáo lý, cũng chẳng có kinh điển gì nữa. Cái buông ở đây là buông sợi dây nối với bản ngã mình để tinh tấn đi vào đời. Để khi làm việc trong đời đều là vì người, vì sự từ bi mà làm. Khi ấy mới là "Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni" như trong Chú Đại Bi được.

Khi "em ngại" tức là em còn hành động với cái dây nối giữa "ngại" và "em", giữa "làm" và "bản ngã", thế thì con đường phá chấp diệt ngã đi tới tự tại của em còn nhiều trắc trở.

Lấy một câu thơ của Bạch Cư Dị làm kết:

“Đãn giác hư không vô chướng ngại

Bất tri cao hạ kỉ do tuần”

Nghĩa là :

"Đảo mắt nhìn hư không chẳng còn chướng ngại

Không phân biệt cao thấp, tự tại ngay nơi khoảnh khắc ấy"

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh