Con Nghiện

CON NGHIỆN

"Em không còn là chính mình nữa khi anh xa em", đây có thể là một tâm tưởng khi bạn nhớ một ai đó mà bạn yêu thương.

Ý nghĩ kiểu này thường xuất hiện bất chợt mỗi khi tôi ngồi một mình trong phòng mình, nhớ thương người ấy. Tôi cũng không hoàn toàn hiểu về Khoa học của nỗi nhớ có thực sự chính xác không bởi chính khoa học gia còn chẳng chắc chắn. Tình cảm là điều khó hiểu, và quá trình truyền tín hiệu thần kinh cũng khó mà có thể theo dõi được.

Nói vậy chứ, tôi nghĩ thế này và hôm nay sẽ nói để bạn nghe định nghĩa sơ khai của tôi về lý do vì sao chúng ta lại cảm thấy khác biệt mỗi khi người ấy đi xa.

Sinh học và Tâm lý học dạy chúng ta rằng cơ thể chúng ta tự tạo ra một cách tự nhiên một số chất còn gọi là hóc môn từ các tuyến nội tiết, và các chất truyền tin được tạo ra từ trung tâm thần kinh. Các hóa chất này giúp chúng ta tạo nên kết nối tình cảm và có khả năng sống trong bầy đàn, tiến tới có quan hệ tình cảm gần gũi cũng như huyết thống. Chúng giúp chúng ta sống. Ngày nay, còn có nhiều loại hóa chất hơn được bơm vào trong cơ thể ta, khiến cho kết quả lại càng khó đoán biết.

Loại hóa chất có liên quan tới "tình yêu" là hóc môn sinh dục nữ/nam và oxytocin. Hóa chất truyền tin trong quá trình yêu là seratonin và dopamine. Tất nhiên, chúng ta tạo ra các chất này một cách tự nhiên khi chúng ta ở gần ai đó mà chúng ta yêu quý, nồng độ lập tức tăng vọt. Khi tăng đột biến về nồng độ, chúng gây ảnh hưởng tới các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Khi chúng ta ở gần người chúng ta yêu quý một thời gian, đơn giản là chúng ta bị nghiện với một trạng thái nồng độ cao của các chất này, khi ấy cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa các chất này nhanh hơn.

Khi đột nhiên phải xa cách thằng/con bán thuốc, lập tức các chất đó bị giảm đi nhanh chóng và cơ thể phát ra tình trạng thiếu thuốc. Lúc ấy, nồng độ seratonin và oxytoxin giảm đột biến, đôi khi tình trạng thảm hại hơn là nồng độ rơi về 0%.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Bây giờ bạn sẽ tự hỏi, vậy thì điều đó ảnh hưởng gì tới tình trạng tâm thần? Thực tế, ảnh hưởng trên rất nhiều phương diện, nhưng đơn giản nhất là các triệu chứng giống với trầm cảm, lo lắng sẽ xuất hiện. Đây là lý do vì sao nhiều người thốt lên "tôi không còn là chính bản thân mình" hay "tôi nhớ nửa kia tới không chịu nổi", đơn giản là cơ thể họ đã bị nghiện một tình trạng nồng độ cao của một số chất gây nghiện.

Giờ bạn có thể hiểu vì sao mối tình đầu lại để lại dấu ấn chưa? Đơn giản là lần đầu bạn chích và bay. Nhưng rồi sau đó, khi cơ thể đã quen rồi, thích thì vẫn thích, sướng thì vẫn sướng, nhưng thỉnh thoảng cũng phải cần bồi thêm một nhát cho tăng phần khoái (ví dụ như hẹn hò đêm thứ sáu, thứ bảy).

Dù sao đi nữa, cảm giác tự nhiên mất đi một nửa kia (đổ vỡ chia tay) gây đau đớn không khác gì con nghiện bị nhốt vào kho. Nhiều khi phải mất nhiều tháng mới quay trở lại trạng thái bình thường được. Và mỗi lần yêu lại, chẳng qua là một lần tái nghiện mà thôi.

Hiểu được khoa học về sự sướng và nỗi khổ của việc nghiện ngập này, câu hỏi bạn sẽ cần đặt ra là: 1) có nên chích phát đầu tiên không? và 2) khi đã cai được, liệu có nên tái nghiện không?

Chúc các bạn tìm được câu trả lời cho chính mình!

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh