Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn: Giai Đoạn Chuyển Tiếp Giữa Chiến Tranh Với Hòa Bình

SỰ HIỂN LỘ CỦA THÁNH ĐOÀN: GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP GIỮA CHIẾN TRANH VỚI HÒA BÌNH

Tháng 8–1942

Có một nguyện vọng không lay chuyển nơi nhiều ngàn người mà trong quá khứ họ đã đọc được các tiểu luận và các sách do tôi viết ra, tôi có nói ít nhiều về giai đoạn hồi phục sắp đến và về những gì có thể được làm (trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn) để chuẩn bị cho sự hữu dụng vào lúc đó. Khi cuộc chiến tranh xảy ra, tôi có xuất bản một tác phẩm nhan đề “Cuộc Khủng Hoảng Hiện Nay Trên Thế Giới” (“The Present World Crisis”) trong đó tôi cố gắng truy nguyên các cội nguồn của sự xung đột và các yếu tố làm cho tai họa này xảy ra. Sau đó, một tác phẩm khác xuất hiện có tên là “Trật Tự Thế Giới Sắp Đến” (“The Coming World Order”), sách này tìm cách đưa ra cho một thế giới đang đau khổ một cái nhìn về tương lai tinh thần và vật chất mà con tim của mọi người đã đòi hỏi từ lâu. Như vậy một cố gắng được đưa ra để bàn đến cả quá khứ lẫn tương lai.

Vào lúc đó, nhiều điều không thể xảy ra, do sự thiếu đoàn kết trong các quốc gia này mà ngày nay hợp thành Liên Hiệp Quốc (United Nations). Cũng có sự thiếu cảm thông và một bối cảnh ích kỷ trong số các quốc gia này vào thời điểm đó. Trên hết mọi chuyện là các vấn đề có liên quan đó phải được chính nhân loại dàn xếp và lúc bấy giờ không thể nói trước, với bất luận độ chính xác nào, những gì nhân loại muốn làm. Ngay cả những người giác ngộ nhất và các nhà lãnh đạo tinh thần của nhân loại cũng không thể phán đoán là nhân loại nên chọn đường lối nào hay là sẽ có đủ người có cái nhìn thấu suốt trên thế giới ngõ hầu có thể và sẽ lôi cuốn một số đông người vào chiều hướng đối kháng có hiệu quả với các Cường Quốc khối Trục. Vấn đề là liệu sự sợ hãi trên thế giới và lòng ích kỷ chung đang chi phối, hay liệu tinh thần tự do và lòng yêu tự do có đủ mạnh để hàn gắn các quốc gia tự do thành một tổng thể hợp nhất và vững chắc không?

Ngày nay vấn đề trở nên rõ ràng và sự kết thúc là không tránh khỏi. Các quốc gia tự do và các quốc gia bại trận và ít bị làm nô lệ đều được hợp nhất ở bên trong (subjectively) và một cách thực tế trở thành một sự quyết tâm mạnh mẽ về mặt tinh thần để thắng cuộc chiến; số phận của các quốc gia khối Trục do đó được dàn xếp một cách không thể thay đổi, cho dù vào lúc viết ra điều này, các quốc gia đó dường như chiến thắng suốt mọi chiến tuyến. Chỉ vào lúc chiến thắng cuốicùng của lẽ phải chống lại cường quyền mà cho đến nay vẫn còn là yếu tố không chắc chắn và điều này do bởi sức mạnh phi thường đã được chuẩn bị của các quốc gia xâm lược và sự thiếu chuẩn bị của các quốc gia dân chủ. Việc thiếu chuẩn bị này đang được cải thiện nhanh chóng.

Đoạn này là một cố gắng để đưa ra các vấn đề và có lẽ một số giải pháp, mà tất nhiên phải lấp đầy giai đoạn giữa lúc kết thúc cuộc chiến tranh với trật tự sắp đến của thế giới. Đề tài này cần được bàn đến một cách rộng rãi và khái quát, vì chủ đề quá rộng lớn đối với chúng ta, nên không thể đi vào chi tiết một cách rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét công việc trước mắt cần làm bằng cách chuẩn bị việc chấm dứt chiến tranh và đưa các bước đầu tiên vốn có thể và nên được chọn để mở ra các tiến trình tái kiến tạo lành mạnh. Ngày nay giai đoạn phục hồi và tái kiến tạo cần phải được những kẻ yêu thương huynh đệ lưu ý nhiều hơn.

Có những người sẽ cho là việc nghiên cứu thời kỳ tái kiến tạo sắp đến như là vội vàng. Họ tin tưởng (và cũng đúng) rằng điều quan tâm thứ nhất của chúng ta là thắng được cuộc chiến, tôi hoàn toàn đồng ý về điểm này. Ý–chí– chiến–thắng (the will–to–victory) là điều cốt yếu căn bản hàng đầu, vì sẽ không có hoạt động tái thiết thực sự nếu các quốc gia khối Trục chiến thắng. Nhưng ngày nay có nhiều người mà nhiệm vụ của họ không phải để chiến đấu và vị trí cùng chức năng của họ tất yếu là nằm trong các khía cạnh văn minh của sự sống các quốc gia. Những người này có thể suy tư, thuyết giảng và làm việc chuẩn bị cho tương lai. Có những kẻ khác cảm thấy rằng chỉ những ai được luyện tập thành thạo trong các lãnh vực tái điều chỉnh chính trị và kinh tế mới có thể tiến tới vấn đề khó khăn này với bất cứ hy vọng nào tạo được sự đóng góp hữu ích. Còn những người khác nữa cảm thấy rằng hòa bình là điều quan trọng duy nhất và rằng hòa bình cần được nối tiếp bằng một thời kỳ yên tĩnh tâm trí lâu dài trong mọi quốc gia; họ tin rằng cho đến nay, con người ở khắp nơi đều quá kiệt quệ và quá bất hạnh, không thể sẵn sàng đảm trách bất cứ công tác tái xây dựng nào. Còn những người khác nữa vô cùng bi quan vì lẽ họ thất vọng trước việc cải tạo mãi thế giới và họ nhìn một cách bi quan về sự sụp đổ của mọi tiến trình sinh hoạt văn minh. Có một số chân lý trong tất cả các quan điểm này. Công việc của các chuyên gia sẽ rất cần thiết, nhưng sự lưu tâm đầy hiểu biết và khả năng chịu đựng của những kẻ có tấm lòng nồng nhiệt với tình thương có thể một mình làm cho công việc của họ có thể thực hiện được. Đó sẽ không phải là các hoạt động được thế chế hóa và việc kinh doanh tài chính của các nhà hoạt động xã hội và kinh tế cùng các viên chức chính quyền vốn sẽ chỉ cần thiết, nhưng trên hết giải pháp phải được tìm ra, đó là làm thức động thiện chí trong lòng người. Điều này sẽ mang lại động cơ thúc đẩy đúng đắn do tình thương. Điều chắc chắn nhất là thế giới có thể được phục hồi vì các lý do thuần túy thương mại và thuần lợi ích cá nhân, lý do là việc trao đổi thương mại, khả năng mua bán, việc khôi phục lại sự ổn định tài chính là các nhân tố quan trọng trong việc phục hồi lại thế giới. Nhưng đây không phải là các động lực căn bản vốn sẽ làm cho nhân loại hồi phục lại lòng tự trọng và sự an cư. Chúng sẽ mang lại năng lực thúc đẩy cho nhiều người và nhiều nhóm, nhưng không phải là động lực có thể tạo ra việc xây dựng có tính kiến tạo thực sự cho cấu trúc của sự sống con người.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Công việc tái kiến tạo sẽ là công việc của những người nam và nữ có thiện chí và thông minh, họ có nhiệm vụ là phục hồi lại nếp sống mới và hạnh phúc cho nhân loại, tôi viết ra điều này là dành cho họ. Nên ghi nhớ lấy. Tôi không viết cho các nhà chuyên môn về kỹ thuật và những vị cố vấn lão luyện cho chính quyền, mà là viết cho những ai có hảo tâm với mọi người và vì lẽ đó, họ muốn góp phần vào việc mang lại yên tĩnh và hòa bình cho thế giới – một nền hòa bình dựa vào các giá trị chắc chắn hơn trong quá khứ và dựa vào sự sắp xếp lành mạnh hơn. Sau cùng đó không phải là hòa bình mà những người có thiện chí đang theo đuổi, mà là hòa bình dành cho sự tăng trưởng tinh thần cảm thông và hợp tác; một mình điều này sẽ đủ mạnh để phá vỡ các bức tường chủng tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một cấu trúc mới cho thế giới thích hợp với các đòi hỏi sáng suốt của quần chúng.

Trong các sách trước kia, tôi đã tìm cách (cùng với nhiều người có suy tư khác) nêu ra các giai đoạn nên chọn để ngăn ngừa tai họa sắp xảy ra. Trong đó giai đoạn quan trọng nhất cần nhấn mạnh đó là sự phát triển thiện chí trên thế gian, vì thiện chí là nguyên lý tích cực của hòa bình (goodwill is active principle of peace). Tôi cũng tìm cách nhấn mạnh vào sự cảm thông quốc tế, một triển vọng với các tài nguyên của hành tinh được chia sẻ, và một nhận thức về tội lỗi chung được lịch sử chứng minh có liên quan tới chiến tranh, cộng thêm với các ý tưởng có thể – nếu được khai triển ra – sẽ kết thúc kỷ nguyên chia rẽ.

Mặc dù có mọi nỗ lực của những người có thiện chí, của mọi tổ chức hòa bình và công tác soi đường của các nhà tư tưởng, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo trên thế giới, vẫn có hai điều xảy ra mà người ta hy vọng là có thể ngăn ngừa được. Điều thứ nhất là sự đột hiện rõ rệt và có tập trung của tà tinh (spirit of evil) và của chủ thuyết duy vật qua trung gian của các quốc gia khối Trục bằng cách dùng sự xâm lược của nước Nhật như là điểm tập trung ban đầu và tự hiện ra sau này với sức mạnh đầy đủ qua nước Đức. Điều thứ hai là sự thất bại của các quốc gia trung lập trong các giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, khi chọn các bước cần thiết để liên kết chính họ một cách tích cực với các quốc gia đang tranh đấu chống lại chế độ độc tài và việc không hiểu được nỗi khủng khiếp ghê gớm của những gì đang ở trước mắt nhân loại. Thậm chí tính ích kỷ của con người bắt rễ sâu hơn là người ta tưởng, còn Liên Hiệp Quốc chỉ bắt đầu có hoạt động hợp tác sau hai năm chiến tranh và việc cưỡng đoạt có dự tính của nhiều nước trong số các quốc gia trung lập. Việc thiếu sáng suốt của các quốc gia trung lập dứt khoát là làm đảo lộn các tính toán của những kẻ hoạt động biết tiên liệu cho phúc lợi trên thế giới và làm trì hoãn một cách nghiêm trọng việc kết thúc chiến tranh.

Hiện giờ bước ngoặt được vượt qua và sự hiểu biết có tính nhân đạo về các vấn đề được bao hàm và sự hiệp nhất hiện có trong các Quốc gia Đồng Minh, đảm bảo cho sự thất bại không thể tránh khỏi của các lực lượng khối Trục. Các yếu tố khác cũng đảm bảo cho sự chiến thắng sau cùng của các lực lượng chính đạo và cho nền tự do trên thế giới. Không có thì giờ bàn rộng về các yếu tố này, nhưng chúng có thể được liệt kê ra và bấy giờ con người có thể thấy được làm cách nào họ đảm bảo một cách chắc chắn sự chiến thắng của những dân tộc tự do trên thế giới. Các yếu tố này là:

  1. Ý–chí–chiến–thắng (the will–to–victory) đang dần dần tăng lên. Sự nhân nhượng, thái độ chủ hòa và sự hồ nghi /do dự đang tan biến dần dần.
  2. Tình trạng bi đát của con người ở khắp nơi do kết quả sự xâm lăng của khối Trục rõ ràng là đang làm vững ý định quần chúng và đang khơi dậy một quyết định không thể thay đổi muốn kết thúc chuyện tàn tệ do nước Đức và Nhật tiến hành và được nước Ý trợ giúp một cách có phần miễn cưỡng.
  3. Các tài nguyên của Liên Hiệp Quốc vốn bao la và hiện nay đang được huy động. Việc sử dụng trên qui mô lớn các tài nguyên này và tiềm năng chế biến chúng trong thực tế không thể bị cạn và đang nhanh chóng được đưa vào tổ chức. Năng lực con người và các tài nguyên của nước Đức và của các đồng minh với Đức đã đạt đến tột đỉnh, mang lại mãnh lực to tát như ngày nay, nhưng trong tương lai sẽ suy giảm dần dần.
  4. Các vấn đề trong cuộc chiến tranh này đang được nhận biết ngày càng rõ ràng; thậm chí, ngày nay, kẻ vô minh và người có thành kiến cũng biết rằng các vấn đề này có thể được tập hợp dưới ba lập trường chủ yếu và điều này cho phép họ có một cách lựa chọn cá biệt để đặt sự trung thành.
    1. Lập trường dân chủ (democratic position), nhấn mạnh vào Bốn Tự Do (Four Freedoms) và Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter), đảm bảo các mối liên hệ chính đáng của con người và kết thúc sự xâm lược.
    2. Lập trường độc tài, nhấn mạnh vào tình trạng độc tài trên thế giới, sự nô lệ của nhiều quốc gia bị chinh phục, khuynh hướng kỳ thị chủng tộc và sự tàn ác hiển nhiên và chính sách khủng bố của nó.
    3. Sự nhân nhượng và các thái độ chủ hòa – thuộc chủ nghĩa lý tưởng và thiếu thực tiễn – ngày nay đang tìm được điểm hội tụ của chúng trong cách hành xử của Gandhi (1). Ông này đưa vào triển vọng sáng sủa cho một thái độ cuồng tín, cứng nhắc vốn thiếu thực tế và vốn sẽ sẵn sàng hy sinh nhiều mạng sống, quốc gia và tương lai của nhân loại ngõ hầu đạt được mục tiêu của nó. Nếu như ông Gandhi thành công trong mục tiêu của ông ấy hiện giờ, thì việc đó sẽ đẩy nhanh cuộc nội chiến ở Ấn Độ (2), hy sinh tất cả hy vọng tự do trước mắt cho quốc gia đó, khiến cho người Nhật nhận ra một cuộc chinh phục Ấn Độ dễ dàng, đưa đến việc tàn sát không biết bao nhiêu ngàn người và giúp cho nước Đức bắt tay với Nhật ngang qua Châu Á, với sự việc có thể xảy ra rất tồi tệ vì chiến thắng của kẻ độc tài.

Ngày nay, con người ở khắp nơi đều hiểu rõ ba quan điểm này và quyết tâm trung thành và tuân thủ của họ đã sáng tỏ.

  1. Tinh thần tự do đang chiến thắng ở khắp nơi (ngay cả trong các xứ bị chinh phục, làm cho nước Đức rất là hoang mang) còn cái đẹp của tinh thần nhân loại đang xuất hiện ởkhắp nơi, cả trong các miền đất bị chinh phục lẫn trong các quốc gia đang chiến đấu, một mất một còn, cho tự do nhân loại.
  1. Việc lưu tâm nhiều vào các tình trạng hậu chiến được chứng tỏ bằng các phát biểu của các nhà lãnh đạo, các chính khách, các diễn giả và những người có thể trí thiên về tâm linh ở khắp nơi; điều này được chứng tỏ bằng các bài báo, các tiểu luận, sách vở, diễn văn và các kế hoạch bàn đến trật tự mới trên thế giới. Các mãnh lực phục hồi và thiện chí đang được huy động một cách nhanh chóng; chúng tạo thành một đạo quân lớn trong mỗi nước và chúng là một đạo quân vô hình, nhưng là đạo quân mà cho đến nay còn phôi thai, không có phương pháp và tiến trình chắc chắn, mặc dù có các mục tiêu và nguyên tắc rõ ràng.

Sáu yếu tố nói trên chắc chắn đánh bại các Tà Lực và giúp cho các Thế Lực Chính Đạo chiến thắng và với các yếu tố này đóng vai trò căn bản cho sự lạc quan, chúng ta có thể nhìn tới trước với hy vọng chắc chắn cho việc kết thúc chiến tranh, cho việc giải ngũ quân đội, cho việc yên tĩnh vượt qua bảy biển (seven seas) và tiến đến thời điểm mà sự sợ hãi bắt đầu tan biến.

Lúc bấy giờ cần phải hóa giải những nguy hiểm gì? Chúng ta phải được chuẩn bị những gì khi đương đầu với nhiệm vụ tái xây dựng? Có thể là hữu ích khi liệt kê một số nguy hiểm mà chúng ta phải được chuẩn bị. Chúng ta hãy xem xét các nguy hiểm đó theo thứ tự quan trọng của chúng:

  1. Nguy hiểm do việc dàn xếp hòa bình quá nhanh (The danger of too prompt a peace settlement). Chúng ta hãy làm việc cật lực cho cuộc đình chiến lâu dài, trong đó sức nóng của cuộc chiến và các lửa phục thù có thể có được thời gian để tắt dần, nỗi thống khổ của nhân loại có thể được làm cho nhẹ đi, và thời gian cần có cho việc đặt kế hoạch êm xuôi, không vội vàng.
  1. Nguy hiểm của việc quay trở lại cái được gọi là bình thường. (The danger of a return to so–called normality). Tai họa nổi bật mà vào lúc này nhân loại đang đối phó là việc quay trở lại tình trạng các sự việc trước khi chiến tranh bùng nổ, và việc phục hồi lại thế giới quen thuộc xưa với chủ nghĩa đế quốc của nó (dù là về mặt thế lực hoặc về tài chính), chủ nghĩa quốc gia dân tộc của nó và các thiểu số bị bóc lột, đau khổ, sự phân biệt kinh tởm của nó và các hàng rào chia rẽ giữa giàu với nghèo, giữa đông với tây và giữa các đẳng cấpvới các thành phần có ở khắp nơi – không trừ nơi nào cả.
  1. Các nguy hiểm gắn liền với các điều chỉnh cần thiết giữa các quốc gia. Bất cứ điều chỉnh nào dựa vào nền tảng của truyền thống lịch sử hoặc các ranh giới cổ xưa sẽ chỉ dùng để đẩy thế giới vào chiến tranh lần nữa. Các điều chỉnh này phải được tiến hành dựa vào nền tảng của chính nhân loại; ý chí của các dân tộc tự do phải là yếu tố định đoạt chớ không phải là ý chí của các nhà chuyên môn về kỹ thuật, chính trị, hoặc của một giai cấp hay nhóm thống trị nào đó. Trong thế giới sắp đến, sự bình đẳng của con người sẽ chiếm một vị thế nổi bật; bằng khả năng của mình, con người sẽ định đoạt vận mệnh riêng của mình và con người sẽ luyện tập tự do ý chí của họ để tạo nên loại thế giới mà họ chọn để sống. Họ sẽ quyết định loại quốc gia mà họ ưa thích và loại chính quyền mà họ chọn để ủng hộ. Tất nhiên, mọi việc sẽ cần thời gian và phải là một tiến trình từ từ. Điều đó sẽ cần đến một nền giáo dục có hoạch định của quần chúng trong mọi đất nước, và các nguyên tắc tự do, sự phân biệt giữa tự do với phóng túng (license, tự do và trách nhiệm) sẽ phải được giảng dạy một cách thận trọng. Một thế giới mới được dựa vào việc phục hồi các ranh giới lãnh thổ, do lịch sử định đoạt, sẽ không kết thúc được sự tranh chấp, sự gây hấn và nỗi lo sợ. Một thế giới mới dựa vào các giá trị nhân bản và các liên hệ chính đáng giữa con người có thể mở ra (chậm chạp, nhưng tất nhiên là chắc chắn) một nền văn minh mới mẻ mà những người có thiện chí đòi hỏi cho nhân loại nói chung.
  1. Các nguy hiểm nảy sinh từ sự hận thù, trả thù và đau khổ. Các nguy hiểm này sẽ là nguy hiểm khó tránh khỏi nhất. Sự căm thù bắt rễ sâu đối với chế độ Quốc Xã (và của quốc gia Đức khi ủng hộ chế độ đó) đang từ từ tăng lên. Điều này hầu như khó tránh khỏi, dựa vào các sự kiện về hoạt động của Quốc Xã. Nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc sau chiến tranh – trong số các nhiệm vụ khác – tất nhiên sẽ là bảo vệ dân tộc Đức khỏi sự oán thù của những người đã bị họ hành hạ một cách khủng khiếp. Đây sẽ là một điều không dễ gì họ làm được. Không được phép để cho xảy ra sự trừng phạt và báo thù, tuy thế đồng thời một sự trừng phạt công bằng cho hành vi xấu không thể và sẽ không tránh khỏi. Định luật bao giờ cũng tác động, và định luật đó cho thấy rằng bất cứ cái gì mà con người hoặc quốc gia gieo xuống thì cũng sẽ gặt được cái đó. Nước Đức đã gieo rắc tàn hại khắp thế giới văn minh, đến một lúc nào đó nó phải chịu số phận lao đao, nước này sẽ phải trả giá bằng mồ hôi, lao động vất vả và nước mắt (sweet and toil and tears) cho các hành vi sai trái của mình. Nhưng việc trả giá phải là một phần của công việc phục hồi lớn lao chứ không phải là một đòi hỏi lớn có tính cách phục thù, và nếu điều này được ghi nhớ, thì sẽ không có lỗi lầm trầm trọng nào xảy ra. Dân tộc Đức phải làm việc một cách cật lực để sửa lại điều sai trái mà họ đã làm, chừng nào điều sai trái đó còn do họ tạo ra, nhưng thế hệ kế tiếp – hiện giờ còn nằm trong nôi hay còn đi học – đừng nên bị trừng phạt. Con trẻ và các hài nhi của chủng tộc Đức – vô tội đối với các hành vi sai trái của cha, anh họ – đừng nên để bị liên can vào các hình phạt do ép buộc này. Ngày nay, bằng sự khó nhọc của đôi tay và bằng mồ hôi nước mắt của mình, các thanh niên Đức phải xây dựng lại những gì đã bị hủy diệt một cách thô bạo, nhưng không nên xúc phạm, dù một cách yếu ớt người luống tuổi, trẻ con và nam nữ ở tuổi thanh niên và họ phải được dạy dỗ để trở thành công dân của một nước Đức tốt đẹp hơn bao giờ hết – một nước Đức vốn là một phần kiến tạo của tổng thể chớ không phải là một sự đe đọa và một sự khủng khiếp cho tất cả những người biết suy tư đúng đắn. Việc xuất hiện những người có thiện chí ở mọi quốc gia – những người biết xem nhân loại như một tổng thể và xem tất cả mọi người như huynh đệ – là cách thức duy nhất trong đó trào lưu oán thù đang dâng lên có thể bị ngăn chận. Sẽ không ngăn chận bằng cách bảo cho những người đã đau khổ dưới bàn tay của các quốc gia khối Trục rằng họ đừng nên oán thù, hay bằng cách hô hào những người đã là nạn nhân của những kẻ phản bội rằng họ đừng nên giữ sự thù hằn (ill–will) đối với những người như Quisling và Laval. Điều đó sẽ được hủy diệt bằng một minh chứng lớn lao về tình thương thực tiễn và sự cảm thông về phía Liên Hiệp Quốc – một tình thương vốn sẽ thể hiện dưới hình thức thực phẩm cứu đói, nuôi dưỡng kẻ đau yếu, xây dựng lại các thành phố bị tàn phá và phục hồi lại “ vùng đất cháy” (“scorched earth”). Các vấn đề oán hận và phục thù sẽ đòi hỏi sự khéo léo tối đa trong việc vận dụng và sẽ cần hành động cực kỳ khôn ngoan về phần các quốc gia tự do.
  1. Nguy hiểm cho nhân loại về các hậu quả của chiến tranh trên con trẻ và thiếu niên của các nước. Trẻ con ngày nay là cha mẹ của các thế hệ sắp đến, và họ đã trải qua một kinh nghiệm tâm linh rối loạn. Chắc chắn họ không bao giờ có thể trở lại bình thường thực sự nữa. Những người này đã thấy rất thấu đáo về sự độc ác, tàn hại, đau khổ, khủng khiếp và tình trạng bấp bênh. Họ đã bị dội bom, suy nhược thần kinh do chiến đấu lâu ngày và do súng máy. Họ không biết gì đến sự yên tâm và ngày nay đang mong chờ một tương lai không có gì chắc chắn. Hàng triệu người không hề biết đến sự kiềm chế của cha mẹ; do chiến tranh, họ bị chia lìa với gia đình và thường không biết đến ngay cả tên riêng của họ nữa. Thậm chí khi trọn gia đình còn được nguyên vẹn, thì ông cha của họ lại thường lao mình vào công việc chiến tranh, hoặc ở nhà hoặc ở nước ngoài và các bà mẹ của họ đang làm việc trong các xưởng hoặc ngoài đồng áng; do đó trẻ con không có cuộc sống hay sự kiềm chế của gia đình. Thiếu dinh dưỡng đã làm yếu đi khả năng chịu đựng và sự sai trái tràn lan đã làm xói mòn đạo đức của họ và các tiêu chuẩn đánh giá của họ. Theo quan điểm nhân bản và tâm linh, vấn đề thiết yếu sau chiến tranh sẽ là việc khôi phục lại cho trẻ con trên thế giới hạnh phúc, an ninh, tiêu chuẩn thích hợp về sự sống và hạnh kiểm cùng một vài phạm vi kiềm chế có cảm thông. Chủ yếu, đây là một vấn đề giáo dục. Các nhà giáo dục và các nhà tâm lý học có tầm nhìn xa trong mọi quốc gia phải được động viên và “kiểu mẫu các sự việc sắp tới” đối với trẻ con phải được định đoạt một cách sáng suốt. Điều này sẽ phải được làm ở một mức độ quốc tế và với sự minh triết xuất phát từ sự hiểu biết nhu cầu trước mắt và một tầm nhìn xa (far–sighted vision).
  1. Các nguy hiểm của sự tái xuất hiện tinh thần quốc gia (the dangers of re–emergence of the nationalist spirit). Chủ nghĩa quốc gia quá đáng (intense nationalism) là một trong các động cơ thúc đẩy chính yếu đưa tới chiến tranh này và không có một nước nào thoát khỏi tinh thần kiêu hãnh quốc gia và thoát khỏi quan điểm chia rẽ, có tính chất quốc gia này. Các lợi lộc ích kỷ đã chi phối các lý do mà vì đó mọi quốc gia đã tham dự vào cuộc chiến này; ngay cả các quốc gia dân chủ giác ngộ nhất. Họ đã đưa thêm vào nhu cầu thế giới với các động cơ ích kỷ này và lòng yêu thích tự do là đúng và dùng để tạo quân bình, mặc dù không xóa bỏ được các động cơ ích kỷ; chính bản năng tự tôn cũng không mang lại cho họ một chọn lựa nào là đúng, còn sự thật vẫn là sẽ không có chiến tranh nếu các quốc gia dân chủ là yếu tố quyết định. Trong chính nó, yếu tố đó làm phát sinh ra nhiều vấn đề. Sau rốt, tại sao các cường quốc dân chủ lại để cho cuộc chiến tranh này xảy ra, khi mà, được hợp nhất và tụ thành nhóm từ lúc bắt đầu, họ có thể ngăn chận được chiến tranh trong các giai đoạn ban sơ? Cũng thế khi xét đến các quốc gia xâm lược hiện nay, tư lợi chung đã thúc đẩy các nước dân chủ vào tranh chấp, và tuy thế, cùng một tư lợi này có thể làm cho họ chọn các giai đoạn đảm bảo cho hòa bình. Các kiểu mẫu quốc gia, các tư lợi cá biệt của quốc gia, các nền văn hóa và văn minh quốc gia tồn tại bên cạnh nhau, nhưng thay vì được xem như góp phần vào một tổng thể hợp nhất, chúng đã tranh chấp sôi nổi và được xem như những đặc quyền riêng biệt của một quốc gia nào đó và được xem như tồn tại vì lợi ích duy nhất của quốc gia đó. Trong tương lai, yếu tố đóng góp trong cuộc sống phải được nhấn mạnh và phát triển, còn lợi ích của toàn thể gia đình các quốc gia phải được thay bằng lợi ích của một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia. Việc giáo dục quần chúng về lý tưởng này cần phải không làm mất đi sự đồng nhất của quốc gia hoặc nền văn hóa cá biệt. Điều đó phải giữ nguyên và được phát triển cho mục đích tâm linh cao siêu nhất của nó để làm phong phú và lợi ích chung của tất cả. Chính động lực duy nhất để nhấn mạnh vào bất cứ nền văn hóa quốc gia và chủng tộc nào cần phải được thay đổi.

Gia đình các quốc gia, được xét như một đơn vị, mối tương quan chính xác và thích hợp của nó, và việc gánh vác trách nhiệm cho con người hay cho kẻ yếu phải là mục tiêu được hiểu rõ của mọi hoạch định của quốc gia; các tài nguyên của toàn thể hành tinh phải được phân chia cho tập thể và một vài điều phải được ngày càng hiểu rõ hơn ấy là các tài nguyên của địa cầu, tức tặng phẩm của đất đai, tức tài sản trí tuệ của các quốc gia, tùy thuộc vào toàn thể nhân loại chớ không tùy thuộc vào một quốc gia riêng biệt nào. Không một quốc gia nào sống cho riêng mình, bất cứ cá nhân nào cũng có thể sống một cách hạnh phúc như thế; quốc gia hoặc cá nhân nào mưu tính làm như thế, tất nhiên phải làm hỏng bề mặt địa cầu. Mọi quốc gia đều có những cố gắng ích kỷ này, như lịch sử, cả xưa lẫn nay đang chứng minh. Truyền thống, tài nguyên, siêu tài quốc gia, lịch sử đã qua của họ, khoáng sản và nông sản của họ, vị thế chiến lược của họ trên hành tinh, đã được dùng trong các thế kỷ qua làm lợi cho quốc gia đang cần đến họ; họ đã khai thác để làm tăng sức mạnh của quốc gia này, gây thiệt hai cùng sự đau khổ cho các quốc gia khác. Đây là tội ác mà nước Đức ngày nay đang phạm vào, được nước Nhật trợ lực và nước Ý đi theo một cách yếu ớt. Chính trị gia của các cường quốc, hành động bóc lột kẻ yếu, sự xâm lược, sự ích kỷ về kinh tế, các lý tưởng dựa vào đầu óc con buôn thuần túy và các mục tiêu duy vật, có tính địa phương làm lệch lạc mọi chuyện đã qua của nhân loại trong cả hai bán cầu và đã đặt nền móng cho cuộc chiến hiện tại.

Một số quốc gia, đặc biệt là các nước dân chủ lớn, như nước Anh và Mỹ, hiện nay nhận thức được rằng các thái độ và các hoạt động này phải kết thúc và rằng mối hy vọng của thế giới nằm trong việc mở rộng các mối liên hệ đúng đắn của con người trong việc trao đổi lẫn nhau về kinh tế, các quan điểm chính trị quốc tế không ích kỷ rộng lớn và sự tăng trưởng của tinh thần hợp tác. Họ tin tưởng một cách vững chắc, và như một chính sách quốc gia căn bản, với các quyền hạn của cá nhân và rằng Quốc gia tồn tại vì lợi ích của cá nhân đó, họ đưa thêm vào đó niềm tin rằng Quốc gia cũng tồn tại vì phúc lợi của mọi quốc gia khác và cho nhân loại nói chung. Các quốc gia khác như là các Cường Quốc Khối Trục, đang làm sáng tỏ một cách mạnh mẽ các quan điểm cổ xưa, nhấn mạnh vào các khía cạnh xấu xa nhất của trật tự cũ và tệ hại, và đang mạnh dạn giành lấy tất cả những gì mà họ có thể giành được cho chính họ. Họ xem cá nhân như là không có giá trị và cho rằng y chỉ tồn tại cho lợi ích của Quốc gia; họ tin rằng Quốc gia là đơn vị duy nhất có tầm quan trọng, và rằng chỉ có tình trạng đặc biệt của họ là đáng kể. Họ phân chia gia đình các quốc gia thành một siêu quốc gia để kiểm soát Âu Châu và một siêu quốc gia khác cho Châu Á, và xem tất cả các nước khác như là các nước nô lệ; họ muốn duy trì cái xấu xa xưa kia của sức mạnh và chiến tranh và muốn quyết tâm tận dụng sự tàn bạo chưa từng nghe thấy trong nỗ lực để nâng tình trạng của họ đến chỗ danh tiếng lẫy lừng.

  • Đây là trật tự cũ cần phải vượt qua, nhưng các nguy hiểm của nó cần phải được nhận biết. Liên Hiệp Quốc đang tranh đấu để hủy bỏ điều đó, nhưng các khó khăn còn nhiều, cho dù sức mạnh tâm linh của những người thánh thiện đứng về phía họ và các Huyền Lực Diệu Quang đang tranh đấu để giúp đỡ họ. Cho đến nay tinh thần chủ nghĩa quốc gia không chết trong bất cứ quốc gia nào. Tinh thần đó phải được giúp làm cho phai tàn đi. Một số ít quốc gia có các bối cảnh lịch sử nhưng không có các quyền hạn về lãnh thổ đang đòi hỏi có một chỗ đứng riêng của họ để kiến tạo một quốc gia. Các quốc gia nhược tiểu đều đầy sợ hãi, đang tự hỏi họ sẽ được phép giữ vị trí nào trong gia đình các quốc gia, và mặc cho có các mưu đồ xấu xa của người Đức muốn hạn chế bất cứ công dân nào của họ sau rốt để hợp thành một quốc gia. Nhu cầu dành cho việc thừa nhận quốc gia đang trải rộng; việc nhấn mạnh vào nhân loại như là đơn vị quan trọng thì ít được biết đến.

Các quốc gia nào đang sống trong ký ức về lịch sử và các ranh giới đã qua của họ chính là các quốc gia ngăn chận đường tiến hóa, họ đang nhìn trở lại những gì mà các nước đó gọi là “một quá khứ huy hoàng” (“a glorious past”) dựa vào hồi ức về sự thống trị quốc gia hay thống trị của tập đoàn lên kẻ yếu. Đó là một cách nói khó hiểu, nhưng tinh thần quốc gia tạo ra một nguy hiểm trầm trọng cho thế giới; nếu được duy trì dưới bất cứ hình thức nào, trừ việc mang lại lợi ích cho nhân loại nói chung, điều đó sẽ đưa thế giới (hậu chiến) trở lại vào các thời kỳ đen tối và để cho con người không khác gì hơn trước kia, cho dù đã qua hai mươi năm làm việc và thống khổ.

Chúng ta có thể xét các quốc gia, từng nước một, và quan sát xem bằng cách nào mà tinh thần cô lập hay chia rẽ, có tính chất quốc gia này thoát ra khỏi quá khứ lịch sử, ra khỏi các phức cảm về chủng tộc, ra khỏi tình thế về lãnh thổ, ra khỏi sự nổi loạn và ra khỏi việc sở đắc các tài nguyên vật chất, đã mang lại cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay, cùng sự nứt rạn và va chạm về quyền lợi và các lý tưởng trên thế giới. Nhưng điều đó sẽ không có lợi. Đạo sinh sáng suốt về lịch sử (tức là kẻ không có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa) biết rõ các sự kiện và ngày nay quan tâm sâu xa với các tiến trình vốn phải được đưa tới việc kết thúc tình trạng xung đột trên thế giới. Y biết được rằng các nỗ lực để đạt đến việc nâng cao vị thế quốc gia, một chỗ đứng dưới mặt trời, Lebensraum (1), có uy lực về tài chính, kiểm soát về kinh tế và quyền lực phải kết thúc. Đồng thời y hiểu rằng nếu như nhân loại tốngkhứ các sản phẩm độc hại của lòng ích kỷ, thì một số giá trị căn bản chắc hẳn được bảo tồn. Các nền văn hóa và văn minh của quá khứ và hiện tại đều rất có giá trị; siêu tài đặc biệt của mỗi quốc gia phải được đánh thức để làm phong phú cho toàn thể gia đình nhân loại; nền văn minh mới phải có cội nguồn của nó từ trong và vượt ra khỏi quá khứ; các lý tưởng mới phải xuất hiện và được nhận biết, và nhờ đó, các biến cố và nền giáo dục của quá khứ sẽ phải chuẩn bị con người. Chính nhân loại phải là mục tiêu lưu tâm và nỗ lực chớ không phải bất cứ quốc gia hay đế quốc đặc biệt nào. Tất cả mọi điều này phải được thể hiện ra theo cách hiện thực, thực tiễn tách lìa khỏi các mơ mộng không thực tế, thần bí và có tính chất ảo tưởng và tất cả những gì được làm phải được dựa trên một nhận thức căn bản – tình huynh đệ trong nhân loại, tự biểu hiện trong các liên hệ chính đáng của con người.

Việc đối kháng rất thường xảy ra chống lại các “tưởng tượng mơ hồ” của những kẻ mơ mộng có lòng nhân đạo được dựa vào sự thật rằng trong đám từ ngữ hỗn độn và sự thừa thãi của các kế hoạch, chỉ một ít kế hoạch có giá trị thực tiễn mới xuất hiện và không có gì đủ mạnh để kết thúc các cách sống xưa cũ và khủng khiếp. Không có gì thực sự có hiệu quả đã được thi hành trước khi có chiến tranh, để xóa bỏ các điều xấu xa hữu hình. Các biện pháp cứu vãn đã được thử nghiệm và các thỏa hiệp được đưa ra vì lý do hòa bình, nhưng các sai trái căn bản do tham vọng quốc gia, sự chênh lệch về kinh tế, và các phân biệt giai cấp độc hại (do kế thừa hoặc có tính chất tài chính) vẫn còn tồn tại. Các dị biệt về tôn giáo đang lan tràn, các hận thù về chủng tộc đang lan rộng, các trật tự về kinh tế và chính trị vẫn còn làm hư hoại, nuôi dưỡng cuộc tranh chấp về đảng phái, xã hội và quốc gia.

Ngày nay chiến tranh đã xóa đi bầu không khí đó. Các vấn đề trở nên sáng tỏ và ít nhất chúng ta biết được những gì là sai lầm. Trong cách minh giải của chúng về sự ích kỷ quá mức, tham vọng quốc gia, hận thù chủng tộc và sự độc ác và dã man quá đáng, cộng với việc hoàn toàn thiếu mọi xúc cảm về nhân đạo, các Cường Quốc Khối Trục đã phụng sự nhân loại bằng cách cho chúng ta thấy những gì đừng nên và sẽ không được phép làm. Các chế độ dân chủ cũng đã thức tỉnh trước sự yếu ớt của họ và trước nhận thức rằng cho đến nay, nền dân chủ chân chính không hiện hữu, do sự hư hoại rộng lớn về chính trị và do sự thiếu hiểu biết và thiếu chuẩn bị của quần chúng đối với sự tự cai trị đích thực. Các đế quốc mạnh như Anh quốc đang công khai khước từ các quan điểm cũ và đang dẫn đầu trong nhiệm vụ kiến tạo thế giới. Phản ứng bảo thủ không còn được ưa thích nữa. Các nước nhỏ đang nhận ra sự thiếu trợ giúp của họ và hoàn toàn lệ thuộc vào các lân bang lớn hơn của họ, và những nước này đến phiên họ, đang nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nước nhược tiểu. Khắp nơi, con người đang thức tỉnh và bắt đầu suy tư và không bao giờ có thể đắm chìm trở lại vào tình trạng tiêu cực của quá khứ. Có một tin tưởng ở mọi mặt rằng một trật tự thế giới mới và tốt đẹp hơn có thể đến và thậm chí có thể xảy ra.

Làm thế nào chúng ta có thể diễn tả một cách đơn giản và rõ ràng mục tiêu của trật tự mới trên thế giới được hy vọng này và diễn đạt bằng lời một cách ngắn gọn cái mục tiêu mà mỗi người và mỗi quốc gia nên giữ trước mặt mình khi chiến tranh kết thúc và cơ may đối phó với mỗi người và tất cả? Điều chắc chắn là mọi quốc gia, lớn và nhỏ (với các thiểu số được đưa ra bằng nhau và các quyền lợi tương xứng nhau) sẽ theo đuổi nền văn hóa riêng biệt của mình và vạch ra sự cứu giúp của riêng mình theo cách hữu hiệu nhất, nhưng mỗi người và mọi người đều nên phát triển được nhận thức rằng họ là các thành phần không thể tách rời của một tổng thể kết hợp và họ phải đóng góp vào tổng thể đó tất cả những gì mà họ có được. Ý niệm này hiện đã có trong tâm của hàng ngàn người và mang theo với nó trách nhiệm lớn lao. Khi được khai triển một cách sáng suốt và vận dụng một cách khôn khéo, các nhận thức này sẽ dẫn đến các mối liên hệ chính đáng của con người, sự ổn định về mặt kinh tế (dựa vào tinh thần chia sớt) và đưa đến một định hướng mới của con người với con người, của quốc gia đối với quốc gia và của vạn hữu đối với quyền lực tối cao mà chúng ta gán cho danh xưng là “Thượng Đế” (“God”).

Đây là tầm nhìn xa và nó đang giữ cho hàng ngàn người vững vàng bước vào con đường nhiệm vụ và nhiều người trong mọi quốc gia được chuẩn bị để hành động. Mặc dù có bối cảnh của một quá khứ xấu xa, mặc dù có việc tàn sát hiện nay trên thế giới, mặc dù hầu hết nhân loại đang đương đầu với các vấn đề tâm lý lớn lao, mặc dù có các âm mưu chính trị và các chính sách ngoại giao lỗi thời, mặc dù bất cứ sự thành đạt nhanh chóng nào là điều không có thực, có hàng ngàn người sẵn sàng bắt đầu với công việc chuẩn bị. Số người nam và nữ có tầm nhìn xa trông rộng và có thiện chí hiện giờ rất lớn (nhất là trong Liên Hiệp Quốc) có một cơ may thành công cuối cùng và ngày nay có thể bắt đầu. Nét khái quát của cấu trúc trên thế giới trong tương lai có thể được nhận thấy một cách lờ mờ; sự thất bại của trật tự cũ xưa và thế giới cũ xưa được nhận biết ở khắp nơi. Ý chí hành thiện đang tăng lên. Một trong các sự việc lý thú giúp nhận biết đó là tầm nhìn xa này được quần chúng và giới trí thức thấy được một cách rõ ràng hơn là các giai cấp đặc thù. Qua các khó khăn vật chất của cuộc sống và nhờ đó có được các tiến bộ về tư tưởng, con người biết được các tình huống đã thay đổi là cần thiết và không có sự lựa chọn nào khác.

Trước mắt, có hai loại nhiệm vụ: thứ nhất, hướng dẫn tư tưởng và năng lượng của quần chúng vào các dường lối đúng đắn ngõ hầu động lực thúc đẩy tốt lành và hành động khôn ngoan có thể mang lại kỷ nguyên mong muốn đối với các liên quan chính đáng của con người và sau rốt là hòa bình; thứ hai, chỉ cho những ai thiếu sự quan tâm và thiếu tầm nhìn xa biết là họ đang làm cản trở sự tiến bộ. Giai đoạn sau này của công việc đang diễn tiến tốt đẹp và một nhóm có thế lực, dù là nhỏ, trong số các nhà lãnh đạo trên thế giới đang nêu ra một vài phát biểu tổng quát phải được xem như là cấp bách khi sự điều chỉnh trên thế giới bắt đầu. Đòi hỏi của họ là có một nguyên tắc quản lý mới trong lãnh vực chính trị và giáo dục, được thiết lập dựa vào các nhân quyền được khắp nơi nhận biết, dựa vào nhu cầu hợp nhất tâm linh và việc cần phải từ bỏ mọi thái độ và giáo điều thần học có tính cách chia rẽ trong mọi lãnh vực của tư tưởng. Có một sự kêu gọi ngày càng tăng không những cho sự cảm thông và hợp tác quốc tế, mà còn cho sự cảm thông về giai cấp (class). Các đòi hỏi này đang hiện ra ở mọi bục giảng và thông qua cây viết ở mọi nơi, ngoại trừ ở những vùng đất khốn khổ nơi mà tự do ngôn luận không được cho phép.

Kẻ thường nhân xem xét mọi khía cạnh của vấn đề này và thường bị tràn ngập bởi qui mô của nhiệm vụ đang mở ra trước mắt, bởi nhiều ý tưởng được diễn tả, bởi nhiều đề xướng, kế hoạch và chương trình cải thiện thế giới và bằng một ý thức về sự hoàn toàn không đáng kể của riêng mình và sự vô nghĩa đứng trước bổn phận to tát của con người. Y tự đặt cho mình nhiều câu hỏi. Tôi có công dụng gì? Tôi có thể làm được gì? Làm thế nào để tiếng nói bé nhỏ của tôi có thể được nghe thấy, và có công dụng gì khi nghe tiếng ấy? Tôi có thể đóng vai trò gì trong diễn trường rộng lớn của các sự việctrên thế giới? Tôi có thể tỏ ra hữu ích và xây dựng như thế nào? Làm thế nào tôi có thể bôi xóa sự thiếu hiểu biết của tôi về lịch sử, về xã hội, về tình hình chính trị và kinh tế ở đất nước tôi, chớ không nói đến những đất nước khác? Nhân loại rất là mênh mông, con số rất đông đảo, các chủng tộc trong nhân loại thì nhiều đến nỗi y cảm thấy chính mình là một đơn vị vô nghĩa, bất lực. Con người không được luyện tập tổng quát hay được đào tạo ở học viện, để có thể thực sự hiểu được các khó khăn hoặc đưa ra cách giải quyết các khó khăn đó. Do đó, vào lúc này và trong tương lai, quần chúng, công nhân trong sở làm, người đàn bà làm nội trợ và những kẻ thường nhân ở khắp nơi, có thể đóng góp gì vào việc trợ giúp thế giới? Những gì tôi viết là dành cho các mẫu người này.

Tôi muốn bắt đầu bằng cách nhắc nhở quảng đại quần chúng một sự kiện quan trọng. Ấy là, dư luận quần chúng đã giác ngộ, có quyết tâm và có tập trung là mãnh lực mạnh mẽ nhất trên thế gian. Mãnh lực đó không có gì sánh kịp nhưng ít được dùng đến. Sự cả tin (gullibility) của kẻ thường nhân, việc sẵn sàng chấp nhận những gì người ta nói với y nếu điều đó được nói đủ to và với mãnh lực đủ sức thuyết phục, được hiểu rõ. Các câu nói khéo léo của nhà chính trị lão luyện, hướng về các mục tiêu ích kỷ của y, các luận điệu của kẻ mị dân có tài ăn nói khi y khai thác một lý thuyết được ưa chuộng nào đó gây sự thiệt hại cho quần chúng, và sự cường điệu của con người với một nguyên nhân, một lý thuyết hoặc một động cơ cá nhân, tất cả đều được kẻ nhẹ dạ nghe theo. Tâm lý quần chúng và sự quyết định của đám đông hỗn tạp đã được khai thác suốt bao thời đại, vì kẻ thiếu suy tư và kẻ thiên về tình cảm đề dễ dàng bị dao động theo bất cứ chiều hướng nào và từ trước đến giờ điều này đã được chuyển thành sự thuận lợi riêng cho những người không hề lưu tâm đến nhân loại một cách hết lòng. Điều đó đã được dùng cho các mục tiêu ích kỷ và xấu xa nhiều hơn là cho mục đích tốt lành. Thái độ tiêu cực và thiếu sự giúp đỡ của dân tộc Đức dưới những nhà cai trị Đức Quốc Xã là thí dụ nổi bật của khuynh hướng này.

Nhưng việc dễ tiếp thu có tính cách tiêu cực này (vốn không xứng đáng với tên gọi của dư luận quần chúng) có thể được chuyển đổi dễ dàng thành các mục tiêu tốt cũng như xấu, và thành các biện pháp kiến tạo cũng như đưa đến hủy diệt. Một phương hướng nhỏ có sắp xếp và một chương trình được vạch ra một cách khôn ngoan với điều đang xét này. Có thể và sẽ mang lại sự thay đổi cần thiết và biến một dư luận hợp lý và sáng suốt thành một trong các yếu tố chính trong việc kiến tạo thế giới. Một trong các đặc điểm lý thú nhất của giai đoạn chiến tranh này là sự tiếp xúc trực tiếp đã được một số nhà lãnh đạo trên thế giới thiết lập với quần chúng và phụ nữ trong gia đình, với tư cách chứng nhân đó là những bài diễn thuyết của Roosevelt và Churchill. Còn những bài diễn thuyết được các nhà lãnh đạo khối Trục đưa ra thì hoàn toàn thuộc loại khác, vì chúng được hướng đến thanh niên trai tráng của các quốc gia họ và hướng đến những người trong quân ngũ. Thí dụ, chỉ những nhà lãnh đạo cấp thấp ở nước Đức, mới nói chuyện với người dân ngay tại nhà họ, và kế đó, chỉ đưa ra cho người dân các mệnh lệnh, để nuôi lòng căm thù và để trình bày sai sự thực. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, giá trị của dư luận quần chúng cũng được nhận ra và nhu cầu chế ngự trí óc quần chúng, hoặc là uốn cong trí óc đó vào ý chí của một số nhà lãnh đạo như là Hitler, hay dạy ra điều đó trong các nguyên tắc cốt yếu là để làm lợi cho tổng thể.

Điểm thứ hai mà kẻ thường nhân cần hiểu rõ ấy là quần chúng được tạo thành từ các cá nhân; mỗi người trong chúng ta, với tư cách cá nhân là một phần hiển nhiên và không thể tách rời của tổng thể. Đây là một sự kiện căn bản, quan trọng và có liên quan tới chủ đề của chúng ta. Giai đoạn đầu trong tiến trình tái xây dựng trước mắt chúng ta là đến với cá nhân, chỉ cho người ấy thấy sự quan trọng của mình, chỉ cho y biết lãnh vực ảnh hưởng rất thực tiễn và kế đó đặt y làm việc trong lãnh vực đó với những gì y có được. Bằng cách này, ý thức bình thường và tự nhiên của y về sự vô nghĩa sẽ biến mất và y sẽ dần dần hiểu được rằng y được cần đến và có thể làm được nhiều điều. Nhờ chính mình hiểu được điều này, bấy giờ y có thể cố gắng mang lại cùng một thái độ có tính xây dựng cho những người chung quanh y, và bấy giờ họ sẽ làm giống vậy.

Ở đây, tôi có thể nêu ra rằng giá trị của cá nhân chắc chắn được dựa vào thiên tính có sẵn của tinh thần con người và dựa vào sự toàn vẹn của tổng thể. Điều đó cũng được tạo nên dựa vào sự hiểu biết, vốn phải nằm bên dưới mọi công việc có tính kiến tạo trong tương lai, rằng ở ngay tâm của vũ trụ (heart of the universe) là một Thần Lực thiêng liêng (divine Power) bạn muốn gọi đó là gì tùy ý, và dựa vào niềm tin rằng tình thương chính là định luật của chính sự sống, bất chấp mọi bề ngoài và thành tích của quá khứ.

Điều chủ yếu là chúng ta rất thực tế trong việc tiếp cận của chúng ta với vấn đề và rằng các kế hoạch tái kiến thiết bao gồm các giai đoạn vốn có thể xảy ra mà kẻ thường nhân có thể nhận được. Thái độ thực tiễn đầu tiên cần phải có là đánh bại sự hận thù bởi vì lòng hận thù không có tính cách xây dựng và lại gây chướng ngại. Nó che khuất tầm nhìn xa và làm lệch lạc sự phán đoán, và chỉ làm tăng sự sợ hãi. Còn tình thương theo đòi hỏi của chúng ta thì không là xúc cảm cũng không phải thuộc tình cảm (sentimental). Nó rất thực tiễn và tự biểu hiện trong việc phụng sự và trong hoạt động có tính cách hợp tác. Nó tìm cách trợ giúp mọi hoạt động tạo lợi ích cho nhân loại và phù hợp với kỷ nguyên mới sắp đến. Nhiều người nghĩ rằng một phản ứng tình cảm và sự phản đối ầm ĩ vì khiếp sợ trước những gì đã xảy ra, ấy là thế giới chứng tỏ tình thương và sự nhạy bén về tâm linh. Rất có thể đó là ngã chấp và sự phiền muộn cá nhân. Tình thương chân chính không dành thời gian cho các phản ứng này, bởi vì công tác xoa dịu nỗi đau đã hoàn toàn chiếm hết thời gian. Kẻ nào yêu thương huynh đệ mình là có thăng bằng về trí tuệ và hoạt động một cách sáng suốt; người ấy đang huy động hết lực lượng của mình cho việc phụng sự vào lúc này. Một tấm lòng từ ái thực sự thì không thiên về xúc cảm (emotional).

Do đó, khi nhận thức về trách nhiệm cá nhân, giai đoạn hai của chúng ta là thay thế xúc cảm bằng tình thương thực tiễn (pratical love), được biểu hiện trong việc phụng sự không ích kỷ. Giai đoạn ba là tái tổ chức các kiếp sống của chúng ta ngõ hầu chúng ta có thời gian cho việc phụng sự cần thiết này. Đa số con người đều không đạt được kết quả tối đa trong cuộc sống hằng ngày, và điều này có nhiều lý do. Thường thường họ không thực sự mong muốn hy sinh mà việc phụng sự như thế đòi hỏi; thường thường họ có ảo tưởng là năng suất phụng sự hiện nay của họ đang tiêu biểu cho hết khả năng của họ rồi; lại nữa, họ cho rằng sức khỏe của họ không thể chịu đựng được công việc tích cực nhiều hơn nữa, hoặc nghĩ rằng họ cần thời gian cho chính họ, hoặc là họ phí nhiều thì giờ hữu ích khi làm các điều này và không tạo ra được kết quả thực sự nào. Tuy nhiên, nếu ngày nay nhu cầu lớn lao như chúng ta bị lừa để tin như vậy, nếu đây là thời điểm tột cùng của con người, nếu các vấn đề trầm trọng đến nỗi toàn thể tương lai của nhân loại tùy thuộc vào ảnh hưởng của chiến tranh, thì bấy giờ điều duy nhất thực sự có ý nghĩa đó là con người phải đóng góp phần của mình để huy động thời giờ của mình và tất cả những gì mình đang có hầu tạo ra cố gắng tột cùng giúp phóng rải sự sống và năng lượng để thắng được cuộc chiến, một điều có thể xảy ra ngay trước mắt và xây dựng lại Kỷ nguyên thành đạt. Y phải làm điều này với bất cứ giá nào, thậm chí giá của chính sự sống mình. Một điều nghịch thường về tâm linh trở nên rõ rệt. Cá nhân rất là quan trọng, và tuy thế đồng thời những gì xảy ra cho cá nhân khi y phụng sự và chiến đấu cho tự do của con người thì không quan trọng về mặt cá nhân chút nào. Hiện giờ, một giai đoạn ngắn với nỗ lực có tổ chức và, vào lúc kết thúc tức lúc chết, còn hữu ích nhiều hơn là một việc làm vô ích đối với các sự việc mà một người cảm thấy thích làm theo một cách nhàn nhã và kế đó đi lang thang một cách yếu ớt suốt nhiều năm.

Do đó, việc phát triển một ý thức trách nhiệm cá nhân, biểu hiện của một tình thương thực sự trong việc phụng sự và việc tái tổ chức sự sống ngõ hầu nhận được tối đa nhờ mỗi ngày tạo ra giai đoạn chuẩn bị cho người đang tìm cách tham dự vào giai đoạn tái cấu trúc.

Bấy giờ, nhờ đã làm được điều này với hết năng lực mình (và nhiều người đã tạo được một mở đầu tốt đẹp) y phải phát triển trong chính mình và gợi ra tinh thần thiện chí nơi những kẻ khác. Ý–chí–hành–thiện này có hiệu quả ngay trước mắt, bởi vì nó chi phối mối liên hệ của con người với gia đình của y và người trong gia đình, các thành viên trong việc kinh doanh hay trong xã hội của y, những người quen biết ngẫu nhiên của y và tất cả những ai mà y có thể tiếp xúc. Điều đó cho phép y bắt đầu công việc tái cấu trúc, đúng vào nơi mà y đang ở và luyện tập cho mình ở môi trường quen thuộc để thực hành mối liên hệ đúng đắn của con người. Đó là yếu tố chủ yếu và mạnh mẽ có thể cho phép cá nhân không hữu ích về mặt khác trở thành một điểm tập trung với ảnh hưởng có tính cách xây dựng. Bây giờ y sẽ khám phá ra rằng, theo kết quả của điều này, thì lãnh vực thuộc ảnh hưởng có tính cách xây dựng của y liên tục được nới rộng. Đây là bốn giai đoạn đầu tiên và có lẽ là khó khăn nhất; vì chúng không kỳ diệu và hầu như tạo ra các điều vô vị về mặt tâm linh. Nhưng chúng là các biện pháp mở đầu thiết yếu và không thể tránh được đối với kẻ muốn hành động một cách khôn khéo, hữu ích và theo trực giác trong tương lai. Bấy giờ đối với các điều nói trên, y có thể thêm vào các cố gắng sau đây và thử đặt vào chính y chương trình được dự kiến này:

  1. Nghiên cứu và suy gẫm về nhiều đề xuất đang được các nhà lãnh đạo trên thế giới và các tư tưởng gia đưa ra đối với sự phục hồi sắp đến trên thế giới. Cần sắp xếp kiến thức của bạn và biết được những gì đang được bàn cãi. Vun trồng một quan điểm sáng suốt, dựa vào thiện chí và vào những gì mà bạn, theo kết quả nghiên cứu, cảm thấy nên làm. Kế đó bàn bạc các ý tưởng ở nơi riêng tư, trong số bạn bè của bạn và trong hoàn cảnh chung quanh (environment) của bạn một cách công bằng (without fear or favour). Điều đó sẽ giúp bạn làm được như thế nếu bạn xem các bàn cãi nói trên như là một cách phụng sự và tin rằng các lưu tâm và lòng nhiệt thành của bạn thế nào cũng tạo được hiệu quả.
  2. Nếu có thể, hãy cùng nhiều người hợp nhau lại để bàn bạc và nghiên cứu trật tự sắp tới trên thế giới, hoặc hợp tác với những kẻ đã đang làm như thế. Hãy xem buổi hội họp với nhau này như là một đóng góp rõ rệt vào việc uốn nắn dư luận quần chúng và như là phương pháp xây dựng kho chứa sức mạnh tư tưởng vốn có thể dùng cho những ai có nhiệm vụ tái thiết. Nếu chỉ có hai người hợp tác với bạn trong vấn đề này, thì nỗ lực không bị mất đi hay vô dụng, vì bạn sẽ được trợ giúp để thay đổi dung lượng (content) của tư tưởng thế giới và tạo ấn tượng lên các thể trí khác, cho dù bạn không biết được điều đó.
  1. Hãy trải rộng sự lưu tâm của bạn đến nhiều nước và cố gắng tìm hiểu các vấn đề khác nhau của các quốc gia này. Nhiều người biết được các dân tộc ở các vùng đất xa lạ này và các danh sách có thể được thành lập với tên tuổi và địa chỉ của họ. Ngay khi chiến tranh trôi qua, các đường liên lạc lại được mở ra, bạn có thể tìm cách đến với những người này, cố gắng tìm đúng chỗ họ nhờ bất cứ cơ sở đang có sẵn nào, và kế đó, khi đã tìm được, hãy làm cho họ mạnh thêm bằng sự hiểu biết với thiện chí hoặc với sự lưu tâm của bạn và bằng cách hợp tác với họ trong thời kỳ tái xây dựng. Dù cho sự giao tiếp của bạn với họ trong quá khứ có sơ sài như thế nào đi nữa, hãy nuôi điều đó bằng tư tưởng và sự cầu nguyện và sau đó bằng sự giao tiếp trực tiếp. Như vậy một mạng lưới liên lạc rộng lớn sẽ được thiết lập và dùng để hàn gắn thế giới mới thành một tổng thể hài hòa và có sự cảm thông.
  2. Hãy thường xuyên cầu nguyện và trong lúc cầu nguyện hãy đưa thêm vào sự thiền định và trầm tư (reflection). Đằng sau kiểu mẫu và cấu trúc của thế giới là Đấng Khởi Thủy (Originator), Đấng Hoạch Định (Planner), Năng Lượng thúc đẩy của thế giới, Ý Chí trung ương (central Will) của thế giới, Đấng Sáng Tạo linh hoạt (living Creator), Thượng Đế (God). Tìm kiếm bằng cách cầu nguyện để đạt đến Ý Chí trung ương và tâm điểm của Sự Sống, như vậy hòa nhập chính bạn với mục tiêu thiêng liêng đã được cảm nhận và huyền đồng (identifying) ý chí của bạn với Thiên Ý.

Ý–chí–hành–thiện trung ương này (central Will–to– Good) có thể được đạt đến bởi những người mà ý–chí–hành– thiện riêng của họ là một kinh nghiệm thực tiễn, sống động và thiện chí đó càng được biểu lộ nhiều thì bạn càng khám phá và cộng tác một cách dễ dàng hơn với Thiên Cơ và noi theo bàn tay dẫn dắt của Thượng Đế trong các sự việc thế gian. Công tác tái kiến thiết thực sự sẽ được thi hành bởi những người mà nhờ có sự tĩnh lặng trong tâm của chính mình, họ đã bước đi với Chúa và đã học được cách sống của Ngài.

  1. Tìm được hai người khác để làm việc với bạn. Có một mãnh lực duy nhất trong mối liên hệ tam phân này. Tất cả các kinh sách trên thế giới đều nói rằng chính Thượng Đế, tác động như một Tam Vị Nhất Thể Thánh thiện (Trinity of Good), và bạn có thể, trong phạm vi nhỏ bé của bạn, làm giống như vậy, tìm được hai người khác có thể trí giống với bạn để tạo ra một tam giác thiện chí với ánh sáng và sự tương tác tâm linh. Mỗi một trong hai người cộng tác với bạn, đến phiên họ, có thể làm giống nhau, và như vậy một mạng lưới thiện chí to tát có thể trải rộng khắp thế giới. Nhờ mạng lưới đó mà các Huyền Lực của Diệu Quang sẽ có thể tác động, còn bạn, ở vị trí và phạm vi của mình, bạn sẽ được trợ giúp.
  2. Tìm ra và nghiên cứu các phương pháp, các kỹ thuật và các mục tiêu của các nhóm và các tổ chức khác nhau vốn có lưu tâm đến việc tái tạo thế giới. Bạn có thể không đồng ý với tất cả các nhóm và tổ chức đó hay với các kế hoạch và các cách thức làm việc của họ, nhưng tất cả đều cần thiết. Có nhiều mẫu người, nhiều chủng tộc và các tình huống đều khác nhau, còn các vấn đề cần được giải quyết sẽ cần tới vô số cách thức làm việc. Mọi người đều có thể góp phần của mình nếu được dựa vào thiện chí thực sự và nếu không có sự cuồng tín. Nơi nào có kẻ cuồng tín là có nguy hiểm, vì y chỉ thấy có một khía cạnh của vấn đề và y không thể đánh giá các quan điểm khác Y sẽ không chấp nhận rằng mọi sự đều cần thiết. Sự hợp tác là chìa khóa cho thiện chí được biểu lộ, và trong giai đoạn phục hồi sau này, sự hợp tác (cooperation) sẽ là nhu cầu nổi bật. Hãy giữ việc ghi nhận về tất cả các nhóm như thế, các nhà lãnh đạo, các mục tiêu và chương trình của các nhóm đó. Việc đó sẽ tỏ ra là hữu ích khi chiến tranh trôi qua. Thiết lập các mối liên hệ hữu ích và thân thiện với họ là khả năng hay nhất cho bạn.
  • Tìm ra và ghi nhớ thành tích hoạt động của những người nam và nữ có thiện chí ở chung quanh bạn. Về mặt tâm linh, hãy xông xáo trong vấn đề này và đi đó đây để tìm ra họ. Khi đã tìm được họ, bấy giờ, hãy chú ý vào những gì họ đang làm, và cũng nỗ lực để mời gọi họ cộng tác với bạn trong các đường lối hoạt động của bạn. Hãy ghi nhớ tên tuổi và địa chỉ của những người này, ghi thêm khả năng và chức vụ của họ nếu có, và như vậy lập được một danh sách liên lạc thường xuyên. Bấy giờ bạn sẽ biết được một nhóm người có thể được trông cậy vào để hoạt động với một tinh thần thiện chí và để xây dựng lại thế giới. Sau đó, các danh sách này có thể được sát nhập, nếu thấy cần và tạo thành một danh sách rộng rãi của những người ở mọi nước, họ sẽ làm việc theo các đường lối đã đưa ra này và họ có thể được liên lạc cùng một lúc. Họ sẽ tạo thành một khối dư luận quần chúng đồng tâm nhất trí, đủ mạnh để uốn nắn các ý tưởng, tạo ảnh hưởng lên quần chúng và giúp cho các nhà lãnh đạo trên thế giới đi tới hành động đúng đắn, thích hợp.
  1. Vượt lên mọi điều khác và nảy sinh từ các đề xuất nói trên, đặt kế hoạch rõ rệt cho việc phục hồi – vật chất, tâm lý và tinh thần – của trẻ con ở mọi nơi. Trẻ con đã là nạn nhân của sự độc ác. Thay vào đó, hãy giúp cho trẻ con trở thành những kẻ tiếp nhận thiện chí bác ái. Các vấn đề về phục hồi kinh tế, về các ranh giới lãnh thổ, về việc giải ngũ và về việc tái dụng sau đó những người được giải ngũ, cũng như việc xây dựng lại thế giới thì rất là quan trọng và sẽ cần đến sự trợ giúp thành thạo. Nhưng vấn đề trẻ con, như trước kia được nêu ra, nằm ở dưới nhu cầu chung về việc xây dựng lại thế giới, thì lớn lao hơn tất cả các vấn đề khác, nhất là các chướng ngại về quốc gia và chủng tộc và gợi được điều tốt đẹp nhất trong con tim mọi người. Trẻ con có quyền ưu tiên hơn người lớn.

Do đó tôi muốn kêu gọi tất cả những ai mà tôi có thể tiếp xúc thông qua đoạn văn này để tập trung nỗ lực chủ yếu của họ bằng trí tuệ, tâm linh và bằng tiếp xúc thực tế – vào việc chuẩn bị cho chính họ để trợ giúp trẻ con ở Châu Âu và các nước khác vốn đã đau khổ rất nhiều dưới bàn tay của các Cường Quốc Khối Trục. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và cách sắp xếp cẩn thận; việc đó sẽ bắt buộc phải nhờ vào sự hợp tác của các nhà chuyên môn lão luyện trong lãnh vực phúc lợi trẻ con tức là các bác sĩ, các nhà giải phẫu, các y tá, các nhà tâm lý và các nhà giáo dục; nó cần nguồn tài chính dồi dào để chuẩn bị có hiệu quả, để gửi nhân viên được huấn luyện vào các nước nghèo đói, bị tàn phá và tiến hành công việc trong lúc ở đó; việc đó cần hành động yêu thương, có từ tâm và sự kiên nhẫn lâu dài. Tuy nhiên, nó đưa đến cơ hội quan trọng nhất mà những người nam và nữ có thiện chí phải đương đầu; đó là hoạt động căn bản của trật tự mới trên thế giới, vì trật tự đó phải được tạo ra vì trẻ con ngày nay. Trẻ con đó sẽ sống trong thế giới mới này, thể hiện các lý tưởng mới và giao lại cho con cháu chúng những gì mà chúng ta đã tranh đấu và hy sinh, cái hay nhất mà chúng ta được thừa hưởng và tất cả những gì mà chúng ta đã đạt được trong việc cứu giúp họ. Ý tưởng của trẻ con trong các vùng đất bị chinh phục không chận đứng được bước tiến của các bộ đội của Hitler; việc thánh hóa quê hương, các nhu cầu vật chất và luân lý của trẻ con không khơi dậy được tia sáng yếu ớt nào của tình thương nơi đám thanh niên được dạy dỗ theo hệ thống giáo dục Quốc Xã; mối liên hệ của mẹ và con không nằm trong sự tính toán của các viên chức Đức khi họ tách trẻ con ra khỏi cha mẹ và đặt trẻ con phiêu bạt trong một thế giới đầy tàn sát hay là trong một cơ sở từ thiện. Sự tàn hại đã xảy ra trước đây giờ phải được những người nam và nữ có thiện chí và có lòng bác ái cứu chữa.

  1. Bắt đầu bây giờ, dù cho phàm ngã có đòi hỏi ra sao đi nữa, cũng phải biết gạt sang một bên để có thể dành dụm những số tiền nho nhỏ, mục đích là tích chứa và chuẩn bị cho công cuộc xây dựng trở lại. Nếu tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể làm được việc này, thì nó có thể cho phép chúng ta góp phần vào công việc mà không phải đặt một gánh nặng quá mức (undue load) lên vai kẻ khác. Bạn có bảo đảm chắc chắn rằng sự hy sinh này và nguồn vốn từ đó mà ra có được gìn giữ nguyên vẹn trong tay bạn cho đến sau này lúc mà bạn chọn để dùng không?

Đây là gợi ý thực tiễn dường như có thể thực hiện vào thời điểm đặc biệt này. Chúng đều có bản chất tổng quát và về căn bản có tính chất cá biệt. Toàn bộ chương trình tái xây dựng, cho đến nay, đang ở giai đoạn hình thành trong ý tưởng. Ngày nay, tiến trình phải noi theo là tiến trình tự học hỏi và làm giác ngộ cho tất cả những ai mà chúng ta có thể tiếp cận. Điều đó đòi hỏi việc nghiên cứu và xem xét một cách sáng suốt các phương pháp để đáp ứng với nhu cầu này, và tìm ra những người, không phân biệt quốc tịch hoặc tôn giáo, có thể được trông cậy để hợp tác trong các giai đoạn khác nhau của công việc tái xây dựng. Tất cả đều có thể chia sớt trong công cuộc chuẩn bị này.

Tất cả chúng ta đều được kêu gọi vào nhiệm vụ này và ngày nay có nhiều tiếng gọi như thế; có hàng ngàn người đang mơ cùng một giấc mơ, thấy cùng hình ảnh, tin tưởng vào cùng các năng lực thiêng liêng đang tiềm tàng trong tâm mọi người và có những kẻ, vượt qua mọi cuộc tranh cãi, biết được rằng tính ích kỷ và tính hám lợi nơi mọi người đã đưa thế giới đến hoàn cảnh nguy kịch hiện nay.

Họ cũng biết được rằng sự chia sớt không ích kỷ và sự cảm thông để hợp tác giữa tất cả những người có thiện chí khắp nơi có thể xây dựng lại một thế giới mới, tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn và phục hồi lại những gì mà chính nhân loại đã hủy diệt. Cái tốt đẹp nhất chưa hiện hữu. Chúng ta có thể dựa trở lại vào nhận thức rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của sự tiến triển vững vàng qua các thời đại và hướng về ánh sáng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh