Phật Học Chỉ Nam: Lời Mở Đầu

PHẬT HỌC CHỈ NAM: LỜI MỞ ĐẦU

Quyển Phật Học Chỉ Nam này tôi đã viết trong khoảng thời gian hơn mười năm gần đây, một cách hết sức tự nhiên, không một lời khen tặng quá mức.

Tôi thấy đạo Phật trước sau chỉ cốt là tìm hiểu về con người. Có hiểu con người cho rốt ráo, mới nhận ra giá trị cao siêu của con người. Trước hết tôi suy tư về cuộc đời đức Phật và những lời giảng dạy của ngài. Sau đó tôi khảo ít nhiều tông phái Phật giáo như Hoa Nghiêm, như Thiên Thai, như Thiền Đốn Ngộ, v.v...

Tôi xác tín rằng Phật giáo nhìn thấy vũ trụ này có hai phần Biến và Hằng.

— Biến là phần biến thiên, ảo hóa bên ngoài. Đó là phần hư ảo, đó là phần luân hồi.

— Hằng là phần bất biến, hằng cửu bên trong. Đó là Niết bàn.

Phần biến thiên cũng chính là ngũ uẩn, là vọng tâm, là phần sóng bên trên. Biến thiên chính là khổ đau, là tục lụy, là trần ai, là vô thường, là khổ, là uế tạp.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Phần hằng, bất biến, cũng chính là chân như, chân tâm, là phần nước bên dưới, chính là hạnh phúc, chính là giải thoát, chính là như lai, là thường lạc ngã tịnh.

Hai phương diện này đan quyện với nhau, chúng ta phải thấu thị mới gỡ rối ra được. Nhưng trước sau cũng chỉ là Một: Sóng chính là nước, nước chính là sóng.

Cho nên Phật giáo dạy:

— Vô nhị pháp môn (Advaita).

— Vô minh cọi Vọng là Chân. Giải thoát là tìm Chân trong Vọng. Phật dạy giải thoát là dạy chúng ta phải có cái nhìn đứng đắn về cuộc đời, bỏ cái dở, giữ cái hay.

Con người sinh ra ai mà không muốn như vậy? Cho nên đạo Phật chính là đạo tự nhiên của con người.

Thánh hiền thiên cổ không dạy chi khác. «Tiên thánh hậu thánh kỳ quỹ nhất dã.» 先 聖 後 聖 其 揆 一 也 (Tiên thánh, hậu thánh đều có một chủ trương đường lối như nhau vậy. — Mạnh Tử, Ly Lâu hạ, 1).

Theo tôi, con đường đạo hạnh là con đường rất giản dị. Chỉ cần đói thì ăn, khát thì uống. Không cầu kỳ, không lập dị. Chỉ cần phải nhìn cho tỏ con đường mình đi.

Lão Tử (chương 25) nói «Đạo pháp tự nhiên» chính là vì vậy.

Càng phiền toái lại càng xa Đạo. Cho nên học đạo Phật chúng ta phải tập cho có cái nhìn vô phân biệt. Kinh Hoa Nghiêm bàn về sự hiểu biết về Pháp Thân Phật là gì.

Pháp Thân Phật là Hư Không tràn ngập thế giới, là Nhất Như vô phân biệt. Nếu ta coi Pháp Thân Phật là vô phân biệt thì dĩ nhiên còn phân biệt là còn sống trong mê vọng. Và như vậy có thể hiểu được: Một là Tất Cả, Tất Cả là Một.

Một nở ra là Tất Cả. Tất Cả co lại là Một.

Chúng ta nở ra là Toàn Thế Giới, thu lại là Pháp Thân, là Như Lai.

Kinh Hoa Nghiêm viết:

«Như Lai lìa phân biệt

Rời thời gian, không gian.»

(Kinh Hoa Nghiêm, quyển 3, chương 24, tr.121.)

«Chúng sinh vọng phân biệt,

Là Phật, là Thế giới.

Người liễu đạt Pháp tánh,

Không Phật, không Thế giới.»

(Kinh Hoa Nghiêm, quyển 3, chương 24, tr.126.)

Như vậy: Phân biệt là chúng sanh; lìa phân biệt là giác ngộ, là Phật.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Westminster, 8/01/2002

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh