Luật Nhân Quả - Định Mệnh Và Tự Do Ý Chí Là Gì

LUẬT NHÂN QUẢ - ĐỊNH MỆNH VÀ TỰ DO Ý CHÍ LÀ GÌ

Khi xuống trái đất, bạn đã được thiết kế một bản kế hoạch linh hồn chi tiết, tỉ mỉ đến từng lông tơ, kẽ tóc.

Chẳng hạn như khi bạn đi ra đường, ai đó không có đồng hồ, đến hỏi bạn “Bi giờ mấy giờ rồi ?” Bạn trả lời cho người đó, xong rồi bạn đi. Sau đó, hai người không ai gặp lại nhau nữa. Việc đó là đã được lên kế hoạch từ trước khi bạn sinh ra, là đúng giờ đó, ngày đó, người đó sẽ đến gặp bạn để hỏi giờ. Đó là định mệnh của bạn. Bạn nói giờ cho người đó trong sự tử tế hoặc bạn làm thinh, không thèm trả lời. Đó là tự do ý chí của bạn.

1. Định mệnh

Đó là tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời bạn, những tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Định mệnh là việc chắc chắn sẽ xảy ra, bạn không có lựa chọn, không thể thay đổi, và không kiểm soát được.

Nó đã được lên kế hoạch từ trước khi sinh ra, liên quan đến nghiệp quả từ các lần sống trước mà bạn đã mang theo. Nó nằm trong kế hoạch linh hồn của bạn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

2. Tự do ý chí:

Khả năng thực hiện quyền lựa chọn của bạn.

Là cách bạn phản ứng như thế nào với số phận, hoàn cảnh đó, thái độ của bạn, bạn tận hưởng / đau khổ / hạnh phúc trước tình huống đó, thì đó là sự lựa chọn của bạn.

Nó phụ thuộc vào sự tiến hóa của linh hồn bạn.

Đây là sự khác biệt chính giữa con người và loài vật (loài vật hành động dựa trên bản năng, con người hành động dựa trên tự do ý chí).

Bạn sinh ra trong một gia đình nào, có bố mẹ ra làm sao , anh, chị, em, bạn bè mà bạn gặp, là bạn đã được định trước rồi. Đó là định mệnh của bạn.

Việc bạn đổ thừa cho ai đó, thì thật là vô ích.

Có người họ đổ thừa cho ba mẹ, vợ chồng, con cái, sếp, đồng nghiệp ..… người khác thì họ còn đổ thừa cho cả Thượng Đế: “Tại ông trời mà cuộc đời tôi, nó mới như thế này !”

Thầy Pradeep từng gặp rất nhiều người, lúc nào họ cũng buồn.

Họ than phiền đủ kiểu: “Anh có biết không, vợ tôi, nó mắng tôi, sếp tôi đuổi việc tôi, tôi không có việc làm, tôi khó khăn về tài chính …”

Người khác thì “con trai tôi nó chưa cưới vợ, nên tôi buồn lắm”. Vài tháng sau, con trai họ cưới vợ, họ vẫn buồn vì con trai chưa có việc làm. Vài tháng sau, con trai họ có việc làm, họ vẫn buồn tiếp, vì con trai chưa có con….

Bạn nên biết, mỗi khoảnh khắc mà bạn đang đối diện, bạn nên đặt ra câu hỏi: “bài học của tôi trong hoàn cảnh này là gì ?”

Ví dụ, bạn đang làm một công việc lương cao, tự dưng ông sếp lại đuổi việc bạn.

Bạn nên phản ứng như thế này: “Yeah ! Yeah ! cảm ơn sếp rất nhiều vì đã cho em nghỉ việc, để em có thời gian để thiền và nhận ra bài học của mình.”

Bạn bị mất việc, bạn thiền, bạn nhận ra bài học của mình. Sau đó, bạn có công việc mới. Đó là kế hoạch linh hồn của bạn.

Bạn đang hẹn hò yêu đương ai đó thì bạn trai của bạn lại muốn chia tay.

Bạn nên phản ứng như thế này: “Vâng, cảm ơn anh !”

Nếu có chia tay, bạn hãy tận hưởng việc chia tay đó.

Mọi thứ xảy ra là để chúng ta học bài học gì đó, đó là định mệnh.

Bạn xử lý tình huống đó như thế nào, đó là tự do ý chí của bạn.

Có nhiều người, họ đến nói với thầy Pradeep: “hai vợ chồng chúng tôi không thể sống chung với nhau được nữa, chúng tôi cảm thấy không hạnh phúc. Chúng tôi muốn li hôn”

Nếu cả hai người đưa ra quyết định, cả hai phải tự chịu trách nhiệm với quyết định đó.

Đặc biệt là trong một mối quan hệ, nếu bạn đơn phương quyết định tách ra, bạn phải chịu trách nhiệm rất lớn, tốt nhất là phải đợi, chờ cho cả hai người cùng đưa ra quyết định về điều đó.

Mỗi một hành động mà bạn làm, bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động đó. Vì vậy, bạn phải rất tỉnh thức khi đưa ra quyết định.

Bạn không tự động cắt đứt bất cứ một mối quan hệ nào cả, hoặc cả hai cùng thiền để Nâng cao sự nhận biết và đi cùng nhau, hoặc một người thiền, một người không thiền, mối quan hệ tự động tách ra, bạn không làm cái gì cả, hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên.

Đây là vấn đề thường thấy ở các cặp đôi.

Một người thực hành thiền định, phát triển tâm linh cao hơn.

Người không thiền, thì nghĩ người thiền “bị điên” và ngược lại.

Hãy vẫn cứ cố gắng duy trì mối quan hệ này càng lâu càng tốt.

Người có tâm thức cao hơn, có nhiều kiến thức hơn, thì nên hiểu cho người còn lại, và có lòng trắc ẩn.

Khi người vợ thực hành thiền, người chồng không thiền. Người vợ có thể nói “em vẫn sẽ là người vợ tốt của anh, nhưng xin anh đừng cản trợ sự phát triển tâm linh của em”.

Người vợ tốt không phải là người vợ nấu thịt cho chồng mình ăn, mà là: “Em sẽ làm những gì em cảm thấy tốt nhất cho gia đình này”.

Hai người phải nói chuyện, trao đổi với nhau.

Nếu anh chồng thật sự yêu cô vợ, anh ấy sẽ hiểu: “Em cứ làm những gì em thích làm, miễn sao em sống tốt là được”. Thì mối quan hệ đó vẫn tiếp tục và phát triển tốt.

Nếu người chồng không yêu cô ấy nữa, vẫn cứ tiếp tục quấy phá việc cô ấy thực hành thiền định, và tỏ thái độ không hợp tác, thì lúc đó nên cân nhắc việc chia tay.

Ở phía cô gái, chị đã cố gắng hết sức để mối quan hệ này không gặp rắc rối và sau đó hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên.

Sự tiến hóa linh hồn của mỗi người là do mỗi người tự lựa chọn và quyết định. Đó sẽ là thử thách cho cô gái.

Thầy Pradeep đi nhiều nơi trên thế giới để dạy thiền, và thấy được:

- Có những cặp đôi, mà một người thiền, một người không thiền, thì người không thiền sau vài năm cũng quay ra thực hành thiền.

- Cũng có những cặp khác, khi người vợ thiền tăng rung động lên, người chồng không thể nào chạm vào người cô vợ được. Mối quan hệ đó chia tay.

Bạn đã cố gắng hết sức cho mối quan hệ đó, nhưng bạn không nên dừng sự phát triển tâm linh của mình vì bất cứ một ai. Đó là một thử thách.

Trong một mối quan hệ nghiệp quả, người tiến hóa cao hơn phải hiểu người thấp hơn, nhưng không phải người rung động thấp ở chung với người rung động cao, thì người thấp tự nhiên nâng tâm thức của mình lên được. Người rung động thấp có thể học hỏi từ người cao, nhưng việc phát triển tâm linh, mỗi người phải tự học, nó phụ thuộc vào sự tỉnh thức của mỗi người và khả năng tiếp thu của người đó.

Bất cứ cái gì xảy ra, cũng là để phục vụ cho sự tiến hóa của mỗi linh hồn.

Khi bố mẹ li hôn, sẽ ảnh hưởng đến con cái, nhưng chính đứa con cũng đã chọn lựa sự chia tách đó của ba mẹ trong định mệnh của đứa con để học bài học của chính nó. Chúng ta không nên quá lo lắng con trẻ sẽ bị tổn thương, vì đó là một phần trong sự lựa chọn bài học linh hồn của nó trong lần sống này.

Bạn không cần phải lo nghĩ quá nhiều.

Người thiền, có rung động cao hơn, họ đi dạy thiền, làm những việc tốt, sẽ thu hút những người có cùng tần số rung động với họ.

Người không thiền, sẽ thu hút những người tương tự với họ.

Mỗi người sẽ đi con đường riêng của mình, tương ứng với tần số rung động của họ.

🔹 Và lời gợi ý của thầy Pradeep Vijay với các bạn là nếu vợ hay chồng của bạn đang làm phiền bạn. Thì bạn cứ để yên đấy và ngồi xuống thiền đi. Khi thiền, bạn nhận ra bài học của mình thì hoặc là :

- Vợ hay chồng của bạn sẽ trở nên yêu thương bạn.

- Hoặc họ sẽ bỏ đi, có nghĩa là xong rồi. Hết duyên hết nợ với nhau rồi.

Đó là sự thật.

Khi hiểu về luật nhân quả, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

🌺 Hôn nhân có phải là định mệnh không ?

🔹 Vậy cho hỏi tình yêu xuất hiện như thế nào ?

Theo luật cộng hưởng, bạn chỉ thu hút về mình, những ai có cùng tần số rung động với bạn. Bên trong bạn như thế nào, bạn sẽ hấp dẫn về mình những người tương tự như vậy.

Nếu bạn không yêu thương chính mình, bạn sẽ hấp dẫn về mình một người cũng không yêu thương chính họ, và vì vậy họ cũng không thể cho bạn tình yêu.

Khi bạn không chấp nhận chính mình, đối tác của bạn cũng sẽ không chấp nhận bạn.

Khi bạn yêu thương và chấp nhận mình vô điều kiện, thì bạn mới có thể thu hút một người yêu thương, chấp nhận bạn vô điều kiện.

🔹 Mối quan hệ hôn nhân hình thành ra sao ?

95% các cặp vợ chồng là mối quan hệ nghiệp quả cao, dính mắc với nhau rất chặt.

Tại sao bạn lại chọn người đó làm vợ trong trong hàng triệu phụ nữ, mà không chọn người khác, bởi vì có liên quan nghiệp quả.

Hai người đến với nhau, làm vợ chồng của nhau, là vì hai linh hồn đó, họ có với nhau những món nợ rất sâu sắc mà phải mất rất nhiều kiếp sống để cân bằng nghiệp quả, thì chọn làm vợ chồng của nhau, chính là con đường tắt để cân bằng nghiệp giữa hai linh hồn nhanh nhất.

Hai người gặp nhau, đó là định mệnh, nhưng cả hai người quyết định có ở với nhau lâu dài hay không thì đó là tự do ý chí.

Một người nam gặp một người nữ, họ cảm thấy cuốn hút với nhau về thể xác, cảm xúc, nếu cả hai không phải là hai linh hồn phát triển, họ sẽ trở thành nô lệ của định mệnh, phụ thuộc vào dòng chảy cuộc sống, họ đến với nhau, sinh con đẻ cái, rồi họ cảm thấy không hòa hợp nên li dị.

• Nếu ly hôn, mà hai người vẫn còn dính mắc cảm xúc: tức giận, đau khổ, thù hận nhau thì bài học chưa hoàn tất, chắc chắn hai người đó kiếp tới sẽ quay trở lại làm vợ chồng của nhau tiếp, để học cho xong bài học của mình.

• Nếu hai người ly hôn, họ không còn cảm xúc, nhưng họ xem nhau là bạn bè, họ bình thường hóa mối quan hệ, không còn bất cứ một dính mắc cảm xúc nào cả, nghiệp đã qua, duyên đã hết, thì được, hai người có thể chia tay trong êm đẹp.

Lại cũng một người nam và một người nữ, họ có chút khai sáng, càng tiến hóa thì họ càng có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, họ sẽ xem xét xem đó chỉ là cuốn hút về thể xác hay là sự hòa hợp giữa hai linh hồn.

Chỉ khi bạn thực hành Thiền định nghiêm túc, bạn gia tăng sự nhận biết, bạn mới có đủ sự “tỉnh thức” để nhận ra bài học trong mối quan hệ nghiệp quả và khi cả hai đã nhận ra bài học, thì mối quan hệ tự động trở nên cân bằng và bạn chấp nhận mọi tình huống diễn ra một cách dễ dàng.

🌺 Bạn dùng số phận đó để học bài học tiến hóa của linh hồn hay chịu đựng số phận đó ?

Linh hồn có tự do ý chí. Vì vậy, khi xuống trái đất, có thể lựa chọn:

1. Thay đổi kế hoạch linh hồn bằng cách:

- Trì hoãn việc trả nợ nghiệp qua lần sống tiếp theo.

- Không tạo thêm nghiệp xấu mới.

2. Chấp nhận thử thách của cuộc sống: linh hồn hoàn tất bài học.

- Nếu định mệnh của bạn là như vậy, bạn chấp nhận số phận và nhận ra bài học của linh hồn, hoàn tất bài học, bài học chấm dứt, đi qua thử thách.

- Nếu bạn kháng cự, đổ lỗi, chưa nhận ra bài học, thì bạn chịu đựng số phận đó và bài học vẫn còn tiếp diễn. Số mệnh đó còn lập lại.

Ví dụ: có một người phụ nữ trước khi được tái sinh xuống trái đất, đã lên kế hoạch là mình sẽ sinh bốn người con. Rồi cô ấy đến trái đất, sinh ra trong một gia đình trung lưu. Cô ấy đẻ hai đứa. Cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, cô ấy quyết định không sinh thêm mà chỉ làm việc với hai đứa con này thôi. Đó là tự do ý chí của cô ấy.

Theo kế hoạch đã định, thì cô ấy phải sinh bốn đứa con, nhưng cô ấy đã lựa chọn dời hai người con còn lại cho lần sống sau. Hiện tại, cô ấy chỉ muốn sinh hai đứa mà thôi.

Nếu cô ấy thiền, cô ấy nhận ra bài học của mình là gì, cô ấy vẫn quyết định đẻ bốn đứa, bài học sẽ hoàn tất.

Thử thách chỉ chấm dứt khi bạn nhận ra bài học của mình là gì.

Chúng ta còn cảm thấy đó là thử thách, còn phải chịu đựng, thì bài học đó chưa xong.

Tất cả các thử thách, bất kể lĩnh vực gì: tài chính, mối quan hệ, sức khỏe, công ăn việc làm, chỉ khi bạn nhận ra bài học của mình là gì thì thử thách sẽ đi qua, mối quan hệ sẽ trở nên yêu thương, sức khỏe, tài chính sẽ tốt lên.

Đừng chạy trốn thử thách, mà cần phải xem mình rút ra được gì từ khó khăn này, thì thử thách đó sẽ trở thành phúc lạc.

🌺 Có bao nhiêu người trong chúng ta cho rằng định mệnh rất mạnh mẽ và có quyền lực ?

Cái nào bạn biết, cái đó sẽ mạnh hơn.

Nếu bạn không biết tự do ý chí, bạn sẽ là nô lệ của định mệnh.

Nếu bạn lựa chọn hợp lý, lúc đó tự do ý chí sẽ đặt lên trên số phận của bạn.

Ví dụ: Bạn sinh ra trong một gia đình như thế nào. Đó là định mệnh của bạn.

Ba bạn ép bạn học bác sĩ đó là định mệnh của bạn, vì bạn đã chọn người đó làm cha. Nhưng ra trường, bạn có làm bác sĩ hay không thì đó là tự do ý chí của bạn.

Tự do ý chí cao hơn định mệnh, tự do ý chí giúp thay đổi cuộc đời.

Mình Tạo Ra Thực Tại Của Chính Mình.

Đây chính là điều cốt lõi, chính yếu của tâm linh.

🌺 Chúng ta có phải hoàn toàn tuân theo định mệnh, toàn bộ kế hoạch linh hồn đã được định trước hay không ?

Cùng xem ví dụ này nhé:

George có xu hướng cho phép người khác dẫn dắt cuộc đời mình. Anh ấy không tự tin, sống lệ thuộc và bị người khác kiểm soát. Anh ta có một niềm tin sai lầm rằng anh ta yếu đuối và không thể tự đứng lên. Kế hoạch định sẵn là anh ta sẽ lấy Sally, một cô vợ có xu hướng thống trị, thích ra lệnh và chỉ huy người khác. Mục đích George lấy Sally là để cho George nhận ra bài học đó.

Nhưng lúc 25 tuổi, George nhận một công việc mới, người chủ đối xử với anh ta thiếu sự tôn trọng và tử tế. Sau vài tháng làm việc, George vùng lên, yêu cầu người chủ phải đối xử công bằng với anh ta. Giờ đây, George trở nên mạnh mẽ và đứng độc lập một mình, anh ta duy trì trạng thái rung động này.

Thì George đã không gặp Sally, hoặc nếu có gặp, thì hai người họ sẽ không có sự thu hút lẫn nhau. Kế hoạch định sẵn là George sẽ lấy Sally nhưng trước đó, George đã nhận ra được bài học của mình, nên kế hoạch này là không còn cần thiết nữa.

Trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi xảy ra đổ vỡ mối quan hệ, điều đó có nghĩa là bài học đã xong rồi. Bye bye, đừng có quay đầu lại. Go ! Go ! đi đi, không có gì phải hối tiếc cả.

Người chia sẻ: Pradeep Vijay

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Thị Kim Cúc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh