Ta Là Cái Đó: Chương 81. Sự Toàn Hảo Tuyệt Đối Ở Đây Và Bây Giờ

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 81. SỰ TOÀN HẢO TUYỆT ĐỐI Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ

Hỏi: Chiến tranh đang xảy ra. Thái độ của ông đối với chiến tranh như thế nào?

Maharaj: Chiến tranh luôn xảy ra dưới hình thức này hay hình

thức khác, ở nơi này hay nơi khác. Liệu có bao giờ chưa từng có chiến tranh? Có người cho rằng chiến tranh là ý Chúa. Có người bảo đó là trò chơi của Thượng đế. Đó là một cách nói chiến tranh là tất yếu và chẳng có ai là người chịu trách nhiệm.

H: Nhưng thái độ của riêng ông thì thế nào?

M: Tại sao lại áp đặt thái độ lên Ta? Ta không có thái độ nào gọi là của riêng Ta.

H: Chắc chắn phải có người chịu trách nhiệm về những tàn sát kinh hoàng và vô nghĩa này. Tại sao người ta có thể sẵn sàng chém giết nhau như thế?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

M: Hãy tìm ra thủ phạm bên trong. Những ý tưởng như “ta” và “của ta” ở ngay nguồn gốc của mọi xung đột. Loại bỏ chúng và ông sẽ thoát khỏi xung đột.

H: Tôi thoát ra khỏi xung đột thì đã sao? Điều đó sẽ chẳng tác động gì đến chiến tranh. Nếu tôi là nguyên nhân của chiến tranh thì tôi sẵn sàng để bị tiêu diệt. Nhưng rõ ràng là sự biến mất của hàng ngàn người như tôi vẫn không chấm dứt được chiến tranh. Chiến tranh không bắt đầu khi tôi được sinh ra, và sẽ không kết thúc khi tôi chết đi. Tôi chẳng có trách nhiệm gì. Ai là kẻ chịu trách nhiệm?

M: Xung đột và chiến tranh là một phần của sự tồn tại. Tại sao ông không tìm hiểu ai là kẻ trách nhiệm về sự tồn tại?

H: Tại sao ông cho rằng tồn tại và xung đột là bất khả phân? Liệu không thể nào có sự tồn tại mà không có xung đột? Tôi không cần phải tranh đấu với ai để là chính tôi cả?

Mua đá năng lượng:

M: Ông luôn luôn tranh đấu với tha nhân để sinh tồn như một thân-tâm riêng biệt, một danh xưng và hình tướng đặc thù. Để sống ông phải tiêu diệt. Ngay từ lúc nhập thai ông đã khởi sự một cuộc chiến với môi trường quanh ông - một cuộc chiến hủy diệt tương tàn, cho đến khi cái chết giải thoát ông.

H: Câu hỏi của tôi vẫn chưa được trả lời. Ông chỉ mô tả những gì tôi đã biết: Cuộc đời và những nỗi đau khổ của nó. Nhưng ai là kẻ chịu trách nhiệm thì ông không nói. Khi tôi dồn ép ông thì ông đổ lỗi cho Thượng đế, cho nghiệp, hoặc tham ái của chính tôi - và như thế chỉ đẻ ra thêm câu hỏi. Xin cho tôi câu trả lời chung cuộc.

M: Câu trả lời chung cuộc là: Chẳng có gì hiện hữu. Tất cả chỉ là sự xuất hiện nhất thời trong phạm trù của ý thức vũ trụ; tiếp tục với danh xưng và hình tướng chỉ là sự dựng lập của tâm, rất dễ tan rã.

H: Tôi hỏi về cái tức thời, cái biến diệt, cái biểu hiện. Đây là tấm ảnh của một đứa trẻ bị lính giết. Đó là một thực tế đang trừng mắt nhìn ông. Ông không thể phủ nhận nó. Sao, ai là kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của đứa trẻ?

M: Chẳng có ai chịu trách nhiệm và mọi người đều chịu trách nhiệm. Thế giới là những gì nó dung chứa và mỗi cái tác động đến tất cả những cái khác. Tất cả chúng ta giết đứa trẻ và tất cả chúng ta cùng chết với nó. Mỗi một sự kiện có vô số nguyên nhân, và gây ra vô số hậu quả. Ngồi tính sổ chỉ là chuyện vô ích, không gì có thể truy tìm được.

H: Người Ấn các ông nói về nghiệp và quả báo.

M: Đó chỉ là một phỏng định chung chung, trong thực tế tất cả chúng ta đều là người tạo ra và vật được tạo ra của lẫn nhau, chúng ta gây nên và hứng chịu những gánh nặng của lẫn nhau.

H: Như thế là kẻ vô tội chịu đau khổ cho kẻ có tội?

M: Trong sự vô minh của ông, chúng ta đều vô tội; trong hành động của chúng ta, chúng ta đều có tội. Chúng ta phạm tội mà không biết, và đau khổ mà không hiểu tại sao. Hy vọng duy nhất của chúng ta là: Dừng lại, quan sát, hiểu và thoát ra khỏi sự giam cầm của ký ức. Vì ký ức nuôi dưỡng tưởng tượng và tưởng tượng đẻ ra tham ái và lo sợ.

H: Tại sao tôi lại tưởng tượng?

M: Ánh sáng của ý thức chiếu qua cuốn phim ký ức và phóng chiếu hình ảnh lên não bộ của ông. Vì tình trạng kém cỏi và bất ổn của não bộ, những gì ông nhận thức bị vo tròn bóp méo và được tô mầu bởi những cảm tính thích và không thích. Tu sửa cách suy nghĩ của ông cho ngay thẳng, và loại bỏ những cảm tính phụ thêm vào, ông sẽ thấy con người và sự vật như thị, với tất cả sự trong sáng và bao dung.

Nhân chứng của sự sinh ra, sống và chết là một, và như nhau. Đó cũng là nhân chứng của sự đau khổ và tình yêu. Vì, mặc dù sống trong cái hữu hạn và phân chia là đau khổ, nhưng chúng ta vẫn yêu cuộc sống. Chúng ta yêu nó và cũng ghét nó. Chúng ta gây chiến, chém giết, tiêu diệt sinh mạng và tài sản, nhưng chúng ta vẫn yêu thương và hy sinh chính mình. Chúng ta nuôi nấng một đứa trẻ thật trìu mến nhưng cũng biến nó thành mồ côi. Cuộc đời đầy những mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn bám víu vào nó. Sự bám víu này có trong nguồn gốc của tất cả, nhưng vẫn hoàn toàn hời hợt. Chúng ta bám víu vào một cái gì đó hoặc một ai đó với tất cả sức mạnh, nhưng chỉ một lát sau là quên ngay; cũng như một đứa trẻ nặn bánh đất và từ bỏ chúng rất dễ dàng. Nếu ai đụng đến những cái bánh đất thì nó la hét giận dữ, nhưng nếu làm cho nó chú ý đến một cái gì khác thì những cái bánh đất kia sẽ bị quên ngay. Vì cuộc sống của chúng ta là bây giờ, và tình yêu cuộc sống cũng là bây giờ. Chúng ta yêu tính đa dạng - trò chơi của đau khổ và lạc thú - chúng ta bị mê hoặc bởi sự tương phản. Chính vì thế chúng ta cần những cái đối nghịch và tính phân chia hiển nhiên của nó. Chúng ta vui thích nó trong một lúc rồi chán chê và khao khát sự an định và tĩnh lặng của hiện hữu thuần túy. Trái tim vũ trụ không bao giờ ngừng đập. Ta là nhân chứng và cũng là trái tim đó.

H: Tôi có thể thấy bức tranh, nhưng ai là người vẽ? Ai là kẻ chịu trách nhiệm về kinh nghiệm khủng khiếp nhưng vẫn đáng yêu này?

M: Người vẽ ở ngay trong bức tranh. Ông tách người vẽ ra khỏi bức tranh và đi tìm người vẽ. Đừng phân chia và cũng đừng đặt những câu hỏi không đúng. Mọi vật là như chúng là và chẳng có một ai riêng biệt chịu trách nhiệm. Ý tưởng về trách nhiệm cá nhân khởi sinh từ ảo tưởng về tác nhân: “Chắc có ai đã làm điều đó, vì thế phải có ai đó chịu trách nhiệm.” Xã hội như hiện nay, với những khuôn khổ pháp luật và tập quán, được dựng lập trên ý tưởng về một tính cách cá nhân riêng biệt và có trách nhiệm, nhưng đó không phải hình thức duy nhất của xã hội. Có thể có những hình thức khác, mà trong đó ý thức về sự phân chia rất mơ hồ và trách nhiệm thì rất phân tán.

H: Một cá nhân chỉ có ý thức mờ nhạt về tính cách con người thì liệu có kề cận với sự giác ngộ chính mình?

M: Lấy trường hợp của một đứa trẻ. Ý thức về cái “Ta hiện hữu” chưa thành hình, tính cách con người còn rất phôi thai. Những chướng ngại đối với sự nhận biết cái Ta còn rất ít, nhưng cường độ và mức độ trong sáng của sự biết, cũng như chiều rộng và chiều sâu của sự biết thì hầu như không có. Cùng với thời gian sự biết sẽ tăng trưởng dần, nhưng đồng thời tính cách con người tiềm tàng dần dần xuất hiện, từ lờ mờ trở thành phức tạp. Cũng như gỗ càng chắc thì lửa càng nóng, tính cách con người càng mạnh thì ánh sáng - phát sinh từ sự hủy diệt của nó - càng rực rỡ.

H: Ông không còn phiền toái?

M: Ta còn phiền toái chứ. Ta đã nói với ông rồi. Hiện hữu, tồn tại với một danh xưng và hình tướng thì đầy đau khổ, nhưng Ta yêu nó.

H: Nhưng ông yêu tất cả!

M: Tồn tại dung chứa tất cả. Bản tánh của Ta là yêu; ngay cả đau đớn cũng đáng yêu.

H: Nhưng điều đó không làm cho đau đớn bớt đi đau đớn. Tại sao ông không ở trong cái vô hạn?

M: Chính bản năng khám phá, tình yêu của cái không biết đã đem Ta vào hiện hữu. Chính bản chất của hiện hữu là thấy sự phiêu lưu trong sự trở thành, cũng như trong bản chất của sự trở thành là tìm kiếm sự an định trong hiện hữu. Sự luân phiên của hiện hữu và trở thành là tất yếu; nhưng ngôi nhà của Ta ở ngoài cả hai.

H: Thế ngôi nhà của ông ở trong Thượng đế?

M: Yêu kính và tôn thờ một Thượng đế cũng là vô minh. Ngôi nhà của Ta ở ngoài mọi quan niệm, dù cao cả đến đâu.

H: Nhưng Thượng đế không phải là một quan niệm! Thượng đế là thực tại ở ngoài sự tồn tại.

M: Ông có thể dùng bất cứ ngôn từ nào ông thích. Bất cứ gì ông có thể nghĩ tưởng được - thì Ta ở ngoài.

H: Một khi ông đã biết nhà của ông, vì sao ông không ở nhà? Điều gì khiến ông ra khỏi nhà?

M: Một người được sinh ra từ tình yêu sự hiện hữu tập thể, và một khi được sinh ra người đó dính líu với định mệnh. Định mệnh thì không thể tách ra khỏi sự trở thành. Ước muốn là một cái gì riêng biệt khiến ông trở thành một con người với tất cả quá khứ và tương lai riêng tư của nó. Hãy nhìn một vĩ nhân nào đó, người đó thật phi thường làm sao! Nhưng cuộc đời của người đó cũng vô cùng rắc rối và những thành quả thì cũng giới hạn. Tính cách con người của con người thật tùy thuộc làm sao, và thế giới của người đó cũng thờ ơ là thế. Nhưng chúng ta yêu quí tính cách con người và bảo vệ nó vì chính sự tầm thường của nó.

H: Chiến tranh đang xảy ra và có không biết bao nhiêu hỗn loạn, nếu như ông được yêu cầu điều hành một trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân. Ông được cung cấp tất cả những phương tiện cần thiết, vấn đề duy nhất là hoàn thành công việc. Liệu ông có từ chối một đề nghị như thế không?

M: Làm việc hay không làm việc là một và như nhau đối với Ta. Có thể Ta đảm nhận mà cũng có thể không. Có thể nhiều người khác có khả năng thích hợp cho những công việc như thế hơn Ta - chẳng hạn như những nhà cung cấp và phân phối thực phẩm chuyên nghiệp. Nhưng thái độ của Ta thì khác. Ta không xem chết như là một tai họa, cũng như Ta không vui mừng khi một đứa trẻ được sinh ra. Đứa trẻ được sinh ra để chuốc lấy phiền não còn người chết thoát khỏi phiền não. Ràng buộc với cuộc đời là ràng buộc với đau khổ. Chúng ta yêu quý cái đem lại cho chúng ta đau khổ. Bản chất của chúng ta là thế.

Đối với Ta lúc chết đi sẽ là lúc vui mừng, chứ không phải là lúc sợ hãi. Ta đã khóc khi sinh ra nhưng sẽ cười vui khi chết.

H: Khi chết sự thay đổi trong ý thức diễn ra thế nào?

M: Ông mong đợi một sự thay đổi nào? Khi buổi chiếu phim chấm dứt, tất cả sẽ như lúc bắt đầu. Trạng thái trước khi ông sinh ra cũng là trạng thái sau khi ông chết đi, nếu ông còn nhớ.

H: Tôi chẳng nhớ gì cả.

M: Vì ông không bao giờ thử. Đó chỉ là vấn đề điều chỉnh tâm. Dĩ nhiên là cần phải được tập luyện.

H: Vì sao ông không tham gia công tác xã hội?

M: Nhưng Ta có làm gì khác đâu! Công tác xã hội nào mà ông muốn Ta làm? Chắp vá không phải là việc của Ta. Quan điểm của Ta rất rõ ràng: Sản xuất để phân phối, cho người khác ăn trước khi mình ăn, cho trước khi nhận, nghĩ đến tha nhân trước khi nghĩ đến chính mình. Chỉ một xã hội vô vị kỷ, đặt nền tảng trên sự chia sẻ thì mới vững bền và hạnh phúc. Đó là giải pháp thực tiễn duy nhất. Nếu các ông không cần nó thì - chiến tranh.

H: Tất cả vấn đề là thuộc về các Gunas. Khi TamasRajas thắng thế, chiến tranh xảy ra. Khi Sattva trị vì, thế giới an lạc.

M: Ông muốn nói thế nào tùy ý, rốt cuộc thì cũng như nhau. Xã hội con người được xây dựng trên nhiều nguyên do. Đặt thiện chí vào nền tảng của xã hội thì các ông chẳng cần đến các nhân viên xã hội chuyên ngành.

H: Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

M: Lẽ ra thế giới có thể luôn luôn tốt đẹp hơn, nhưng nó đã không thể. Hy vọng gì ở tương lai? Dĩ nhiên là xưa nay và sau này vẫn luôn luôn có những thời kỳ hài hòa và an lạc khi Sattva thăng tiến, nhưng mọi cái sẽ bị hủy diệt bởi sự toàn hảo của chính nó. Một xã hội toàn hảo thì nhất thiết phải dừng lại, và một sự bất động sẽ đưa đến trì trệ và thoái hóa. Từ tột đỉnh mọi con đường đêu đi xuống. Xã hội cũng như con người: Được sinh ra, phát triển đến một điểm nào đó tương đối hoàn hảo rồi băng hoại và chết đi.

H: Liệu có thể nào có sự toàn hảo tuyệt đối không bao giờ băng hoại?

M: Bất cứ gì có sự bắt đầu đều chấm dứt. Trong cái vô thời tất cả đều toàn hảo, tại đây và bây giờ.

H: Nhưng liệu chúng ta có thể đạt đến cái vô thời theo giòng thời gian?

M: Theo giòng thời gian chúng ta sẽ trở về điểm khởi đầu. Thời gian không thể đưa chúng ta ra khỏi thời gian, cũng như không gian không thể đem chúng ta ra khỏi không gian. Tất cả những gì ông có thể có được bằng sự chờ đợi là chờ đợi thêm. Hoàn toàn tuyệt đối là tại đây và bây giờ, chứ không phải trong một tương lai, dù xa hay gần. Bí quyết là ở trong hành động - tại đây và bây giờ. Chính thái độ của ông khiến ông không thấy chính ông. Từ bỏ bất cứ gì ông nghĩ ông là, và hành động như thể ông đã là toàn hảo tuyệt đối - dù ý tưởng về sự toàn hảo của ông là bất cứ gì. Tất cả ông cần là lòng can đảm.

H: Tôi tìm được sự can đảm đó ở đâu?

M: Dĩ nhiên là trong chính ông. Hãy nhìn vào bên trong.

H: Ân đức của ông có thể giúp tôi.

M: Ân đức của Ta là nói với ông ngay bây giờ: Nhìn vào bên trong. Ông có tất cả những gì ông cần. Hãy sử dụng nó. Hành sử một cách tốt nhất mà ông biết, hãy làm những gì ông nghĩ ông phải làm. Đừng sợ phạm sai lầm vì ông luôn luôn có thể sửa sai, chỉ ý định mới quan trọng. Ông không thể quyết định sự việc xảy ra thế nào nhưng nguyên do của hành động hoàn toàn ở trong quyền năng của ông

H: Làm sao hành động phát sinh từ cái bất toàn hảo có thể đưa đến cái toàn hảo?

M: Hành động không đưa đến sự toàn hảo; sự toàn hảo được thể hiện trong hành động. Bao giờ ông còn phán xét chính ông bằng những thể hiện của ông thì hãy dành cho chúng tất cả chú ý; khi nhận ra sự hiện hữu của chính ông thì cách hành sử của ông sẽ toàn hảo - một cách tự sinh khởi.

H: Nếu tôi hoàn hảo phi thời gian, thế tại sao tôi lại được sinh ra? Mục đích của cuộc đời này là gì?

M: Câu ông hỏi cũng như: Cái gì làm lợi cho vàng khi được làm thành đồ trang sức? Đồ trang sức có được mầu sắc và cái đẹp của vàng, còn vàng không hề được làm cho giầu thêm. Tương tự như thế, thực tại được thể hiện trong hành động làm cho hành động có ý nghĩa và tốt đẹp.

H: Cái thật được gì qua những thể hiện của nó?

M: Cái thật có thể được gì? Chẳng được gì cả. Chính bản chất của tình yêu là thể hiện chính nó, khẳng định chính nó, và vượt qua mọi khó khăn. Một khi đã hiểu được rằng thế giới là tình yêu trong hành động, ông sẽ nhìn nó hoàn toàn khác. Nhưng trước tiên thái độ của ông đối với đau khổ phải thay đổi. Trước tiên đau khổ kêu gọi sự chú ý, mà chính sự chú ý là một động thái của tình yêu. Còn hơn cả hạnh phúc, tình yêu muốn sự phát triển, khơi sâu và mở rộng ý thức và sự hiện hữu. Bất cứ gì ngăn trở đều trở thành một nguyên nhân của đau khổ, và tình yêu thì không trốn tránh đau khổ. Không được ngăn trở Sattva - nguồn năng lượng hoạt động cho sự công bằng và phát triển một cách trật tự. Khi bị ngăn trở nó sẽ quay ngược lại với chính nó và trở nên phá hoại. Khi nào tình yêu bị kiềm hãm và đau khổ được phép hoành hành thì chiến tranh là bất khả tránh. Sự thờ ơ của chúng ta với nỗi đau khổ của người láng giềng sẽ đem đau khổ đến ngay ngưỡng cửa của chúng ta.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh