Ta Là Cái Đó: Chương 74. Trong An Lạc Và Im Lặng Ông Trưởng Thành

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 74. TRONG AN LẠC VÀ IM LẶNG ÔNG TRƯỞNG THÀNH

Hỏi: Truyền thống của Ấn Độ cho chúng tôi thấy vai trò của

Đạo sư là tất yếu. Đạo sư là tất yếu cho mục đích gì? Bà mẹ là tất yếu để cho đứa trẻ một thân xác, nhưng không thể cho nó linh hồn. Vai trò của người mẹ thì giới hạn. Thế còn với Đạo sư? Liệu vai trò của Đạo sư cũng giới hạn, và nếu giới hạn thì giới hạn đối với cái gì? Hay là Đạo sư là tất yếu một cách toàn diện, và thậm chí là tuyệt đối?

Maharaj: Ánh sáng trong tận cùng sâu thẳm, chiếu sáng một cách an lạc và vô thời trong tim là Đạo sư đích thực. Tất cả Đạo sư khác đều là người chỉ đường.

H: Tôi không quan tâm về Đạo sư bên trong, mà về người chỉ đường. Có rất nhiều người tin rằng nếu không có Đạo sư thì không thể nào tiếp cận với Yoga. Họ luôn luôn đi tìm một Đạo sư đích thực, lựa chọn hết người này đến người khác. Những Đạo sư như thế có giá trị gì?

M: Họ đều là những Đạo sư giai đoạn và tùy thuộc thời gian. Ông gặp những Đạo sư như thế trong mọi tầng lớp của cuộc đời. Ông cần đến họ để mong đạt được một kiến thức hay kỹ năng nào đó.

H: Người mẹ chỉ tồn tại trong một kiếp sống, bà bắt đầu khi sinh và chấm dứt khi tử. Bà không thể tồn tại mãi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

M: Tương tự như thế, Đạo sư tùy thuộc thời gian cũng không tồn tại mãi. Sau khi hoàn thành mục đích vị Đạo sư nhường chỗ cho người kế tiếp. Đó là chuyện tự nhiên và chẳng có gì đáng chê trách.

H: Tôi có cần một đạo sư riêng biệt cho từng loại kiến thức và kỹ năng riêng khác không?

M: Không hề có một quy luật nào cho những vấn đề như thế này, ngoại trừ một điều: “Cái bên ngoài thì vô thường, cái tận cùng bên trong thì thường hằng bất biến” mặc dù nó luôn luôn mới trong sự xuất hiện và hành động.

H: Quan hệ giữa Đạo sư bên ngoài và Đạo sư bên trong là gì?

Mua đá năng lượng:

M: Đạo sư bên ngoài tiêu biểu cho Đạo sư bên trong, Đạo sư bên trong chấp nhận Đạo sư bên ngoài - trong một lúc nào đó.

H: Vậy nỗ lực là của ai?

M: Dĩ nhiên là của người môn đồ. Đạo sư bên ngoài chỉ giáo, Đạo sư bên trong truyền sức mạnh; sự áp dụng tỉnh thức là thuộc về người môn đồ. Nếu không có ý chí, trí tuệ và công sức của người môn đồ thì vị Đạo sư bên ngoài hoàn toàn vô phương. Mà Đạo sư bên trong cũng chẳng làm gì được. Sự si mê và những theo đuổi sai lầm gây nên khủng hoảng và người môn đồ tỉnh ngộ trước cảnh ngộ đau đớn của chính mình. Người khôn ngoan thì không đợi đến khi bị một cú sốc, có thể là rất phũ phàng.

H: Liệu đó có phải là một sự răn đe?

M: Không phải răn đe, mà là một sự báo trước. Vị Đạo sư bên trong không hề cam kết phi bạo lực. Có nhiều khi vị Đạo sư bên trong rất tàn nhẫn trong sự tận diệt tính cách con người đầy u mê và lầm lạc. Đau khổ và cái chết, cũng như sự sống và hạnh phúc là những công cụ hành động của Đạo sư bên trong. Chỉ trong nhị nguyên, phi bạo lực mới trở thành quy luật thống nhất.

H: Một người có phải sợ hãi cái Ta của chính mình?

M: Chẳng có gì phải sợ, vì cái Ta có nghĩa là tốt lành. Nhưng chớ xem thường cái Ta. Nó đòi hỏi sự chú ý và tuân hành. Khi không được nghe theo, nó sẽ chuyển từ thuyết phục sang cưỡng bách, vì nó có thể chờ đợi nhưng không thể bị khước từ. Sự khó khăn không có đối với Đạo sư - dù bên ngoài hay bên trong. Đạo sư lúc nào cũng sẵn sàng, môn đồ chín chắn thì không có. Khi một người không sẵn sàng thì có thể làm được gì?

H: Sẵn sàng hay quyết tâm?

M: Cả hai. Nói chung thì cũng như nhau. Ở Ấn Độ người ta gọi là Adhikari, có nghĩa là vừa có khả năng và vừa có quyền.

H: Liệu Đạo sư bên ngoài có thể khai tâm - Diksha - cho môn đồ?

M: Đạo sư bên ngoài có thể có nhiều cách khai tâm, nhưng khai tâm vào Thực tại thì phải từ bên trong.

H: Ai ban cho sự khai tâm tối hậu?

M: Khai tâm tối hậu là tự ban cho.

H: Tôi có cảm tưởng là chúng ta chạy lòng vòng. Xét cho cùng, tôi chỉ biết một cái Ta - cái Ta hiện tại và có thể kinh nghiệm được. Cái Ta bên trong hay cái Ta siêu việt chỉ là một ý tưởng được nhận thức để giải thích và khuyến khích. Chúng ta nói về cái Ta đó như thể là nó có sự tồn tại độc lập. Nhưng nó không có.

M: Cả cái Ta bên ngoài lẫn cái Ta bên trong đều được tưởng tượng ra. Sự ám ảnh là một cái “ta” cần một sự ám ảnh về một cái “Ta Siêu Việt” để chữa trị, cũng như một người dùng gai để lể gai, dùng thuốc độc để giải thuốc độc. Tất cả mọi khẳng định đều phải cần đến một sự phủ định, nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên. Bước kế tiếp là vượt ra ngoài cả hai.

H: Tôi hiểu rõ rằng Đạo sư bên ngoài là cần thiết để kêu gọi sự chú ý của tôi về chính tôi, và sự cấp bách phải làm một cái gì đó cho chính tôi. Tôi cũng hiểu được là Đạo sư bên ngoài khó có thể tạo ra được sự thay đổi sâu kín trong tôi. Nhưng ở đây ông đề cập đến Sadguru - vị Đạo sư bên trong - tiên nguyên, bất biến, cội nguồn của hiện hữu, một sự hứa hẹn thường hằng, một mục tiêu chắc chắn. Nhưng liệu Đạo sư bên trong chỉ là một quan niệm hay là một thực tại?

M: Đạo sư bên trong là thực tại duy nhất. Tất cả những cái khác chỉ là cái bóng của thân tâm - Dehabuddhi - để lại trên bề mặt của thời gian. Dĩ nhiên, ngay cả một cái bóng cũng liên quan đến thực tại, nhưng tự thân cái bóng thì không thật.

H: Tôi là thực tại duy nhất mà tôi biết. Đạo sư bên trong còn đó chừng nào tôi còn nghĩ đến ông ta. Tôi được cái gì khi đổi thực tại để lấy ông ta?

M: Cái ông mất lại là cái ông được. Khi cái bóng được thấy chỉ là một cái bóng thì ông chấm dứt đi theo nó. Ông quay lại và khám phá ra mặt trời vẫn luôn luôn hằng hữu - đằng sau ông.

H: Đạo sư bên trong cũng chỉ giáo?

M: Đạo sư bên trong ban cho ông sự tin tưởng rằng ông là

vĩnh cửu, là bất biến, là thực tại - ý thức - tình yêu, ở trong và ngoài tất cả mọi hình tướng.

H: Một sự tin tưởng vẫn chưa đủ. Cần phải có bằng chứng chắc chắn.

M: Đúng thế. Trong trường hợp này bằng chứng chắc chắn thể hiện qua lòng can đảm. Sợ hãi hoàn toàn chấm dứt. Trạng thái vô úy này mới lạ một cách không thể lầm lẫn được, nhưng được cảm nhận là của chính mình, và trạng thái này không thể bị phủ nhận. Cũng như lòng yêu thương đứa con của chính mình. Làm sao có thể nghi hoặc được?

H: Chúng tôi có nghe nói về sự tiến bộ trong các tinh tấn về tâm linh. Theo ông sự tiến bộ đó là gì?

M: Khi vượt ra ngoài tiến bộ, ông sẽ biết tiến bộ là gì.

H: Cái gì làm cho chúng tôi tiến bộ?

M: Im lặng là yếu tố chính. Trong an lạc và im lặng ông trưởng thành.

H: Tâm hoàn toàn bất an. Làm thế nào để giữ tâm im lặng?

M: Hãy tin tưởng Đạo sư. Chẳng hạn như trường hợp của Ta. Tôn sư bảo Ta chỉ chú ý đến ý thức “Ta hiện hữu” và đừng để ý đến bất cứ gì khác. Ta chỉ việc làm theo. Ta không hề trải qua một khóa huấn luyện chuyên biệt nào về hít thở, hay thiền quán, hoặc tham cứu kinh điển. Bất cứ gì xảy ra, Ta không hướng sự chú ý đến nó mà an trú với ý thức “Ta hiện hữu.” Điều này có vẻ quá đơn giản, thậm chí còn thô thiển nữa. Lý do duy nhất mà Ta làm như vậy là Tôn sư bảo Ta làm như vậy. Và nó đã đem lại kết quả! Sự tuân hành là dung môi mạnh nhất hòa tan mọi tham ái và lo sợ.

Đừng để ý đến bất cứ gì làm cho tâm bận rộn; cứ làm bất cứ công việc gì ông phải hoàn tất, nhưng đừng nhận thêm nghĩa vụ nào mới; đặt ông trong trạng thái rỗng rang, luôn luôn sẵn sàng, và đừng chống lại những gì không mời mà đến.

Cuối cùng ông đạt đến một trạng thái vô chấp thủ, an vui không ràng buộc của sự thanh thản nội tâm và tự do không thể mô tả được, nhưng chơn thật một các lạ thường.

H: Khi một người đi tìm chân lý thành khẩn thực hành các pháp môn Yoga, liệu Đạo sư bên trong có hướng dẫn và trợ giúp, hay cứ mặc kệ người đó, rồi chờ kết quả?

M: Tất cả đều tự xảy ra. Người tìm kiếm cũng như Đạo sư chẳng làm gì cả. Mọi chuyện xảy ra như chúng xảy ra; chê hay khen sẽ được tính sau, sau khi ý thức và người làm xuất hiện.

H: Lạ nhỉ! Hiển nhiên là người làm phải có trước hành động.

M: Ngược lại thì mới đúng; hành động là một thực tế, người làm chỉ là một khái niệm. Ngay chính ngôn ngữ của ông cũng cho thấy rằng hành động thì chắc chắn còn người hành động thì mơ hồ; thay đổi trách nhiệm là một trò chơi đặc thù của con người. Cứ xem xét danh sách bất tận của các yếu tố ắt có cho bất cứ gì xảy ra, một người phải công nhận rằng mọi vật có trách nhiệm đối với mọi vật, dù xa cách đến đâu. Người làm là một sự tưởng tượng phát

sinh từ ảo tưởng về “ta” và “cái của ta.” H: Ảo tưởng mạnh đến thế sao?

M: Dĩ nhiên, vì nó dựa vào thực tại.

H: Cái gì là thật trong nó?

M: Hãy tìm ra, bằng cách loại trừ và bác bỏ những gì không thật.

H: Tôi vẫn chưa hiểu rõ vai trò của cái Ta bên trong trong sự tinh tấn tâm linh. Ai tinh tấn? Cái Ta bên ngoài hay bên trong?

M: Ông vừa phát minh ra những từ ngữ như tinh tấn, bên ngoài, bên trong, cái Ta, vân vân rồi tìm cách áp đặt chúng lên thực tại. Mọi chuyện chỉ tình cờ xảy ra như chúng là, nhưng chúng ta muốn khép nó vào một mô thức được tạo nên bằng cơ cấu của ngôn từ. Thói quen này mãnh liệt đến nỗi chúng ta có khuynh hướng phủ nhận rằng thực tại thì không thể được ngôn từ hóa. Chúng ta không chịu thấy rằng ngôn từ chỉ là những biểu tượng, có liên quan với nhau bởi quy ước và được các kinh nghiệm lập lại thành thói quen.

H: Kinh sách tâm linh có giá trị gì?

M: Chúng trợ giúp trong sự xua đuổi vô minh. Chúng hữu ích vào lúc đầu nhưng lại là chướng ngại vào lúc cuối. Một người phải biết lúc nào quăng bỏ chúng.

H: Sự liên kết giữa cái Ta và sự hài hòa vũ trụ - AtamaSattava - là gì?

M: Cũng như mặt trời và ánh nắng. Hài hòa và đẹp đẽ, hiểu biết và xúc cảm đều là những thể hiện của thực tại. Nó chính là thực tại trong hành động, ảnh hưởng của tinh thần lên vật chất. Tamas ngăn trở, Rajas xuyên tạc, Sattva làm cho hòa hợp. Với sự chín mùi của Sattva mọi tham ái và lo sợ chấm dứt; sự hiện hữu chơn thật phản chiếu trong tâm mà không bị méo mó. Vật chất được hồi phục thì tinh thần hiển lộ. Cả hai được thấy như là một. Chúng luôn luôn là một, nhưng cái tâm không toàn hảo thấy thành hai. Làm cho tâm toàn hảo là công việc của con người, vì vật chất và tinh thần gặp nhau trong tâm.

H: Tôi có cảm tưởng như đứng trước một cánh cửa. Tôi biết cánh cửa mở nhưng bị bầy chó tham ái và lo sợ canh giữ. Tôi phải làm gì?

M: Làm theo sự chỉ dẫn của Đạo sư và đừng sợ bầy chó. Cứ xem như chúng không có. Một lần nữa, tuân hành là quy luật bất biến. Tự do đạt được bằng sự tuân hành. Muốn thoát khỏi nhà tù, một người pải tuyệt đối làm theo chỉ thị của những người đang tìm cách cứu mình ra.

H: Lời dạy của Đạo sư nếu chỉ nghe suông thì chẳng có bao nhiêu công lực. Một người cần phải tin tưởng để làm theo. Cái gì tạo ra sự tin tưởng như thế?

M: Sự tin tưởng sẽ đến vào đúng thời điểm. Tất cả mọi thứ sẽ đến với thời gian. Đạo sư sẵn sàng chia sẻ, nhưng không có người nhận.

H: Đúng thế, Sri Ramana Maharshi vẫn thường nói: Đạo sư thì rất nhiều nhưng môn đồ ở đâu?

M: Theo giòng thời gian mọi chuyện xảy ra. Tất cả sẽ vượt

qua, không một linh hồn - Jiva - nào bị thất lạc.

H: Tôi rất sợ nhận lầm cái hiểu tri thức với giác ngộ. Tôi có thể nói về chân lý mà không hề biết chân lý, và cũng có thể tôi biết chân lý mà không một lời nào được nói ra.

Tôi hiểu rằng những cuộc đàm luận như thế này sẽ được in thành sách và xuất bản. Ảnh hưởng của nó đối với người đọc sẽ như thế nào?

M: Những cuộc đàm luận như thế này sẽ chín mùi, nở hoa và kết trái trong người đọc nào chú tâm và biết suy gẫm. Lời lẽ dựa trên chân lý - đã trải qua thử thách - có sức mạnh riêng của nó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh