Ta Là Cái Đó: Chương 41. Thực Tại Thì Bất Khả Diễn Tả

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 41. THỰC TẠI THÌ BẤT KHẢ DIỄN TẢ

Hỏi: Tôi nhận thấy có một cái Ta mới xuất hiện trong tôi, độc lập với cái Ta cũ. Một cách nào đó cả hai cùng tồn tại. Cái Ta cũ vẫn tiếp tục theo những cách quen thuộc; cái Ta mới cứ để mặc cái Ta cũ, nhưng không đồng hóa nó với cái Ta cũ.

Maharaj: Sự khác biệt chính giữa cái Ta cũ và cái Ta mới là gì?

H: Cái Ta cũ muốn tất cả phải được minh định và giải thích. Nó muốn mọi thứ phù hợp với nhau về mặt ngôn từ. Cái Ta mới không cần đến những giải thích bằng ngôn từ - nó chấp nhận sự vật như chúng là, và không tìm cách liên hệ sự vật với những gì đã được ghi nhớ trước đó.

M: Ông có thể biết một cách đầy đủ và thường xuyên về sự khác biệt giữa những gì thuộc thói quen và những gì thuộc tâm linh? Thái độ của cái Ta mới và cái Ta cũ như thế nào?

H: Cái Ta mới chỉ nhìn cái Ta cũ. Nó không thân thiện và cũng chẳng thù nghịch. Nó chỉ chấp nhận cái Ta cũ cùng với những thứ khác. Nó không phủ nhận sự hiện hữu của cái Ta cũ, nhưng không chấp nhận giá trị và tính cách hợp lý của cái Ta cũ.

M: Cái mới là sự phủ nhận hoàn toàn cái cũ. Cái mới được cho phép thì không phải cái mới thực sự. Nó chỉ là thái độ mới của cái cũ. Cái mới thực sự thì xóa sạch hoàn toàn cái cũ. Hai cái không thể đi đôi với nhau. Có một tiến trình từ bỏ cái Ta, một sự liên tục từ chối chấp nhận những ý tưởng và giá trị cũ, hay chỉ có một sự dung thứ lẫn nhau? Quan hệ giữa cái cũ và cái mới như thế nào?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Không có một sự liên hệ đặc thù nào cả. Chúng cùng tồn tại.

M: Khi nói về cái Ta cũ và cái Ta mới, ông có trong tâm cái Ta nào? Vì có sự liên tục trong ký ức giữa hai cái, cái này nhớ cái kia, làm sao ông có thể nói về hai cái Ta?

H: Một cái là nô lệ của thói quen, còn cái kia thì không. Một cái thì khái niệm hóa, còn cái kia thì hoàn toàn không còn ý niệm.

M: Làm sao lại có hai cái Ta? Giữa cái bị ràng buộc và cái tự do thì không thể có một quan hệ nào. Ngay chính thực tế của sự cùng tồn tại chứng tỏ tính duy nhất căn bản giữa chúng. Chỉ có một cái Ta - nó luôn luôn là bây giờ. Cái mà ông gọi là cái Ta kia - dù cũ hay mới - chỉ là một hình thái, một phương diện khác của cái Ta. Cái Ta chỉ có một. Ông là cái Ta đó và ông có những ý tưởng về những gì ông đã và đang là, hoặc sẽ là. Nhưng một ý tưởng thì không phải cái Ta. Ngay bây giờ đây, trong lúc ông đang ngồi trước mặt Ta thì cái Ta nào là ông? Cái cũ hay cái mới?

Mua đá năng lượng:

H: Hai cái xung đột lẫn nhau?

M: Làm sao có thể có xung đột giữa cái là và cái không phải là? Xung đột là bản chất của cái cũ. Khi cái mới xuất hiện thì cái cũ biến mất. Ông không thể nói về cái mới và cái xung đột trong cùng một hơi thở. Ngay cả nỗ lực phấn đấu để đạt đến cái Ta mới cũng thuộc về cái cũ. Ở đâu có xung đột, cố gắng, đấu tranh, phấn đấu, mong cầu một sự thay đổi, thì ở đó không thể có cái mới. Ông thoát khỏi khuynh hướng có tính cách thói quen tạo ra xung đột, và làm cho xung đột luôn luôn xảy ra - đến chừng mực nào?

H: Tôi không thể nói rằng bây giờ tôi là một con người khác. Nhưng tôi đã phát hiện những điều mới về chính tôi, những trạng thái rất khác với những gì tôi đã biết trước kia, nên tôi nhận thấy gọi chúng là mới thì rất chính đáng.

M: Cái Ta cũ là cái Ta của chính ông. Trạng thái đột nhiên xuất hiện, phi nhân duyên, không mang một vết tích nào của cái Ta

- ông có thể gọi nó là Thượng đế. Cái không mầm mống, không gốc rễ, cái không đâm chồi, mọc lên, ra hoa và kết quả, cái đột nhiên xuất hiện với tất cả sự huy hoàng một cách kỳ bí và lạ thường, ông có thể gọi cái đó là Thượng đế. Nó hoàn toàn bất ngờ nhưng chắc chắn xảy ra, vô cùng quen thuộc nhưng rất ngạc nhiên, ngoài mọi hy vọng nhưng tuyệt đối chắc chắn. Vì nó vô nhân duyên, nên nó vô chướng ngại. Nó chỉ tuân theo một quy luật duy nhất: quy luật tự do. Bất cứ gì hàm ý một sự liên tục, tiếp nối, một sự trải qua từ giai đoạn này đến giai đoạn khác thì không thể là cái chơn thật. Trong thực tại không hề có một tiến trình nào. Thực tại là chung cuộc, toàn hảo, và phi quan hệ.

H: Làm sao tôi có thể làm cho nó xảy ra?

M: Ông không thể làm gì cho nó xảy ra, nhưng ông có thể tránh tạo ra những chướng ngại. Hãy quan sát tâm ông xem nó xuất hiện như thế nào. Khi quan sát tâm ông, ông phát hiện chính cái Ta của ông là người quan sát. Khi ông đứng bất động, chỉ quan sát, ông sẽ phát hiện chính cái Ta của ông là ánh sáng phía sau người quan sát. Nguồn gốc của ánh sáng thì tối, không biết là nguồn gốc của biết. Chỉ có duy nhất nguồn gốc đó. Quay về với nguồn gốc đó và an trú ở đó. Nó không ở trên trời mà cũng không ở trong hư không trùm khắp. Thượng đế là tất cả những gì vĩ đại và tuyệt vời; còn Ta không là gì cả, không có gì cả, không làm gì cả nhưng tất cả đều từ Ta mà ra - cội nguồn là Ta; gốc rễ, nguyên thủy là Ta.

Khi thực tại bùng nổ trong ông, ông có thể gọi đó là sự chứng nghiệm Thượng đế. Hay, đúng hơn, là Thượng đế chứng nghiệm ông. Thượng đế biết ông khi ông biết chính ông. Thực tại không phải là kết quả của một tiến trình, nó là một vụ nổ. Thực tại chắc chắn ở ngoài tâm, và tất cả những gì ông có thể làm là biết rõ tâm ông. Không phải tâm sẽ giúp ông, nhưng nhờ biết rõ tâm mà ông có thể tránh không để tâm phá hoại ông. Ông phải vô cùng tỉnh táo, nếu không thì tâm ông sẽ lừa ông. Cũng như theo dõi một tên trộm - không phải ông mong cầu tên trộm cho ông cái gì, mà ông không muốn nó lấy gì của ông. Cũng cách đó, ông phải hết sức chú ý đến tâm ông mà không mong cầu ở nó điều chi.

Hoặc, lấy một ví dụ khác. Chúng ta thức và ngủ. Sau một ngày làm việc cơn buồn ngủ kéo đến. Vậy Ta đi ngủ hay sự mất chú ý - đặc tính của trạng thái ngủ - đến với Ta? Hay nói một cách khác - chúng ta thức vì chúng ta đang ngủ. Chúng ta không tỉnh giấc để vào một trạng thái tỉnh thức thật sự. Trong trạng thái thức, thế giới xuất hiện từ vô minh và đưa một người vào trạng thái chiêm bao thức. Cả ngủ và thức đều là những từ ngữ được dùng sai. Chúng ta chỉ chiêm bao. Chỉ người giác ngộ mới biết thức thật và ngủ thật. Chúng ta chiêm bao thấy mình thức, và chúng ta chiêm bao thấy mình ngủ. Cả ba trạng thái chỉ là những tướng trạng khác nhau của trạng thái chiêm bao. Xem tất cả như một giấc chiêm bao tức là giải thoát. Chừng nào còn cho chiêm bao là thực tại thì ông còn là nô lệ của chiêm bao. Bằng sự tưởng tượng rằng ông được sinh ra là người này người kia thì ông trở thành nô lệ cho người này người kia. Bản chất của nô lệ là sự tưởng tượng chính ông như một tiến trình, có quá khứ và tương lai, có lịch sử. Thật ra, chúng ta không có lịch sử, chúng ta không phải là một tiến trình, chúng ta không phát triển, mà cũng không thoái hóa. Xem tất cả như một giấc chiêm bao, và ở ngoài giấc chiêm bao đó.

H: Nghe lời ông thì có lợi lạc gì cho tôi?

M: Ta đang gọi ông trở về với chính ông. Tất cả những gì Ta yêu cầu ông là hãy nhìn chính ông, về hướng chính ông, vào trong chính ông.

H: Để làm gì?

M: Ông sống, ông cảm thọ, và ông tư duy. Bằng cách chú ý đến sự sống của ông, cảm thọ và ý nghĩ của ông, ông sẽ giải thoát ông khỏi chúng. Tính cách con người của ông biến mất và chỉ còn lại nhân chứng. Rồi ông vượt ra khỏi nhân chứng. Đừng hỏi điều đó xảy ra bằng cách nào. Hãy tìm kiếm trong chính ông.

H: Cái gì tạo ra sự khác biệt giữa con người và nhân chứng?

M: Cả hai đều là tướng trạng của ý thức. Trong tướng trạng

con người ông tham ái và lo sợ, trong tướng trạng nhân chứng ông không hề bị tác động bởi lạc thú và đau khổ, và không hề bị tác động bởi các sự kiện, ông để chúng đến và đi.

H: Làm sao một người có thể nhập vào trạng thái cao hơn, tức trạng thái nhân chứng thuần túy?

M: Ý thức tự nó không chiếu sáng. Ý thức chiếu sáng nhờ một ánh sáng bên ngoài nó. Sau khi thấy được tính chất chiêm bao của ý thức, hãy tìm cái ánh sáng mà trong đó ý thức xuất hiện, cái ánh sáng cho nó sự hiện hữu. Có nội dung của ý thức và cũng có cái biết nội dung đó.

H: Tôi biết, và tôi biết rằng tôi biết.

M: Quả thế, miễn là cái biết thứ hai hoàn toàn vô điều kiện và không bị tác động bởi thời gian. Quên cái được biết, nhưng nhớ ông là người biết. Đừng luôn luôn chìm đắm trong những kinh nghiệm của ông. Thường xuyên nhớ rằng ông ở bên ngoài người kinh nghiệm, ông bất sinh và bất tử. Khi nhớ như vậy, tính chất của sự biết thuần túy sẽ nổi lên, đó là ánh sáng của tánh biết vô điều kiện.

H: Một người kinh nghiệm thực tại ở điểm nào?

M: Kinh nghiệm thuộc về thay đổi, đến rồi đi. Thực tại không phải là một sự kiện, thực tại không thể được kinh nghiệm. Thực tại không thể được nhận thức theo cùng một phương cách mà sự kiện được cảm nhận. Nếu ông chờ thực tại đến như chờ một sự kiện xảy ra thì ông sẽ chờ đến muôn đời vì thực tại không đến mà cũng không đi. Thực tại được nhận thức chứ không phải được mong đợi. Thực tại cũng không phải là một cái gì đó xảy ra vì có sự chuẩn bị, và dự kiến. Nhưng chính sự mong muốn và tìm kiếm thực tại là động thái, là sự vận hành, và hành vi của thực tại. Tất cả ông có thể làm là nắm vững điều then chốt: Thực tại không phải là một sự kiện nên không bao giờ xảy ra. Bất cứ gì xảy ra, bất cứ gì đến và đi đều không phải là thực tại.

H: Theo ông thực tại thể hiện tự thân trong hành động hơn là trong sự hiểu biết? Hay nó là một loại cảm nhận nào đó?

M: Không phải hành động, cũng chẳng phải cảm nhận, hoặc ý nghĩ thể hiện thực tại. Không hề có cái như là một sự thể hiện của thực tại. Ông đem nhị nguyên vào chỗ hoàn toàn không có. Thực tại chỉ , không còn gì khác. Cả ba trạng thái thức, chiêm bao và ngủ đều không phải Ta, và Ta không ở trong chúng. Khi Ta chết đi, thế giới sẽ nói: “Ôi, Maharaj chết!” nhưng đối với Ta đó chỉ là ngôn từ mà không có nội dung; chúng hoàn toàn vô nghĩa. Thường thì sự sùng bái được thực hiện trước hình ảnh của đạo sư, tất cả diễn ra như thể vị đạo sư thức dậy, đi tắm, ăn, nghỉ, đi dạo rồi trở về, ban phát công đức cho tất cả môn đồ rồi đi ngủ. Dù cho các nghi thức được chú trọng thật tỉ mỉ và chi tiết, nhưng vẫn có một cái gì hư huyễn về chúng. Trường hợp của Ta cũng thế. Tất cả xảy ra như cần thiết, nhưng không có gì xảy ra. Ta làm những gì có vẻ như cần thiết, nhưng cùng lúc đó Ta biết chẳng có gì là cần thiết, và tự thân cuộc đời chỉ là một trò hư giả.

H: Vậy tại sao lại sống? Tại sao thức, ngủ, ăn uống và tiêu hóa - tất cả những sự không cần thiết này - đến và đi?

M: Ta chẳng làm gì cả, tất cả chỉ xảy ra, Ta không mong đợi, không trù tính, Ta chỉ quan sát các sự kiện xảy ra, và biết chúng là hư giả.

H: Ông luôn luôn như thế từ khoảnh khắc đầu tiên của sự giác ngộ?

M: Ba trạng thái vẫn thay phiên như thường lệ - thức, ngủ và thức trở lại, nhưng chúng không xảy ra đối với Ta. Chúng chỉ xảy ra. Đối với Ta chưa bao giờ có gì xảy ra. Có một cái gì đó bất biến, bất di bất dịch, bất khả di chuyển, rắn chắc như đá, bất khả xâm phạm; một khối kiên cố hiện-hữu-ý-thức-an-lạc thuần túy. Ta chưa bao giờ rời khỏi nó, dù đó là cực hình hay tai họa.

H: Nhưng ông ý thức!

M: Có và không. Có sự an lạc - sâu thẳm, bao la, và bất khả lay chuyển. Tất cả các sự kiện vẫn được ghi nhận vào ký ức nhưng chẳng có gì quan trọng. Ta hầu như không biết đến chúng.

H: Nếu tôi hiểu ông đúng thì trạng thái này không đến do sự tu tập.

M: Nó không đến. Nó luôn luôn như thế. Chỉ có sự phát hiện và sự phát hiện rất hốt nhiên. Lúc được sinh ra ông hốt nhiên phát hiện thế giới như thế nào thì Ta hốt nhiên phát hiện sự hiện hữu đích thực của Ta cũng như thế.

H: Có phải nó bị mây mù che lấp và công phu tinh tấn của ông làm cho mây mù tan biến? Khi trạng thái chơn thật trở nên rõ ràng với ông, nó vẫn luôn luôn rõ ràng, hay lại bị che khuất? Trạng thái đó thường hằng hay lúc có lúc không?

M: Hoàn toàn không thay đổi. Dù Ta có làm bất cứ gì, thì nó vẫn có đó như một khối đá - bất động. Một khi đã tỉnh thức thực tại thì ông luôn luôn ở trong thực tại. Một đứa trẻ không trở về dạ con của mẹ nó! Nó là một trạng thái chân phương, nhỏ hơn cái nhỏ nhất và lớn hơn cái lớn nhất. Nó là sự tự chứng nhưng ở ngoài mọi diễn tả.

H: Có cách nào đạt đến nó?

M: Mọi cái đều có thể là phương tiện, với điều kiện là ông chú tâm. Hãy nghiền ngẫm những gì Ta nói và tìm cách hiểu ý nghĩa rốt ráo trong đó là một cách tu tập, đủ phá sập bức tường vô minh. Không có gì làm cho Ta phiền não. Ta không đối kháng với phiền não nên phiền não không ở lại với Ta. Bên bờ của ông có quá nhiều phiền não. Bên bờ của Ta không còn phiền não. Hãy sang bên bờ của Ta. Ông dễ bị phiền não quấy nhiễu, còn Ta thì miễn nhiễm. Dù gì đi nữa, điều cần thiết vẫn là sự quan tâm chân thành.

Sự thành khẩn sẽ làm được.

H: Liệu tôi có thể làm được?

M: Dĩ nhiên. Ông có thể sang được bên này. Chỉ cần thành khẩn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh