Ta Là Cái Đó: Chương 86. Giữ Tâm Im Lặng Và Ông Sẽ Tìm Ra

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 86. GIỮ TÂM IM LẶNG VÀ ÔNG SẼ TÌM RA

Hỏi: Đã có lần tôi trải qua một kinh nghiệm lạ lùng: Không còn tôi, cũng không còn thế giới, chỉ có ánh sáng - bên trong lẫn bên ngoài - và một sự an lạc vô biên. Kinh nghiệm này kéo dài suốt bốn ngày rồi sau đó tôi trở lại ý thức thường nhật.

Hiện nay tôi có cảm tưởng tất cả những gì tôi biết chỉ là lớp giàn giáo bao che một tòa nhà đang được xây dựng. Tôi hoàn toàn không biết người kiến trúc, kiểu mẫu, họa đồ và mục đích của tòa nhà. Tất cả những gì tôi có thể nói là một hoạt động nào đó đang tiến hành, và sự việc đang xảy ra. Tôi là lớp giàn giáo đó, một cái gì rất mong manh và ngắn ngủi; khi tòa nhà sẵn sàng để sử dụng thì giàn giáo được tháo dỡ và rời đi. Cái “Ta là” và “Ta là cái gì” không còn quan trọng nữa, vì ngay khi tòa nhà hoàn tất thì dĩ nhiên cái “Ta” phải ra đi, chẳng để lại một câu hỏi nào về chính nó để trả lời.

Maharaj: Ông hoàn toàn không biết gì về điều này sao? Không phải thực tế tánh biết là một yếu tố thường hằng?

H: Ý thức của tôi về sự thường hằng và sự tự biết mình là do ký ức, mà ký ức thì chóng phai và không đáng tin cậy. Tôi chỉ nhớ rất ít, ngay cả về những gì mới xảy ra! Tôi đã sống gần hết đời người và bây gì cái gì còn lại với tôi? Một mớ sự kiện, nhiều lắm thì cũng chỉ đủ cho một câu chuyện ngắn?

M: Tất cả những điều đó xảy ra trong ý thức của ông?

H: Cả trong lẫn ngoài. Ban ngày thì bên trong, và ban đêm thì bên ngoài. Ý thức không phải là tất cả. Có rất nhiều điều xảy ra ngoài tầm của nó. Bảo rằng những gì tôi không ý thức được thì không tồn tại là hoàn toàn sai.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Những gì ông nói rất hợp lý, nhưng thật ra ông chỉ biết những gì trong ý thức của ông. Những gì ông cho là tồn tại bên ngoài kinh nghiệm hữu thức thì chỉ là phỏng đoán.

H: Có thể là phỏng đoán, nhưng nó còn thật hơn cả cảm giác.

M: Hãy cẩn thận. Ngay khi nói ra, ông tạo ra một vũ trụ bằng ngôn từ, một vũ trụ của chữ nghĩa, ý tưởng, khái niệm và suy luận - đan kết với nhau và tương thuộc lẫn nhau - và điều kỳ lạ nhất là mặc dù chúng tạo nên, hỗ trợ và giải thích lẫn nhau, nhưng tất cả đều không có tánh thể và thực chất - hoàn toàn là sản phẩm của tâm. Ngôn từ đẻ ra ngôn từ, còn thực tại thì im lặng.

H: Khi ông nói, tôi nghe ông nói. Đó không phải là một sự kiện hay sao?

M: Ông nghe là một sự kiện. Cái ông nghe thì không phải. Sự kiện thì có thể được kinh nghiệm, và theo nghĩa này, âm thanh của những từ ngữ và những gợn sóng trong tâm mà các âm thanh đó gây nên được kinh nghiệm. Không có một thực thể nào khác đằng sau nó. Ý nghĩa mà âm thanh đó chuyên chở chỉ là quy ước được ghi nhớ; một ngôn ngữ nếu không thường xuyên thực hành thì có thể bị quên đi dễ dàng.

H: Nếu ngôn từ không có thực thể thì nói để làm gì?

M: Ngôn từ phục vụ cho mục đích hạn chế của nó trong sự truyền thông giữa con người. Ngôn từ không chuyên chở sự kiện, mà chỉ truyền đạt sự kiện bằng tín hiệu. Khi đã thoát ra khỏi con người, ông không cần đến ngôn từ nữa.

H: Cái gì có thể đem tôi ra khỏi con người? Làm sao có thể ra ngoài ý thức?

M: Chữ nghĩa và câu hỏi sinh khởi từ tâm, và câu thúc ông trong tâm. Để ra khỏi tâm, ông phải im lặng và yên tịnh. An lạc và im lặng, im lặng và an lạc - đây là con đường vượt ra ngoài.

Ngưng đặt câu hỏi.

H: Khi ngưng đặt câu hỏi, tôi phải làm gì nữa?

M: Ông có thể làm gì ngoài chờ đợi và quan sát?

H: Tôi chờ cái gì?

M: Chờ cho tâm điểm hiện hữu của ông nổi lên trên ý thức. Ba trạng thái: Ngủ - chiêm bao - thức đều ở trong ý thức, tức là cái được thị hiện; cái mà ông gọi là vô thức cũng sẽ được thị hiện trong thời gian; hoàn toàn bên ngoài ý thức là cái bất thị hiện. Ở ngoài tất cả, và bao trùm tất cả là trái tim của hiện hữu đập đều đặn: Thị hiện - bất thị hiện; thị hiện - bất thị hiện; Saguna - Nirguna.

H: Trên bình diện ngôn từ những gì ông nói nghe rất đúng. Tôi có thể hình dung chính mình là chủng tử của hiện hữu, một điểm trong ý thức, với ý thức “Ta hiện hữu” không ngưng đập, xuất hiện và biến mất thay phiên nhau xảy ra. Nhưng tôi phải làm gì để nhận thức nó như một thực tế, để vượt ra ngoài và nhập vào Thực tại bất biến, vô ngôn?

M: Ông không thể làm được gì. Cái gì thời gian đưa đến thì thời gian sẽ đem đi.

H: Nếu thế thì hô hào tu tập Yoga và tìm kiếm thực tại để làm gì? Chúng làm cho tôi có cảm tưởng được trao cho khả năng và trách nhiệm, nhưng thật ra thời gian làm tất cả.

M: Đó chính là cứu cánh của Yoga - nhận ra tính độc lập. Tất cả những gì xảy ra chỉ xảy ra trong tâm và đối với tâm, chứ không xảy ra đối với nguồn gốc của cái “Ta hiện hữu”. Một khi nhận ra tất cả đều tự xảy ra, (gọi đó là định mệnh, hay ý chí của Thượng đế, hay thuần ngẫu nhiên) thì ông chỉ là nhân chứng, hiểu và thọ dụng, nhưng không hề giao động.

H: Nếu hoàn toàn chấm dứt tin tưởng vào ngôn từ thì tình trạng của tôi sẽ ra sao?

M: Có giai đoạn tin tưởng và cũng có giai đoạn hoài nghi. Cứ

để các giai đoạn hoạt động, việc gì phải bận tâm?

H: Dù sao tôi vẫn cảm thấy có trách nhiệm đối với những gì xảy ra quanh tôi.

M: Ông chỉ có trách nhiệm với những gì ông có thể thay đổi. Điều duy nhất ông có thể thay đổi là thái độ của ông. Đó là trách nhiệm của ông.

H: Ông bảo tôi cứ việc thờ ơ trước đau khổ của tha nhân!

M: Cho dù ông có thờ ơ hay không thì nỗi đau khổ của nhân loại vẫn không ngăn ông thưởng thức bữa ăn sắp đến. Nhân chứng không thờ ơ, nhân chứng hoàn toàn biết rõ và rất từ bi. Chỉ khi nào là nhân chứng ông mới có thể giúp người khác.

H: Suốt đời tôi chỉ sống bằng ngôn từ. Số từ ngữ tôi đã nghe qua và đọc qua lên đến hàng tỉ. Chúng có lợi lạc gì cho tôi không? Hoàn toàn không!

M: Tâm hình thành ngôn ngữ và ngôn ngữ định hình tâm. Cả hai đều là công cụ, hãy sử dụng chúng nhưng đừng sử dụng sai lầm. Ngôn từ có thể đưa ông xa lắm là đến biên giới của nó; muốn đi xa hơn ông phải từ bỏ ngôn từ. Chỉ làm nhân chứng thầm lặng.

H: Làm sao tôi có thể làm nhân chứng thầm lặng? Thế giới gây cho tôi không biết bao nhiêu phiền nhiễu.

M: Ông nghĩ rằng ông to lớn nên bị thế giới tác động. Thật ra không phải thế. Ông nhỏ đến nỗi không gì có thể ghìm được ông. Tâm bị vướng mắc, chứ không phải ông. Hãy biết chính ông như ông - một điểm trong ý thức, vô phương vị và vô thời. Ông cũng như mũi cây bút chì - chỉ qua giao tiếp với ông mà tâm vẽ ra bức tranh của nó về thế giới. Ông rất đơn giản và chân phương, còn bức tranh thì phức tạp và bao la. Đừng để bị bức tranh mê hoặc mà hãy biết rõ cái điểm vô cùng nhỏ bé - nó ở khắp nơi trong bức tranh.

Cái gì hiện hữu có thể chấm dứt hiện hữu, cái gì không hiện hữu có thể trở thành hiện hữu, còn cái không phải hiện hữu mà cũng chẳng phải phi hiện hữu - nhưng hiện hữu và phi hiện hữu đều tùy thuộc nó - thì bất di bất dịch. Biết được chính ông là nguyên nhân của tham ái và đau khổ - chính cái biết đó thoát ra khỏi cả hai.

H: Vì sao tôi lại là nguyên nhân của lo sợ?

M: Tất cả đều tùy thuộc vào ông. Thế giới tồn tại chỉ vì sự chấp nhận của ông. Nếu ông không tin vào thực thể của nó thì thế giới sẽ tan biến như một cơn mộng huyễn. Thế giới có thể làm cho non mòn núi lở, nhưng làm sao có thể ví với ông - nguồn gốc vô thời của thời gian. Vì, nếu không có ký ức và mong đợi thì không còn thời gian.

H: “Ta hiện hữu” có phải là cái tối hậu?

M: Trước khi ông có thể nói: “Ta hiện hữu” thì phải có ông để nói điều đó. Hiện hữu không cần phải ý thức về chính mình. Ông không cần biết để hiện hữu, nhưng ông phải hiện hữu để biết.

H: Thưa ông, tôi đang chết đuối trong biển ngôn từ! Tôi có thể thấy tất cả đều tùy thuộc vào cách ngôn từ được sắp xếp với nhau, nhưng phải có người để sắp xếp chúng một cách có ý nghĩa. Nếu cứ sắp xếp chữ nghĩa bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên thì các thánh thư Ramayana, MahabharataBhagavata đã không bao giờ được viết ra. Lập thuyết về sự xuất hiện ngẫu nhiên không có cơ sở. Nguồn gốc của cái gì có ý nghĩa phải ở ngoài nó. Cái gì là quyền năng tạo ra ổn định từ hỗn loạn? Sống không phải chỉ là hiện hữu, và ý thức không phải chỉ là sống. Ai là kẻ hiện hữu sống có ý thức?

M: Câu trả lời có sẵn trong câu hỏi của ông: Một hiện hữu sống có ý thức là một hiện hữu sống có ý thức. Những từ ngữ thật thích đáng nhưng ý nghĩa của nó thì ông không quán triệt. Đi sâu vào ý nghĩa của các từ ngữ: Hiện hữu, sống, và ý thức thì ông sẽ không còn chạy lòng vòng đặt câu hỏi mà không nhận ra câu trả lời. Nên hiểu rằng ông không thể đặt một câu hỏi có giá trị về chính ông, vì ông không biết ông hỏi về ai. Trong câu hỏi: “Ta là ai?” “Ta” - là cái không được biết, và câu hỏi có thể được sắp xếp lại thành: “Ta không biết Ta muốn nói ‘Ta’ nghĩa là gì? Ông là cái gì thì ông phải tìm ra. Ta chỉ có thể nói cho ông biết cái mà ông không là. Ông không thuộc về thế giới, thậm chí ông cũng không ở trong thế giới. Thế giới không hiện hữu, chỉ mình ông hiện hữu. Ông tạo ra thế giới trong sự tưởng tượng của ông như một giấc chiêm bao. Vì không thể tách rời giấc chiêm bao với chính ông, nên ông không thể có một thế giới bên ngoài, độc lập với ông. Ông bất tùy thuộc, chứ không phải thế giới. Đừng sợ hãi một thế giới mà chính ông đã tạo ra. Chấm dứt tìm kiếm hạnh phúc và thực tại trong một giấc chiêm bao thì ông sẽ tỉnh thức. Ông chẳng cần biết tất cả những cái “tại sao” và “làm sao”, vì câu hỏi thì vô tận. Buông bỏ tất cả tham ái, giữ tâm im lặng thì ông sẽ tìm ra.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh