Ta Là Cái Đó: Chương 61. Trong Cái Tối Thượng Nhân Chứng Xuất Hiện

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 61. TRONG CÁI TỐI THƯỢNG NHÂN CHỨNG XUẤT HIỆN

Hỏi: Khoảng bốn mươi năm trước Jiddu Krishnamurti có nói rằng chỉ có sự sống, và tất cả mọi bàn luận về tính cách con người và tính cách cá nhân đều không có cơ sở trong thực tế. Ông ấy đã không tìm cách mô tả sự sống, mà chỉ bảo rằng mặc dù sự sống không cần được mô tả, và cũng không thể mô tả nhưng vẫn có thể hoàn toàn kinh nghiệm được, nếu tất cả những chướng ngại đối với sự kinh nghiệm được loại bỏ. Chướng ngại chính nằm trong ý nghĩ của chúng ta về thời gian, và sự lệ thuộc của chúng ta vào thời gian - trong thói quen dự tính một tương lai dựa trên cơ sở của quá khứ. Toàn thể những gì thuộc quá khứ trở thành cái “Ta đã là”, cái được hy vọng cho tương lai trở thành cái “Ta sẽ là” và cuộc sống là một sự nỗ lực không ngừng của sự quá độ từ cái “Ta đã là” sang cái “Ta sẽ là”. Còn khoảnh khắc hiện tại, cái “bây giờ” thì không được nhìn thấy. Maharaj, ông nói về cái “Ta là” . Liệu nó có phải là một ảo tưởng, giống như “Ta đã là”, và “Ta sẽ là”, hay có một cái gì hiện thực về nó? Và nếu cái “Ta là” cũng là một ảo tưởng thì một người tự thoát khỏi nó bằng cách nào? Chính cái ý tưởng “Ta không còn là “Ta là”” là một điều ngớ ngẩn. Liệu có cái gì thật, vĩnh cửu về cái “Ta là” khác biệt hẳn với cái “Ta đã là”, hay “Ta sẽ là”, là những cái biến đổi theo thời gian, như những ký ức được thêm vào tạo thành những dự tính mới?

Maharaj: Cái “Ta là” hiện tại cũng hư giả như cái “Ta đã là” và cái “Ta sẽ là”. Nó đơn thuần chỉ là một ý nghĩ trong tâm, một ấn tượng được ký ức để lại, và cái tính cách cá biệt mà nó tạo ra là hư giả. Cần phải từ bỏ thói quen dựa giẫm vào cái trung tâm hư giả này. Cái ý tưởng “Ta thấy”, “Ta nghĩ”, “Ta làm” phải biến mất khỏi phạm trù ý thức. Cái còn lại sau khi cái hư giả biến mất, là thật.

H: Thế thì làm to chuyện hủy diệt cái Ta để làm gì? Làm sao cái Ta hủy diệt chính nó? Những trò nhào lộn siêu hình nào có thể làm cho người nghệ sĩ nhào lộn biến mất? Cuối cùng, người nhào lộn sẽ tái xuất hiện, vô cùng hãnh diện về sự biến mất của chính mình.

M: Ông không cần truy lùng cái “Ta là” để giết nó. Ông không thể làm chuyện đó. Tất cả những gì ông cần là lòng thành khẩn mong cầu thực tại. Chúng ta gọi nó là Atma-Bhakti - tình yêu cái Tối thượng, hay Moksha-Sankalpa - sự quyết tâm thoát ra khỏi cái hư giả. Nếu không có tình yêu, và ý chí được cảm hứng bởi tình yêu, thì chẳng làm được gì. Bàn luận suông về thực tại mà chẳng làm gì là rước lấy thất bại cho chính mình. Phải có tình yêu trong mối liên hệ giữa người nói: “Ta là” và người quan sát cái “Ta là” đó. Chừng nào mà người quan sát - tức cái Ta nội tại, cái Ta “cao hơn” còn cho rằng chính mình tách biệt với cái được quan sát, tức cái Ta “thấp hơn” - khinh rẻ nó, lên án nó thì tình thế còn vô vọng.

Chỉ khi nào người quan sát - Vyakta - chấp nhận con người - Vyakti - là phóng ảnh hay sự thị hiện của chính nó, và, có thể nói là đem cái Ta vào cái Ta, thì tính nhị nguyên của “Ta” và “cái này” ra đi, và trong sự đồng nhất của bên ngoài với bên trong, Thực tại Tối thượng thị hiện tự thân.

Sự hợp nhất giữa người thấy và cái bị thấy xảy ra khi người thấy ý thức chính mình là người thấy; người thấy không những chú ý đến cái bị thấy - dù sao cũng là chính người thấy - mà còn quan tâm đến hành vi quan tâm, chú ý đến sự chú ý, biết hành vi biết. Biết một cách trìu mến là yếu tố chủ yếu đưa Thực tại vào tiêu điểm.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Theo các nhà thông thiên học và huyền học, con người gồm có ba tính cách: tính cách con người, tính cách cá nhân, và tính cách tâm linh. Bên ngoài tính cách tâm linh là thần linh. Tính cách con người thì nhất thời và chỉ có giá trị trong một kiếp. Nó bắt đầu với sự ra đời của thân này và chấm dứt với sự khai sinh của thân sau. Một khi đã chấm dứt thì nó chấm dứt vĩnh viễn; không gì còn lại ngoại trừ một vài bài học cay đắng hay ngọt ngào.

Tính cách cá nhân bắt đầu với con người động vật và chấm dứt với con người toàn vẹn. Sự phân chia giữa tính cách con người và tính cách cá nhân là đặc điểm của nhân tính ngày nay của chúng ta. Một mặt của tính cách cá nhân là sự mong muốn cái chân, thiện, mỹ; mặt kia của nó là cuộc giằng co gay gắt giữa thói quen và tham vọng, lo sợ và tham ái, thụ động và bạo động.

Tính cách tâm linh vẫn còn là một sự trống vắng. Nó không thể thị hiện tự thân trong một môi trường nhị nguyên. Chỉ khi nào tính cách con người tái hợp nhất với tính cách cá nhân và trở nên hữu hạn, nhưng là sự thể hiện đích thực của nó, thì lúc đó ánh sáng, tình yêu, và cái đẹp của tâm linh xuất hiện trong chính chúng.

Ông thuyết giảng về người quan sát, cái được quan sát và nền tảng của sự quan sát - Vyakti, Vyakta, Avyakta. Liệu lý thuyết của ông có phù hợp với quan điểm này không?

M: Có, khi người quan sát - Vyakti - nhận ra sự không tồn tại của mình khi tách ra khỏi cái bị quan sát - Vyakta, và Vyakta thấy Vyakti là sự thể hiện của chính nó thì lúc đó sự an lạc và tĩnh lặng của trạng thái Avyakta xuất hiện. Trong thực tế, ba cái là một: Vyakta Avyakta là bất khả phân, còn Vyakti là tiến trình xúc-thọtưởng, dựa trên thân xác được tạo thành và nuôi dưỡng bởi ngũ đại.

H: Quan hệ giữa VyakTaAvyakta như thế nào?

M: Làm sao có thể có quan hệ khi hai cái là một? Tất cả những lập luận về tách biệt và quan hệ là do ảnh hưởng xuyên tạc và xấu xa của cái ý tưởng “Ta là thân xác”. Cái Ta bên ngoài - Vyakti - chỉ là phóng ảnh của cái Ta bên trong - Vyakta - lên thân tâm, mà cái Ta bên trong lại là sự thể hiện của Thực tại Tối thượng - Avyakta - cái là tất cả mà không là gì cả.

H: Có những Đạo sư không bao giờ nói về cái Ta cao hơn và cái Ta thấp hơn. Họ xem con người như thể chỉ có cái Ta thấp hơn tồn tại. Đức Phật hay Đấng Christ chẳng bao giờ đề cập đến cái Ta cao hơn, cả Jiddu Krishnamurti cũng tránh đề cập đến cái Ta cao hơn. Tại sao thế?

M: Làm sao có thể có đến hai cái Ta trong một thân xác? Cái “Ta hiện hữu” là một. Không hề có cái “Ta hiện hữu cao hơn” và “Ta hiện hữu thấp hơn”. Tất cả mọi trạng thái của tâm đều xảy ra trong tánh biết và có sự đồng hóa cái Ta với những trạng thái đó. Các đối tượng của sự quan sát không phải là những gì chúng xuất hiện, và cái vẻ bề ngoài mà chúng được tiếp xúc với thì không nhất thiết phải là chúng. Nếu ông nghĩ rằng Đức Phật, Đấng Christ hay Krishnamurti nói về con người thì chắc là ông lầm. Các vị ấy biết rất rõ rằng Vyakti, cái Ta bên ngoài, chỉ là cái bóng của Vyakta, cái Ta bên trong; các vị ấy chỉ nói với và nhắc nhở cái Ta bên trong mà thôi. Các vị ấy bảo cái Ta bên trong chú ý đến cái Ta bên ngoài, hướng dẫn nó, giúp nó, và cảm thấy có trách nhiệm với nó; nói tóm lại, là hoàn toàn biết rõ nó. Tánh biết đến từ cái Tối thượng và thẩm nhập cái Ta bên trong; cái gọi là cái Ta bên ngoài chỉ là một phần của hiện hữu mà một người không biết đến. Một người có thể ý thức - vì mọi sinh vật đều ý thức - nhưng không biết. Cái được bao gồm trong tánh biết trở thành cái bên trong và là thành phần của cái bên trong. Ông có thể nói một cách khác: Thân xác là cái Ta bên ngoài, ý thức là cái bên trong, còn cái Tối thượng chỉ được giao tiếp trong tánh biết thuần túy.

H: Ông bảo thân xác là cái Ta bên ngoài. Ông có thân, vậy ông cũng có một cái Ta bên ngoài?

M: Có thể, nếu Ta ràng buộc với thân và cho nó là chính Ta.

H: Nhưng ông biết rõ thân và ông chăm lo những nhu cầu của nó.

M: Ngược lại thì đúng hơn - thân biết Ta và biết các nhu cầu của Ta. Nhưng thật ra cả hai đều không phải. Thân này xuất hiện trong tâm ông; trong tâm Ta không có gì cả.

H: Ông muốn nói ông hoàn toàn không biết rằng ông có một thân xác?

M: Ngược lại, Ta biết rằng Ta không có một thân xác.

H: Tôi thấy ông đang hút thuốc lá.

M: Đúng thế. Ông thấy Ta đang hút thuốc. Hãy tìm ra cho chính ông bằng cách nào ông thấy Ta hút thuốc, và ông sẽ nhận ra một cách dễ dàng rằng chính cái trạng thái tâm “Ta là thân xác” của ông chịu trách nhiệm cho cái ý nghĩ “Tôi thấy ông hút thuốc.”

H: Có thân xác và có chính tôi. Tôi biết thân xác. Ngoài thân xác ra, tôi là cái gì?

M: Không có “Ta” nào ngoài thân xác, mà cũng chẳng có thế giới. Cả ba cùng xuất hiện và biến mất. Nguồn gốc của chúng là ý thức “Ta hiện hữu”. Hãy vượt ra khỏi nó. Ý nghĩ “Ta không là thân xác” đơn thuần chỉ là cái đối trị của ý nghĩ “Ta là thân xác” mà ý nghĩ này thì sai lầm. Cái gì là cái “Ta là”? Nếu ông không biết chính ông, còn cái gì khác mà ông có thể biết?

H: Từ những điều ông nói tôi có thể kết luận rằng nếu không có thân xác thì không thể có giải thoát. Nếu ý nghĩ “Ta không là thân xác” đưa đến giải thoát thì sự có mặt của thân xác là thiết yếu.

M: Rất đúng. Nếu không có thân xác thì làm sao ý nghĩ “Ta không là thân xác” có thể sinh khởi? Ý nghĩ “Ta tự do” cũng sai lầm như ý nghĩ “Ta bị ràng buộc.” Tìm ra cái “Ta ” chung cho cả hai, và vượt ra ngoài.

H: Tất cả chỉ là một giấc chiêm bao.

M: Tất cả chỉ là ngôn từ, chúng có ích lợi gì cho ông? Chính ông vướng mắc trong mạng lưới của định nghĩa ngôn từ và công thức. Hãy vượt ra khỏi các khái niệm và ý tưởng của ông; chân lý được tìm ra trong sự im lặng không còn tham ái và niệm tưởng.

H: Một người phải nhớ là không được nhớ. Thật là một công việc oái oăm!

M: Dĩ nhiên là không thể làm được. Nhưng điều đó phải xảy ra. Nó sẽ xảy ra khi ông thực sự thấy được sự cần thiết của nó. Một lần nữa, lòng thành khẩn là chiếc chìa khóa vàng.

H: Hậu cảnh của tâm tôi lúc nào cũng có tiếng xầm xì. Vô số các ý nghĩ yếu ớt tụ họp thành bầy nhóm và xì xào không ngớt; đám mây bất định hình này luôn luôn lởn vởn với tôi. Ông có như thế không? Trong tâm ông có những gì?

M: Chỗ không có tâm thì không có hậu cảnh của tâm. Ta hoàn toàn ở mặt tiền, không có hậu cảnh. Cái “không” nói, cái “không” còn lại.

H: Không còn ký ức?

M: Không còn ký ức nào của lạc thú hay đau khổ đã qua. Mỗi khoảnh khắc là hoàn toàn mới sinh khởi.

H: Nếu không có ký ức thì ông không có ý thức.

M: Dĩ nhiên Ta có ý thức, và hoàn toàn biết rõ nó. Ta không phải là một khúc gỗ! Giả sử như ý thức và nội dung của nó là một đám mây. Ông ở trong đám mây, còn Ta nhìn đám mây đó. Ông bị mất hút trong đó, không thấy được các đầu ngón tay của ông, còn Ta thấy đám mây và vô số đám mây khác, và cả bầu trời xanh, mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Thực tại là một duy nhất cho cả ông và Ta, nhưng với ông nó là nhà tù còn với Ta nó là nhà.

H: Ông nói về con người - Vyakti, nhân chứng - Vyakta, và cái Tối thượng - Avyakta. Cái nào có trước?

M: Trong cái Tối thượng nhân chứng xuất hiện. Nhân chứng tạo ra con người và nghĩ chính nó tách biệt với con người. Nhân chứng thấy con người xuất hiện trong ý thức, mà ý thức lại xuất hiện trong nhân chứng. Thực hiện việc hợp nhất căn bản này là việc làm của cái Tối thượng. Nó chính là năng lượng đằng sau nhân chứng, cội nguồn mà tất cả từ đó chảy ra. Nó không thể giao tiếp được, trừ khi có sự hợp nhất, tình yêu, và sự tương trợ giữa con người và nhân chứng, trừ khi hành động trong sự hài hòa với hiện hữu và biết. Cái Tối thượng vừa là nhân vừa là quả của sự hài hòa đó. Trong khi nói chuyện với ông, Ta ở trong trạng thái của tính biết vô tư nhưng trìu mến - Turiya. Khi tính biết này quay trở lại với chính nó, ông có thể gọi đó là Trạng thái Tối thượng - TuriyatiTa. Nhưng thực tại căn bản thì ở ngoài tánh biết, ở ngoài ba trạng thái trở thành, hiện hữu và phi hiện hữu.

H: Không hiểu tại sao khi ở đây tâm tôi tranh luận về những đề tài cao siêu và có thể chú tâm đến chúng một cách dễ dàng và thích thú, nhưng khi về nhà tôi nhận thấy mình quên hết những gì đã học được ở đây, tôi băn khoăn, bứt rứt, không tài nào nhớ được bản tánh chơn thật của chính mình dù chỉ một khoảnh khắc. Cái gì có thể là nguyên nhân?

M: Ông trở lại với chính tính trẻ con của ông. Ông chưa thật sự trưởng thành; có những bình diện còn chưa được phát triển vì không được để ý đến. Chỉ cần dành tất cả chú ý vào những gì trong ông còn thô lậu, man khai, bất hợp lý, bất thiện, và những gì còn có tính cách trẻ con, rồi ông sẽ trưởng thành. Chính sự trưởng thành của trái tim và tâm mới là chính yếu. Nó đến một cách dễ dàng khi chướng ngại chính - sự không chú ý, sự mất tỉnh thức - được loại trừ. Trong sự tỉnh thức ông trưởng thành.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh