Nhìn Sâu

NHÌN SÂU

Muốn xây dựng một cái mới mẻ, đương đại, lại cần phải nhìn sâu thấu triệt cái cũ, cái cổ điển thật kỹ càng, chứ không đơn thuần là chỉ xăm xăm cắm đầu đi về phía trước.

Phần đông thiên hạ được xếp chủ yếu vào hai loại người. Loại thứ nhất, chỉ thích cái gì là truyền thống, cổ điển, luôn chê bai và ghét bỏ mọi cái mới. Loại thứ hai, lại chỉ chạy theo cái mới, luôn dè bỉu cái cũ là hủ bại, là yếu kém.

Trong cái lý vô thường, vạn pháp đều đổi thay không ngừng nghỉ, dù là trời đất hay xã hội, nhân sinh. Vậy kẻ chỉ muốn giữ cái cũ, không chấp nhận cái mới, chẳng phải đi ngược lẽ vô thường mà tự diệt sao? Còn kẻ chỉ chạy theo cái mới thì lại bỏ phí tinh hoa của người đi trước, rồi cứ chạy mải miết mãi, chẳng bao giờ dừng, chẳng phải sẽ bất hạnh sao? Cả hai loại người này đều là nông cạn, không thấm nhuần được cái lẽ phải nhìn sâu, thấu triệt.

Cổ nhân viết: “Uốn lượn thì toàn vẹn, cong ắt sẽ qua, đầy ắt sẽ tràn, rách nát sẽ đổi mới, ít rồi sẽ đủ, nhiều ắt sẽ giảm”.

Thay cũ đổi mới là quy luật phát triển của vạn vật trong vũ trụ. Song sáng tạo cái mới bao giờ cũng dựa trên cái cũ (xây thêm hoặc phá bỏ). Dù là phá bỏ cái cũ cũng phải hiểu kỹ, nhìn sâu, thấu đáo cái cũ mới có thể xây dựng cái mới, dựa trên nền tảng của hiểu biết tường tận cái cũ thì mới có thể xây dựng cái mới có giá trị.

Thomas Samuel Kuhn là nhà triết học người Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, tác giả của cuốn sách kinh điển tuyệt tác: “Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học” (The Structure of Scientific Revolutions) cho rằng sự tiến bộ của khoa học không chỉ là tuyến tính, không đơn thuần là tích lũy kiến thức dần dần lên mà là dựa vào cả sự thay đổi “thế giới quan” một cách đột phá (paradigm shift). Hẳn là phải nhìn sâu, hiểu kỹ hệ tư tưởng cũ mới có thể xây dựng một hệ tư tưởng mới nhằm giải quyết được những khó khăn mà hệ tư tưởng cũ không thể làm được và tạo nên cuộc cách mạng thay đổi thế giới quan một cách thấu triệt.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Một ví dụ điển hình nhất có thể dùng để soi sáng cho sự Nhìn Sâu này chính là quá trình tầm sư học đạo của Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Trải qua học tập với bao bậc đại sư khổ hạnh, thiền định đã vào được tới Phi tưởng, phi phi tưởng xứ mà vẫn không thấu triệt được. Cho tới khi rời khỏi khổ hạnh, ngồi dưới cội Bồ Đề, nhập Diệt Thọ Tưởng Định, phá bỏ hoàn toàn Ái Dục, Bất Mãn, Tham Vọng, tận diệt vi tế phiền não, vi tế vô minh, thay đổi toàn bộ thế giới quan mới mẻ, làm một cuộc cách mạng bên trong, giải quyết được 4 câu hỏi lớn về Khổ đau, Nguồn gốc của Khổ đau, Trạng thái chấm dứt Khổ đau và Con đường đi tới trạng thái chấm dứt Khổ đau. Thế giới quan mới mẻ này giải quyết được toàn bộ những gì mà Phi tưởng phi phi tưởng xứ không giải quyết được. Cái nhìn sâu đầy uy lực này giúp xóa đi lối mòn của lối tu khổ hạnh cực đoan cũ kĩ của Bà la môn, mang tới một thế giới quan về con đường trung đạo mới mẻ dẫn lối tới hạnh phúc chân thật.

Thế mới biết, muốn xây dựng một cái mới mẻ, đương đại, lại cần phải nhìn sâu thấu triệt cái cũ, cái cổ điển thật kỹ càng, chứ không đơn thuần là chỉ xăm xăm cắm đầu đi về phía trước.

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh