Bản Chất Của Tình Mẫu Tử!

BẢN CHẤT CỦA TÌNH MẪU TỬ!

"Trẻ sơ sinh bị sống trong môi trường không có tình yêu và khắc nghiệt như trên: Đầu tiên, tuyệt vọng - rằng tình yêu không tồn tại. Thứ hai, hận thù - muốn hủy hoại cả thế giới." (Hary Harlow)

Có những lý thuyết tâm lý về 'phương pháp giáo dục' vô cùng độc hại. Không chỉ độc hại cho cả một đời người, mà còn ảnh hưởng sâu xa đến nhiều thế hệ. Thậm chí có thể tiêu diệt cả nhân loại.

Nếu bạn đang làm cha hoặc làm mẹ, hãy thử nhìn lại cách 'dạy con' của mình!

Sở hữu một lý thuyết về tâm lý, tựa như đang cầm trong tay một bảo kiếm. Biết cách sử dụng, nó sẽ trở thành một báu vật để giúp đời. Nếu không, nó sẽ (vô tình) trở thành một thứ vũ khí sát nhân tàn khốc.

Mỗi con người chỉ có một cuộc sống. Nên trân trọng những mạng sống này và đừng sử dụng nó như một cuộc thí nghiệm vô nhân đạo.

Lữ Thị Tường Uyên

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

--- o ---

Nhà tâm lý học Mỹ Watson đã thử nghiệm 'chỉ cần cho ăn, không âu yếm' lên 3 đứa con của mình. Kết quả, khi trưởng thành họ đều trầm cảm.

Trong những năm 1930 và 1940, nhà tâm lý học người Mỹ John Broadus Watson đã đề xuất một lý thuyết rất nổi tiếng: Nhu cầu tình yêu của đứa trẻ đều bắt nguồn từ nhu cầu thực phẩm. Chỉ cần đáp ứng nhu cầu thực phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu tình yêu của con.

Người mẹ không nên gần gũi với đứa trẻ. Sự thân mật quá mức sẽ cản trở sự phát triển, khiến đứa trẻ phụ thuộc vào người mẹ. Sau khi trưởng thành rất khó tự lập và thành người có tài.

Vì lý do này, Watson đã viết một cuốn sách "Chăm sóc tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ em". Trong sách, ông ủng hộ hệ thống nuôi dưỡng trẻ em bằng phương thức hành vi uốn nắn: "Phải huấn luyện và đào tạo con bạn như một cái máy".

Đối xử với trẻ em như người lớn, cố gắng không hôn và ôm, đừng để trẻ ngồi trong vòng tay của mẹ, đừng dễ dàng thỏa mãn con cái, ngay cả khi chúng khóc, cha mẹ cũng không được mềm yếu, kẻo chúng hình thành thói quen xấu khi dựa dẫm vào cha mẹ... Giả thuyết này thịnh hành khắp Mỹ trong những năm 1930 và 1940, sau đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở phương Tây.

Nhà tâm lý học Watson với những thí nghiệm không cho con hưởng tình mẫu tử, kết quả 3 con bị trầm cảm.

Liệu lý thuyết này có thực sự hiệu quả?

Một nhà tâm lý học khác đưa ra nghi ngờ. Hary Harlow thử nghiệm với một loài khỉ thông minh, có 94% gen giống như con người.

Thí nghiệm đầu tiên mà Harlow làm là thí nghiệm thay thế.

Ông đặt con khỉ mới sinh vào chuồng rồi thay mẹ bằng hai con khỉ giả, một làm bằng dây thép có bình sữa, một bằng vải bông mềm mại.

Kết quả trái ngược hoàn toàn với thuyết của Watson. Tất cả những con khỉ tham gia thí nghiệm đều chọn "mẹ vải lông" không có bình sữa, thay vì mẹ dây thép.

Chỉ khi đói, nó mới đến "mẹ dây thép" để ăn sữa. Nhưng ngay khi no, nó nhanh chóng quay trở lại trong vòng tay "mẹ vải lông". Một số con khỉ thậm chí còn đói và không muốn đi. Chúng trèo lên mẹ lông mềm và với đầu sang mẹ khỉ sắt để ăn.

Ngay cả khi Harlow đặt vào phòng một số đồ chơi như con nhện khổng lồ, con gấu đang đánh trống thì khỉ con sợ hãi và lập tức quay lại ôm lấy "mẹ vải lông" cho đến khi bình tĩnh lại. Lúc "mẹ vải lông" bị Harlow chuyển đi thì đám khỉ cũng không sang "mẹ dây thép" mà chúng rúc vào nhau, rùng mình, gặm ngón tay, la hét... như một bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần.

Harlow đưa ra một khẳng định nổi tiếng rằng tình yêu đến từ sự tiếp xúc chứ không phải thực phẩm. Sự thoải mái khi tiếp xúc là yếu tố quan trọng nhất của tình mẫu tử. "Bản chất của tình mẫu tử chắc chắn không chỉ đơn giản đáp ứng nhu cầu đói khát của trẻ. Cốt lõi của nó là chăm sóc: những cái ôm, chạm, âu yếm".

Do đó, cha mẹ không chỉ nên ở mức cho con ăn, mà nếu chúng muốn lớn lên khỏe mạnh, họ phải cung cấp cho con nhiều sự yêu thương. Tâm trí của trẻ sẽ phát triển lành mạnh.

Harlow đã thực hiện một thí nghiệm khác - thí nghiệm nhân giống để kiểm tra khả năng nuôi con của những con khỉ thiếu tình cảm của mẹ. Khi đưa những con khỉ đực bình thường vào, khỉ cái sẽ chiến đấu hết mình.

Harlow đã phát minh ra "khung bạo lực" để khỉ đực có thể giao phối. Công cụ này hoạt động tốt và 20 con khỉ cái đã sinh ra những con khỉ nhỏ. Nhưng điều khủng khiếp đã xảy ra: Trong số 20 con khỉ cái, 7 con cắt dây rốn và phớt lờ con của mình, 8 trong số chúng thường xuyên đánh con, 4 trong số chúng đã giết con một cách tàn nhẫn...

Nói cách khác: hầu như tất cả chúng đều mất khả năng nuôi con.

Harlow suy đoán điều này có thể liên quan đến "vận động". Vì vậy, ông đã thực hiện một thí nghiệm khác. Ông phát minh lại "người mẹ vải lông" để nó có thể di chuyển và đung đưa. Sau đó, Harlow đưa một nhóm khỉ con vào, để cho "mẹ vải lông" đung đưa và bảo đảm rằng những chú khỉ con có nửa giờ mỗi ngày để chơi với mẹ.

Thí nghiệm đã rất thành công, những con khỉ lớn lên về cơ bản là bình thường ở tuổi trưởng thành.

Nhà khoa học này kết luận rằng vận động và chơi là hai yếu tố quan trọng khác trong tình mẫu tử.

Tại sao bé thích bố mẹ lắc nhẹ? Tại sao các bé thích ai đó trêu chọc bé chơi? Bởi vì vận động và chơi có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ.

Năm 1958, tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, Harlow đã có một bài phát biểu nổi tiếng mang tên "Bản chất của tình mẫu tử".

"Tình yêu có ba biến: chạm, vận động, vui chơi. Nếu bạn có thể cung cấp ba biến này, bạn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của sinh trưởng".

Bài phát biểu này không chỉ gây sốc cho toàn bộ nước Mỹ. Nó cũng lật đổ phương pháp cung cấp thức ăn mà xã hội Mỹ luôn ủng hộ.

Nhà tâm lý học Harlow với thí nghiệm trên khỉ từng bị nhân loại lên án, nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị thí nghiệm mang lại.

Thí nghiệm của Harlow có rất nhiều xác minh. Chẳng hạn như trại trẻ mồ côi trong Thế chiến II, dù có đủ thức ăn và quần áo, nhưng có nhiều trẻ không sống được. Mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ và kết luận rằng em bé có thể đã chết vì vi khuẩn hoặc bệnh. Vì vậy, chính phủ quy định rằng các nữ tu chăm sóc em bé nên giữ khoảng cách với trẻ em và đặt màn che khoảng cách giữa các giường cũi.

Nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, các em bé vẫn đang chết dần. Ngoại trừ một trại trẻ mồ côi - những đứa trẻ họ nuôi có tỷ lệ tử vong đặc biệt thấp. Sau đó họ phát hiện một nữ tu ở đây đã vi phạm các quy tắc. Khi làm nhiệm vụ mỗi tối, nữ tu sẽ ôm từng em bé, nhẹ nhàng vỗ về và xoa bóp. Sự thật tiếp xúc, chơi đùa mới là liều thuốc thực sự.

Vào thế kỷ 20, nhà phân tâm học René Spitz đã ghi lại hiện tượng ông quan sát được trong phòng trẻ trong cuốn sách "Hệ thống bệnh viện": "Những đứa trẻ bị bỏ rơi chỉ nhận được sự hỗ trợ về thức ăn sẽ trở nên im lặng, cô đơn và u sầu vì chúng không thể có được sự tương tác và cảm xúc của người chăm sóc. Nhiều em bé dưới một tuổi buồn cho đến chết. Dù có một số sống sót vẫn rất khó để phát triển như một đứa trẻ bình thường".

Nhà tâm lý học Watson, người lo lắng về tình mẫu tử quá mức, đã thực hiện những ý tưởng với những đứa con của mình: "Đừng hôn và ôm con", "Đừng dễ dàng thỏa mãn con bạn". Kết quả ba đứa con của ông đều bị trầm cảm. Người con trai lớn và con gái thứ hai tự tử. Người con trai út đã đi vô gia cư.

Về phần Harlow vẫn chưa hài lòng với kết quả thí nghiệm của mình. Ông đặt con khỉ nhỏ vào một căn phòng xa lạ chứa đầy đồ chơi mà nó thích. Sau đó Harlow đã thiết kế ba tình huống: Chỉ có "mẹ vải lông" trong phòng, chỉ có "mẹ dây thép" trong phòng, không có mẹ nào trong phòng.

Khi chỉ có "mẹ dây thép" hoặc không có mẹ nào, con khỉ nhỏ rất sợ hãi và lo lắng, hay cúi đầu trong góc hoặc cuộn tròn trên chăn và bỏ qua những đồ chơi xung quanh. Khi có một "mẹ vải lông", con khỉ nhỏ ngay lập tức chạy tới và giữ chặt mẹ. Khi được mẹ làm cho an toàn, chúng mạnh dạn chạm vào đồ chơi. Khi mẹ bị đưa đi, chúng lại ôm đầu sợ hãi.

6701-ban-chat-cua-tinh-mau-tu-1.jpg

Harlow đã đưa ra hai kết luận:

- Độc lập không phải là huấn luyện về "sự cô độc" và "nhẫn tâm". Ngược lại, những đứa trẻ được chăm sóc cẩn thận, dịu dàng ôm ấp sẽ có nhiều khả năng rời xa mẹ để khám phá. Chúng trở nên độc lập và dễ thích nghi hơn với xã hội.

- Bạn càng chăm sóc và yêu thương những đứa trẻ, bạn sẽ càng mở lòng và trở nên vui vẻ hơn. Trẻ càng ít được chú ý, chúng sẽ càng khép kín trái tim, bỏ qua môi trường xung quanh và rất khó sống.

Để tiếp tục khám phá những vấn đề có thể nảy sinh từ việc thiếu tình mẫu tử, Harlow đã không cho chúng tiếp xúc với mẹ nào trong vòng 3 tháng. Sau đó ông cho hai mẹ "mẹ vải lông" và "mẹ dây thép" vào, kết quả chúng không đi đến bất kỳ bà mẹ nào. Điều đáng sợ hơn là những con khỉ này không thể hòa nhập với những con khỉ khác khi chúng lớn lên. Chúng rất nhút nhát và rất sợ những con khỉ khác. Chúng cũng tự hại mình và hung dữ.

Qua đó ông thấy, con khỉ bị tách khỏi mẹ hơn 90 ngày sẽ là một loại tổn thương không thể khắc phục được. Ngay cả sau này đi cùng mẹ hoặc người khác, nó không bao giờ trở thành một con khỉ bình thường. Bởi vì một "giai đoạn quan trọng" nhất đã bị bỏ qua.

Vì vậy, Harlow kết luận rằng sáu tháng đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn quan trọng nhất để thiết lập tình mẫu tử tốt đẹp. Tại sao là 6 tháng? Bởi vì với khỉ con là 90 ngày, tương đương 6 tháng của con người. Cho nên theo ông, nghỉ thai sản của con người phải có ít nhất sáu tháng.

Cuối cùng, Harlow đã làm một thí nghiệm rất tàn khốc, được gọi là Giếng tuyệt vọng - một cái hố mà khỉ con không thể leo lên được, tối và không có ai trong đó. Sau hai năm thả ra, những con khỉ đều bị trầm cảm. Ông kết luận, trẻ sơ sinh bị sống trong môi trường không có tình yêu và khắc nghiệp như trên: Đầu tiên, tuyệt vọng - rằng tình yêu không tồn tại. Thứ hai, hận thù - muốn hủy hoại cả thế giới.

Một loạt các thí nghiệm của Harlow, vì sự tàn nhẫn và độc ác của ông, đã bị nhiều người chỉ trích và khiển trách. Nhưng sự đóng góp của loạt thí nghiệm này quá lớn và được gọi là " thí nghiệm tâm lý vĩ đại nhất của thế kỷ 20".

Kết luận của nghiên cứu, bản chất của tình mẫu tử là: Chạm - Chăm sóc, ôm nhẹ nhàng và phản ứng kịp thời. Vận động - một cái lắc nhẹ, tương tác nhiều hơn với trẻ. Vui chơi - thường chơi với con của bạn.

Huyền Trang (Theo Haiwai)

------------

Những ai quan tâm đến vấn đề Nuôi dạy con thì hãy tìm đọc cuốn sách Cha mẹ độc hại (tác giả Susan Forward) để hiểu rõ về những ảnh hưởng tiêu cực dai dẳng mà các bậc cha mẹ độc hại để lại cho con cái họ từ lúc còn bé đến tuổi trưởng thành như thế nào!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh