Câu Cá

CÂU CÁ

Thiên hạ không phải của ai, Thiên hạ là của thiên hạ. Biết chia sẻ với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm cái lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ. Đạo ở nơi mình thì thiên hạ ở nơi mình.

Ngày hôm qua, có một người tới thăm, nhân tiện có việc khó khăn mà muốn vấn đáp. Người này tướng tốt, chí lớn, mà thành công trước mắt cũng không nhỏ. Người ấy hỏi rằng: tôi lấy cái hình tháp Maslow để dụng nhân, người thấp tôi cho họ Thân để mà ấm no, người trung bình tôi cho họ Tâm để mà thỏa chí, người cao tôi cho họ Đạo để mà an vui. Giờ tôi đã xong đoạn Thân, đoạn Tâm và bắt đầu nghĩ đến việc cho họ Đạo. Chính ở lúc này, chỉ vì chút chênh lệch bổng lộc mà loạn hết cả ở dưới, tôi đau đầu quá nên tới hỏi. Có gì sai?

Thực cũng chẳng biết trả lời như thế nào, bèn bảo, nay không có việc gì thì cứ ngồi uống chén trà thư thư. Gió mát thế này, tâm tình dễ thư thái. Để tôi đọc cho một đoạn sách cổ rồi cùng nghe.

Đoạn sách đọc như sau:

Năm ấy Văn Vương hỏi Thái Công: câu cá vui lắm nhỉ?

Thái Công trả lời: cái vui của sự câu có khác nhau. Có người câu để thỏa chí tang bồng, có kẻ câu để vui vì được lợi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Văn Vương lại hỏi: câu thế nào?

Thái Công đáp: Câu có ba cách.

Cách thứ nhất gọi là Lộc Đẳng Dĩ Quyền: lấy cái quyền được ban phát lợi lộc làm mồi mà bắt "cá".

Cách thứ hai gọi là Tử Đẳng Dĩ Quyền: lấy cái quyền sinh sát mà bắt cá. Tỷ như ban lệnh xuống có thằng sẽ lao xuống nước bắt cá cho mình.

Cách thứ ba gọi là Quan Đẳng Dĩ Quyền: lấy cái quyền ban phát quyền để cho người ta có quyền. Tùy quyền to nhỏ ban phát ra mà chúng sẽ đem cá to cá nhỏ tới cho mình.

Còn tôi, tôi câu cá bằng tình thâm.

Văn Vương nói: Nay xin được cho nghe về Tình.

Thái công nói: Nước là cái tình của Cá, Rễ là cái tình của Cây, Người có cái tình ở hòa hợp. Vì có tình ấy mà nảy sinh ngôn ngữ. Đến chỗ chí tình thì điều xấu của nhau cũng nói ra được. Khi ấy thì thu được nhân tâm mà Thiên hạ theo mình.

Văn Vương lại hỏi: Thu dụng nhân tâm thế nào để thiên hạ theo mình?

Thái Công nói:

Thiên hạ không phải của ai, Thiên hạ là của thiên hạ. Biết chia sẻ với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm cái lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ.

Biết làm để cùng hưởng là có Nhân. Nhân ở nơi mình thì thiên hạ ở nơi mình.

Cứu được người, giải khó khăn hoạn nạn cho người là có Đức. Đức ở nơi mình thì thiên hạ ở nơi mình.

Cùng với mọi người cùng lo, cùng vui, cùng yêu, cùng ghét ấy là Nghĩa. Nghĩa ở nơi mình thì thiên hạ ở nơi mình.

Phàm là người ai cũng muốn sống. Biết lấy được lợi lạc từ việc vui sống, ấy là Đạo. Đạo ở nơi mình thì thiên hạ ở nơi mình.

Văn Vương lạy phục xuống và thốt lên: Đây chẳng phải Thiên mệnh của tôi sao.

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh