Ta Là Cái Đó: Chương 67. Truy Tìm Cội Nguồn Của Ý Thức

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 67. TRUY TÌM CỘI NGUỒN CỦA Ý THỨC

Hỏi: Hôm trước chúng ta có đàm luận về mô thức của cái tâm Tây phương hiện đại, và sự khó khăn mà nó gặp phải trong sự tuân theo kỷ cương đạo đức và tri thức của trường phái Vedanta. Một trong các trở ngại đó là nỗi ưu tư của những người trẻ ở Âu châu hay ở Mỹ về tình trạng đầy thảm họa của thế giới, và sự cần thiết cấp bách phải chấn chỉnh tình trạng này.

Họ không có đủ kiên nhẫn nghe những người như ông thuyết giảng rằng sự thay đổi của mỗi cá nhân là điều kiện tiên quyết để cải thiện thế giới. Họ cho đó là điều không thể thực hiện được và cũng chẳng cần thiết. Nhân loại đang sẵn sàng đối với sự thay đổi về các định chế - xã hội, kinh tế, chính trị. Một chính quyền thế giới, cảnh sát thế giới, sự hoạch định toàn cầu, và hủy bỏ tất cả những hàng rào vật chất và ý thức hệ: Thế la đủ, không một sự chuyển hóa con người nào là cần thiết. Hiển nhiên, con người định hình xã hội, nhưng xã hội cũng định hình con người. Sống trong một xã hội nhân đức con người cũng trở nên nhân đức; ngoài ra, khoa học đã đem lại giải đáp cho rất nhiều vấn đề mà trước kia vẫn thuộc phạm vi tôn giáo.

Maharaj: Hiển nhiên, phấn đấu cho sự cải thiện thế giới là một việc làm đáng ca tụng nhất. Nếu được thực hiện một cách vô vị kỷ, nó sẽ làm cho tâm trong sáng và trái tim trong sạch. Nhưng chẳng bao lâu con người sẽ nhận ra mình đang theo đuổi một ảo ảnh. Những cải cách mang tính địa phương và nhất thời hết lần này đến lần khác được thực hiện và hoàn tất dưới ảnh hưởng của một đại vương hay một đại sư, nhưng rồi những cải cách đó cũng kết thúc, để lại cho nhân loại một chu kỳ khốn khổ mới. Ngay trong bản chất của mọi thị hiện, cái tốt và cái xấu thay phiên nhau với những mức độ như nhau. Sự an trú đích thực chỉ ở trong cái bất thị hiện.

H: Ông không khuyên người ta chạy trốn?

M: Trái lại. Con đường duy nhất đưa đến sự tân tạo là đi qua sự hủy diệt. Ông phải nấu chảy tất cả các món trang sức cũ thành vàng không còn hình dạng trước khi đúc nặn ra cái mới. Chỉ những người đã ra ngoài thế giới mới có thể thay đổi được thế giới. Điều ngược lại chưa bao giờ xảy ra. Chỉ có một số rất ít người còn lưu lại ảnh hưởng lâu dài là những người giác ngộ thực tại. Cứ đạt đến vị trí của họ, rồi hãy nói đến chuyện cứu độ thế giới.

H: Không phải núi sông là những gì chúng tôi muốn giúp, mà là con người.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Chẳng có gì sai lầm với thế giới nếu không có con người làm cho nó xấu xa. Hãy nói với con người cần biết cách hành sử.

H: Ham muốn và lo sợ làm cho con người hành sử như thế.

M: Đúng vậy. Chừng nào cách hành sử của con người còn bị ham muốn và lo sợ khống chế thì chẳng có bao nhiêu hy vọng. Và để tiếp cận với con người một cách hữu hiệu thì chính ông cũng cần hoàn toàn không còn ham muốn và lo sợ.

H: Những ham muốn và lo sợ căn bản - liên quan đến ăn uống, tình dục và cái chết - thì bất khả tránh.

M: Đó chỉ là những sự cần thiết - vì là sự cần thiết nên có thể thỏa mãn dễ dàng.

H: Ngay cả chết cũng là một sự cần thiết?

M: Sau khi đã sống một cuộc sống trường thọ và lợi ích, ông cảm thấy cần chết đi. Chỉ khi nào áp dụng sai lầm thì ham muốn và lo sợ mới hủy diệt. Bằng mọi cách hãy ham muốn cái đúng và sợ cái sai lầm. Chỉ khi nào ham muốn cái sai và sợ cái đúng con người mới tạo ra hỗn loạn và tuyệt vọng.

H: Cái gì đúng, và cái gì sai?

M: Trong tương đối, cái đem lại đau khổ là sai, cái giảm bớt đau khổ là đúng. Trong tuyệt đối, cái đem ông trở lại với thực tại là đúng, cái làm mê mờ thực tại là sai.

H: Khi nói cứu giúp nhân loại, chúng tôi muốn nói đến sự phấn đấu chống lại hỗn loạn và đau khổ.

M: Ông chỉ nói giúp suông. Có bao giờ ông giúp, thực sự giúp một ai chưa? Đã bao giờ ông đưa được một người ra khỏi sự cần giúp thêm nữa hay chưa? Ông có thể cho ai đó chính tâm - nếu không dựa trên sự thấy biết rõ ràng sự hiện hữu chơn thật của người đó - thì ít ra cũng căn cứ vào sự hoàn thành nhiệm vụ và tận dụng thời cơ của họ? Khi không biết được cái gì tốt cho chính ông, làm sao ông biết cái gì tốt cho người khác?

H: Cung cấp đầy đủ các phương tiện sinh nhai thì ai cũng có lợi cả. Ông có thể là Thượng đế, nhưng ông cần một thân xác ăn uống no đủ thì mới có thể nói chuyện với chúng tôi.

M: Chính ông cần thân xác của Ta để nói chuyện với ông. Ta không phải thân xác, mà Ta cũng chẳng cần nó. Ta chỉ là nhân chứng. Ta không có một hình tướng nào của riêng Ta.

Các ông quá quen suy nghĩ chính mình là thân xác dung chứa ý thức nên không thể tưởng tượng ra ý thức dung chứa thân xác. Một khi ông nhận ra sự tồn tại thân xác chỉ là một trạng thái của tâm, một chuyển động trong ý thức; một khi ông nhận ra ý thức là đại dương vô biên và vĩnh cửu; một khi ông nhận ra mình chỉ là nhân chứng khi giao tiếp với ý thức - lúc đó ông mới có thể hoàn toàn rút ra ngoài ý thức.

H: Chúng tôi nghe nói có nhiều cảnh giới của sự tồn tại. Ông có tồn tại và hành hoạt trong tất cả các cảnh giới? Khi ở thế gian, ông cũng có mặt trên thiên đường - Swarga?

M: Ta chẳng ở đâu để có thể tìm ra! Ta không phải một vật được cho một chỗ trong số những vật khác. Mọi vật đều ở trong Ta, nhưng Ta không ở trong số các vật. Ông nói với Ta về thượng từng cấu trúc còn Ta quan tâm đến nền tảng. Thượng từng cấu trúc được dựng lên và đổ xuống, nhưng nền tảng thì trường tồn. Ta không để ý đến cái vô thường, còn ông không nói gì khác ngoài cái nhất thời.

H: Xin vui lòng bỏ qua một câu hỏi khác thường của tôi: Nếu kẻ nào đó dùng một thanh kiếm rất bén bất chợt chém đứt đầu ông thì có gì khác biệt với ông?

M: Chẳng có gì khác biệt. Thân xác sẽ mất đi cái đầu của nó, một số đường dây liên lạc bị cắt đứt, chỉ thế thôi. Hai người đang nói chuyện qua điện thoại thì đường dây bị cắt. Chẳng có chuyện gì xảy ra đối với hai người, chỉ có điều là họ phải tìm một phương tiện liên lạc khác. Kinh Bhagavad Gita có nói: “Kiếm không chém đứt .” Rõ ràng là như thế. Bản chất của ý thức tồn tại bất kể phương tiện thể hiện nó. Cũng như lửa đốt nhiên liệu nhưng không đốt chính nó. Cũng như một đám cháy có thể tồn tại lâu hơn cả núi nhiên liệu, thì ý thức tồn tại lâu hơn vô số thân xác.

H: Nhiên liệu ảnh hưởng đến ngọn lửa.

M: Chừng nào nhiên liệu còn. Thay đổi bản chất của nhiên liệu thì mầu sắc và sự thể hiện của ngọn lửa sẽ đổi theo.

Ông và Ta đang trò chuyện. Muốn thế, sự hiện diện là cần thiết. Nếu chúng ta không hiện diện thì không thể trò chuyện. Nhưng nếu chỉ có sự hiện diện thì chưa đủ. Phải có ý muốn nói chuyện.

Trên tất cả, chúng ta muốn duy trì ý thức. Thà chịu đau khổ và nhục nhã nhưng chúng ta vẫn muốn duy trì ý thức. Nếu không nổi loạn chống lại sự thèm khát kinh nghiệm và hoàn toàn buông bỏ cái thị hiện thì không thể nào có giải thoát. Chúng ta vẫn còn bị câu thúc.

H: Ông bảo ông là nhân chứng thầm lặng và ông cũng ở ngoài ý thức. Như vậy không mẫu thuẫn hay sao? Nếu ở ngoài ý thức, ông chứng kiến cái gì?

M: Ta ý thức và vô thức, vừa ý thức lẫn vô thức, không phải ý thức mà cũng chẳng phải vô thức - đối với tất cả những cái đó Ta là nhân chứng - nhưng thật ra không có nhân chứng vì chẳng có gì để làm chứng. Ta hoàn toàn rỗng rang không có bất cứ hình tướng nào của tâm, vô tâm - nhưng hoàn toàn thấy biết. Đó là cái mà Ta cố diễn tả bằng cách nói rằng Ta ở ngoài tâm.

H: Vậy làm sao tôi có thể đến với ông?

M: Biết mình đang ý thức và tìm ra cội nguồn của ý thức. Chỉ thế thôi. Ngôn từ không thể truyền đạt được nhiều. Điều Ta nói với ông không đem lại ánh sáng, mà làm theo điều Ta nói sẽ đem lại ánh sáng. Phương tiện không quan trọng, chính ước muốn, sự thôi thúc, và lòng thành khẩn mới đáng kể.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh