Ta Là Cái Đó: Chương 68. Vô Thường Là Bằng Chứng Của Tính Hư Giả

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 68. VÔ THƯỜNG LÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÍNH HƯ GIẢ

Hỏi: Bạn tôi người Đức, còn tôi sinh ra tại Anh nhưng cha mẹ

là người Pháp. Tôi ở Ấn Độ khoảng một năm nay và lang thang từ tịnh xá này đến tịnh xá khác.

Maharaj: Ông có tu tập tâm linh?

H: Tôi nghiên cứu kinh sách và thiền quán.

M: Ông thiền quán về cái gì?

H: Về những gì tôi đã học.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Tốt.

H: Xin phép hỏi ông đang làm gì?

M: Ngồi.

H: Gì nữa?

M: Nói.

H: Ông nói về cái gì?

M: Ông muốn nghe thuyết giảng? Ông nên hỏi về một điều gì đó làm cho ông thật xúc động, như thế ông mới xúc cảm mãnh liệt. Nếu không tham dự một cách nhiệt tình thì dù ông có tranh luận với Ta, vẫn không thể nào có cái hiểu thực sự giữa Ta và ông. Nếu ông bảo: “Chẳng có gì làm tôi lo lắng, tôi không có phiền não” thì cũng được và chúng ta giữ im lặng. Nhưng nếu có điều gì đó thực sự làm cho ông xúc động thì mới có mục đích để đàm đạo.

Ta hỏi ông được chứ? Ông đi từ nơi này đến nơi khác để làm gì?

H: Gặp gỡ người khác, tìm cách hiểu họ.

M: Ông tìm cách hiểu hạng người nào? Một cách chính xác ông theo đuổi cái gì?

H: Sự hợp nhất.

M: Nếu muốn hợp nhất, ông phải biết người ông muốn hợp nhất.

H: Qua tiếp xúc và quan sát người khác, một người cũng có thể biết được chính mình. Hai điều này đi cùng với nhau.

M: Không nhất thiết chúng đi cùng với nhau.

H: Cái này hoàn thiện cái kia.

M: Không phải thế. Gương phản chiếu hình ảnh nhưng hình

ảnh không làm cho gương toàn hảo. Ông không phải gương mà cũng chẳng phải ảnh trong gương. Sau khi đã làm cho tấm gương hoàn hảo để nó có thể phản chiếu chính xác, trung thực, ông có thể xoay tấm gương lại và thấy trong đó ảnh phản chiếu trung thực của chính ông - trung thực đến mức gương có thể phản chiếu. Nhưng ảnh phản chiếu không phải là ông - ông là người thấy ảnh phản chiếu. Hãy hiểu rõ điều này - dù bất cứ gì ông nhận thức, cái được nhận thức không phải là ông.

H: Tôi là gương và thế giới là ảnh?

M: Ông có thể thấy cả ảnh lẫn gương. Ông không phải cả hai. Ông là ai? Đừng suy luận theo công thức. Câu trả lời không có trong ngôn từ. Sự diễn tả gần nhất mà ông có thể nói bằng ngôn từ là: Ta là cái làm cho nhận thức khả hữu, là sự sống ở bên ngoài người kinh nghiệm và kinh nghiệm của người đó.

Thế nào, liệu ông có thể tách mình ra khỏi gương lẫn ảnh trong gương, và hoàn toàn đứng một mình, với chính ông?

H: Không, tôi không thể.

M: Làm sao ông biết ông không thể? Có rất nhiều thứ ông làm nhưng không biết làm như thế nào. Ông tiêu hóa thức ăn, ông lưu thông máu huyết và bạch cầu, ông vận động bắp thịt - nhưng hoàn toàn không biết làm như thế nào. Cũng như ông nhận thức, cảm thọ, tư duy nhưng không biết vì sao và bằng cách nào. Tương tự như thế, ông là chính ông nhưng ông không biết. Chẳng có gì là không đúng với ông khi là cái Ta. Nó là cái nó là một cách chính xác. Nó là tấm gương nhưng không trong và không trung thực, do đó cho ông những hình ảnh sai lầm. Ông không cần phải sửa đổi chính ông, mà chỉ cần sửa lại cho đúng ý nghĩ về chính ông. Hãy học cách tách ông ra khỏi ảnh và gương, nên thường ghi nhớ rằng: Ta không phải tâm mà cũng không phải những ý nghĩ của nó. Hãy kiên nhẫn làm như thế với sự tin tưởng chắc chắn rằng ông sẽ đến với hình ảnh trực tiếp về chính ông: nguồn gốc của hiện hữu - biết - yêu thương, vĩnh cửu, bao trùm tất cả và xuyên suốt tất cả. Ông là cái vô biên hội tụ trong một thân xác. Hiện nay ông chỉ thấy thân xác. Hãy tinh cần một cách thành khẩn, ông sẽ chỉ thấy cái vô biên.

H: Kinh nghiệm về thực tại đến, có tồn tại mãi không?

M: Tất cả kinh nghiệm đều qua đi một cách cần thiết, nhưng nền tảng của mọi kinh nghiệm thì bất di bất dịch. Không có gì được gọi là sự kiện lại tồn tại lâu dài. Có những sự kiện làm cho tâm trong sáng và cũng có sự kiện làm cho tâm cấu nhiễm. Những khoảnh khắc của sự thấy biết sâu sắc và lòng yêu thương trùm khắp làm cho tâm trong sạch; tham ái và lo sợ, ganh ghét và sân hận, tin tưởng mù quáng và kiêu căng trí thức làm cho tâm ô nhiễm và mê mờ.

H: Giác ngộ chính mình quan trọng đến thế sao?

M: Nếu không giác ngộ chính mình ông sẽ hư hao vì tham ái và lo sợ, rồi lập đi lập lại lo sợ và tham ái một cách vô nghĩa trong đau khổ triền miên. Hầu hết mọi người không biết có thể chấm dứt đau khổ. Một khi nghe được tin lành thì việc làm cấp bách nhất rõ ràng là thoát ra ngoài mọi tranh giành và xung đột. Ông biết ông có thể tự do, bây giờ tùy ông chọn lựa. Hoặc là ông mãi mãi cam chịu đói khát, mong cầu, tìm kiếm, chiếm hữu, chấp thủ, luôn luôn thua thiệt và đau khổ; hoặc là ông hết lòng dấn thân đi tìm trạng thái toàn hảo siêu vượt thời gian, trạng thái không gì có thể thêm vào hay bớt đi. Trong trạng thái đó mọi tham ái và lo sợ hoàn toàn không có - không phải vì tham ái và lo sợ bị từ bỏ, mà bởi vì chúng đã mất đi ý nghĩa.

H: Cho đến lúc này tôi vẫn theo kịp ông. Bây giờ, tôi phải làm gì?

M: Chẳng có gì để làm. Chỉ . Không làm gì. . Không phải lên núi hay vào ngồi trong hang động. Thậm chí Ta không bảo: “Là chính ông” vì ông không biết chính ông. Chỉ . Sau khi thấy được rằng ông không phải thế giới “ngoại quan” của những gì có thể nhận thức được, mà cũng chẳng phải thế giới “nội tại” của những gì có thể nghĩ tưởng được; không phải thân mà cũng chẳng phải tâm - thì ông chỉ .

H: Chắc chắn giác ngộ có nhiều trình độ khác nhau.

M: Giác ngộ chính mình không có trình tự. Không có sự tiệm tiến trong giác ngộ. Nó xảy ra chớp nhoáng, bất ngờ và không thể đảo ngược. Ông chuyển sang một cảnh giới mới mà từ đó nhìn ra, những gì trước kia chỉ là mơ hồ trừu tượng. Cũng như khi mặt trời lên vạn vật thế nào thì ông thấy y như thế, khi giác ngộ chính mình ông thấy mọi thứ như thị. Thế giới của hư huyễn bị bỏ lại phía sau.

H: Trong trạng thái giác ngộ, liệu mọi vật có thay đổi? Chúng có trở nên nhiều mầu sắc và đầy ý nghĩa?

M: Kinh nghiệm đó khá đúng, nhưng đó không phải kinh nghiệm về thực tại - Sadanubhav, mà là sự hài hòa - Satvanubhav - của vũ trụ.

H: Dù sao, đó cũng là sự tiến triển.

M: Chỉ có tiến triển trong sự chuẩn bị - Sadhana. Giác ngộ thì bất ngờ. Trái cây chín từ từ, nhưng rơi rụng thì bất ngờ và không bao giờ trở lại.

H: Tôi an lạc cả về vật lý lẫn tâm lý. Tôi còn cần gì hơn nữa?

M: Trạng thái của ông có thể không phải là trạng thái tối hậu. Ông sẽ nhận ra trạng thái đó khi hoàn toàn không còn tham ái và lo sợ. Xét cho cùng, cái cảm giác không phải là cái mà ông là - ở ngay tại nguồn gốc của tham ái và lo sợ. Cũng như một chỗ sai khớp chỉ đau vì không đúng chỗ, một khi đã được đưa về đúng khớp cái đau sẽ bị quên đi - thì tất cả những lo lắng về bản thân chỉ là một triệu chứng lệch lạc của tâm, nó sẽ tan biến ngay khi một người trở về trạng thái bình thường.

H: Đúng, nhưng sự tu tập để đạt đến trạng thái tự nhiên là gì?

M: Bám chặt lấy ý thức “Ta hiện hữu” để loại trừ tất cả những cái khác. Khi tâm trở nên hoàn toàn tĩnh lặng như thế, nó sẽ chiếu sáng với một ánh sáng mới và rung động với sự hiểu biết mới. Nó xuất hiện một cách tự sinh khởi, ông chỉ cần bám chặt lấy cái “Ta hiện hữu.” Cũng như khi vừa thức dậy hay vừa trải qua một trạng thái vô cùng sung sướng, ông cảm thấy thư thái, nhưng không thể giải thích vì sao và bằng cách nào ông đạt đến sự sảng khoái như thế, thì khi giác ngộ ông cảm thấy hoàn toàn, viên mãn, không còn những phức cảm khoái lạc và đau khổ, nhưng không thể giải thích chuyện gì đã xảy ra, tại sao và bằng cách nào. Ông chỉ có thể phát biểu bằng sự phủ định: “Không còn gì sai lầm với Ta nữa.” Chỉ bằng cách đối chiếu với những gì trước kia, ông biết ông đã ra khỏi quá khứ. Hay nói một cách khác - ông chỉ là chính ông. Đừng tìm cách trao truyền nó cho người khác. Nếu ông trao truyền được thì nó không phải cái chơn thật. Hãy tĩnh lặng và quan sát nó tự thể hiện trong hành động.

H: Nếu ông cho tôi biết cái tôi sẽ trở thành thì điều này sẽ giúp tôi theo dõi được tiến triển của mình.

M: Làm sao người khác có thể nói cho ông biết cái ông sẽ trở thành, vì không có sự trở thành? Ông chỉ phát hiện ra cái mà ông là. Mọi uốn nắn chính mình theo một khuôn mẫu nào đó chỉ lãng phí thời gian một cách nghiêm trọng. Không suy nghĩ đến quá khứ hay tương lai, chỉ hiện hữu.

H: Làm sao tôi có thể chỉ hiện hữu? Thay đổi là bất khả tránh.

M: Thay đổi là bất khả tránh trong cái vô thường, nhưng ông không bị sự thay đổi chi phối. Ông là hậu cảnh bất biến, nhờ nó mọi thay đổi được nhận thức.

H: Mọi cái thay đổi, hậu cảnh cũng thay đổi. Chẳng cần đến một hậu cảnh bất biến để nhận biết sự thay đổi. Cái Ta thì nhất thời - nó chỉ là một điểm, tại đó quá khứ giao tiếp với tương lai.

M: Dĩ nhiên cái Ta dựa vào ký ức thì nhất thời. Nhưng cái Ta đó cần phải có một sự liên tục không gián đoạn đằng sau nó. Kinh nghiệm cho ông biết có những khoảng trống khi cái Ta của ông bị quên mất. Cái gì đem nó trở lại với sự sống? Cái gì đánh thức ông dậy vào buổi sáng? Phải có một yếu tố bất biến nối liền những khoảng trống trong ý thức. Nếu quan sát kỹ ông sẽ thấy ngay cả ý thức hàng ngày của ông thường xuyên chớp tắt, luôn luôn có những khoảng trống xen kẽ. Cái gì ở trong những khoảng trống đó? Còn cái gì khác ngoài sự hiện hữu chơn thật của ông, nó vô thời, cả tâm lẫn vô tâm đều là một đối với nó.

H: Theo ông, tôi nên đến một nơi riêng biệt nào để chứng đắc tâm linh?

M: Nó thích hợp nhất là bên trong. Thế giới bên ngoài không giúp ích mà cũng chẳng ngăn trở được ông. Không pháp môn hay phương cách hành động nào có thể đưa ông đến đích. Từ bỏ mọi dự tính cho một tương lai, tập trung hoàn toàn vào cái bây giờ, chỉ quan tâm đến phản ứng của ông đối với từng động thái của cuộc sống khi nó xảy ra.

H: Cái gì là nguyên nhân của sự thôi thúc phải lang thang đây đó?

M: Không có nguyên nhân. Ông chỉ chiêm bao thấy ông lang thang đây đó. Trong vài năm nữa thời gian lưu lại Ấn Độ sẽ xuất hiện như một giấc chiêm bao đối với ông. Lúc đó ông sẽ mơ một giấc chiêm bao khác. Hãy nhận ra rằng ông không hề di chuyển từ giấc chiêm bao này sang giấc chiêm bao khác, mà các giấc chiêm bao trôi qua trước mặt ông và ông là nhân chứng bất biến. Không một sự kiện xảy ra nào có thể tác động đến sự hiện hữu chơn thật của ông - đây là chân lý tuyệt đối.

H: Không thể nào tôi di chuyển một cách vật lý nhưng vẫn giữ sự ổn định bên trong?

M: Ông có thể chứ, nhưng để làm gì? Nếu thành khẩn ông sẽ nhận ra rằng rốt cuộc ông sẽ chán lang thang và hối tiếc đã phung phí thời gian và sức lực. Để tìm chính ông, ông chẳng cần tốn một bước.

H: Có sự khác biệt nào trong kinh nghiệm về cái Ta và cái Tuyệt đối?

M: Không thể có kinh nghiệm về cái Tuyệt đối vì nó ở ngoài mọi kinh nghiệm. Trái lại, cái Ta là yếu tố đem lại kinh nghiệm trong từng kinh nghiệm, và như thế, về một phương diện, nó làm cho tính vô số của kinh nghiệm có giá trị. Thế giới có thể đầy những thứ có giá trị lớn lao, nhưng nếu không có người mua thì chúng không thể có giá trị. Cái Tuyệt đối dung chứa tất cả những gì có thể kinh nghiệm được, nhưng nếu không có người kinh nghiệm thì kinh nghiệm là không. Cái làm cho kinh nghiệm khả hữu chính là cái Tuyệt đối. Cái làm cho kinh nghiệm hiện thực là cái Ta.

H: Thế không phải chúng ta đạt đến cái Tuyệt đối thông qua sự tiệm tiến của nhiều kinh nghiệm? Bắt đầu với cái thô nhất, và kết thúc bằng cái cao thượng nhất.

M: Không thể có kinh nghiệm nếu không có sự mong cầu kinh nghiệm. Có thể có sự tiệm tiến giữa các mong cầu, nhưng ở giữa sự mong cầu cao thượng nhất và sự tự do vô mong cầu là một hố thẳm cần phải vượt qua. Cái hư giả có thể trông như thật, nhưng vô thường. Cái thật thì vô ngại thời gian.

H: Thế không phải cái không thật là sự thể hiện của cái thật?

M: Làm sao có thể như thế được? Nói thế chẳng khác nào bảo rằng chân lý thể hiện tự thân trong chiêm bao. Đối với cái thật, cái hư giả không hề có. Cái hư giả có vẻ như thật chỉ vì ông tin nó thật. Khi nghi hoặc nó thì cái giả chấm dứt. Khi yêu một người nào đó, ông dành cho tình yêu đó tất cả hiện thực - ông tưởng tượng tình yêu của ông vô cùng mãnh liệt và bất diệt. Khi cuộc tình chấm dứt, ông vỡ lẽ: “Ta cứ ngỡ nó thật, nhưng nó không thật.” Biến diệt vô thường là bằng chứng hùng hồn nhất về tính hư giả. Cái gì hữu hạn trong không gian, thời gian, và chỉ có thể áp dụng cho một người thì không thật. Cái thật thì cho tất cả và mãi mãi.

Ông yêu quí chính ông trên tất cả mọi thứ. Ông không chấp nhận bất cứ gì để đổi lấy sự tồn tại của ông. Ham muốn hiện hữu là ham muốn mãnh liệt nhất trong tất cả những ham muốn; nó chỉ ra đi khi ông nhận ra bản tính chơn thật của chính mình.

H: Ngay trong cái hư giả cũng có đôi chút thực tại.

M: Đúng, thực tại mà ông truyền cho nó bằng cách xem nó như thật. Sau khi thuyết phục chính mình tin tưởng, sự tin tưởng sẽ trói buộc ông. Khi mặt trời chiếu sáng, mầu sắc hiển hiện. Khi mặt trời lặn, mầu sắc biến mất. Không có ánh sáng, mầu sắc ở đâu?

H: Đó là cách tư duy theo nhị ngueyeen.

M: Tất cả tư duy đều nhị nguyên. Trong sự đồng nhất mọi tư duy không tồn tại.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh