Ta Là Cái Đó: Chương 69. Thượng Đế Là Sự Chấm Dứt Mọi Tham Ái Và Tri Kiến

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 69. THƯỢNG ĐẾ LÀ SỰ CHẤM DỨT MỌI THAM ÁI VÀ TRI KIẾN

Maharaj: Ông từ đâu đến? Ông đến có mục đích gì?

Hỏi: Tôi từ Mỹ đến, bạn tôi từ Cộng hòa Ireland. Tôi ở đây được sáu tháng và đi từ tịnh xá này đến tịnh xá khác. Người bạn của tôi tự đến đây.

M: Ông đã thấy những gì?

H: Tôi đã ở tịnh xá Sri Ramanashram và cũng có viếng Rishikesh. Ông có thể cho biết ý kiến về Sri Ramana Maharshi?

M: Ông ấy và Ta cùng thuộc về một đất nước cổ kính. Nhưng ông biết gì về Maharshi? Ông cho chính ông là một danh xưng và một thân xác, nên tất cả những gì ông nhận thức đều là danh xưng và thân xác.

H: Nếu như ông gặp Maharshi, chuyện gì xảy ra?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Có thể ông ấy và Ta sẽ cảm thấy vui mừng. Có thể ông ấy và Ta sẽ trao đổi vài lời.

H: Liệu ông ấy có nhận ra ông là người giác ngộ?

M: Dĩ nhiên. Như một người nhận ra một người, thì một Gnani nhận ra một Gnani. Ông không thể đánh giá những gì ông chưa trải qua. Ông là cái ông nghĩ ông là, nhưng ông không thể nghĩ ông là cái mà ông chưa hề trải qua.

H: Để trở thành một kỹ sư, tôi phải học ngành cơ khí. Để trở thành Thượng đế, tôi phải học cái gì?

M: Ông phải từ bỏ những gì ông đã học. Thượng đế là sự chấm dứt mọi tham ái và tri kiến.

H: Ông muốn nói rằng tôi chỉ trở thành Thượng đế bằng cách từ bỏ sự mong muốn trở thành Thượng đế?

M: Phải từ bỏ tất cả tham ái, vì có tham ái nên ông mang tướng trạng của tham ái. Khi tham ái không còn, ông trở về trạng thái tự nhiên của ông.

H: Làm sao tôi biết mình đã đạt đến cái toàn hảo?

M: Ông không thể biết cái toàn hảo, ông chỉ có thể biết cái toàn hảo. Để có cái biết, tất yếu phải có phân chia và xung đột. Ông chỉ có thể biết cái không phải là ông, nhưng ông không thể biết sự hiện hữu chơn thật của ông. Ông chỉ có thể là cái ông là. Toàn thể sự tiếp cận thông qua hiểu, tức là thấy cái hư giả là hư giả. Nhưng muốn hiểu, ông phải quan sát từ bên ngoài.

H: Quan niệm của trường phái Vedanta về ảo ảnh - Maya - áp dụng cho cái thị hiện. Như thế cái biết của chúng ta về cái thị hiện thì không khả tín. Nhưng chúng ta lại tin cái biết của mình về cái bất thị hiện.

M: Không thể có cái biết về cái bất thị hiện. Tiềm năng thì bất khả tri. Chỉ cái hiện thực mới có thể biết.

H: Vì sao không thể biết người biết?

M: Người biết biết cái biết. Ông có biết người biết? Ai là kẻ biết người biết? Ông muốn biết cái bất thị hiện. Liệu ông có thể nói ông biết cái thị hiện?

H: Tôi biết các sự kiện và ý tưởng cùng những liên hệ của chúng. Đó là tổng thể của tất cả những kinh nghiệm của tôi.

M: Tất cả?

H: Vâng, tất cả những kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi công nhận rằng tôi không thể biết cái gì đã không xảy ra.

M: Nếu cái thị hiện là tổng thể của tất cả các kinh nghiệm thực tế, bao gồm những người kinh nghiệm của các kinh nghiệm đó, ông biết được bao nhiêu của cái tổng thể? Thật ra chỉ là một phần rất nhỏ. Và cái phần nhỏ bé ông biết đó là gì?

H: Những kinh nghiệm thuộc giác quan liên quan đến chính tôi.

M: Thậm chí cũng không phải. Ông chỉ biết ông phản ứng. Ai

phản ứng và phản ứng đối với cái gì thì ông không biết. Qua giao tiếp ông biết ông tồn tại: “Ta là.” Còn “Ta là cái này”, “Ta là cái kia” đều là tưởng tượng.

H: Tôi biết cái thị hiện vì tôi tham dự trong đó. Phải công nhận rằng phần tham dự của tôi trong đó rất nhỏ bé, nhưng nó vẫn thật như cái tổng thể của nó. Và quan trọng hơn nữa, tôi làm cho nó có ý nghĩa. Nếu không có tôi thế giới tối tăm và câm nín.

M: Một con đom đóm chiếu sáng cả thế giới! Ông không làm cho thế giới có ý nghĩa, ông tìm nó. Lặn sâu vào trong chính ông và tìm ra nguồn gốc mà từ đó tất cả ý nghĩa tuôn chảy. Chắc chắn là cái tâm nông cạn không thể đem lại ý nghĩa cho bất cứ gì.

H: Cái gì làm cho tôi hữu hạn và nông cạn?

M: Cái tổng thể luôn luôn rộng mở và sẵn có, nhưng ông không nhận lấy. Ông bị ràng buộc với con người nhỏ bé mà ông nghĩ ông là. Ham muốn của ông thì nông cạn, tham vọng của ông thì tầm thường. Xét cho cùng, nếu không có một trung điểm nhận thức thì cái thị hiện ở đâu? Nếu không được nhận thức thì cái thị hiện cũng như cái bất thị hiện. Và ông là điểm nhận thức, nguồn gốc vô phương vị của tất cả các phương vị. Hãy biết chính ông là cái tổng thể.

H: Làm sao một điểm có thể dung nhiếp cả vũ trụ?

M: Có đủ chỗ trong một điểm để dung nhiếp vô cùng tận các vũ trụ. Không hề thiếu khả năng. Tự giới hạn là vấn đề duy nhất. Nhưng ông không thể chạy khỏi chính ông. Dù có đi xa đến đâu ông vẫn trở về với chính ông, trở về với sự cần thiết phải hiểu được cái điểm này, cái điểm không là gì cả nhưng lại là nguồn gốc của tất cả.

H: Tôi đến Ấn Độ để tìm một vị thầy Yoga. Tôi vẫn đi tìm.

M: Ông muốn hành loại Yoga nào? Yoga đạt thành hay Yoga buông bỏ?

H: Thế không phải cuối cùng chúng đều đến cùng một chỗ?

M: Làm sao có thể như thế? Một cái trói buộc, một cái giải thoát. Động cơ thúc đẩy là tối quan trọng. Tự do chỉ có bằng sự buông bỏ. Mọi chiếm hữu đều ràng buộc.

H: Cái cho tôi nghị lực và lòng can đảm, tại sao tôi lại buông bỏ? Nếu không có nghị lực làm sao tôi buông bỏ? Tôi không hiểu được sự cần thiết phải buông bỏ này. Khi muốn một cái gì đó, tại sao tôi không theo đuổi nó? Buông bỏ chỉ dành cho những kẻ yếu đuối.

M: Nếu không có trí tuệ và nghị lực để buông bỏ thì chỉ cần quan sát những gì ông sở hữu. Sự quan sát thuần túy của ông cũng đủ hủy diệt chúng. Nếu đứng được ở ngoài tâm, ông sẽ nhận ra rằng từ bỏ hoàn toàn những gì ông sở hữu và tham ái là việc làm hiển nhiên hợp lý nhất.

Ông tạo ra thế giới rồi ưu tư về nó. Trở thành ích kỷ làm cho ông yếu đuối. Ông nghĩ rằng ông có nghị lực và can đảm để ham muốn là bởi vì ông còn trẻ và không có kinh nghiệm. Đối tượng của sự ham muốn chắc chắn sẽ hủy diệt phương tiện đạt được nó, và rồi chính nó sẽ tàn lụi dần. Rốt cuộc thì cũng tốt, vì nó dạy ông xa lánh ham muốn như xa lánh chất độc.

H: Tôi thực hành vô tham ái như thế nào?

M: Chẳng cần phải thực hành. Cũng chẳng cần bất cứ hành động từ bỏ nào. Chỉ quay tâm đi, thế là đủ. Tham ái là đặt tâm vào một ý nghĩ. Đem tham ái ra khỏi lề thói của nó bằng cách đừng chú ý đến nó.

H: Chỉ thế thôi?

M: Phải, chỉ thế thôi. Dù tham ái hay lo sợ bất cứ gì, đừng chăm chú vào nó. Cứ thử xem. Đôi lúc ông cũng có thể xao lãng nhưng không quan trọng. Tiếp tục tinh tấn cho đến khi việc quét sạch từng tham ái, từng lo sợ và từng hành động trở thành tự động.

H: Làm sao một người có thể sống vô cảm?

M: Ông có thể có bất cứ cảm xúc nào ông muốn, nhưng luôn biết rõ phản ứng, biết rõ cảm xúc được gây nên. Hãy hoàn toàn tự quyết định, và chủ định từ bên trong, đừng để bị điều động từ bên ngoài.

Từ bỏ một cái để có một cái tốt hơn thì không phải là từ bỏ suông. Ông từ bỏ cái gì đó vì nhận ra sự vô giá trị của nó. Tiếp tục từ bỏ, ông sẽ nhận ra rằng ông trưởng thành một cách tự nhiên trong sáng suốt và sức mạnh, trong tình yêu và an vui bất tận.

H: Tại sao lại phải khăng khăng từ bỏ tất cả tất cả tham ái và lo sợ? Tham ái và lo sợ là không tự nhiên hay sao?

M: Không. Tham ái và lo sợ hoàn toàn do tâm tạo ra. Ông phải cho đi tất cả để biết ông không cần gì cả, ngay cả thân xác của ông. Những cái ông cần đều không thật và những cố gắng của ông đều vô nghĩa. Ông tưởng rằng những gì ông sở hữu sẽ bảo vệ ông. Trong thực tế chúng làm cho ông bất an. Hãy nhận ra chính ông bằng cách xa lìa tất cả những gì có thể được chỉ vào như “cái này” hay “cái kia.” Không một kinh nghiệm thuộc giác quan, hay giải thích bằng ngôn từ nào có thể đúng về ông. Đừng chú ý đến chúng.

Đừng để bị nhân cách hóa.

H: Sau khi nghe ông, tôi phải làm gì?

M: Chỉ nghe suông thì chẳng giúp gì nhiều. Ông phải giữ nó trong tâm và thường xuyên suy gẫm, tìm cách hiểu cái trạng thái của tâm đã khiến cho Ta nói ra những gì Ta nói. Ta nói ra từ sự thật, hãy dang rộng tay để tiếp nhận nó. Ông không phải cái mà ông nghĩ ông là, Ta cam đoan với ông là như thế. Hình ảnh ông có về chính ông được tạo nên bởi ký ức và hoàn toàn phụ thuộc.

H: Cái tôi là - là kết quả của nghiệp do tôi tạo ra.

M: Cái mà ông có vẻ như là - thì không phải là ông. Nghiệp chỉ là một từ ngữ mà ông đã học để lập lại. Ông chưa bao giờ là, và sẽ không bao giờ là một con người. Đừng nghĩ ông là một người nào đó. Nếu chính ông không đặt nghi vấn có thật ông là một người hay không, thì chẳng có mấy hy vọng. Nếu ông không chịu mở mắt, thì chỉ cho ông được cái gì?

H: Tôi tưởng nghiệp là một quyền năng bí ẩn thúc giục tôi hướng về cái toàn hảo?

M: Đó là người ta nói với ông. Chính ông đã toàn hảo, ở đây và ngay bây giờ. Cái có thể làm cho toàn hảo thì không phải là ông. Ông tưởng tượng ông là cái mà ông không phải - Hãy dừng lại. Chính sự dừng lại mới quan trọng, chứ không phải ông sẽ dừng lại cái gì.

H: Thế không phải nghiệp đã bắt buộc tôi trở thành cái tôi là?

M: Chẳng có gì bắt buộc. Ông là cái mà ông tin ông là. Đừng tin nữa.

H: Ông đang ngồi đây nói chuyện với tôi. Chính là nghiệp của ông bắt buộc ông làm như thế.

M: Chẳng có gì bắt buộc Ta. Ta chỉ làm điều cần làm. Còn ông, ông làm quá nhiều điều không cần thiết. Chính sự khăng khăng không chịu tìm hiểu của ông tạo nên nghiệp. Chính sự thờ ơ của ông đối với đau khổ làm cho đau khổ mãi mãi tồn tại.

H: Vâng, đúng thế. Cái gì có thể chấm dứt sự thờ ơ này?

M: Sự thôi thúc phải khởi động từ bên trong như một con sóng thoát ly, hay tâm từ ái.

H: Tôi có thể đáp ứng sự thôi thúc này nửa chừng?

M: Dĩ nhiên. Cứ nhìn cảnh ngộ của chính ông, cứ nhìn tình hình của thế giới.

H: Chúng tôi được thuyết giảng về nghiệp và luân hồi, tiến hóa và Yoga, đạo sư và đệ tử. Chúng tôi phải làm gì với tất cả hiểu biết này?

M: Hãy để nó lại phía sau. Quên nó đi. Tiến bước, quẳng đi tất cả ý tưởng và niềm tin. Từ bỏ mọi cơ nghiệp được xây dựng bằng ngôn từ, cùng những sự thật tương đối, và những mục đích hiển nhiên. Cái Tuyệt đối chỉ có thể đạt đến bằng sự cống hiến tuyệt đối. Đừng thiếu kiên quyết.

H: Tôi phải bắt đầu với một sự thật tuyệt đối nào đó. Liệu có không?

M: Có chứ, cái cảm giác: “Ta hiện hữu.” Hãy bắt đầu với nó.

H: Không có gì khác là thật?

M: Tất cả những cái khác không phải thật mà cũng chẳng phải không thật. Nó có vẻ như thật khi xuất hiện, và biến mất khi bị khước từ. Cái sinh diệt vô thường thì bí ẩn.

H: Tôi cứ nghĩ cái thật mới bí ẩn.

M: Làm sao có thể được? Cái thật thì đơn giản, rộng mở, trong sáng và tử tế, đẹp đẽ và vui vẻ. Nó hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nó luôn luôn tươi, mới và sáng tạo bất tận. Hiện hữu và phi hiện hữu, sinh và tử, tất cả mọi khác biệt đều hội nhập trong nó.

H: Tôi có thể chấp nhận tất cả là hư giả. Liệu điều này có làm cho tâm tôi không tồn tại?

M: Tâm là cái tâm nghĩ. Muốn làm cho tâm thật, hãy nghĩ thật.

H: Nếu hình tướng của sự vật chỉ là vẻ bề ngoài, vậy chúng là gì trong thực tại?

M: Trong thực tại chỉ có sự nhận thức. Người nhận thức và cái được nhận thức đều là khái niệm; thực tế nhận thức là hiện thực.

H: Cái Tuyệt đối quy về đâu?

M: Cái Tuyệt đối là nơi sinh ra nhận thức. Nó làm cho nhận thức khả hữu. Nhưng phân tích cho nhiều cũng chẳng đi đến đâu. Cốt lõi của hiện hữu - ở ngoài mọi phân tích, siêu vượt tâm - ở ngay trong chính ông. Ông chỉ có thể biết nó trong hành động. Thể hiện nó trong cuộc sống hàng ngày và ánh sáng của nó sẽ trở nên rực rỡ hơn.

Chức năng hợp lý của tâm là cho ông biết cái không thật. Nếu muốn cái biết đích thực, ông phải ra ngoài tâm.

H: Trong toàn thể vũ trụ, có cái gì duy nhất giá trị? M: Có, sức mạnh của tình yêu.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh