Tranh Luận

TRANH LUẬN

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong sự tương tác qua lại giữa các mối quan hệ.

Chỉ trong sự tương tác, chúng ta mới thấy rõ được bản chất của chính mình.

Tranh luận là một trong những phương pháp mà mỗi người tự đóng góp nhận thức cá nhân làm bức tranh tổng thể thêm sinh động.

Nhưng làm sao để tranh luận diễn ra có ý nghĩa mà không biến tướng thành tranh cãi, hãy đặt ra những câu hỏi sau:

- Cuộc tranh luận này nhằm mục đích gì?

- Ta tranh luận để bản ngã bảo vệ quan điểm của chính nó hay là để học tập nhiều khía cạnh trong cùng 1 vấn đề?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khi bắt đầu một cuộc thảo luận nhằm đưa ra ý kiến cho một vấn đề. Mỗi cá nhân đều nhận định suy nghĩ của mình là đúng nhất. Đây là tư duy của bản ngã dựa trên những định kiến cũ.

Một cuộc tranh luận chỉ thành công khi 2 bên tôn trọng(bằng tâm thức) ý kiến của đối phương. Đồng thời, có những thiện xảo để đối phương chịu lắng nghe ý kiến của mình.

🔥🔥🔥 Giải pháp theo cách riêng cá nhân:

- Đầu tiên, chăm chú lắng nghe(nghe bằng cái tâm) và đưa ra lời nói khuyến khích/ca ngợi/khẳng định cho những luận điểm của đối phương.

- Sau đó, mình sẽ uyển chuyển đưa vào quan điểm cá nhân.

Ví dụ:

Tôi cảm thấy ý kiến của bạn rất hay/tôi đồng ý với quan điểm của bạn/…

Bên cạnh đó, tôi thấy…/Tôi bổ sung thêm vài ý kiến theo quan điểm của mình/….

Mỗi một ý kiến đưa ra sẽ là những mảnh ghép để hoàn thiện cho bức tranh vấn đề. Không có sự bài xích hay bác bỏ.

Khi đã nhận diện ra đây là một cuộc tranh luận vô nghĩa được dẫn dắt bởi bản ngã. Hãy chủ động dừng lại bằng sự im lặng và rời đi, sau đó tạo cho chính mình 1 không gian yên tĩnh để xem xét lại những luận điểm mà đối phương đưa ra. Điều gì gây cho mình hoặc đối phương những cảm xúc bốc đồng, khó chịu như vậy.

Sự nhìn nhận lại là phẩm chất để mỗi cá nhân hoàn thiện chính mình.

Đỉnh cao của cuộc tranh luận chính là sự KHIÊM NHƯỜNG.

Một cá nhân luôn chọn giải pháp lắng nghe(dù đó là những điều họ đã biết qua) mà ít nêu ra quan điểm cá nhân. Đây là cách ứng xử đầy nghệ thuật.

Người khiêm nhường luôn chọn hình thức lắng nghe, để bản thân có thể học hỏi được nhiều nhất, và bản thân được hoàn thiện theo hướng tốt nhất

Có bạn sẽ thắc mắc: “ Im lặng lắng nghe” dù đối phương nêu ra lập luận sai, đó có phải là ích kỉ?

Đây không phải là sự ích kỉ. Người thấu tỏ là người hiểu được rằng không có lập luận sai đúng, chỉ có lập luận phù hợp nhất đối với hành trình tâm thức hiện tại của người đó.

Có một câu chuyện kể rằng:

Nhà sư kia có 3 anh đệ tử. Một ngày, khi Thầy nêu đề tài để 3 anh cùng thảo luận. Mỗi người đưa ra một ý kiến riêng và ai cũng cho rằng ý kiến mình là đúng nhất.

3 anh tranh cãi đến sứt đầu mẻ trán mà vẫn ko có hồi kết. Bèn chạy đi tìm sư phụ để Thầy giải đáp.

Nhà sư bình tĩnh nghe 3 anh thuật lại và lý giải về đáp án của mình.

Đến đáp án nào, Thầy cũng gật đầu đồng ý đúng.

Thế là, 3 cu cậu phán xét Thầy mình là “BA PHẢI”.

Từ đó khái niệm BA PHẢI ra đời(nhằm để chỉ 1 người không có chính kiến).

Người có ánh nhìn sâu sắc sẽ hiểu được dụng ý của người thầy.

Câu trả lời của anh nào cũng đúng theo mức độ phát triển tâm thức của từng cá nhân mỗi người.

“Đúng” theo ý của nhà sư là “ đúng với anh, đúng với sự hiểu biết hiện tại của anh, chứ không phải đúng với tôi”.

Qua câu chuyện, chúng ta chiêm nghiệm được bài học sâu sắc:

- Đúng sai không phải là mục đích cuối cùng.

- Điều quan trọng là bạn có tôn trọng đối phương để chấp nhận cái hiểu của họ hay không đó mới là nghệ thuật.

FB: Hương Bella Lương

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh