Ta Là Cái Đó: Chương 60. Tự Thân Ý Thức Là Vật

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 60. TỰ THÂN Ý THỨC LÀ VẬT

Hỏi: Tôi có may mắn suốt đời được thân cận các bậc thánh nhân - Satsang, như vậy đã đủ cho sự giác ngộ chính mình hay chưa?

Maharaj: Điều đó còn tùy sự vận dụng của ông.

H: Tôi được biết công năng giải thoát của Satsang có tính cách tự động. Cũng như giòng sông chuyên chở một người ra cửa biển thì những ảnh hưởng vi tế và thầm lặng của các bậc thánh nhân sẽ đưa tôi đến với thực tại.

M: Những ảnh hưởng đó sẽ đưa ông đến giòng sông, nhưng hành động vượt sông phải là của chính ông. Không thể đạt được hay nắm bắt tự do mà không có ý muốn đạt đến tự do. Ông phải phấn đấu cho sự giải thoát; điều tối thiểu mà ông có thể làm là phát hiện và kiên trì tháo gỡ các chướng ngại. Nếu muốn an lạc ông phải phấn đấu cho sự an lạc. Ông không thể đạt được an lạc bằng cách giữ im lặng suông.

H: Một đứa trẻ chỉ lớn lên. Nó không cần phải lập ra kế hoạch để tăng trưởng, mà nó cũng không có một mô thức nào để theo. Nó cũng không thể tăng trưởng một cách rời rạc, một cái tay ở đây, một cái chân ở kia. Nó tăng trưởng một cách đồng nhất và vô thức.

M: Vì nó không còn tưởng tượng. Ông cũng có thể trưởng thành như thế, nhưng không được say mê với những dự tính và kế hoạch, được tạo ra bởi ký ức và mong cầu. Một trong những tính cách khác thường của một Gnani là người đó không còn bận tâm đến tương lai. Ông bận tâm đến tương lai là do lo sợ đau khổ, và mong cầu lạc thú; đối với Gnani, tất cả đều là phúc lạc - người ấy vui vẻ với bất cứ gì xảy đến.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Chắc chắn là có rất nhiều thứ có thể làm cho ngay cả một Gnani cũng cảm thấy khổ sở.

M: Một Gnani có thể gặp nhiều khó khăn nhưng khó khăn không làm cho người ấy đau khổ. Nuôi dưỡng một đứa trẻ từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành có vẻ như là một công trình khó nhọc, nhưng đối với bà mẹ thì ký ức về sự khó nhọc là một niềm vui. Chẳng có gì là không đúng với thế giới. Điều không đúng là trong cách ông nhìn nó. Chính sự tưởng tượng của chính ông đã lừa dối ông. Nếu không có tưởng tượng thì không có thế giới. Sự tin tưởng của ông - rằng ông ý thức về một thế giới - chính là thế giới.

Thế giới mà ông nhận thức được tạo ra bởi ý thức; cái mà ông gọi là vật chính là tự thân ý thức. Ông là không gian trong đó ý thức di chuyển, là thời gian trong đó ý thức tồn tại, là tình yêu ban phát sự sống cho ý thức. Cắt đứt tưởng tượng và ràng buộc, cái gì còn lại?

H: Thế giới còn lại, tôi còn lại.

Mua đá năng lượng:

M: Đúng, nhưng thế giới sẽ khác đi rất nhiều khi ông thấy nó như nó là, mà không qua tấm màn tham ái và lo sợ.

H: Tất cả những phân biệt - như thực tại và ảo tưởng, trí tuệ và vô minh, thánh nhân và tội nhân - để làm gì? Mọi người đều tìm cầu hạnh phúc, mọi người đều phấn đấu tận tình; mọi người đều là một Yogi, và cuộc đời của người đó là một trường trí tuệ. Mỗi người học những bài học mình cần theo cách riêng của mình. Xã hội chấp nhận một số phương cách này, không chấp nhận những phương cách khác. Không có luật lệ nào áp dụng chung cho mọi nơi và mọi thời.

M: Trong thế giới của Ta, tình yêu là luật duy nhất. Ta không mong cầu tình yêu, Ta ban phát tình yêu. Bản tánh của Ta là thế.

H: Tôi thấy ông sống theo một khuôn mẫu. Buổi sáng ông hướng dẫn một lớp thiền, thuyết giảng và pháp thoại đều đặn; ngày hai lần lễ bái - Puja - và hát đạo ca - Bhajan - vào buổi tối. Ông có vẻ như sinh hoạt theo thời khóa một cách rất tỉ mỉ.

M: Việc lễ bái và hát đạo ca do Ta đặt ra và thấy không có gì trở ngại. Sinh hoạt thường nhật này là do ý muốn của những người tình cờ chung sống với Ta, hoặc đến nghe Ta thuyết giảng. Họ là dân lao động và bị ràng buộc bởi nhiều nghĩa vụ khác nhau, vì thế thời gian được sắp xếp thuận tiện cho họ. Một số các sinh hoạt lập đi lập lại là điều bất khả tránh. Ngay cả thú vật và cây cỏ cũng có thời khóa của chúng.

H: Vâng, chúng ta có thể thấy một sự phối hợp có quy củ trong mọi cuộc sống. Thế ai là người duy trì trật tự? Liệu có một người cai quản ở bên trong, đặt ra các luật lệ và cưỡng chế sự thi hành trật tự?

M: Mọi thứ vận hành theo bản chất của nó. Việc gì phải cần đến một nhân viên cảnh sát? Mỗi một hành động đều tạo ra một phản động, cân bằng và hóa giải hành động. Mọi chuyện xảy ra, nhưng có một sự vô hiệu hóa liên tục, và rốt cục thì như thể là chẳng có gì đã xảy ra.

H: Xin đừng an ủi tôi bằng sự hòa hợp chung cuộc. Các tài khoản bù trừ lẫn nhau, nhưng phần thiệt thòi vẫn thuộc về tôi.

M: Cứ chờ xem. Biết đâu cuối cùng ông lại thu được một lợi nhuận khấm khá đủ để biện minh cho các chi phí đã bỏ ra.

H: Đằng sau tôi là một quãng đường dài, và tôi vẫn thường thắc mắc không biết những sự kiện xảy ra trong đó là tình cờ, hay đã có sẵn một kế hoạch nào đó. Liệu đã có một phương án sắp đặt sẵn trước khi tôi sinh ra để theo đó tôi sống cuộc đời của tôi? Nếu có, ai đã là người thiết kế và ai đã thực hiện phương án đó? Liệu có thể nào có những sai lệch hay lầm lẫn trong khi thực hiện phương án? Nhiều người cho rằng không thể cải sửa được định mệnh, và từng giây phút của cuộc sống là tiền định; nhưng cũng có nhiều người bảo rằng quy luật ngẫu nhiên quyết định tất cả.

M: Ông muốn nghĩ thế nào cũng được. Ông có thể nhận ra một phương án trong cuộc đời ông, hoặc ông chỉ thấy một loạt những ngẫu nhiên. Mọi diễn giải chỉ nhằm thỏa mãn tâm, không nhất thiết phải đúng thật. Thực tại thì không thể định nghĩa được, không thể mô tả được.

H: Này ông, ông lẩn tránh câu hỏi của tôi! Tôi muốn biết ông nhìn vấn đề như thế nào. Nhìn bất cứ đâu chúng ta cũng thấy cơ cấu kỳ diệu của trí tuệ và cái đẹp. Làm sao tôi có thể tin được vũ trụ là vô hình tướng và hỗn loạn? Thế giới của ông, thế giới mà ông sống trong đó, có thể là không có hình tướng, nhưng không nhất thiết phải hỗn loạn.

M: Vũ trụ khách quan có cơ cấu, ổn định và đẹp đẽ. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng cơ cấu và mô thức hàm ý câu thúc và ép buộc. Thế giới của Ta hoàn toàn tự do, mọi thứ trong đó đều tự quyết định, vì thế Ta vẫn thường nói rằng tất cả mọi thứ đều tự xảy ra. Thế giới của Ta cũng ổn định, nhưng sự ổn định đó không được áp đặt từ bên ngoài. Nó đến tự nhiên và lập tức vì tính cách phi thời của nó. Sự toàn hảo không có trong tương lai. Nó có ngay bây giờ.

H: Thế giới của ông có tác động đến thế giới của tôi?

M: Có, chỉ tại một điểm mà thôi - bây giờ. Nó cho thế giới của ông sự hiện hữu nhất thời của nó, một ý thức thoáng qua về thực tại. Giao tiếp được thực hiện trong sự tỉnh thức hoàn toàn. Nó cần một sự chú ý hữu thức nhưng vô ngã, và không có sự cố gắng.

H: Thế không phải chú ý là một thuộc tính của tâm?

M: Đúng, khi tâm tha thiết với thực tại thì nó gây ra sự chú ý. Chẳng có gì sai lầm với thế giới của ông - cho rằng ông tách biệt với thế giới - mới tạo ra bất ổn. Vị kỷ là nguồn gốc của mọi xấu xa.

H: Tôi trở lại với câu hỏi lúc nãy. Trước khi tôi sinh ra, mọi chi tiết cuộc đời tôi được quyết định bởi cái Ta nội tại, hay hoàn toàn là do ngẫu nhiên và tùy thuộc tính di truyền và hoàn cảnh?

M: Kẻ nào tự nhận đã lựa chọn cha mẹ cho chính mình, và quyết định sẽ sống ra sao trong kiếp sau thì kẻ ấy tự biết. Ta biết chính Ta, Ta chưa bao giờ được sinh ra.

H: Tôi thấy ông ngồi trước mặt tôi và đang trả lời các câu hỏi của tôi.

M: Ông chỉ thấy một thân xác, thân xác ấy dĩ nhiên đã được sinh ra và sẽ chết đi.

H: Chính chuyện đời của thân-tâm này là điều tôi muốn biết. Cuộc đời ông được chính ông sắp đặt, hay do một ai khác, hoặc xảy ra một cách ngẫu nhiên?

M: Trong câu hỏi của ông có một cái bẫy. Ta không phân biệt giữa thân xác và vũ trụ. Cái này là nguyên nhân của cái kia, cái này tức cái kia, thật thế. Nhưng Ta hoàn toàn ở ngoài. Ta đã bảo ông là

Ta chưa bao giờ được sinh ra, vì sao ông vẫn cứ hỏi Ta đã chuẩn bị gì cho kiếp sau? Ngay khi ông để cho trí tưởng tượng thêu dệt thì ngay lập tức nó dệt ra cả một vũ trụ. Những gì ông tưởng tượng đều không phải, Ta không hề bị ràng buộc bởi những tưởng tượng của ông.

H: Cần phải có trí tuệ và năng lượng để tạo ra và duy trì một thân xác có sự sống. Trí tuệ và năng lượng đó ở đâu mà có?

M: Chỉ có tưởng tượng. Trí tuệ và năng lượng đó đều bị tiêu hao trong trí tưởng tượng của ông. Nó đã thu hút ông trọn vẹn đến nỗi ông không biết chính mình đã lang thang xa rời thực tại đến chừng nào. Rõ ràng là trí tưởng tượng sáng tạo rất phong phú. Vũ trụ này trong một vũ trụ khác được xây dựng trên chính nó. Nhưng tất cả đều ở trong không gian và thời gian, quá khứ và tương lai, tức là những gì không tồn tại.

H: Gần đây tôi có đọc một tường trình về một đứa bé gái đã bị đối xử tàn tệ lúc còn thơ ấu. Nó đã bị hành hạ đến tàn tật và biến dạng. Nó lớn lên trong một viện mồ côi, hoàn toàn cách biệt với môi trường xung quanh. Đứa bé gái này rất thầm lặng, dễ sai bảo, nhưng hoàn toàn lãnh đạm. Một trong những bà xơ trông nom trẻ trong cô nhi viện biết chắc là nó không hề bị chứng chậm phát triển tinh thần, mà chỉ thụ động, vô phản ứng. Một bác sĩ phân tâm học được yêu cầu nghiên cứu trường hợp này. Tuần nào cũng vậy, suốt hai năm trời, vị bác sĩ đến tìm hiểu đứa trẻ, và tìm cách phá vỡ bức tường cô lập. Đứa trẻ rất nhu mì và ngoan ngoãn, nhưng không chú ý đến vị bác sĩ. Ông ta mang đến cho nó một ngôi nhà đồ chơi với đủ các phòng, bàn ghế và đồ đạc; có cả một gia đình bằng búp bê gồm cha mẹ và con cái. Kết quả là có phản ứng - đứa trẻ bắt đầu để ý. Một hôm những vết thương tâm lý cũ hồi sinh và nổi lên bề mặt. Dần dần nó được chữa khỏi, được giải phẫu để có được khuôn mặt và thân thể bình thường. Sau đó đứa trẻ lớn lên thành một thiếu nữ có năng lực và duyên dáng. Vị bác sĩ đã trải qua năm năm nhưng đã gặt hái kết quả. Vị bác sĩ quả là một Đạo sư! Ông ta không đặt ra các điều kiện mà cũng chẳng nói về sự sẵn sàng hay sự hội đủ các tiêu chuẩn thích hợp. Không một niềm tin, không một hy vọng, mà chỉ có tình yêu, vị bác sĩ đó đã tìm hết cách này đến cách khác, và cuối cùng đã cứu được đứa trẻ.

M: Đúng, đó là một bản tính của một Đạo sư. Đạo sư không bao giờ bỏ cuộc. Nhưng để thành công thì ông ấy không thể gặp quá nhiều đề kháng. Hoài nghi và sự bất tuân phục chắc chắn sẽ gây trì hoãn. Có được sự tin tưởng và tuân phục, vị đạo sư có thể đem lại sự thay đổi tận gốc rễ trong người môn đồ một cách nhanh chóng. Sự hiểu biết sâu sắc của Đạo sư và lòng thành khẩn của môn đồ đều cần thiết. Dù trong tình huống nào đi nữa, cô gái trong câu chuyện của ông đau khổ là vì không có lòng thành khẩn với người khác. Khó nhất vẫn là những kẻ trí thức. Họ nói rất nhiều, nhưng không thực sự nghiêm túc.

Điều ông gọi là giác ngộ chỉ là một cái gì tự nhiên. Khi ông sẵn sàng, Đạo sư của ông sẽ chờ đợi. Sadhana chẳng cần đến dụng công. Khi quan hệ với Đạo sư của ông là đúng mức thì ông tăng tiến. Trên tất cả, hãy tin tưởng Đạo sư. Đạo sư không thể chỉ dẫn ông sai lầm.

H: Ngay cả khi Đạo sư bảo tôi làm một cái gì đó rõ ràng là sai?

M: Cứ làm. Một khất sĩ nọ được Đạo sư bảo phải lấy vợ. Người đó làm theo và cay đắng chịu đựng. Nhưng bốn người con của vị ấy đều là thánh nhân và bậc giác ngộ, những con người vĩ đại nhất ở Maharashtra. Hãy vui vẻ với bất cứ gì đến từ Đạo sư và ông sẽ thăng tiến đến sự toàn hảo mà không cần cố gắng.

H: Thưa ông, ông có cần cầu, mong muốn gì không? Tôi có thể làm bất cứ gì cho ông.

M: Liệu ông có thể cho Ta cái mà Ta không có? Của cải vật chất chỉ cần thiết cho sự thỏa mãn. Nhưng Ta thỏa mãn với chính Ta. Còn cái gì khác mà Ta cần?

H: Chắc chắn khi đói ông cần thức ăn và khi đau ốm ông cần thuốc.

M: Cái đói đem đến thức ăn và sự đau ốm mang đến thuốc uống. Tất cả đều là công việc của tự nhiên.

H: Nếu tôi đem đến một cái mà tôi tin ông cần, liệu ông có nhận không?

M: Tình yêu làm cho ông ngỏ ý, tình yêu đó sẽ khiến Ta chấp nhận.

H: Nếu một người ngỏ ý xây dựng cho ông một tịnh xá thật đẹp thì sao?

M: Bằng mọi cách, cứ để người ấy xây dựng. Cứ để người ấy tiêu pha cả một gia tài, thuê mướn hàng trăm người, và nuôi ăn hàng ngàn người.

H: Đó không phải là một ước muốn?

M: Hoàn toàn không? Ta chỉ yêu cầu người ấy thực hiện một cách đúng mức, không keo kiệt, nửa chừng. Người ấy hoàn thành ước muốn của chính người đó, chứ không phải của Ta. Cứ để người ấy làm cho thật đẹp, và trở nên nổi tiếng trong cõi nhân, thiên.

H: Nhưng ông có muốn tịnh xá đó không?

M: Ta không muốn.

H: Ông sẽ nhận nó chứ?

M: Nếu Ta bị bắt buộc.

H: Cái gì có thể bắt buộc được ông?

M: Tình yêu của những ai đi tìm ánh sáng.

H: Vâng, tôi hiểu được điều ông muốn nói. Bây giờ, làm sao tôi có thể nhập Samadhi - chánh định?

M: Nếu ông ở trong trạng thái đúng, bất cứ gì ông thấy đều đưa ông nhập Samadhi. Xét cho cùng, Samadhi chẳng có gì là khác thường. Khi tâm chuyên chú mãnh liệt, nó trở thành một với đối tượng của sự chuyên chú - người thấy và cái bị thấy trở thành một trong sự thấy, người nghe và cái bị nghe trở thành một trong sự nghe, người yêu và người hay vật được yêu trở thành một trong sự yêu. Mọi kinh nghiệm đều có thể là nền tảng cho Samadhi.

H: Ông có luôn luôn ở trong trạng thái Samadhi?

M: Dĩ nhiên là không. Xét cho cùng, Samadhi là một trạng thái của tâm. Ta ở ngoài mọi kinh nghiệm, ngay cả Samadhi. Ta là kẻ tiêu hao và hủy diệt vĩ đại: Bất cứ gì Ta chạm đến đều tan biến thành không - Akash.

H: Tôi cần nhiều Samadhi để giác ngộ chính mình.

M: Ông có tất cả sự giác ngộ chính mình mà ông cần, nhưng ông không tin điều đó. Hãy can đảm, tin tưởng chính ông, đi tới, nói, hành động; hãy cho sự giác ngộ chính mình một cơ hội để tự chứng tỏ chính nó. Đối với một số người, sự giác ngộ xảy ra một cách không hay biết, nhưng dù sao thì họ vẫn cần đến tính cách thuyết phục. Họ thay đổi nhưng không nhận ra. Các trường hợp không gây chú ý như thế thường là rất khả tín.

H: Liệu một người tin mình giác ngộ, và sai lầm?

M: Dĩ nhiên. Chính cái ý nghĩ “Ta giác ngộ” là một sai lầm.

Không hề có “Ta thế này,” “Ta thế nọ” trong Trạng thái Tự nhiên.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh